当前位置:首页 > Bóng đá > Nhận định, soi kèo Kolkheti Poti với Gagra Tbilisi, 18h00 ngày 11/3: Chiến thắng đầu tiên 正文
标签:
责任编辑:Thời sự
Theo các nhà quản lý, mức hỗ trợ tối đa 3,5 tỷ đồng cho 1 suất học tiến sĩ ở nước ngoài nếu biết gói ghém và lựa chọn trường phù hợp thì sẽ ổn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về việc làm thế nào để kinh phí của nhà nước chi ra đạt được hiệu quả tốt nhất.
![]() |
Gần 30% giảng viên đại học có trình độ tiến sĩ (Ảnh minh họa: Thanh Hùng) |
Đồng tiền đi trước hay đi sau?
Gửi ý kiến về VietNamNet, anh Bùi Văn Dũng đặt vấn đề: Bây giờ có ý kiến ngược lại một chút, nếu sinh viên, học viên tự tìm kiếm học bổng làm và đạt học vị tiến sỹ ở nước ngoài, về phục vụ đúng theo yêu cầu và chuyên ngành mũi nhọn mà Nhà nước đang cần và thiếu thì có được thưởng gì không?
Theo anh Dũng, điều này để động viên và thu hút thêm tài năng về cho đất nước... “Khoản này có lẽ sẽ tiết kiệm hơn và không lớn bằng khoản tiền mà nhà nước phải bỏ ra để đầu tư cho một tiến sĩ”.
Anh Thái Công cũng đưa ra đề xuất tương tự, đó là cứ thu hút các sinh viên đã tự đi du học ở nước ngoài về làm việc, và Nhà nước trả lại tiền học ở nước ngoài cho các bạn đó là hiệu quả, chất lượng nhất.
“Tại sao phải cấp học bổng cho người đi mà không cấp tiền trực tiếp cho người về?” – anh Nguyễn Thanh Phong, người từng có thời gian du học tại Pháp, đồng tình với ý kiến này.
Theo anh Phong, việc cấp học bổng “theo kiểu cũ” như thế này có một số mặt hạn chế như: Học viên chưa chắc tốt nghiệp, thiếu động lực học tập, hay ở lại không về.
“Sao không thay đổi lối mòn chính sách và tiếp cận thực dụng hơn? – anh Phong đưa quan điểm của mình. “Thay vì cấp 3 hay 4 tỷ đồng cho 3-5 năm đào tạo thì cấp luôn 1 hay 2 tỷ cho người đã tốt nghiệp, có bằng cấp các trường được cho phép. Cứ cầm bằng tiến sĩ về Việt Nam dạy học, “tôi” sẽ cho “anh” tiền. Cực nhanh mà hiệu quả”.
Anh Bùi Thanh Sơn, từng làm việc cho một đơn vị quản lý hệ thống nghiên cứu ở Châu Âu cũng bày tỏ sự đồng tình với quan điểm này: “Vấn đề ở đây là thật ra chúng ta cần hiệu quả. Còn cấp học bổng như thế này, người ta đi học tận 5, 6 năm mới về. Thậm chí, thời điểm 5, 6 năm sau cái ngành nghề hay lĩnh vực đó liệu còn ưu tiên không, còn cấp thiết không? Cái mình cần là tiền ra ngay hiệu quả lập tức, giải quyết luôn vấn đề”.
Tuy nhiên, không phải ai cũng cho rằng “đưa bằng trước, nhận tiền sau” là hợp lý.
Anh Nhật Minh – một độc giả của VietNamNet – bình luận “việc người dân tự bỏ tiền ra đi học trước tiên cũng vì bản thân họ. Còn những người đang làm trong các trường đại học được nhà nước đầu tư để xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ đất nước nhân dân. Đó là một hình thức đầu tư cho giáo dục”.
“Với đồng lương và mức thu nhập trong các trường đại học như hiện nay, không phải ai cũng có điều kiện để bỏ ra một khoản tiền lớn mà đi làm tiến sĩ rồi mới cầm bằng về lĩnh tiền đâu. Làm như thế khác gì mua hàng, “ship” đến mới trả tiền. Từ xưa đến nay làm gì có cái học bổng trong nước ngoài nước nào như vậy. Những giảng viên trẻ, gia đình còn khó khăn, chẳng có tài sản gì để mà vay hay thế chấp lấy tiền đi học chẳng lẽ lại “nhịn” à?” - một giảng viên đại học tại TP.HCM phản biện.
