Chủ tịch UBND xã An Nhựt Tân - ông Nguyễn Ngọc Thanh Phương. Ảnh: T.A.
‘Trúng một lần, tôi lại muốn trúng tiếp. Cứ thế, tôi bị cuốn vào cái trò may rủi. Tiền có được mà không phải đổ mồ hôi, tôi tiêu phóng thoáng lắm’, người đàn ông quê Long An kể về chuyện của mình trước đây.
Sau đó, đàn vịt anh Ph nuôi cứ đến lúc bán là đổ bệnh, chết hàng loạt. Việc trúng số cũng không còn ‘gõ cửa’ nhà anh nữa. Kinh tế trở nên kiệt quệ, anh Ph nhận ra, chỉ có tiền mình phải lao động vất vả mới được lâu. Còn tiền từ trên ‘trời rơi xuống’ thì không ra đi bằng cách này cũng bằng cách khác, anh quyết định ‘cai’ vé số.
Anh Ph cùng vợ phát triển kinh tế gia đình bằng cách đi học kinh nghiệm trồng thanh long, bưởi ở địa phương khác về áp dụng cho gia đình mình. Ban đầu, vợ chồng anh đi vay vốn để mua giống, phân bón, rơm, đúc trụ trồng thanh long. Đến nay, vườn thanh long hơn 1000 trụ của vợ chồng anh đã đến mùa thu hoạch.
‘Tiền kiếm được bằng mồ hôi, công sức, ý tưởng sáng tạo của mình nên quý lắm. Bây giờ, tôi đi chùa chỉ để cầu mong cho cả nhà có sức khỏe, làm ăn thuận lợi, gia đình hạnh phúc’, anh Ph nói.
Ông Nguyễn Ngọc Thanh Phương khuyên người dân ở địa phương mình nên kiếm tiền bằng những việc làm chân chính và phải biết tôn trọng tiền mình vất vả kiếm được. Mua vé số chỉ để cho vui, để ủng hộ những người nghèo. Nếu may mắn trúng số thì nên biết cách sử dụng, đừng nên chỉ chăm chăm lo ăn xài, không chịu lao động thì kiểu gì cũng hết.
Vị chủ tịch xã cũng cho biết, nếu như trước đây, An Nhựt Tân trồng lúa là công việc chính thì hiện nay, nhiều hộ dân đã phát triển kinh tế gia đình mình bằng cách phát triển chăn nuôi, trồng cây ăn trái và phát triển tương lai cho con em bằng cách cho đi học đại học, cao đẳng, trung cấp.
'Hiện xã tôi có một dự án khu công nghiệp đang trong giai đoạn giải tỏa đền bù để khởi công xây dựng. Mong rằng khi khu công nghiệp này đi vào hoạt động kinh tế người dân cũng sẽ tốt hơn', ông Phương nói.
Trúng 42 tờ vé số, anh cửu vạn thành đại gia, mua biệt thự hàng nghìn m2
Sau khi nhận tiền trúng số, anh T (Long An) mở công ty, xây biệt thự, mua xe ô tô và hưởng cuộc sống xa hoa.
" alt="4 tháng liên tiếp trúng vé số, tiền tiêu như nước, anh chăn vịt trả giá đắt"/>
Đêm tân hôn, chồng rụng rời phát hiện dấu vết lạ trên người vợ.
Cũng từ ngày đó, tôi say nắng Vi, tìm cơ hội cưa cẩm, quyết tâm rước em về làm vợ.
Vất vả nửa năm theo đuổi, em mới đồng ý hẹn hò.
Khi yêu nhau, tôi mới nhận thấy Vi có nhiều thái độ kỳ quặc. Không gặp mặt, em thường xuyên nhắn tin mùi mẫn, bày tỏ nhung nhớ. Tuy nhiên, đến lúc gặp gỡ, đi chơi cùng tôi, lúc nào em cũng nhanh nhanh, chóng chóng rồi về.
Vi thuê căn chung cư mini nhỏ để ở, hàng tháng tôi tự nguyện hỗ trợ tiền nhà, điện nước, mua sắm đồ đạc cho em thoải mái.
Có lần, tôi mua vài khung ảnh về, lồng ảnh tình cảm của hai đứa, bày trí ngoài phòng khách. Hôm sau đến, đã thấy Vi cất hết đi.
