Những tâm sự đắng lòng ở nghĩa địa online

“Con là con của ba mà! Con là con của mẹ mà! Con đang lớn lên,ữngtâmsựđắnglòngởnghĩađịkết quả vô địch đức con đang thành hình hài ngay trong lòng mẹ, mà sao lại nỡ bỏ con?...”- Lời bài hát “Thoát thai” cũng chính là lời tâm sự của hơn một ngàn thai nhi trong nghĩa trang online.
“Mẹ xin lỗi. Ngàn lần xin lỗi những đứa con bé bỏng của mẹ”. Đó là lời hối lỗi đầy bi thương của người mẹ có nickname Nightmare76, một trong những người mẹ đã khai tử cho những đứa con chưa kịp khai sinh của mình trên phần mộ thai nhi.
“Ngàn lần xin lỗi con”
Bên cạnh nghĩa trang chung, nghĩa trang online còn được chia thành 14 nghĩa trang khác nhau như: nghệ sĩ, liệt sĩ, danh nhân, thiếu nhi, trẻ mồ côi, người già neo đơn… Điều đặc biệt giữa hàng ngàn ngôi mộ ảo ấy chính là khu vực riêng dành cho thai nhi. Đặc biệt, bởi những mộ phần nơi đây chiếm số lượng lớn và ngày càng tăng với tốc độ chóng mặt so với những nghĩa trang còn lại. Đặc biệt, bởi những linh hồn ấy chưa từng một lần chạm ngõ cuộc sống…
Mộ ảo, nhưng đằng sau đó là những câu chuyện được viết nên từ những mảnh đời thật. Những ông bố, bà mẹ trẻ tìm đến nơi ấy như một sự cứu rỗi linh hồn. Trước mộ phần của đứa con mới 7 tuần tuổi, người mẹ có nickname Vietchu trải lòng mình “Sao yêu của mẹ! Chắc con giận mẹ nhiều lắm phải không? Hẳn là thế vì ngay cả một lần được gặp con trong mơ mẹ cũng không được gặp. Mẹ biết mẹ có lỗi nhiều lắm và làm thế nào cũng không hết được tội lỗi này. Mẹ vì hèn kém mà nỡ tước đi sự sống của con, mẹ đã chọn con đường trước nay mẹ chưa từng nghĩ đến…”.
![]() |
Nhiều bậc bố mẹ chọn nghĩa trang online cho con. |
Không riêng người mẹ trẻ trên, đa số những bậc sinh thành khi đến với nghĩa trang online đều để giãi bày những hối lỗi và mong cầu sự tha thứ. “Bố xin lỗi vì đã không bảo vệ được con, bố yêu con...” (Hakim2003sp), “Mẹ biết mẹ không xứng đáng làm mẹ của các con nhưng cũng mong các con cho mẹ gọi các con là con và xưng mẹ” (P3_nj), “Mẹ xin lỗi con nhiều lắm... Ba mẹ chưa đủ can đảm, chưa đủ chín chắn để đón nhận một sinh linh chào đời. Mẹ biết con đã đau đớn, đã gọi mẹ, đã hận mẹ nhiều lắm. Cả đời này mẹ không thể quên được hình ảnh trái tim bé nhỏ của con đang đập từng nhịp sống, và hình ảnh cuối cùng của con chỉ còn là một ống máu... Đau đớn... Ba mẹ xin lỗi, ngàn lần xin lỗi con... Ba mẹ yêu con nhiều lắm Hĩm ơi...” (nguoimenhantam)… Cùng với những lời sám hối từ trái tim thương tổn, những bà mẹ, ông bố trẻ còn thắp nhang, mua đồ chơi, hoa quả, quần áo, bánh kẹo…. cúng lễ cho đứa con chưa tượng hình.
Có những mộ phần thai nhi mang tên mỹ miều, có những mộ phần được gọi yêu bằng tên ở nhà; nhưng đa số những ngôi mộ thai nhi thường được những bậc cha mẹ đặt tên “vô danh”. Vô danh, bởi không biết em là trai hay gái. Vô danh, bởi em chưa từng một lần được nhìn thấy ánh mặt trời. Có những cái tên như một lời nuối tiếc: Huỳnh Xin - Huỳnh Lỗi, Lê Kí Ức, Lê Đình Nhớ - Lê Đình Thương... Đáng buồn, cũng có những ngôi mộ chỉ ghi sơ sài như "5 Sinh Linh Bé Nhỏ Chưa Kịp Chào Đời”…
Mặc dù được đặt cho những cái tên khác nhau, nhưng những mộ phần trong nghĩa trang thai nhi đều có điểm tương đồng là chỉ có ngày mất chứ không có ngày sinh. Thời gian "hưởng” (thay vì hưởng dương) ghi trên các bia mộ chỉ được tính bằng tuần tuổi. Có những thành viên lập từ 3 đến 5 ngôi mộ, tương đồng với mức độ phá thai. Có những ngôi mộ “anh em” liền kề nhau trong một khoảng thời gian ngắn. Có cả bà mẹ lập ba ngôi mộ chung cho con với hai người bố khác nhau…
“Tiếc nuối thở than”
"Có bông hoa chưa kịp nở đã vội tàn. Có trái non chưa kịp chín đã rụng rơi. Có khát khao được sống chưa kịp vào đời đã vội trở về linh thiêng. Có nỗi đau chia lìa lúc chưa hạnh ngộ. Có ước mơ giờ là tiếc nuối thở than"... Lời bài hát dặt dìu giữa hàng ngàn nén nhang điện tử càng làm cho nghĩa trang thêm hiu lạnh, mông mênh.