Cũng có những ý kiến nhìn nhận rằng trong Đề án 89 có mục tiêu khuyến khích người từ nước ngoài trở về.
Tuy nhiên, anh Nguyễn Thanh Phong phân tích rằng hướng dẫn của Bộ GD-ĐT và Bộ Tài chính chưa có đề cập cụ thể về nội dung này.
“Hình thức khuyến khích chỉ chung chung như tuyên truyền, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần và khuyến khích các cơ sở đào tạo chủ động. Hơn nữa, việc này cũng giống như đá bóng vào chân các trường khi cho các trường quyết định.
Theo tôi, khi không rõ ràng chi tiết, thì mọi thứ chỉ trên giấy. Tính chi phí cho một người đi học dễ hơn nhiều tính chính xác khi bỏ tiền thu hút nhân tài ở nước ngoài. Một tiến sĩ Harvard thì có khác một tiến sĩ trường nào đó không? Việc này cần Nhà nước ra khung rõ ràng hơn mới có thể thực hiện được”…
“Cho” học bổng rồi vẫn phải “trải thảm” đón về
Bên cạnh những băn khoăn về phần hỗ trợ kinh phí trong thời gian học, sử dụng “đầu ra” hiệu quả cũng là vấn đề nhiều người quan tâm.
Anh Hoàng Lê đặt câu hỏi: “Học xong rồi về sử dụng nguồn nhân lực giảng viên tiến sĩ, thạc sĩ này như thế nào, hay vẫn để họ lương vài triệu, không sử dụng và không tạo điều kiện?”.
Sau ‘cái kết buồn’ của Đề án 322, Đề án 911 từng đặt mục tiêu đào tạo bổ sung ít nhất 20.000 tiến sĩ giai đoạn 2010-2020 nhưng đến 2017 đã phải dừng. Bộ GD-ĐT nhận định không thể đạt được mục tiêu theo kế hoạch.
Hàng loạt nguyên nhân đã được mổ xẻ. Nhưng bất cập lớn nhất có lẽ là việc cơ chế chưa đủ thu hút người sử dụng và tuyển dụng lưu học sinh sau khi tốt nghiệp.
“Những ràng buộc về điều kiện đào tạo khiến những người làm nghiên cứu sinh phải đắn đo trong khi điều kiện làm việc, chế độ lương bổng sau khi trở về lại không hấp dẫn…” - ông Đỗ Văn Dũng, nguyên Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM nhận định
Ông Phạm Sỹ Tiến, người đầu tiên nhận trọng trách điều hành Đề án 322 từng nói: “Điều đáng buồn nhất của đề án là người học được Nhà nước đầu tư rất tốt, nhưng sau khi về nước không phát huy được năng lực của mình, không có môi trường để phát triển nghiên cứu tiếp”.
Do đó, với Đề án 89 “mới tinh” hiện nay, Bộ GD-ĐT nỗ lực khắc phục khâu cuối này bằng cách giao cơ sở giáo dục đại học tự chủ tuyển sinh và đào tạo. Theo bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học - Bộ GD-ĐT thì các cơ sở đào tạo, đơn vị sử dụng cần có chính sách thu hút, tuyển dụng nhân tài. Và khi đó, chính sách sẽ quay trở lại thành động lực để cán bộ giảng viên thực sự có mong muốn nâng cao năng lực trình độ để được ở lại cống hiến cho cơ sở đào tạo trong nước, đồng thời thu hút thêm nhân tài ở bên ngoài.
Trước những thay đổi này, ông Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, nhận xét: “Về bản chất là vẫn phải chủ động đào tạo lực lượng cho chính nhà trường chứ không thể chờ từng cá nhân đi học để chạy về với mình”.
Còn theo ông Nguyễn Xuân Hoàn, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM: Muốn đưa người đi học và trở để về trường cống hiến thì ngoài chi trả toàn bộ học phí, trường còn trả cả thu nhập hàng tháng của họ.
“Hiện Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM thực hiện chế độ đi học cũng như làm việc ở nhà. Vậy nên, gần như 100% người trường đưa đi đều thực hiện việc học đúng tiến độ và về phục vụ trường”.
Ông Hoàn cho rằng nếu Đề án 89 cũng làm như vậy thì sẽ là sự “chống lưng” rất tốt cho các trường.
