Nhận định, soi kèo Công an Hà Nội vs Quảng Nam, 19h15 ngày 15/2: Tin vào chủ nhà
(责任编辑:Thế giới)
下一篇:Nhận định, soi kèo SLNA vs Hải Phòng, 18h00 ngày 15/2: Chia điểm?
“Ngọc chưa bao giờ “ngán” Tết”
Trong những năm gần đây, nhiều người cảm thấy cảm giác háo hức đón Tết đang giảm dần theo sự đủ đầy của cuộc sống. Thậm chí, từ khóa “ngán Tết” cho ra đến gần 5 triệu kết quả tìm thấy trên trang tìm kiếm Google.
Mọi người ca thán những áp lực vô hình trong ngày Tết: từ tiền tiêu Tết, dọn nhà đón Tết cho đến những món ăn “nghìn năm như một” trong ngày Tết. Người ta cũng “mách” nhau cách “chống ngán” trong ngày Tết. Tuy nhiên, có một sự thật, ngày Tết của nhiều bà, nhiều mẹ chính là một tủ lạnh ních chặt những món ăn “năm nào cũng có” với suy nghĩ: “Tết thì phải ăn món này chứ!”. Trong khi đó, giới trẻ ngồi vào mâm cỗ lại ngán ngẩm, “Năm nay lại ăn món này sao?”.
“Ngọc chưa bao giờ “ngán” Tết”. Đó là tâm sự của Lê Ngọc một lifestyle & food blogger ở TP.HCM (chia sẻ về quan điểm, lối sống hiện đại và ẩm thực). Trang blog 'Nhà có hai người' của cô cũng truyền cảm hứng cho nhiều người, nhất là chị em phụ nữ và nhận được hơn 109.000 người theo dõi.
Phụ nữ nên có những bí kíp riêng để việc nấu ăn mùa Tết vẫn đơn giản, thoải mái Là một cô gái 9X hiện đại, từng du học Singapore và tiếp xúc nhiều nền văn hóa khác nhau nên quan điểm đón Tết của Lê Ngọc khá đặc biệt. Chia sẻ về Tết, từ Lê Ngọc dùng nhiều nhất chính là “thích”. Cô thích dịp lễ Tết, bởi Tết là dịp lễ đoàn viên. Cô thích cắm hoa, trang trí lại nhà cửa, nấu nướng, tụ tập. Cô thích ngày Tết trong nhà có bánh chưng, dưa hấu và thật nhiều loại hoa và quả cho nhà cửa cảm giác ấm cúng, sum sê. Cứ như vậy, ngày Tết trong câu chuyện của cô luôn thật thảnh thơi và không hề áp lực, bởi theo Lê Ngọc, “Mình yêu và trân trọng những nét đẹp văn hóa Việt Nam và cũng là cô gái hiện đại. Vì vây, mình chắt lọc những gì phù hợp, vừa đủ cho ngôi nhà nhỏ, chứ không nhất thiết phải quá truyền thống”.
“Trút bỏ gánh nặng” ngày Tết
Mang theo một tâm thế nhẹ nhàng đón Tết, blogger “Nhà có 2 người” chia sẻ, điều quan trọng trong ngày Tết của cô là giúp cho bố mẹ và người thân trong nhà cảm nhận được niềm vui ngày Tết khi được giảm bớt những lo lắng quá mức, bằng cách chuẩn bị mọi thứ đơn giản và vừa đủ cho cả gia đình.
Bởi vậy, Lê Ngọc thường cùng mẹ trò chuyện, thư giãn sau bữa ăn thay vì nhanh nhanh chóng chóng dọn dẹp bàn ăn. Gợi ý mẹ thay đổi cách nấu nướng cho ngày Tết bằng cách tận dụng sự hỗ trợ của những loại gia vị sẵn có.
Yêu nấu ăn, thích Tết, vì vậy nấu nướng trong ngày Tết đối với Lê Ngọc cũng là một cách để thực hiện đam mê và thể hiện sự sáng tạo của mình. Bởi “Điều chúng ta hướng tới là hạnh phúc, nên chỉ cần làm mọi việc mình yêu thích bằng trái tim, những việc không thích thì không nên khiêng cưỡng”.
Sự khéo léo và tài nấu nướng là một món quà mà những người may mắn sở hữu có thể dành tặng người mình yêu thương. Tết chính là dịp Lê Ngọc “làm mới món quen” theo cách riêng của mình. Cách làm mới đôi khi chỉ là trình bày khác đi một chút so với quan niệm thông thường như thay vì chỉ xếp những miếng chả giò nằm cạnh nhau trên đĩa tròn thì bạn thử đặt chúng trên một chiếc đĩa hình vuông hay hình chữ nhật, cắt đôi mỗi miếng chả giò và gác chúng nằm chéo lên nhau cho vui mắt. Món ăn tuy cũ, nhưng cách trình bày mới mẻ, bắt mắt cũng giúp người ăn cảm thấy ngon miệng hơn.
