“Khi game trở thành công việc, người ta mới biết được rằng mình cũng không đam mê game như trước giờ vẫn tưởng”.
Một nhân viên test game đã hình dung công việc của mình như vậy: ”Chơi một game nhiều lần rồi phát hiện ra chỗ thiếu sót, viết hàng loạt báo cáo, thức đêm như cơm bữa, thường lo nghĩ và mất ngủ, đây chính là trải nghiệm cuộc sống ngày thường của những “Người bắt sâu” game như chúng tôi”.
Test game: 4 năm chỉ chơi một game.
”Công việc mỗi ngày của tôi chủ yếu là tìm lỗi trong game”.
Bởi vì thích chơi game, bạn A sau khi tốt nghiệp đại học đã tìm đến công việc có liên quan đến game, ban đầu rất vui vẻ, nhưng sau đó càng ngày càng thấy nhàm chán, vô vị.
”Khi bạn đem hứng thú làm thành công việc, bạn sẽ mất đi một hứng thú”, bạn A nói trong nhàm chám.
”Tất tần tật những thứ trong game đều phải nắm trong lòng bàn tay, có lúc chỉ có một thao tác cũng phải lặp đi lặp lại hơn trăm lần”.
Sau đợt test đầu tiên, còn phải tiến hành lần hai, lần ba, thậm chí là lần thứ bốn, trong khoảng thời gian đó còn phải liên tục làm việc với đội ngũ IT, miêu tả cho hõ hiểu rõ nguyên nhân và kết quả, cho đến khi lỗi được khắc phục.
Kinh doanh game: Không thích vẫn phải “giả vờ“ thích.
” Thân làm kinh doanh, dù game này rất tệ hại, nhưng cũng phải khóc mà nói với game thủ rằng, nó là một bó hoa, có rất nhiều điều thú vị”.
Trong kinh doanh game, bạn B ngoài việc tìm kiếm phát hiện Bug, còn phải định vị thị trường, khẩu vị game thủ,...
Phải vứt bỏ ý thức chủ quan của mình, dù không thích game này, cũng phải “cưỡng ép” bản thân thích nó. Tìm hiếu xem người dùng thích gì, chứ không phải bản thân thích gì.
Cuối cùng, xin nhắc nhở những người thích chơi game, có dự tính tiến quân vào ngành game: Hãy suy nghĩ thật kỹ. Bởi vì đây là một công việc, cũng đòi hỏi sức lực và chất xám như bao ngành nghề khác, chứ không phải chỉ ngồi đó chơi game mà thôi, lại không phải bất cứ tựa game nào cũng hợp khẩu vị của bạn như LOL hay Dota 2...
Tựu chung, nếu bạn thực sự có đam mê và nhiệt huyết về game, có khát khao mang đến nhiều sản phẩm giải trí hữu ích cho mọi người, bạn cũng nên tập dần với tính chất của công việc để khỏi bỡ ngỡ khi mới bước vào nghề... Ngành game cũng mang tới không ít sự thành công, nhưng đòi hỏi của nó lại khắt khe hơn những ngành nghề khác, nhất là bạn sẽ phải chịu đựng những ánh mắt không thiện cảm từ xã hội.
Yaiba
" alt=""/>Ảnh hưởng của game đến cuộc sống như thế nào?Roaming là “đặc quyền” của riêng người giàu?
Phụ trách kinh doanh của một doanh nghiệp công nghệ, mỗi chuyến đi công tác nước ngoài, anh Vũ Tuấn Đạt (Ba Đình, Hà Nội) không thể không roaming điện thoại vì nhân viên đối tác vẫn liên tục gọi điện, email công việc. Dù đã tiết kiệm chi phí bằng cách sử dụng các ứng dụng như Skype, Viber, facebook messenger,… để duy trì liên lạc nhưng hoá đơn cước của anh Đạt vẫn lên tới tiền triệu sau mỗi chuyến công tác.
![]() |
Tương tự, chị Nguyễn Phương Anh cũng liên tục phải đi công tác, thậm chí có những chuyến kéo dài hàng tuần và qua nhiều quốc gia. Nhưng việc sử dụng roaming là bắt buộc dù: “Vẫn biết là cước roaming đắt lắm nhưng vẫn phải sử dụng dịch vụ để kết nối công việc cũng như gia đình và 2 con nhỏ. Dù đã mua thêm SIM số tại các nước sở tại nhưng vẫn không thể tránh khỏi phát sinh cước roaming đặc biệt cho phần data cho các cuộc gọi facetime, facebook hay các email cần xử lý gấp”.
