- Học thuê không phải là chuyện mới thế nhưng chưa bao giờ tình trạng hoc thuê lại tràn lan như hiện nay. Sĩ số trong lớp là 135 thì có tới gần 20 người đi học thuê.. Trong số đó thậm chí có những người bỏ học thật lao vào các lớp học thuê để kiếm tiền
Con số "báo động” trên xảy ra trong một lớp học liên thông vào thứ 7 chủ nhật ở một trường cao đẳng trên địa bàn Hà Nội.
Nhìn toàn cảnh lớp học khó ai có thể nhận ra được đâu là người học thật,ỏhọcthậtchạysôhọcthuêxep hang vleague 2024 đâu là kẻ học thuê. Khi đi sâu vào tìm hiểu, học thuê cũng có những quy luật riêng của nó.
Không khó để có thể tìm cho mình một “suất” học thuê bởi công việc này khá công khai. Công khai ngay ở những mẩu tin rao vặt trên các trang web, trên Facebook ,dán trên các bảng tin, dán trên tường thậm chí là rải tờ rơi nhận học thuê.
Một mẩu tin rao vặt học thuê thường thấy trên tường
Thỏa thuận riêng
Học thuê không cần qua trung tâm giới thiệu việc làm như các công việc bán thời gian khác. Nếu có, chỉ cần qua sự giới thiệu của bạn bè hay người quen.
Để tìm một người học thuê không khó vì bất cứ ai có thời gian rảnh rỗi là có thể làm được công việc này.
Thường thì người thuê sẽ liên lạc trực tiếp với người học thỏa thuận giá cả, thông báo địa điểm, môn học, thông tin cá nhân.
Nếu là học trọn gói, sẽ lại có những “quy tắc mềm” hơn trong việc trao đổi giá cả, người thuê đôi khi còn ưu tiên về tiền điện thoại, tiền trợ cấp ăn trưa nếu học quá bán sang chiều, ngược lại người học cũng chấp nhận mức giá mềm hơn.
Học thuê thường không kèm với thi hộ nếu có thì mức giá 1 lần thi hộ có thể lên tới 1triệu/môn. Trong hình thức học này kiến thức, thời gian học cũng bị mang ra mua bán, cân đong ngã giá.
Học thuê không đơn thuần là đến điểm danh và ngồi im một chỗ. Người thuê học có những yêu cầu nhất định đối với người học khi đã thuê theo ca hay trọn gói như điểm danh, đi học đúng giờ, làm bài kiểm tra, mua sách theo yêu cầu của thầy cô bộ môn, thanh toán các khoản phí trên lớp như quỹ, tiền quà cáp…
Đôi khi, người học thuê phải thực hiện trả bài trên lớp như một sinh viên bình thường.Nếu chỉ đến ngồi điểm danh và không theo dõi bài giảng thì chắc chắn việc bị giáo viên nghi ngờ thông qua thái độ và kiến thức là chuyện không phải hiếm gặp.
Ảnh minh họa (internet)
Được và mất
Một ca học thường kéo dài 2 tiếng với mức giá trung bình là 50 - 60 nghìn đồng, có khi còn lên tới 100 nghìn tùy vào mức độ khó dễ và yêu cầu của môn học.
Mức độ hấp dẫn của công việc này cả về thời gian và công sức bỏ ra đã khiến không ít bạn sinh viên lựa chọn nó làm một công việc part-time, thậm chí một số bạn còn sẵn sàng bỏ cả học của mình để theo đuổi các lớp học thuê.
Kiến thức bạn thu về không phải chuyên môn của mình, và đổi lại với những đồng tiền có được không chỉ là chất lượng học tập của chính bản thân bạn bị đi xuống mà sự mong manh về tương lai của cả người thuê lẫn người học nếu chẳng may bị phát hiện.
Như trường hợp của D (Học viện Tài Chính) là một ví dụ đau lòng. D nhờ người học hộ ngay trên lớp đại học chính quy, sự việc bị thầy cô phát hiện khi D liều lĩnh hơn nhờ người đó đi thi hộ môn tiếng Anh và viết sai tên họ của D. D bị đình chỉ học, cơ hội để đi tiếp đại học bị gác lại một năm nữa.