Lê Ngọc còn gợi ý mọi người có thể thay đổi một hay vài nguyên liệu để hô biến món ăn cũ để Tết thêm phần thú vị. Ví dụ, có thể biến tấu món chả giò truyền thống thành món ăn “lành mạnh” bằng nhân nấm, cà rốt, đậu hũ. Lê Ngọc đặc biệt nhấn mạnh “bí quyết” tạo món ăn ngon chính là việc lựa chọn và gia giảm gia vị như thế nào cho vừa vặn để làm tôn lên vị ngon nguyên bản của từng nguyên liệu cũng như phối hợp nguyên liệu ăn ý để tạo nên một tổng thể hài hòa.
Quan trọng hơn cả là tâm tư của người nấu. Chỉ khi coi Tết là một kỳ nghỉ của cả nhà và nấu ăn bằng tình yêu của mình dành cho người thân, món ăn mới có thể “trọn vị”.
“Ngọc tin rằng khi người phụ nữ hạnh phúc thì những món ăn của họ cũng sẽ lấp lánh hơn. Chỉ cần chuẩn bị những thứ đơn giản, phù hợp và vừa đủ cho cả nhà là ngày Tết đã đủ trọn vẹn rồi”, Lê Ngọc nhắn nhủ.
Đồng hành cùng người phụ nữ trong dịp Tết năm nay, Maggi khơi nguồn cảm hứng giúp họ chinh phục việc nấu nướng mùa Tết bằng cách làm mới những món quen thuộc theo cách riêng của mình.
Để thực hiện mục tiêu này, Maggi giới thiệu hàng trăm thực đơn “sáng tạo món quen” nhằm hỗ trợ chị em đơn giản hóa việc chuẩn bị và mang lại hương vị mới lạ cho bữa cơm đầu năm.
Maggi tin tưởng rằng gian bếp nên là nơi tiếp thêm năng lượng cho người phụ nữ được sống một cách trọn vẹn với niềm đam mê của mình trong bất kỳ dịp lễ nào.
D.An
" alt="Cách ‘yêu’ Tết khác lạ của blogger Nhà có 2 người" />Venice tọa lạc tại vùng đông bắc Italy, được cấu thành từ 118 hòn đảo nhỏ kết nối với nhau nhờ hơn 400 cây cầu. Thành phố nổi tiếng với những kênh đào đẹp như tranh vẽ. Ảnh: Shutterstock.
Nhưng trong những năm gần đây, thành phố phải đối mặt với nhiều vấn đề khiến nó trở nên kém hấp dẫn, điển hình là tình trạng quá tải du lịch. Ảnh: Getty.
Dân số thành phố chỉ khoảng 54.000 người, nhưng mỗi năm Venice lại đón đến 26-30 triệu lượt khách. Việc xử lý con số khổng lồ này gây khó khăn cho chính quyền địa phương. Ảnh: Getty.
Vào dịp lễ hội truyền thống thường niên của thành phố, các con đường ngập tràn du khách và rất khó để di chuyển. Ảnh: Getty.
Ngay cả những con kênh cũng không thoát khỏi cảnh chen chúc, tắc nghẽn. Ảnh: Getty.
Vào tháng 5/2018, chính quyền thành phố đã ra quy định về việc hạn chế đi lại trên 2 cây cầu chính ở đây. Ảnh: Getty.
Việc đi thuyền trên những kênh đào đã không còn lãng mạn bởi sự xuất hiện của khách du lịch khắp mọi nơi. Ảnh: Reuters.
Số khách du lịch tăng nhanh, khâu quản lý bất cẩn và sự xói mòn do biển gây nên đã khiến cư dân thành phố giảm đáng kể trong nhiều thập kỷ qua. Một số người dân địa phương biểu tình vì cho rằng du khách đang "xâm chiếm" Venice của họ. Ảnh: AP.
Nhiều du khách còn chọn các tàu thủy khổng lồ là phương tiện để đến Venice. Những con tàu này đi qua trung tâm thành phố 5-6 lần mỗi ngày. Ảnh: Reuters.
Những con tàu này không chỉ phá hỏng cảnh quan thành phố mà còn gây ô nhiễm môi trường và làm hại hệ sinh thái vùng đầm phá gần đó. Ảnh: AP.
