Sau thông báo việc mở rộng trải nghiệm phiên bản dùng thử hạn chế của hệ thống FSD trên xe hơi và giới thiệu nó rộng rãi, Telsa sẽ sớm tăng 2.000 đô la cho mức giá của tính năng này.
Hiện tại, giá để tích hợp hệ thống này là 8.000 đô la sau mức tăng 1.000 đô la vào hồi tháng 7. Nếu khách hàng mua xe sau ngày 26/10 thì giá của hệ thống FSD sẽ lên đến 10.000 đô la.
![]() |
CEO Elon Musk nói về việc tăng giá hệ thống FSD trên Twitter (Ảnh: Car and Driver) |
Việc tăng giá hoàn toàn nằm trong thông lệ của Telsa. Và Elon Musk thì cũng thường xuyên nói về việc tăng giá của hệ thống FSD. Tuy không chính thức phát hành nhưng hãng này đã bán hệ thống FSD trong nhiều năm qua và khách hàng vẫn mua nó.
Những người này có thể đăng ký trở thành người dùng giới hạn của hệ thống FSD trước khi nó được ra mắt rộng rãi. Sau đó, họ đã chia sẻ và đưa ra phản hồi về các chức năng mình được trải nghiệm với hệ thống này. Trong đó, có cảnh báo đã được đưa ra về độ an toàn của hệ thống FSD.
Tuy nhiên, dường như không phải lúc nào mọi người cũng làm theo những lời khuyên. Như những bình luận để lại trên Twitter hay các diễn đàn xã hội khác, lời khuyên không chỉ dành cho những tài xế ô tô mà còn cho những người tham gia giao thông khác.
Theo đó, dù đã được tích hợp hệ thống tự lái, các tài xế xe Tesla vẫn cần phải dùng tay giữ vô lăng để đảm bảo tính an toàn.
Telsa là một công ty của Mỹ chuyên về các sản phẩm ô tô điện và linh kiện cho các phương tiện chạy điện. Mẫu xe thể thao đầu tiên chạy hoàn toàn điện Tesla Roadsterđã giúp Telsa gây chú ý khi được ra mắt vào năm 2006. Hãng này đã vượt Toyota để trở thành hãng xe giá trị nhất thế giới năm 2020 với một số mẫu xe điện tiêu biểu như Model S, Model X và Model 3.
Thanh Lam (Theo Caranddriver)
Trân trọng mời bạn đọc cộng tác gửi tin bài, video về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Xin trân trọng cảm ơn!
Một vị thiếu giá lái xe siêu sang Rolls-Royce Ghost liên tục có những màn lạng lạch đánh võng và thậm chí ép xe khác suýt tông vào dải phân cách trên đường cao tốc.
" alt=""/>Tesla tăng giá hệ thống tự lái hoàn toàn trên ô tô điệnBác sỹ Huyền Trường thông tin thêm, hiện bà S. đã tuyệt thực 4 bữa ăn, yêu cầu được về nhà.
“Chúng tôi chưa dám nói cho bệnh nhân biết con trai của bà đã mất, vì đến giờ phút này, việc ăn uống của bà rất khó khăn. Vì bà là người dân tộc ít người nên việc trao đổi, giao tiếp của bác sĩ với bệnh nhân gặp trở ngại.
Mặc dù các bác sĩ đã động viên nhưng bệnh nhân chỉ uống được một chút sữa, tình trạng này làm chúng tôi rất lo lắng”, bác sĩ Trường nói.
![]() |
Bệnh viện chuyên khoa Lao và bệnh Phổi tỉnh Quảng Trị |
Trước đó, từ ngày 2/8 đến 7/8, bà S. chăm sóc con trai tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Trong thời gian ở đây, bà S. lưu trú tại Khoa Nội tổng hợp (phòng 609, tầng 6, khu nhà G) và di chuyển nhiều nơi ở bệnh viện. Bệnh nhân thường đi đến căng tin và các quán bán hàng xung quanh khu chữa trị.
Ngày 8/8, bà S. được cách ly tại Bệnh viện chuyên khoa Lao và bệnh Phổi tỉnh.
Ngoài bệnh nhân 862, Bệnh viện chuyên khoa Lao và bệnh Phổi tỉnh Quảng Trị cũng đang điều trị cho bệnh nhân 861.
Bệnh nhân 861 là H.T.T. (nữ, 36 tuổi, trú tại thôn Hà Thanh, xã Gio Châu, huyện Gio Linh).
Chị T. là nhân viên của Công ty Bảo Châu (số 221 Lê Duẩn, TP Đông Hà), đồng nghiệp của bệnh nhân 750 và 833.
![]() |
Khu vực cách ly thuộc phường 1, TP Đông Hà |
Nhà của chị T. bán đồ ăn sáng tại xóm Bàu, đội 3, thôn Hà Thanh, huyện Gio Linh. Chị có tiếp xúc với khách hàng ở quán.