Tôi không thích hút thuốc, Vi cũng vậy nhưng nhà em thường xuyên có bật lửa và gạt tàn thuốc lá. Nhiều lần đi công tác về, tôi còn phát hiện gạt tàn đầy mẩu thuốc lá, mùi thuốc khét lẹt từ phòng ngủ ra phòng khách. Em giải thích là có bố và anh trai dưới quê lên chơi. Hai người nghiện thuốc lá nặng, lần nào lên cũng hút liên tục.
Tôi nghe bạn gái nói, chỉ biết cười, bảo em nhắn người thân hút ít, kẻo ảnh hưởng sức khỏe.
Xác định yêu và cưới em về làm vợ nên quãng thời gian tìm hiểu, đôi lần tôi đòi hỏi. Em chỉ chiều chuộng 1 vài lần rồi từ chối. Vi có vẻ không thích, em chia sẻ, từng bị bạn trai cũ lợi dụng năm 17 tuổi. Khi em có bầu, người đó phủi tay phũ phàng. Giờ mỗi lần thân mật, em vẫn còn ám ảnh.
Nghe chuyện Vi tâm sự, tôi càng thương em nhiều hơn. Tôi tự nhủ với bản thân sẽ chữa lành vết thương lòng, bù đắp cho người con gái này. Cũng chính ngày đó, tôi ngỏ lời cưới em.
Mặc dù tôi muốn cho em một đám cưới hoa lệ, để gia đình em nở mày nở mặt nhưng Vi từ chối. Hôn lễ diễn ra hết sức đạm bạc với số lượng khách mời hạn chế. Ngày ăn hỏi cũng là ngày đón dâu.
Em nói, cưới xin là chuyện nhỏ, sống với nhau là chuyện lớn. Thà rằng tiết kiệm, để tiền lo cho tương lai còn hơn phung phí vào những thứ vô bổ.
Đêm tân hôn, tôi ôm em vào lòng, trái tim rộn ràng niềm hạnh phúc. Từ nay, chúng tôi là vợ chồng, cùng đồng cam cộng khổ, xây dựng tổ ấm hạnh phúc.
Giây phúc mặn nồng, tôi vô tình phát hiện vết răng trên người em, vài chỗ da thịt thâm tím. Lâu nay, chuyện tình cảm thân mật giữa chúng tôi đã hiếm hoi, thời điểm trước khi cưới, tôi cũng bận rộn công việc, không gần em.
Vậy vết tích đó là ở đâu ra? Tâm trạng rối bời, lòng đầy nghi hoặc, tôi yêu cầu làm rõ mọi chuyện. Đáp lại thái độ dồn dập của tôi, Vi chỉ ngồi thinh lặng, khuôn mặt xinh đẹp nhạt nhòa nước mắt.
Trong đêm, tôi nổi nóng, bắt em ra xe, tôi đưa về nhà bố mẹ vợ. Vi mới thảm thiết van xin tôi bình tĩnh. Vợ thú nhận, đó là dấu tích của Thắng - cậu bạn thân từ thời đại học của tôi, cũng là người mai mối chuyện tình này.
Hóa ra, Vi và Thắng qua lại từ trước, đến khi vợ Thắng thấy nghi ngờ, cậu ta liền gán ghép em với tôi để đánh lạc hướng vợ.
Tưởng như vậy, hai người sẽ dừng lại nhưng không ngờ, kể cả yêu tôi, Vi vẫn lén lút qua lại với Thắng. Nơi họ tình tự là căn hộ của Vi. Thắng hay đến gặp em vào lúc tôi đi vắng. Trước ngày cưới, cả hai vẫn còn thắm thiết.
Đau khổ hơn, Vi không giấu giếm, đang mang thai con Thắng được 2 tháng. Vì lẽ đó em mới nhận lời làm vợ tôi. Hụt hẫng, cay đắng khi bị bạn thân và người mình yêu qua mặt. Lòng tôi như có ai cào xé.
2 tuần nay, tôi như cái xác không hồn, vợ xách vali rời nhà sau hôm vụ việc vỡ lở. Người ta trách tôi ngu dại, biết vợ như vậy nhưng vẫn yêu, vẫn thương. Tôi định rộng lòng tha thứ, muốn đưa em đến một vùng đất khác, xây dựng lại từ đầu, cùng làm ăn nuôi đứa bé. Tôi làm như vậy liệu có đúng không?