Ngoài những "dòng lũ" từ du khách, Venice cũng thường xuyên ngập trong lũ lụt mỗi khi thủy triều dâng cao.
Một điểm xấu xí khác tại Venice là giá cả quá cao cho các dịch vụ ăn uống. Theo CNN, chỉ 1% số nhà hàng tại khu trung tâm được sở hữu và quản lý bởi người dân địa phương. Ảnh: Shutterstock.
Từ chối đi du lịch Valentine vì dịch Covid-19, cô gái bị người yêu chia tay
Tôi và người yêu đã lên kế hoạch đi chơi ngày lễ Tình nhân năm nay nhưng đành hoãn lại vì dịch Covid-19. Thế nhưng tôi không ngờ vì lý từ chối đi du lịch mà anh ấy đòi chia tay ngay ngày Valentine.
" alt="Bộ mặt xấu xí của Venice khi bị tàn phá bởi du lịch" />Phát hiện hàng nghìn hố bí ẩn xuất hiện dưới đáy biển Một điều bí ẩn vẫn đang được các nhà nghiên cứu tìm hiểu liên quan tới hàng nghìn chiếc hố xuất hiện ở ngoài khơi bờ biển Big Sur, California, Mỹ.
Hàng nghìn chiếc hố sâu bí ẩn xuất hiện dưới đáy đại dương ở California, Mỹ Nhóm nghiên cứu tại viện nghiên cứu đại dương Monterey Bay (MBARI) đã phát hiện khoảng 15.000 chiếc hố nằm rải rác khắp khu vực rộng 1300 km2. Những chiếc hố bí ẩn có đường kính trung bình 11m, sâu 1m, nhưng cũng có chiếc sâu tới 5m.
Khoảng 30% trong số chúng có chứa rác thải của con người. Nhiều loài cá hay các sinh vật biển khác thậm chí dùng số rác làm môi trường sống cho chúng.
Điều bí ẩn nhất là việc hình thành của hàng nghìn chiếc hố này. Nhóm nghiên cứu chưa tìm ra nguyên nhân tạo ra chúng.
Khoảng 30% trong số chúng có chứa rác thải của con người và sinh vật biển lấy đó làm môi trường sống Trước đó, tình trạng tương tự từng xảy ra tại một số vùng biển như gần Đài Loan, Trung Quốc, nhưng có liên quan tới việc giải phóng khí mê-tan. Tuy nhiên, tại vùng biển California lại không có dấu vết của loại khí này.
Theo nhà nghiên cứu Eve Lundsten tại MBARI, “nguyên nhân và sự tồn tại của hàng nghìn hố sâu vẫn chưa được giải thích”.
Rùng rợn nhà thờ bỏ hoang từ thế kỷ 14 bị 'chiếm giữ bởi 32 bóng ma'
Tại nhà thờ bị bỏ hoang lâu đời ở thị trấn nhỏ bé Lukova (Cộng hòa Séc), bạn có thể nhìn thấy đầy rẫy những hình thù kỳ lạ màu trắng.
" alt="Phát hiện hàng nghìn hố bí ẩn dưới đáy biển" />Để tránh đẩy câu chuyện đi quá xa, tôi đã trực tiếp gặp gỡ và trao đổi thẳng với Thanh. Cô ấy đã khóc và thú nhận những vết nhơ trong quá khứ là có thật. Nhưng giờ đây cô ấy đã giũ sạch quá khứ để làm người tử tế. Thời điểm ấy tôi chưa xuất hiện, cô ấy không hề có lỗi với người đàn ông hiện tại là tôi. Rằng ai cũng từng có quá khứ, quan trọng là giờ đây cô ấy đã ngay thẳng trở lại và tình cảm hiện tại dành cho tôi là thực lòng.
Ước gì tôi chưa từng nghe câu chuyện khủng khiếp trên để có thể tiếp tục yêu em trọn vẹn. Nhưng giờ đây, quá khứ hãi hùng của bạn gái khiến tôi ám ảnh cả trong giấc mơ. Tôi biết nếu tình cảm bản thân dành cho em đủ lớn, tôi đã có thể học cách quên đi và tha thứ cho em.
Nhưng đáng buồn là tôi đã biết tất cả. Tôi cũng chỉ là người trần mắt thịt chứ không phải là phi phàm để có thể dễ dàng bỏ qua quá khứ của người yêu. Rồi còn sức khỏe sinh sản của em sau hai lần phá thai nữa. Liệu nếu tôi chấp nhận và cưới em về, em có thể có bầu và sinh con bình thường được không?