Một công việc tưởng chừng như dễ dàng kiếm được tiền đó cũng khiến nhiều bạn phải lâm vào tình huống dở khóc dở cười. Nhiều tai nạn nghề nghiệp xảy ra với công việc này không khỏi khiến cả người học và người thuê rơi vào cảnh “học thuê bỏ học thật”.
Gặp ngay thầy giáo của mình trong lớp học, H.Nhung (sinh viên Đại học Ngoại Ngữ) không khỏi lo lắng khi thầy nhận ra đó là sinh viên trong khoa của thầy. Ngay sau đó, tên, lớp của H.Nhung được gửi về trường, cô bạn bị đình chỉ học, mặc dù đã xin xỏ khóc lóc đủ điều.
Đáng chú ý hơn là câu chuyện của Linh (ĐH Thương mại) một người thu nhập tiền triệu từ học thuê: “Ngày trước mình thấy học thuê không vất vả gì lại dễ kiếm được tiền có tháng mình kiếm được gần 2 triệu, chính vì vậy nhiều khi mình con nhờ bạn điểm danh trên lớp của mình để dành thời gian đi học hộ vào thứ 7 chủ nhật, còn các buổi tối nếu có người gọi đi học thuê thì gần như dành trọn vẹn 3 tiếng buổi tối để đi đi về về. Chính vì như vậy mà càng ngày thời gian mình dành cho bài vở trên lớp của mình không còn, thậm chí phải lo lắng cho cả bài vở của các chị thuê mình học, nhiều lúc một mình mình chạy xô cho 3 người học mà đầu óc muốn nổ tung. Kết quả là mình phải thi lại khá nhiều môn học của mình”.
Đầu năm, hai vợ chồng đi làm thụ tinh ống nghiệm, kết quả đậu được 3 con gái. Dự kiến vài tháng nữa vợ tôi sẽ sinh con.
Mẹ tôi mất đã lâu, từ nhỏ tôi được bố nuôi dạy, cho ăn học tử tế. Suốt bao nhiêu năm, người ta mối lái nhưng bố từ chối.
Thi thoảng, hàng xóm kháo nhau bố qua lại với người phụ nữ xóm trên, lúc lại bảo bố cặp kè với bà góa xóm dưới… Thế nhưng, tuyệt nhiên bố chưa dẫn ai về nhà bao giờ.
Sau này, cuộc sống khấm khá, mua được căn nhà liền kề rộng rãi, vợ bàn với tôi đón bố ra thành phố phụng dưỡng.
Ông hòa nhập với môi trường mới rất nhanh. Tham gia câu lạc bộ dưỡng sinh của phường, hội người cao tuổi. Vài tháng bố tôi còn đi du lịch, chùa chiền với nhóm bạn cùng phố.
Sức khỏe dẻo dai, nấu ăn khéo léo, bố chủ động hỗ trợ vợ chồng con trai việc nhà cửa, cơm nước và đưa đón hai cháu nội.
Sắp tới, vợ ở cữ, dù có bố giúp đỡ nhưng việc chăm sóc sản phụ bất tiện, tôi quyết định thuê My đến giúp việc nhà.
My là em họ của đồng nghiệp cơ quan tôi. Cô vừa học xong cấp 3, hoàn cảnh nghèo khó, bố mẹ đông con nên đi làm sớm, kiếm tiền phụ giúp gia đình.
Mới đến làm nhưng vợ tôi ưng ý My vì em nhanh nhẹn, tháo vát, lại thật thà. Nhà cửa lúc nào cũng sạch sẽ, sáng bóng. Hết tháng đầu tiên, vợ tôi còn tăng lương cho My.
Hàng tháng được đồng lương nào, My giữ lại một phần, còn đâu đều nhờ vợ tôi chuyển khoản cho bố mẹ. Vì em không phải chi tiêu gì ngoài một số đồ lặt vặt, phục vụ nhu cầu vệ sinh phụ nữ.
Mọi thứ diễn ra suôn sẻ, tôi an tâm đi công tác nước ngoài. Vợ tôi bụng bầu to, đi lại bắt đầu khó khăn hơn. Mấy tháng nay, cô ấy gần như chỉ nằm nhà chờ sinh. Vậy mà ở nhà xảy ra sự việc động trời mà vợ tôi không hề hay biết.