Ngoài ra, theo GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo, ĐH Quốc gia Hà Nội, để tăng tỷ lệ và chất lượng tiến sĩ cho các trường đại học, thì ngoài việc cấp học bổng, giải pháp rất quan trọng là phải đầu tư xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh...
Phương Chi - Lê Huyền
Bộ GD-ĐT mới đây đã bạn hành Thông tư hướng dẫn triển khai Đề án 89.
" alt="Đào tạo giảng viên tiến sĩ Đề án 89: Tại sao không cấp tiền cho người cầm bằng về?"/>Đào tạo giảng viên tiến sĩ Đề án 89: Tại sao không cấp tiền cho người cầm bằng về?
Đáng chú ý, tuyển U23 Việt Nam và tuyển nữ quốc gia tham dự SEA Games 32; tuyển nữ quốc gia lần đầu tiên trong lịch sử tham dự VCK FIFA World Cup nữ 2023; tuyển nam quốc giatập trung tập huấn, thi đấu giao hữu với nhiều đối thủ chất lượng như Syria, Palestine, Trung Quốc, Uzbekistan, Hàn Quốc, nhằm chuẩn bị cho vòng loại thứ hai FIFA World Cup 2026 khu vực châu Á.
Thực hiện chiến lược xây dựng lực lượng kế cận cho các đội tuyển quốc gia nam, VFF quyết định cử U23 Việt nam với nòng cốt là các cầu thủ U20 tham dự giải vô địch U23 Đông Nam Á 2023, Asiad 2023 đồng thời tín nhiệm giao cho ông Hoàng Anh Tuấn làm HLV trưởng.
Trên bình diện quốc tế, bóng đá Việt Nam tiếp tục có những sự hợp tác với các Liên đoàn bóng đá phát triển. Trên cơ sở đó, uy tín của VFF trong các tổ chức bóng đá khu vực và châu lục ngày càng được nâng cao. Đặc biệt, Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn rất có uy tín đối với các tổ chức bóng đá quốc tế FIFA, AFC, AFF.
Với các giải đấu trong nước, V-League 2023 diễn ra đúng kế hoạch. Mùa bóng khép lại với một nhà vô địch mới trong lịch sử 23 năm, kể từ khi giải đấu chuyển mình lên chuyên nghiệp với tên gọi V-League. Đó là CLB CAHN.
Mở rộng hơn ở toàn hệ thống giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam, một nhà vô địch thuộc mặt trận khác cũng được xác định. Đó là Thanh Hóa với chiếc cúp Quốc gia đầu tiên trong lịch sử. Điều đó cho thấy những sự mới mẻ, kích thích tính cạnh tranh sòng phẳng, minh bạch, công bằng giữa các CLB bóng đá chuyên nghiệp của Việt Nam.
Đặc biệt, với sự chủ động, quyết tâm thực hiện, được sự phối hợp của VFF, Công ty VPF đã kêu gọi được nguồn lực tài chính đầu tư 2 xe VAR đầu tiên. Bên cạnh đó, sau 3 đợt tập huấn đầy nỗ lực, cố gắng và quyết tâm, 18 trọng tài và trợ lý trọng tài Việt Nam đã được FIFA xác nhận hoàn thành khóa đào tạo, đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn trọng tài VAR của FIFA.
Ngày 27/7/2023, VAR chính thức được áp dụng lần đầu tiên tại trận đấu giữa CLB Viettel vs CLB Hà Tĩnh thuộc vòng 3 giai đoạn 2 giải VĐQG 2023. Tại mùa giải 2023, đã có tổng cộng 5 trận đấu được áp dụng VAR.
Tại V-League 2023/24, VAR sẽ hiện diện ngay từ những vòng đấu đầu tiên của mùa bóng. Số lượng các trận đấu có sử dụng VAR ở V-League cũng được VPF tính toán theo mức độ tăng dần.
Đại hội thường niên VFF - 2023 khóa IX diễn ra vào ngày 15/10 tới sẽ là thời điểm để BCH VFF đánh giá, nhìn nhận về từng nhiệm vụ triển khai trong năm 2023, cũng như đưa ra những mục tiêu, lộ trình cho năm 2024.
" alt="Đại hội thường niên VFF 2023: Chờ bứt phá"/>Tiếp nối thành công của giải lần I và lần II, Giải cờ vua Không khoảng cách lần thứ III sẽ được tổ chức tại nhà thi đấu quận Hà Đông vào ngày 10/04/2016.