Tôi đã lần tránh em hai tuần nay nhưng lúc nào cũng nhớ em cồn cào. Tôi có nên buông bỏ và cho em cũng là cho chính tôi cơ hội tiếp tục nuôi dưỡng tình yêu này?
Chuyện dạy con trong gia đình người Hà Nội có 3 con là giáo sư
Bề ngoài, Giáo sư Hàm và vợ có lối sống khác nhau nhưng cả hai đều có chung quan điểm dạy con rất tiến bộ.
" alt="Quá khứ 'đen kịt' của người yêu khiến tôi hãi hùng, muốn bỏ chạy" />Cổng vào khu di tích.
Được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 2014, hiện nay di tích thành cổ Biên Hòa đang trong tình trạng cố gắng phục hồi và tôn tạo.
Lịch sử hình thành di tích
Chúng tôi đến số 129 Phan Chu Trinh (P. Quang Vinh, Tp Biên Hòa). Bên ngoài, trên cổng ra vào một tấm biển to còn mới toanh ghi rõ: Tổ quản lý di tích - Thư viện. Phải nhìn thật kỹ mới thấy ở góc tối, dòng chữ: 'Di tích lịch sử Thành Biên Hòa' bằng đồng đen đã ngả màu tối sậm.
Thành cổ Biên Hòa được xây dựng vào năm Gia Long thứ 15 (1816) tại thôn Bàn Lân, huyện Phước Chánh, tỉnh Biên Hòa với tên gọi là 'Thành Cựu'. Thành do dân Lạp Man xây đắp bằng đất. Năm 1834, vua Minh Mạng cho đắp lại 'Thành Cựu' bằng đất. Đến năm 1837, Minh Mạng cho xây lại thành bằng đá ong đỏ và đổi tên là Thành Biên Hòa.
Thành có chu vi 1.645,12 mét, tường thành dài 3,604 mét, dày tới 4,24 mét, hào rộng 16,96 mét, sâu 2,544 mét, với diện tích khuôn viên bốn tường bao tới gần 17 hécta.
Tòa nhà phía tây lúc chưa tôn tạo (ảnh Bảo tàng Đồng Nai cung cấp). Năm 1861, Pháp đánh chiếm các tỉnh Nam Bộ. Thành Biên Hòa rơi vào tay Pháp. Trong thời gian chiếm đóng, quân đội Pháp tiến hành xây dựng lại, thu gọn chu vi Thành Biên Hòa chỉ còn 1/8 so với trước.
Vào những buổi sáng, lính Pháp thường sử dụng kèn báo thức, âm thanh vang cả một vùng nên dân địa phương quen gọi là Thành Kèn.
Từ 1954 - 1975, Thành Biên Hòa không có gì thay đổi. Chính quyền Sài Gòn đã sử dụng lại toàn bộ các công trình của Pháp để lại. Thành được chia thành hai khu vực tây bắc và đông nam bằng một con đường. Khu vực tây bắc của Thành Biên Hòa là nơi làm việc của phòng nhì, bưu chính. Lầu trệt của ngôi biệt thự được sử dụng để giam giữ, khảo tra các chiến sĩ cách mạng. Hướng đông nam của thành là khu vực sở An ninh quân đội.
Tòa nhà phía tây hiện nay. Sau năm 1975, Thành Biên Hòa được lực lượng cách mạng tiếp quản giao lại cho phòng Hậu cần Công an tỉnh Đồng Nai sử dụng đến năm 2009.
Trong suốt thời gian hoạt động, phòng Hậu cần, Công an tỉnh đã sử dụng biệt thự phía tây bắc và công trình kiến trúc phía đông làm nơi làm việc và kho để quân trang quân dụng. Họ cũng đập bỏ lô cốt phía chính diện, tường thành hướng đông, tây bắc và một phần hướng đông nam đồng thời xây mới nhà làm việc 2 tầng, nhà kho, nhà để xe ở phía trong thành.
Năm 2001, triển khai dự án mở rộng lòng lề đường Phan Chu Trinh, tường thành hướng tây nam của Thành Biên Hòa bị đập bỏ.
Tháng 3/2008, UBND tỉnh Đồng Nai ra quyết định công nhận Thành Biên Hòa là di tích lịch sử cấp tỉnh. Cũng trong năm này, ngành Hậu cần Công an tỉnh Đồng Nai rút khỏi Thành Biên Hòa để lại nơi đây một quang cảnh hoang tàn. Ban Quản lý Di tích Danh thắng, đơn vị quản lý di tích Thành Biên Hòa đã triển khai công tác dọn dẹp vệ sinh xung quanh và toàn khu vực, tạo cho di tích có cảnh quan xanh, sạch đẹp.