Từ 15h đến 17h ngày 27/7 và 28/7, chị T. đến thăm người nhà tại Khoa Sản và phòng Cấp cứu (phòng khám), Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
8h ngày 1/8, chị chở con gái (sinh năm 2013) đến phòng khám đa khoa bác sỹ Hoàng Đức Dũng (số 16-18B-22 đường Lê Duẩn, TP Đông Hà).
15h ngày 3/8, chị đưa con gái đi tiêm huyết thanh uốn ván tại phòng khám số 5 của Trung tâm Y tế huyện Gio Linh.
![]() |
Xóm Bàu, xã Gio Châu, huyện Gio Linh bị phong tỏa vì có nguy cơ cao |
Từ 7h30 đến 8h30 ngày 5/8, chị đưa con gái đến Trạm Y tế xã Gio Châu, huyện Gio Linh để tiêm phòng.
15h ngày 5/8, chị đi xay lúa tại khu phố 7, thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh.
Ngày 7/8, bệnh nhân được cách ly tập trung tại nhà khách UBND huyện Gio Linh.
Ngày 11/8, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện chuyên khoa Lao và bệnh Phổi tỉnh.
Đến tối 11/8, Bộ Y tế công bố 2 ca mắc Covid-19 mới ở Quảng Trị là bệnh nhân số 861 và 862.
Quảng Trị có 6 ca mắc Covid-19, gồm bệnh nhân số 749, 750, 832, 833, 861 và 862. Trong đó, ca bệnh số 832 đã tử vong do bệnh nền nặng. Năm ca còn lại đều có sức khỏe ổn định, không sốt, không ho, các cơ quan tim phổi chưa bị ảnh hưởng.
Hương Lài
Ca tử vong thứ 17 vì Covid-19 ở Việt Nam là bệnh nhân 431, nam, 55 tuổi, ở Đà Nẵng, có tiền sử suy thận mạn giai đoạn cuối.
" alt=""/>Bệnh nhân 862 ở Quảng Trị tuyệt thực nhiều bữa, nằng nặc đòi vềTheo cáo trạng, vào tháng 1/2016, Công an huyện Đắk Mil đã bắt quả tang Hồ Đức Băng, Võ Ngọc Hà, Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Ngọc Qúy, Lương Văn Thanh và Nguyễn Ngọc Hậu đang đánh bạc với hình thức xóc đĩa, tang vật thu được là 4,09 triệu đồng.
Người nhà của những người trên gồm Nguyễn Xuân An, Huỳnh Kim Cao Trí, Huỳnh Thị Cao Thương, Trương Thị Lan, Nguyễn Thị Tý đã tìm cách để bảo lãnh xin cho người thân được tại ngoại.
Thông qua mạng xã hội Facebook, Nguyễn Xuân An biết Trần Minh Lợi lập trang cá nhân phòng chống tham nhũng nên liên lạc nhờ giúp đỡ.
Bị cáo Nguyễn Thị Tý |
Được sự hướng dẫn của Lợi, vào ngày 21/1/2016, An, Trí, Tý đã gặp Bình ở quán cà phê và đưa cho Bình tổng cộng 60 triệu đồng. Sau khi có các đoạn ghi âm, ghi hình, Lợi không tố cáo ngay mà dùng các tài liệu này đe dọa, khống chế Bình tác động cho Băng, Hà, Hậu tại ngoại và trả lại tiền.
Bình khai Lợi đã ép buộc Bình đưa 500 triệu đồng nếu không đưa thì sẽ tố cáo. Bình khai đã đưa cho Lợi 220 triệu đồng, tuy nhiên trong quá trình điều tra không đủ chứng cứ chứng minh hành vi này của Lợi.
Mở đầu phiên tòa, HĐXX tiến hành xét hỏi đối với bị cáo Huỳnh Thị Cao Thương.
Thương khai, khi chồng là Võ Ngọc Hà bị bắt về tội đánh bạc đã nhờ anh trai là Huỳnh Kim Cao Trí giúp đỡ lo tại ngoại.
Tại tòa, Thương nói những khai báo trước đây tại cơ quan điều tra là không chính xác và khẳng định những lời khai tại tòa hôm nay mới là chính thức.
HĐXX hỏi, quá trình làm việc với cơ quan điều tra có bị bức cung hay không? – bị cáo trả lời không và nói rằng do áp lực tâm lý, suy nghĩ không chín chắn nên khai báo chưa chính xác.
Sau lời khai của Thương, HĐXX đã hội ý nhanh và thống nhất cho thay đổi cách xét hỏi, cho từng bị cáo khai báo tại tòa sau đó đưa vào phòng cách ly.
Không biết Trần Minh Lợi là ai
Thương khai không biết Trần Minh Lợi là ai, và cũng không gặp gỡ trao đổi gì với Lợi về việc đưa tiền lo tại ngoại cho chồng.
Bị cáo Nguyễn Thị Tý thì khai Huỳnh Thị Cao Thương là người gọi điện thoại cho Tý bảo muốn lo tại ngoại cho con trai là Nguyễn Ngọc Hậu thì phải lo chuẩn bị 20 triệu đồng. Thương con nên Tý đã ngheo theo lời Thương.