Xin hãy cho tôi lời khuyên!
Giữa trưa, hành động của anh trai chồng khiến nàng dâu toát mồ hôi
Cứ đến buổi trưa, anh chồng tôi mang máy hút bụi đi dọn dẹp quanh nhà. Em dâu nằm ngủ trong phòng, anh cũng chẳng e dè, xông thẳng vào.
" alt="Đêm tân hôn, chồng rụng rời phát hiện dấu vết lạ trên người vợ"/>
Loại hình chợ kiểu này vốn rất phổ biến ở Bắc Kinh kể từ cuối triều đại nhà Thanh khi thời thế thay đổi, nhiều người từng phục vụ trong triều đình mất đi vị thế của mình. Những ai may mắn còn giữ được các món vật báu, phải mang ra chợ để bán đi lấy tiền.
Nhằm tránh sự dòm ngó của nhiều người, việc bán vật báu chỉ có thể diễn ra trong đêm tối, còn người mua được yêu cầu mang theo đèn soi. "Chợ ma" Daliushu nhanh chóng được người Bắc Kinh chấp nhận, với hi vọng sẽ mua được món đồ tốt mà giá hời.
Anh Vương, một trong những người bán hàng, đã gắn bó với chợ từ lâu, cho biết: “Người mua chỉ được xem hàng hóa, không nhìn vào người bán cũng như không chiếu đèn về phía họ. Khi ưng ý món đồ nào, nhớ phải trả giá”.
Các gian hàng trong "chợ ma"
Từ 9 giờ tối cho tới bình minh, đám đông tụ tập ở Daliushu, người vali lớn nhỏ, người mang theo túi đủ loại và không thể thiếu chiếc đèn pin trong tay. Khi thấy món đồ nào vừa mắt, người mua sẽ soi đèn để kiểm tra cẩn thận.
“Giá thế nào, bao nhiêu?” Khách hỏi liên tục, còn chủ cửa hàng giơ ngón tay ra ký hiệu. Những cuộc đàm phán mặc cả bắt đầu.
Các gian hàng trong “chợ ma” đa phần bày bán đồ cổ, ngọc thạch và đồ gia dụng. Anh Vương buôn bán suốt 20 năm nay, thì 10 năm bán ngọc thạch ở “chợ ma”. Nhặt một mảnh ngọc từ quầy hàng của mình, Vương vuốt lên món vật rất nâng niu. “Tôi mê ngọc. Đôi khi tôi bị ám ảnh tới mức còn ngủ với chúng. Theo kinh nghiệm, tôi sẽ đánh giá chúng dựa vào cấu trúc, độ trong, màu sắc, xuất xứ và sự tinh xảo”, Vương nói.
Gần như đều đặn hàng tháng, Vương đến Vân Nam để mua ngọc thạch. Chủ yếu là đá thô chứa ngọc bên trong. Nếu may mắn, những phiến đá thô sau khi cắt sẽ chứa ngọc bên trong. Khách đến Daliushu mua ngọc, nếu là người chuyên nghiệp, họ sẽ biết nhiều mẹo để soi. Trong khi đó, các chuyên gia thường sử dụng ánh sáng trắng kiểm tra đá thô vì chúng xuyên qua bề mặt đá tốt hơn.
Vương cho rằng, ngọc là một trong những đại diện có tầm ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. Bởi vậy, việc kinh doanh ngọc nên được phát triển ở những nơi như Bắc Kinh – nơi món đá quý này có bề dày lịch sử.
Thời gian thay đổi đã mang tới cho “chợ ma” những luồng gió mới. Bên cạnh những quầy bán ngọc thạch còn là vô số cửa hàng đồ trang sức, tranh vẽ, đồ nội thất, đồ cổ, hay cả những băng đĩa bài hát kinh điển từ những năm 1970.
Nhà của Yang Jun ngay cạnh chợ, nên anh thường đi bất cứ lúc nào có thời gian, để kiếm tìm vài món đồ ưng mắt. Nhưng Yang thấy không khí ở chợ không còn náo nhiệt như trước kia, cũng ít những mặt hàng có giá trị hơn. Nhiều người bán không còn đến Daliushu. Họ chuyển sang buôn bán trực tuyến. Trước kia, nhiều nhà sưu tập đồ cổ đến buôn bán, nhưng giờ “chợ ma” như khu chợ trời, nơi người ta bán cả hàng hóa sản xuất hàng loạt.