Không quá khi nói rằng Cờ vua là một trong số ít môn thể thao mà ở đó người Việt, trí tuệ Việt có thể cạnh tranh sòng phẳng với các đối thủ trên trường quốc tế. Cờ vua Việt Nam đã sản sinh ra nhiều tài năng đạt đẳng cấp hàng đầu thế giới như Siêu Đại kiện tướng quốc tế Lê Quang Liêm - HCV cờ chớp thế giới, tài năng trẻ Nguyễn Anh Khôi hai lần VĐTG lứa tuổi U10 và U12, Nguyễn Lê Cẩm Hiền VĐTG U8…
Kỳ thủ khiếm thị tham gia thi đấu |
Những năm gần đây, phong trào tập luyện và thi đấu cờ vua ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Ngoài những giải chính thống do Liên đoàn cờ Việt Nam tổ chức như: Giải VĐQG, Giải VĐ trẻ QG, Giải VĐ trẻ Xuất sắc toàn quốc, các CLB cờ cũng tổ chức rất nhiều giải đấu nhằm tìm kiếm, phát hiện và bồi dưỡng tài năng cho nền cờ nước nhà.
Nhận định, soi kèo Slavia Praha vs Sigma Olomouc, 23h00 ngày 8/4: Dễ dàng giành vé
Việc xác định quyền nuôi con sau khi ly hôn của bố mẹ có ý nghĩa rất quan trọng tới quyền và lợi ích của con. Trong trường hợp em trai bạn muốn ly hôn và giành quyền nuôi con khi con mới 25 tháng tuổi cần xem xét các vấn đề sau đây:
![]() |
Ảnh minh họa |
Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 về Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Như vậy, về nguyên tắc, việc nuôi con khi ly hôn trước hết do các bên thỏa thuận, Toà án sẽ dựa vào thoả thuận của các bên để quyết định giao quyền nuôi con cho bố hay mẹ. Nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết, con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng.
Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi mọi mặt cho con, Tòa án sẽ xem xét các yếu tố khác để đưa ra quyết định sẽ giao con cho ai nuôi dưỡng.
Theo quy định nêu trên thì về nguyên tắc con dưới 3 tuổi sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Nếu người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con Tòa sẽ xem xét các yếu tố sau đây để quyết định: Điều kiện về vật chất: Thu nhập, tài sản, chỗ ở của mẹ không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… của con. Điều kiện về tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước tới nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn…của mẹ.
Việc ai là người nuôi con cần đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho trẻ em. Bên không nuôi con vẫn có nghĩa vụ và quyền thăm nom con theo quy định.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
- Hiện tại ba không có công việc ổn định, suốt ngày long nhong ngoài đường, ăn nhậu, ngoại tình. mẹ thì phụ bếp cho 1 nhà hàng Hàn Quốc.Ba em lúc trước có ngoại tình với 1 người cũng có gia đình.
" alt="Ly hôn thế nào để chồng có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi?"/>Ly hôn thế nào để chồng có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi?
Khi chấm dứt hợp đồng lao động, vấn đề về bảo hiểm thất nghiệp luôn được người lao động quan tâm nhiều nhất. Vậy bảo hiểm thất nghiệp được nhận bao nhiêu lần?
Trước tiên, bạn cần xác định điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Thứ nhất: Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp:
Căn cứ theo Điều 49, Luật Việc làm 2013 thì người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này sẽ được hưởng BHTN khi:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
![]() |
Ảnh minh họa |
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
e) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
g) Chết.”
Thứ hai: Bảo hiểm thất nghiệp được nhận bao nhiêu lần?
Điều 45, Luật Việc làm 2013 quy định chi tiết về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động như sau:
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật này.
Như vậy, theo quy định hiện hành của Pháp luật về bảo hiểm thì người lao động không bị giới hạn số lần hưởng BHTN. Điều này có nghĩa là nếu người lao động đã hưởng trợ cấp BHTN trước đó thì bạn vẫn sẽ được hưởng BHTN lần tiếp theo nếu bạn đã đủ điều kiện hưởng trợ cấp BHTN theo quy định như trên. Tuy nhiên, thời gian người lao động đóng BHTN được tính cho lần hưởng trợ cấp BHTN tiếp theo sẽ không tính những năm người lao động đã hưởng BHTN trước đó mà sẽ tính lại từ đầu.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Có khi nào người cho vay mất quyền đòi nợ?
" alt="Bảo hiểm thất nghiệp có được nhận nhiều lần hay không?"/>