Hôm đó, tôi kết thúc chuyến công tác, về sớm 2 ngày so với kế hoạch. Nửa đêm vợ kêu đói, tôi lọ mọ xuống nhà dưới, định nấu cho cô ấy bát cháo hải sản.
Đến cầu thang, tôi giật mình khi nghe tiếng khóc phát ra từ gian bếp. Theo phán đoán của tôi, đó là My. Bất ngờ hơn khi bố tôi cất tiếng, dặn My đừng khóc, có việc gì ông sẽ xử lý.
Tôi lại gần nghe ngóng và biết bí mật của bố mình. Hóa ra, ông và cô giúp việc trẻ có nảy sinh quan hệ nam nữ. Đau lòng hơn, My đã mang thai.
Theo câu chuyện giữa hai người, bố tôi phong độ, nhiều lần gạ gẫm My không thành, nhân một lần vợ tôi về ngoại, ông rủ My uống rượu rồi rủ cô bé làm chuyện đó. Vài lần quen mui, My cũng ưng thuận qua lại với bố tôi.
Cho đến khi My phát hiện mình mang bầu, đi siêu âm cái thai đã được 8 tuần. Bố tôi sợ trách nhiệm, năn nỉ đưa My đến bệnh viện phá nhưng cô bé sợ không dám đi.
Tôi không giữ được bình tĩnh, vào bắt hai người kể lại rõ sự tình. Tất cả như sét đánh ngang tai, tôi thật xấu hổ, chưa biết phải đối mặt thế nào với đồng nghiệp.
Tuy nhiên, trước mắt tôi đưa ra ý kiến, bảo My giữ lại thai nhi. Vợ chồng tôi sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho em có sức khỏe, sinh nở. Dẫu sao đứa bé không có lỗi. Sau này, gia đình tôi sẽ có trách nhiệm nuôi nấng, cho My ăn học, kiếm việc nuôi con.
Khi nghe chồng thuật lại sự việc, vợ tôi khá bàng hoàng nhưng cô ấy đồng ý phương án tôi đưa ra. Bố tôi thì phản đối, gây ra tội lớn như vậy, ông không hề hối cải mà còn đòi rũ bỏ trách nhiệm. Ông tuyên bố, nếu tôi để My ở nhà, sẽ từ mặt các con.
Gia đình My dưới quê biết chuyện, sôi sục lên nhà tôi gây sự. Nhiều ngày nay, tôi đau đầu vì giải quyết hậu quả của bố. Tôi mệt mỏi quá!
Mời độc giả gửi câu chuyện của mình về địa chỉ email: Bandoisong@vietnamnet.vn. Chia sẻ của bạn sẽ được đăng trên mục Tâm sự nếu phù hợp. Trân trọng cảm ơn!" alt="Bí mật của ông chủ 60 tuổi và osin bị phơi bày vì tiếng khóc lúc nửa đêm" />
Lương thấp, giáo viên tìm đủ nghề để trang trải cuộc sống (ảnh minh họa)
Nhớ về những ngày đầu tiên đi làm, cô Hà không nghĩ mình có thời thanh xuân ảm đạm nhường ấy. “Dạy học thì không lương, phải đi thuê trọ. Bố mẹ đã nuôi suốt 3 năm học cao đẳng, rồi lại nuôi tiếp thêm 2 năm nữa. Mà nhà thì đâu có khá giả gì, dưới tôi lúc ấy vẫn còn hai em đang đi học. Vì thế cứ cuối tuần tôi lại đạp xe 30km về tranh thủ làm ruộng cùng với mẹ. Rồi lại xin mẹ mớ rau, ít gạo, lạc, bìa đậu. Ròng rã 2 năm trời, bữa ăn triền miên rau và đậu phụ”, cô Hà nhớ lại.
Dù sau này cô được vào biên chế nhưng mức lương của một giáo viên phải đi thuê nhà cũng chỉ tằn tiện nuôi đủ bản thân và phụ giúp một phần bố mẹ nuôi hai em ăn học. 10 năm sau ra trường, cô mới dám lập gia đình. Chồng cô là giáo viên dạy thể dục cùng trường.