“Người dân hay du khách tới đây khá đông vào mùa hè. Bạn sẽ thấy nhiều món hàng tương tự trong trung tâm thương mại”, Yang nói.
Vào những năm 2007 – 2008 thời kỳ cực thịnh, Vương cho biết mỗi ngày có thể kiếm hơn 7000 USD nhờ bán ngọc, còn bây giờ phải chờ may mắn. Đêm nay, Vương như “trúng số” khi bán thành công viên ngọc hơn 200.000 tệ (hơn 650 triệu đồng), nhưng hầu hết anh ngồi ở quầy hàng cả đêm mà không có gì.
Bất chấp những suy giảm nghiêm trọng trong nhiều năm gần đây, Vương vẫn muốn bám trụ ở Daliushu và hi vọng chính phủ Trung Quốc sẽ bảo tồn khu “chợ ma” cuối cùng ở Bắc Kinh này.
Cuộc sống trong thời tiết âm 46 độ C, lạnh đến khó thở ở Nga
Hầu hết người dân bản địa ở dọc bờ sông Lena (Nga) sinh sống trong điều kiện thời tiết có khí hậu cực đoan bậc nhất hành tinh, với nhiệt độ vào mùa đông là âm 46 độ C.
Số tiền nhắn tin ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” năm 2019 được cập nhật tự động và công bố công khai trên Cổng Thông tin điện tử Nhân đạo Quốc gia 1400.
Ngày 19/8, tại Đài Truyền hình Việt Nam, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp tổ chức lễ phát động nhắn tin ủng hộ người nghèo năm 2019, triển khai qua Cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400. Thời gian triển khai từ 0h ngày 19/8/2019 đến 24h ngày 31/12/2019.
Đây là chương trình có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, lan tỏa sâu rộng đến các tầng lớp trong xã hội, số tiền ủng hộ thu được là một nguồn lực quan trọng cùng với nguồn lực của Nhà nước để hướng tới mục tiêu cao cả và nhân văn là "không ai bị bỏ lại phía sau".
Số tiền đóng góp của nhân dân thông qua đợt vận động nhắn tin ủng hộ này sẽ được sử dụng để góp phần thực hiện công tác giảm nghèo, đặc biệt là đối với các hộ nghèo ở các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, hộ nghèo thuộc đồng bào các dân tộc thiểu số.
Ngay tại Lễ phát động chương trình, cổng 1400 đã tiếp nhận số tiền lên đến hơn 200 triệu đồng.
Các đại biểu tham gia nhắn tin tại Lễ phát động.
Năm 2018, chương trình đã thu được số tiền qua nhắn tin ủng hộ là hơn 6,3 tỷ đồng. Cùng với các nguồn lực vận động được khác và nguồn lực từ ngân sách Nhà nước, Quỹ “Vì người nghèo” đã xây dựng và sửa chữa 18.626 căn nhà “Đại đoàn kết”, giúp đỡ hỗ trợ hơn 105.000 hộ nghèo có điều kiện phát triển sản xuất, hỗ trợ trên 1 triệu lượt hộ nghèo được khám chữa bệnh, trên 350.000 học sinh có hoàn cảnh khó khăn được giúp đỡ học tập.
Chương trình nhắn tin ủng hộ người nghèo được triển khai qua Cổng 1400 từ năm 2016 đến nay đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân trên cả nước. Số tiền nhắn tin ủng hộ thu được gần 14 tỷ đồng trong 3 năm qua đã được Quỹ "Vì người nghèo" thực hiện giải ngân theo mục tiêu của chương trình hàng năm.
Hướng dẫn cách nhắn tin ủng hộ người nghèo năm 2019.
Ngày 23/8, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn đã gửi thư kêu gọi cộng đồng (doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước) tiếp tục chung tay vì người nghèo.
Thay mặt Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ông cũng hoan nghênh và trân trọng cảm ơn nghĩa cử cao đẹp của tổ chức, cá nhân đối với người nghèo; đồng thời bày tỏ mỏng muốn sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, đồng hành, ủng hộ của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và toàn thể Nhân dân đối với hoạt động giúp đỡ người nghèo trong thời gian tới.