Trong không gian ấy, hiện lên giữa những dòng tâm sự day dứt là hình ảnh của những ông bố, bà mẹ với tuổi đời khá trẻ. Đa số họ đều là học sinh, sinh viên đang ở tuổi cắp sách đến trường. Những dòng tâm sự đầy xúc cảm nhưng vẫn không thể che đậy sự trẻ con: “Giờ mẹ phải đi ngủ để mai còn đi học sớm, sáng mai và trưa mai mẹ không vào thăm con được... Đi học buồn ngủ lắm, đã thế còn bị thầy gọi dậy làm bài…Chiều nay mẹ bỏ 3 tiết con à. Thầy biết mặt mẹ nhưng mẹ cũng bỏ, con phù hộ cho mẹ không có chuyện gì nha con…”
![]() |
Những hình ảnh như thế này khiến biết bao người phải suy ngẫm. |
Giữa nghĩa trang thai nhi lạnh lẽo, một người mẹ trẻ đã viết: “Có những tội ác mà ta sẽ không bao giờ tha thứ cho bản thân…Có những nỗi đau sẽ không bao giờ nguôi ngoai…Có những nuối tiếc… sẽ theo ta suốt cuộc đời...”. Bao nhiêu mộ phần là bấy nhiêu niềm hoài cảm, nỗi ân hận. Bà mẹ trẻ có nickname Phong lan tím đã thốt lên ai oán “Ai cũng có lí do của mình khi vứt bỏ đi đứa con…”. Và hàng ngàn lý do cướp đi sự sống của trẻ thơ của các bậc sinh thành trong nghĩa trang chính là “mẹ đang ôn thi tốt nghiệp”, “bố mẹ chưa sẵn sàng”, “mẹ không đủ dũng cảm”, “mẹ chỉ mới 14 tuổi, mẹ còn đang đi học”, “bố con không chịu nhận trách nhiệm”…
Không có tình yêu nào lớn lao như tình mẫu tử và không có nỗi đau nào nhiều như nỗi đau lìa xa con. Không thể phủ nhận tính nhân văn của trang web. Bởi đây là một trong những trị liệu tâm lý tốt nhất đối với những cô bé tuổi teen ám ảnh tâm lý lần đầu làm mẹ.
(Theo Khampha.vn)相关文章
Nhận định, soi kèo Hà Nội vs Quảng Nam, 19h15 ngày 27/4: Nỗ lực bám đuổi
Pha lê - 27/04/2025 08:16 Việt Nam2025-04-29'/>
Soi kèo phạt góc Nottingham vs Man City, 22h30 ngày 27/4
Nguyễn Quang Hải - 27/04/2025 10:06 Kèo phạt2025-04-29Bằng các tác phẩm nhạc kịch và những vở opera ngắn, kết hợp lời thoại, vũ điệu và các ca khúc kinh điển như: Liên khúc Câu chuyện phía Tây của Leonard Berntein, Liên khúc Bóng ma trong nhà hát Opera của Andrew Lloyd Webber, Miền đất của những nụ cười, Bà góa vui vẻ của Franz Lehar, Nữ bá tước Maritza và công chúa Gypsy của Emmerich Ka'lman'... khán giả thủ đô Hà Nội lần lượt được dắt dìu trôi qua những cung bậc cảm xúc khác nhau.
Đó còn là sự đắm say, ngất ngây trong tình yêu lứa đôi, là sự bi thương, đau xót của chia ly, là sự ám ảnh sợ hãi bởi âm mưu trong chuyện tình ám ảnh của một ngôi sao ca nhạc và một thiên tài bí ẩn... và là những khúc ca rộn ràng, lạc quan tươi sáng đầy hứng khởi cho cuộc sống đẹp tươi.
Bốn giọng ca Mo'nika Fischl, Szilvi Szendy, Gergely Boncse'r, Da'vid Szabo' là bốn sắc màu âm nhạc khác nhau, mỗi người một vẻ. Mo'nika Fischl tựa như dòng suối ngọt ngào đầy mê hoặc, Szilvi Szendy như làn gió lả lơi đầy quyến rũ, Gergely Boncse'r lịch lãm và sang trọng, Da'vid Szabo đầy vẻ lãng tử, hào hoa. Sự ăn ý và thăng hoa của các nghệ sĩ cùng sự nhuần nhuyễn của các vũ công mang lại cho khán giả những tiết mục cô cùng hoàn hảo và hấp dẫn.