“Vừa cưới về, bố mẹ chồng đã “hồi môn” cho sổ nợ vay ngân hàng. Chúng tôi đành phải dành lương của một người để trả hàng tháng. Hai vợ chồng cùng bố mẹ chồng chỉ tiêu trong đúng 500.000 đồng mỗi tháng.
Không có ruộng vườn, cũng không dạy thêm được, chồng tôi đành đi câu cá. Ngày nào cũng như ngày nào, ngoài giờ lên lớp anh ấy lại lặn lội ao chuôm bất kể mưa nắng. Khi được con cá, lúc mớ tép riu. Thôi thì cũng là để cải thiện bữa ăn hàng ngày”, cô Hà chia sẻ.
Làm mãi một việc cũng nhàm, ăn mãi một thứ cũng đến lúc ngán. Bữa cơm nhà cô Hà suốt ngày chỉ độc món cá. Hết cá luộc đến cá hấp, hết rán rồi đến kho. Bữa ăn toàn cá, triền miên tháng này qua tháng khác. "Đến khi tôi nghén đứa đầu tiên thì thật kinh khủng. Cứ nhìn thấy anh ấy về đến nhà là nôn. Khắp người anh ấy mùi tanh xộc lên. Kinh khủng! Nhưng không ăn cá… biết ăn gì? Đành bịt mũi mà ăn. Nôn xong lại ăn tiếp” - cô Hà kể.
Việc kiếm thêm của chồng cô Hà vẫn được duy trì cho mãi đến tận bây giờ, ngay cả khi cô đã có hai con.
Cô giáo môn Văn tâm sự: "Cuộc sống của chúng tôi giờ cũng đỡ vất vả hơn. 5 năm nay cả hai vợ chồng chuyển ra trường gần trung tâm thị xã, tôi dạy môn Văn nên cũng được tham gia bồi dưỡng học sinh tại trường. Mỗi tháng được thêm hơn triệu, bữa ăn của các con không chỉ toàn cá như hồi đầu nữa.
Tuy nhiên anh ấy vẫn duy trì việc làm thêm ấy. Không lên lớp ngày nào là đi câu. Hai đứa con cũng sợ ăn cá giống tôi. Bữa nào được ăn thịt, chúng nó vui ra mặt. Biết thế nhưng vẫn phải động viện các con…ăn cá cho thông minh. Thực ra là vì đó vẫn là nguồn thức ăn chính cho cả gia đình. Cũng tiết kiệm được kha khá tiền chợ mỗi ngày đấy”.
Câu chuyện của chúng tôi ngắt quãng khi chồng cô Hà vừa từ trường trở về. Anh bảo “Nghề chọn mình rồi. Mong thì ai cũng mong sống được bằng lương. Nhưng chính sách thế rồi, đành chấp nhận. Mình chẳng so lên được thì thôi đành so với công nhân. Suy cho cùng thì mình vẫn còn sướng hơn họ là không bị sa thải khi đã ở tuổi xế chiều”.
N. Huyền
Sẽ không có bảng lương riêng hay phụ cấp cao nhất cho nghề giáo
- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu quan điểm, không nên quy định bảng lương riêng cho nhà giáo.
" alt="Lương giáo viên thấp, thầy giáo phải đi câu cá… cải thiện bữa ăn!" />
Một phụ huynh nam liên tục hỏi: “Tại sao bắt quỳ cả lớp? Cô cho quỳ như vậy bao nhiêu lần? Cô nói đi con tôi có lỗi hay không mà cô cho quỳ? Sau khi tôi phản hồi lại thì phụ huynh nam cho rằng gương mặt của tôi không có gì là hiểu hiện của sự hối lỗi”.
Cô N. cho biết, trong quá trình làm việc, cô cũng như Ban giám hiệu nhận thấy hành động của mình là sai nên đã xin lỗi và khắc phục, không để xảy ra tình trạng này; nhưng phía phụ huynh nhất quyết không chấp nhận lời xin lỗi, đồng thời yêu cầu Ban giám hiệu đổi giáo viên hoặc chuyển lớp cho con họ.