Người đàn ông Sài Gòn tặng cơ ngơi 100 tỷ cho trẻ bị bỏ rơi
Vừa bước vào cơ sở bảo trợ trẻ em Thiên Thần, một đám trẻ ùa đến, giơ tay xin được bế khiến chúng tôi không thể cầm lòng.
" alt="Hơn 2 tỷ đồng nhắn tin ủng hộ người nghèo sau 1 tuần phát động"/>
Thúy Diễm thích kết hợp mọi món ăn với nước chấm cá cơm 3 Miền “ngon & tiện”
Trong đa dạng các loại nước chấm trên thị trường, Thúy Diễm tin chọn nước chấm cá cơm 3 Miền “ngon & tiện”, chỉ cần có chai nước chấm này là có thể chuẩn bị một mâm cơm thịnh soạn với đủ các món kho, xào, nấu… đảm bảo sức khỏe cho cả nhà mà không mất quá nhiều thời gian chế biến.
Về phần Lương Thế Thành, với những ai thường xuyên theo dõi anh chàng sẽ thấy anh là một người vô cùng tình cảm và dành nhiều lời ngọt ngào cho “bà xã”. Anh được cho là “ông chồng mẫu mực” khi luôn “nịnh” vợ và chăm sóc cô từ những điều nhỏ nhặt nhất.
Nam diễn viên Cổng mặt trời từng chia sẻ không dám nhận mình là "soái ca" mà chỉ quan niệm phụ nữ là phái yếu, luôn cần sự chia sẻ, động viên và an ủi từ người đàn ông. Với người yêu của mình, anh càng nâng niu và chiều chuộng. Nên từ lúc hẹn hò, anh luôn quan tâm và chia sẻ với bạn gái của mình. Những lúc đi ăn cùng bạn bè, anh luôn chủ động kéo ghế, gắp thức ăn cho bà xã.
Còn Thúy Diễm cũng từng trải lòng: "Anh Thành lúc nào cũng che chở và tranh làm hết mọi việc trong nhà. Dù đi quay mệt đến cỡ nào thì khi về, anh ấy cũng dành thời gian massage cho vợ mỗi tối. Không những thế, anh Thành còn tự mình vào bếp nấu ăn, nấu tổ yến cho tôi, giục tôi uống sữa…”.
Không chỉ vậy, anh luôn chiều theo mọi sở thích và yêu cầu của Thúy Diễm mà theo anh chia sẻ “miễn em thích là được”. Chỉ cần bã xã thèm ăn bất cứ món gì, Thế Thành sẵn sàng trổ tài vào bếp với trợ thủ đắc lực giúp tiết kiệm thời gian là nước chấm cá cơm 3 Miền “ngon & tiện”.
Chỉ bằng những hành động quan tâm nhỏ từ thấu hiểu đến những cử chỉ yêu thương và những bữa cơm nhà đầm ấm mà hạnh phúc gia đình Thúy Diễm - Thế Thành luôn viên mãn, tròn đầy. “Yêu thương là cần quan tâm chăm sóc cũng giống như bữa cơm cần có chén nước chấm để kết nối các món ăn. Và nước chấm ngon là nước chấm cá cơm 3 Miền”, Thúy Diễm bật mí.
Nước chấm 3 Miền chiết xuất từ 100% cá cơm tươi cho màu vàng nâu sóng sánh, vị cá cơm đậm đà, tạo nên nước chấm chuẩn vị truyền thống, đáp ứng được mọi yêu cầu của người dùng về độ “Ngon & Tiện”. Để sản xuất ra những chai Nước chấm cá cơm 3 Miền thơm ngon, công ty Uniben đã đầu tư dây chuyền hiện đại với quy trình khép kín từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến khâu đóng chai, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Sản phẩm vừa dùng để chấm vừa là gia vị nêm ướp thực phẩm giúp phụ nữ hiện đại thỏa sức sáng tạo với những món ăn ngon đậm Việt cho mọi bữa cơm gia đình.
Lan Ngọc
" alt="Đằng sau lựa chọn nước chấm cá cơm 3 Miền của Thúy Diễm"/>