Không phải chỉ chị Phương Anh hay anh Đạt, mà rất nhiều người dùng di động có nhu cầu về dịch vụ roaming quốc tế khi đi công tác hoặc du lịch nhưng vẫn còn e dè vì cước nghe, gọi, nhắn tin, data cao. Do phải sử dụng hệ thống trung chuyển với đối tác viễn thông nước ngoài để chuyển tiếp cuộc gọi nên roaming được coi là dịch vụ “đốt tiền” mà không phải ai cũng dám sử dụng.
Xoá bỏ rào cản khi lựa chọn roaming quốc tế
Sau chuyến đi Mỹ đầu tháng 8 này về, nhận được cước phí điện thoại, anh Đạt rất ngạc nhiên khi thấy hoá đơn cước ít hẳn so với lần trước. Xem chi tiết, hoá ra hoá đơn giảm vì cước phí data roaming của anh lần này giảm tới tới 99% so với trước đây.
![]() |
Lo sợ có sự nhầm lẫn vì suốt chuyến đi anh vẫn bật máy chế độ data bình thường, anh gọi lên tổng đài tra cứu thì được biết, VinaPhone giảm tới 99,7% cước đối với dịch vụ Data Roaming cho thuê bao trả sau và áp dụng đồng mức tại 8 nước bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Sing-ga-po, Đài Loan, Thái Lan, Ma-lay-si-a, Lào và Cam-pu-chia.
Với biểu giá cước mới, khi sử dụng dịch vụ Data roaming tại Mỹ, Nhật Bản, Sing-ga-po, Đài Loan, Thái Lan, Ma-lay-si-a, Lào và Cam-pu-chia, anh Đạt chỉ phải trả mức cước chỉ từ 400đ/MB. So với mức cước data trước đây là 102.400đ/MB thì mức cước mới này ưu đãi này đã giảm đến 99,7%. Đặc biệt, tại Thái Lan, Cam-pu-chia, Lào, cước data roaming của VinaPhone rẻ gần ngang với mức cước của các nhà mạng thuộc nước sở tại.
Đối với cước Data roaming tại Mỹ, VinaPhone là nhà mạng duy nhất có mức cước thấp như vậy. Chính vì vậy, nhân viên tổng đài trả lời cước của anh là đúng, không có sự nhầm lẫn nào hết cả.
Chị Nguyễn Thu Phượng, một thuê bao của Vinaphone làm việc cho một công ty đa quốc gia có trụ sở tại Nhật Bản và Sing-ga-po cho biết: Với nhu cầu dùng data khá lớn của chị trong các chuyến công tác nước ngoài, gần đây mức cước phải chi trả đã chỉ còn khoảng 0,3% so với trước đây. “Một con số rất đáng kinh ngạc” -chị nói.
Chị còn được nhân viên tổng đài tư vấn đăng ký gói cước phù hợp với thời giankhi lưu trú dài ngày để hưởng ưu đãi giá rẻ hơn. Cụ thể, với những chuyến đi ngắn ngày, gói R1 (50.000 có ngay 30MB data/ ngày) hoặc gói R3 (100.000 có ngay 100 MB/3 ngày) là lựa chọn vừa tiết kiệm chi phí vừa duy trì kết nối thuận tiện.
Bên cạnh đó, các gói dung lượng lớn, thời gian sử dụng dài hơn, đơn giá thấp hơn như R7 (300.000 có ngay 600 MB/7 ngày), R10 (500.000 có ngay 1200 MB/10 ngày); R15 (1 triệu đồng có ngay 2500 MB/15 ngày) cũng được cung cấp để phục vụ cho nhu cầu lưu trú dài ngày tại nước ngoài.
Đây là mức cước được đánh giá là rẻ nhất với phạm vi ưu đãi rộng nhất trong các nhà mạng Việt Nam hiện nay.
Nhờ chính sách mới của VinaPhone, những người thường xuyên đi công tác nước ngoài từ nay không còn phải lo về cước phí Data roaming. Những người đi du lịch ngắn ngày cũng có thể chọn dịch vụ Roaming thay vì mua SIM rác dùng tạm vì giá cước Roaming của VinaPhone giảm gần ngang cước nội mang của nước sở tại mà vẫn duy trì liên lạc.
Để biết thêm thông tin chi tiết các gói cước Roaming của VinaPhone liên hệ tổng đài 9191 để được tư vấn.
Vũ Ngọc Minh
" alt=""/>Khách giật mình vì cước roaming quốc tế quá… thấp