“Nhà trường không chấp nhận yêu cầu này vì đây là thời điểm cuối năm học, hồ sơ không thể thay đổi. Phía phụ huynh vẫn khăng khăng không chịu xuống nước. Phụ huynh nam nhắc đi nhắc lại: “Con tôi không có lỗi cô bắt quỳ, bây giờ cô đang có lỗi cô quỳ lại đi. Cô quỳ được tôi coi như chuyện này giải quyết xong”.
Cô N. cho biết, ở tình thế không có đường lui nên cô đã quỳ trước phụ huynh 40 phút.
“Trong tình trạng bản thân đứng trước sức ép lớn từ phía phụ huynh, đồng thời cũng thấy bản thân mình sai trước, tôi không nghĩ được gì khác, chỉ muốn mọi việc được giải quyết xong nên có suy nghĩ buông xuôi. Sau đó, nhìn đồng hồ gần đến giờ ra chơi nên tôi có hẹn phụ huynh 9h khi học sinh vào lớp tôi sẽ thực hiện. Trong quá trình chờ đó thì phía hiệu trưởng có nói với phụ huynh rằng giáo viên đã biết sai và cũng có ý quỳ thì coi như bỏ qua, nhưng phụ huynh vẫn một mực không đồng ý. Sau đó khi đến 9h, tôi có chút nấn ná chờ mọi việc xem có dịu lại hay không, lúc này hiệu trưởng nói với tôi rằng: Cô ở lại đây, tôi đi dự giờ. Cuối cùng trong phòng còn lại tôi và 3 phụ huynh (1 phụ huynh đã ra về), phụ huynh nam nói đến giờ và đang chờ tôi làm. Ở tình huống không còn đường lui và do suy nghĩ non nớt của bản thân muốn làm để mọi việc giải quyết xong nên tôi đã quỳ trong thời gian 40 phút”- cô N. kể trong bảng tường trình.
Sự việc xảy ra tại Trường Tiểu học Bình Chánh, xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An vào ngày 28/1/2018. Do phạt học sinh, cô giáo B.T.T.N, giáo viên lớp 4/3 đã bị một số phụ huynh ép phải quỳ gối xin lỗi phụ huynh ngay tại trường. Sự việc khiến dư luận bất bình vì làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới danh dự nhà giáo.
Phụ huynh được xác nhận “ép” cô giáo quỳ gối là một luật sư, đang đảm nhiệm thư ký Hội luật gia và có văn phòng tư vấn pháp lý tại huyện Bến Lức.
Trước đó trao đổi với VietNamNet vị phụ huynh này khẳng định các phụ huynh không bắt cô giáo quỳ xin lỗi mà cô N. tự nguyện quỳ, tuy nhiên phụ huynh Trường Tiểu học Bình Chánh xác nhận cô giáo bị ép phải quỳ gối.
Chủ tịch UBND huyện Bến Lức đã yêu cầu Phòng Giáo dục thành lập tổ thanh tra toàn bộ sự việc, đồng thời, những người liên quan phải làm tường trình cụ thể.
Tới chiều 6/3, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ gửi công văn tới Chủ tịch UBND tỉnh Long An đề nghị có giải pháp bảo vệ danh dự, uy tín nhà giáo. Ông Nhạ nhấn mạnh “sự việc này tác động xấu tới hoạt động giáo dục của nhà trường, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới lòng tự trọng, danh dự của nhà giáo và truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta”.
Ông Nhạ cũng yêu cầu UBND tỉnh Long An chỉ đạo rà soát, hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử văn hóa, xây dựng môi trường an toàn, thân thiện, lành mạnh trong các cơ sở giáo dục; có các giải pháp bảo vệ danh dự, uy tín của nhà giáo, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của địa phương nói riêng, cả nước nói chung.
Tuệ Minh
Giáo viên quỳ gối: Nỗi lòng nặng trĩu của người thầy 30 năm tuổi nghề
Xót xa nhất là cô giáo đã vĩnh viễn ra đi khi mới bắt đầu vào nghề dạy học…
" alt="Cô giáo quỳ gối trước phụ huynh 40 phút do ở tình thế không có đường lui" />