发布时间:2025-01-15 08:29:40 来源:NEWS 作者:Công nghệ
Trong những ngày thu tháng mười đầy ắp kỷ niệm này,àNộibốnmùahươngsắbong da + báo Hà Nội mới và Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM đã phối hợp cho ra mắt tập sách Mùa đi qua phố, tuyển chọn 65 bài viết đăng trên chuyên mục “Hà Nội tạp văn” giai đoạn 2019-2022.
Ra đời từ hơn ba thập kỷ trước, chuyên mục “Hà Nội tạp văn” của báo Hà Nội mới Cuối tuầnluôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của bạn đọc, bạn viết trong cả nước. Nhiều thế hệ nhà văn, nhà thơ từng cộng tác với chuyên mục này như: Tô Hoài, Ngô Văn Phú, Vũ Tú Nam, Trúc Thông, Nguyễn Phan Hách, Phong Thu, Phan Thị Thanh Nhàn…
Sau này, nhiều cây bút tiếp nối, “giữ lửa” cho chuyên mục như: Nghiêm Nhan, Phạm Khải, Nguyễn Thanh Bình, Trần Dương, Phạm Kim Thanh, Thu Hằng…
Đến nay, chuyên mục còn nhận được bài của những cây bút mới sống ở Hà Nội và cả những tác giả đến từ nhiều tỉnh thành cộng tác như: Nguyễn Văn Học, Nguyệt Chu, Bùi Việt Phương, Nguyễn Minh Hoa, Nông Quốc Lập, Nhất Mạt Hương, Phố Hoa, Phạm Giai Quỳnh, Đào Thanh Tùng…
Mùa đi qua phốlà cuốn tạp văn thứ 6 đượcHà Nội mới xuất bản sau 5 cuốn trước đây. Xuyên suốt các trang sách là những cảm xúc tinh tế, lãng mạn về một Hà Nội cổ xưa và hiện đại, giàu chất thơ mà cũng rất gần gũi, thân quen.
Dường như bất cứ điều gì ở mảnh đất linh thiêng và hào hoa này cũng có thể trở thành nguồn cảm hứng sáng tác cho “Hà Nội tạp văn”. Đó là những mái thâm nâu ở khu phố cổ, khu nhà cũ ở khu phố Tây ở phía đông nam và nam hồ Gươm; những con đường với hàng cây cổ thụ, nơi có những căn biệt thự đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử (Những khu nhà cũ, Ngọc Châm)
Đó là cây cầu Long Biên hàng trăm năm tuổi vắt ngang dòng sông Cái (sông Hồng) còn in dấu chân, những giọt mồ hôi của người thợ sửa cầu (Hà Nội của tôi, Thanh Am); hay là hồ Gươm, “nơi mà mỗi tấc đất có cả triệu người đã bước qua bước lại, ấy thế mà vẫn đẹp lộng lẫy, từ ngọn cỏ cho đến cây đa ở nơi ấy vẫn thanh xuân mơn mởn, làn nước nơi ấy trong xanh gợn sóng xao xuyến lòng ai” (Nước hồ xanh thẳm hồn tôi, Lê Phương Liên).
Đó còn là “những bó hoa còn nguyên hơi ấm của bàn tay người lao động (Làm sao để yêu Hà Nội, Đỗ Bích Thúy); là ký ức tuổi thơ tràn ngập yêu thương, là “những làng quê ngoại thành trên con đường đê uốn quanh như dải lụa” (Những triền đê tắm mát quê hương, Văn Công); là những ký ức về làng Vòng chuyên cấy nếp cái hoa vàng, làm cốm dẻo thơm nức tiếng trong Nam ngoài Bắc (Cốm Vòng tuổi thơ tôi, Thanh Kim).
Đó còn là những dư âm vang vọng của một Hà Nội anh dũng, yêu thương, tự hào, rực rỡ những chiến công (Cầu Long Biên và dòng sông thời gian, Phạm Kim Thanh); hay là những chiếc mũ rơm thân thiết của tuổi học trò một thời, trong những năm 1965-1972 (Nhớ một thời mũ rơm đi học, Quang Dũng)…
Sách Mùa đi qua phố. Ảnh: M.C. |
Không dừng lại ở đó, với Mùa đi qua phố bạn đọc còn rung động, cảm theo những cảm nhận riêng, đôi khi rất khác nhau về Hà Nội trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.
Đó là “hoa đào, hoa mai đã rung rinh với nắng xuân ngập tràn (Về với Tết, Đào Thanh Tùng); hay “Những cành cây trơ trọi lá nhu nhú từng mầm xanh bé xíu (Nôn nao xuân, Cao Văn Quyền); hoặc “Những dòng sông hoa vẫn từ các vùng ngoại thành đổ về nội thành, vào chợ hoa Hàng Lược” trong những ngày Tết đến xuân về (Dòng sông hoa, Thanh Phạm); hoặc là “Nào là nước gạo, lá dong, quần áo mới, nào lọ dưa hành đã kịp ngấu chưa” (Gặp những xuân thì, Mai Phương).
Đó còn là “Lá lộc vừng vàng tươi đang chuyển thành màu đỏ, hoa vông vang vàng rực, hoa ban phớt tím dịu dàng” (Tinh khôi hoa xưa, Nguyễn Quang Dũng); là “Nắng tháng tư làm bung nở một loài hoa giao mùa tinh khôi say đắm: hoa loa kèn loại hoa bắc cầu xuân - hạ” (Nắng tháng tư, Thi Cầm); là hoa phượng đỏ chói hay bằng lăng tím ngắt mỗi chiều mùa hạ (Tiễn xuân hoa sấu gọi hạ về, Diệu Hà); là “những búp sen chúm chím ngập ngừng trong biển lá” (Sen nở phía Tây Hồ, Nguyễn Thanh Vân)...
Đó còn là sấu chín đôm đốp rụng ngoài ban công, là hương hoa sữa nồng nàn nơi góc phố (Nghe nói Hà Nội đã vào thu, Đào Phi Cường); là “Phố Hà Nội đang xao xác lá rơi, chấp chới những mảnh vàng như rắc mùa cho phố” (Dường như thu đã về phố, Hoài Hương)…
Đó còn là cái lạnh, hanh hao đầu đông như còn dè dặt nương níu se sắt thu muộn (Phố chớm đông mê mải một miền nhớ, Hoài Hương); là bất chợt cơn gió heo may báo hiệu đông về (Mùa hạnh phúc, Chử Quang Huy).
Đó còn là những món ăn, thức uống đậm đà hương vị Hà Nội... Và cả những ngày dịch bệnh vẫn dai dẳng, nhưng “trên rất nhiều nẻo về mùa thu, hoa sữa vẫn nồng nàn. Cách ly phố, nhà, cung đường bởi rất nhiều chốt chặn nhưng mùi hương vẫn cứ lan xa. Khẩu trang, kính chắn không chặn được hương thơm nồng đậm” (Đợi ngày phố hồi sinh, Yên Thi); và “bao nhiêu lo lắng, chờ đợi nén lại phía sau những ô cửa, những cánh cửa khép hờ vẫn để ngỏ mong ngóng, sẵn sàng đón nhận những tin lành” (Phố vẽ khuôn mặt đời, Quang Hưng), như thể: “Phố giờ đang ngơi nghỉ. Để đợi một ngày phố sẽ hồi sinh!”…
Đó là những gì đã làm nên hồn cốt Hà Nội, gợi nỗi niềm thương nhớ không chỉ trong lòng người đi xa, mà cả những người đang sống giữa lòng thành phố nghìn năm yêu dấu này.