Khán giả Việt Nam hết sức ngỡ ngàng và thán phục những màn biểu diễn Operetta đậm chất Hungary. Vẫn dựa trên nền tảng khuôn mẫu của Operetta Châu Âu, nhưng người nghe vẫn cảm nhận được tinh thần và tâm hồn của Hungary.
Các nghệ sĩ solo không chỉ sở hữu những giọng hát đẹp mà còn có khả năng vũ đạo điêu luyện. Khán giả ngỡ ngàng trước những màn nhảy múa, bê đỡ, thậm chí nhào lộn trên không của chính các ca sĩ solo. Họ còn gây thiện cảm với khán giả Việt Nam bằng sự gần gũi, thân thiện trong những màn giao lưu duyên dáng, văn minh.
Nghệ sĩ Mo'nika Fischl( ngoài cùng trái) với giọng ca ngọt ngào mê hoặc
Đặc biệt, trong đêm diễn khán giả Hà Nội được thưởng thức tác phẩm "Bản Romance số 2 cung Fa trưởng Op.50 của Beethoven, do Nghệ sĩ violon Hoàng Tuấn Cương của Việt Nam biểu diễn cùng dàn nhạc Budapest.
Đây cũng là cơ hội vô cùng quý giá để khán giả trong nước gặp lại Hoàng Tuấn Cương-người từng đạt giải nhất cuộc thi Violon Tài năng trẻ 1989, Giải nhất âm nhạc Quốc gia Mùa thu 1990, Giải đặc biệt tại cuộc thi quốc tế Ludwig Spohr (Freiburg, CHLB Đức), Giải nhất cuộc thi quốc tế về chamber music mang tên Max Reger (Sondershausen, CHLB Đức),Giải Forderpreis tại cuộc thi violon quốc tế Leopold Mozart (Augsburg, CHLB Đức). Hiện nay Hoàng Tuấn Cương đang là thành viên của bè Violon I trong dàn nhạc Philharmonic State Orchestra Hamburg - Đức.
Từng biểu diễn ở nhiều sân khấu lớn trên thế giới và làm việc với nhiều dàn nhạc quốc tế danh tiếng . Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên Hoàng Tuấn Cương kết hợp với dàn nhạc Budapest và trình tấu bản nhạc rất khó của Beethoven.Anh đã biểu diễn đầy cảm xúc trước sự kỳ vọng và chờ mong của khán giả quê nhà.
Kết thúc đêm diễn, nhà báo Hà Việt Anh chia sẻ, Đêm nhạc Cổ điển Toyota diễn ra tối 22/10 tại Nhà hát Lớn Hà Nội giới thiệu Nhà hát nhạc kịch Budapest là một món quà tuyệt vời dành tặng cho khán giả. “Tôi bị mê hoặc bởi phần trình diễn của 4 ca sĩ solo, đặc biệt là Mónika Fischl. Giọng hát khỏe, tràn đầy năng lượng cùng vũ điệu điêu luyện của họ đã làm khán phòng Nhà hát Lớn như được hâm nóng suốt gần 2 tiếng. Có những giai điệu nghe mà thấy gai người vì quá hay, có những phần trình diễn làm cho tôi và những người ngồi xung quanh vô cùng hứng khởi, chỉ muốn được đứng lên nhảy nhót theo những điệu nhạc”.
“Thể loại operetta chưa được biết đến nhiều tại Việt Nam nhưng tôi nghĩ rằng khán giả Hà nội tối qua đã bị operetta chinh phục vì nó gần gũi, sôi động chứ không hàn lâm và khó nghe như Opera chính thống. Tôi chỉ tiếc một điều là dàn nhạc hơi mỏng, chắc do địa lí xa xôi toàn bộ dàn nhạc của Nhà hát nhạc kịch Budapest đã không thể đến với chúng ta. Còn lại thì trên cả tuyệt vời và cảm giác khi bữa tiệc âm nhạc tối qua kết thúc là vẫn còn “rất thòm thèm”. Hi vọng rằng trong những năm Đêm nhạc Cổ điển Toyota sẽ tiếp tục mang tới những bữa tiệc âm nhạc cổ điển đặc sắc như đêm qua” – nhà báo Việt Anh cho biết thêm.
Còn nhạc sĩ Phạm Ngọc Khôi – Phó Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam – thì đánh giá cao sự điêu luyện của các nghệ sĩ của Nhà hát nhạc kịch Budapest. “Họ đến Hà Nội lần thứ hai với một diện mạo mới, đầy năng lượng và hấp dẫn. Tôi đánh giá cao sự đổi mới của họ với Operetta. Đây là cơ hội hiếm hoi để giới âm nhạc cũng như công chúng được thưởng thực loại hình nghệ thuật đặc sắc này”.
Cùng với giá trị về mặt nghệ thuật, Đêm nhạc Cổ điển Toyota còn gây quỹ học bổng Toyota hỗ trợ tài năng trẻ âm nhạc Việt Nam.
Một số hình ảnh trong đêm diễn:
Vũ điệu Can-can sôi động
Màn bê đỡ điêu luyện
Nghệ sĩ tài năng Hoàng Tuấn Cương
Dàn nhạc Budapest và các nghệ sĩ
An Nguyễn
'/>
最新评论