Tý trực tiếp cầm tiền đến quán cà phê Giọt Đắng. Khi đến đã thấy Lãnh Thanh Bình, Nguyễn Xuân An, Huỳnh Kim Cao Trí ngồi trước. Tý để bọc tiền 20 triệu đồng trên bàn, Bình lấy cọc tiền này đưa cho Trí kiểm tra rồi bỏ vào túi xách đựng rượu của Bình.
Chủ tọa phiên tòa hỏi, bị cáo có biết việc nộp tiền lo tại ngoại là phạm tội không? – Tý nói không biết, cũng không hiểu lo tại ngoại là gì, chỉ nghĩ là lo tiền thì con được thả ra ngoài.
“Bị cáo nghĩ nộp tiền là được tha, chứ nộp tiền mà bị đi tù như này có điên mà nộp” – bị cáo Tý dứt lời thì cả hội trường cười ồ lên.
Tý cũng khai không quen biết Trần Minh Lợi và không biết buổi đưa tiền có người ghi âm, ghi hình.
Bị cáo Trương Thị Lan (vợ bị cáo Hồ Đức Băng) khai không muốn lo cho chồng tại ngoại vì bị cáo tìm hiểu và được biết số tiền đánh bạc dưới 5 triệu đồng sẽ không bị truy tố mà chỉ xử phạt hành chính.
Tuy nhiên, có điều tra viên tên Hải công tác tại Công an huyện Đắk Mil gọi điện thoại gợi ý việc lo tại ngoại. Lan sau đó đã tìm Nguyễn Xuân An nhờ lo giúp vì nghĩ an hiểu biết pháp luật hơn.
Bị cáo Trương Thị Lan khai báo tại tòa |
Khi biết khoản tiền lo tại ngoại là 20 triệu đồng, An tỏ ra bức xúc. Theo lời khai của Lan, An có nói biết Trần Minh Lợi lập facebook hống tiêu cực nên nói bị cáo đi vay 20 triệu đồng đưa An để đi thu thập chứng cứ.
Lan cũng cho rằng, lời khai tại cơ quan điều tra có cái đúng, có cái không đúng vì trạng thái tâm lý không ổn định và cũng xin được khai tại tòa.
Huỳnh Kim Cao Trí khai, quá trình đi uống cà phê thì “nghe lỏm” được việc chạy tại ngoại phải mất 15-20 triệu đồng. Trí về vay tiền Thương lo tại ngoại cho chính chồng Thương.
Tại nhà Thương, Trí tình cờ gặp Nguyễn Thị Tý, Trương Thị Lan nên nói cho những người này biết muốn lo việc tại ngoại thì phải chuẩn bị 20 triệu đồng.
Những người này nhờ Trí lo giúp, Trí trả lời “Nếu muốn đi cùng thi đi. Tiền của ai thì tự cầm đưa”.
Trí cũng khai thời điểm đưa tiền không biết việc Nguyễn Xuân An ghi âm, ghi hình và An cũng không nói gì về việc thu thập chứng cứ để tố cáo.
Trí nói, Viện KSND tỉnh Đắk Nông truy tố bị cáo tội đưa hối lộ số tiền 60 triệu là không đúng, oan.
“Số tiền của ai người đó đưa, bản thân tôi chỉ đưa 20 triệu đồng” – Trí lý giải.
Bị cáo Huỳnh Kim Cao Trí |
Bị cáo Nguyễn Xuân An thừa nhận có hành vi đưa hối lộ, nhưng cho rằng truy tố như vậy là chưa phù hợp, oan cho bị cáo.
An khai khi liên hệ với Trần Minh Lợi hỏi về việc tố tiêu cực thì được Lợi hướng dẫn cách thức ghi âm, ghi hình.
Ban đầu An từ chối vì sợ ảnh hưởng đến bản thân, tuy nhiên Lợi nhiều lần thuyết phục và phân tích hành vi đánh bạc của người dân tại Đắk Mil rất nhẹ, sẽ không bị truy tố nên An yên tâm và nghe theo lời Lợi.
An cũng khai, lúc đầu suy nghĩ chỉ ghi âm, ghi hình rồi để đó, không đưa cho Lợi. Tuy nhiên, Lợi sau đó động viên, thuyết phục nên An chuyển chứng cứ cho Lợi.
Bị cáo Nguyễn Xuân An |
Chiều nay, HĐXX tiến hành xét hỏi đối với bị cáo Trần Minh Lợi và Lãnh Thanh Bình.
Bị cáo Trần Minh Lợi khẳng định rằng, việc nhắn tin cho Trọng, Phúc là để thu thập chứng cứ, chứng minh hành vi tiêu cực của cán bộ ngân hàng.
" alt=""/>Vụ án Trần Minh Lợi: Gạ ghi âm, ghi hình tố tiêu cực