Nhếch nhác di tích
Bên trong một căn phòng, bụi bám dày trên các vật thể. Ngổn ngang tượng sáp ở hành lang. Chúng tôi đến thăm di tích. Từ ngoài nhìn vào, hai tòa nhà tây và đông sừng sững với những nét cổ kính xưa cũ. Giữa 2 tòa nhà, một khoảng đất trống rộng bát ngát. Trên nền đất được cải tạo và trồng cỏ. Tường bao quanh thành dường như được xây mới.
Chúng tôi vào tòa nhà phía tây. Nhà có 2 tầng, mỗi tầng có 4 phòng. Trên lầu, cửa đóng kín, tối đen. Anh bảo vệ phải hướng dẫn, chúng tôi mới tìm ra nguồn điện.
Bên trong một căn phòng, nhiều vật dụng cũ xưa rơi vãi khắp nơi. Những chiếc máy đánh chữ, máy nghe đĩa, chiếc kèn thổi... để lộn xộn. Ở một phòng khác, 2 hình sáp, 3 chiếc đèn dầu chỏng chơ đều phủ một lớp bụi dày.
Chúng tôi xuống tầng dưới, tất cả các phòng ở đây đều trưng bày người sáp. Phía ngoài hành lang, nhiều người sáp được chất ngổn ngang nhếch nhác.
Qua nhà đông, mọi thứ không khá hơn. Tòa nhà cũng 2 tầng nhưng chỉ 2 phòng/tầng. Bên trong cả 4 phòng đều chứa đầy bụi và rác.
Tòa nhà phía đông. Dãy nhà 2 tầng được xây dựng trong thời gian phòng Hậu cần Công an tỉnh Đồng Nai đồn trú, đã có kế hoạch dỡ bỏ khôi phục lại cổng và tường thành nhưng chưa có kinh phí. Ông Nguyễn Xuân Nam, Phó Giám đốc Bảo tàng Đồng Nai cho biết, sau khi được công nhận là di tích cấp quốc gia, UBND tỉnh đã giao cho Ban Quản lý di tích danh thắng lập dự án tôn tạo và trùng tu di tích. Tòa nhà phía đông và tây vốn xuống cấp đã được trùng tu lại.
Ngoài ra, tường thành, tháp canh cũng được tôn tạo. Các công trình được xây dựng mới trong thời gian công an tiếp quản như nhà để xe, nhà kho đã được tháo dỡ trả lại cảnh quan cho Thành cổ Biên Hòa. Chỉ còn lại dãy nhà làm việc 2 tầng ở phía trước theo dự án cần tháo dỡ để khôi phục lại cổng thành và bức tường thành nhưng mãi đến nay vẫn chưa đủ kinh phí thực hiện.
Gần đây, việc quản lý di tích được UBND tỉnh giao cho thành phố, quận huyện trực thuộc tỉnh quản lý. Các địa phương sẽ chủ động hơn trong công tác quản lý. Tuy nhiên, điều quan trọng là thiếu nhân sự có chuyên môn nên địa phương sẽ gặp khó khăn trong trường hợp giải quyết các vướng mắc.
Thiết nghĩ, việc khôi phục lại thành cổ Biên Hòa như kết cấu ban đầu là điều không tưởng. Chỉ mong sao, những gì có thể phục dựng sẽ phục dựng và những gì còn lại sẽ được bảo quản gìn giữ tốt hơn.
Bất chấp biển cấm, cặp đôi trèo lên di tích ở Đà Nẵng để có ảnh đẹp
Cô dâu, chú rể cùng ekip của tiệm chụp ảnh cưới đã leo lên Hải Vân Quan để có những bức ảnh đẹp dù biển cấm leo trèo được dựng ngay bên cạnh.
" alt="Cảnh khó tin bên trong Thành Kèn, di tích 200 tuổi ở Đồng Nai" />Chúng tôi dừng lại trước căn nhà đóng kín cửa. Một thanh niên, có lẽ nghe tiếng động, mở cửa bước ra.
Xóm nghèo giữa làng đại học
Làng đại học Thủ Đức là tên gọi cũ của vùng đất thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM. Rộng hơn 643 ha, Đại học Quốc gia TP.HCM nằm trên địa giới của phường Linh Trung (Q. Thủ Đức, TP.HCM) và phường Đông Hòa (TP Dĩ An, Bình Dương).
Xóm nhà nghèo trong lòng Đại học Quốc gia TP HCM. Trong khu vực thuộc phường Đông Hòa, kết cấu đất chỉ gồm một lớp đất mỏng bên trên, bên dưới là đá tảng. Nhiều đơn vị vào khai thác đã để lại những hồ đá rộng lớn với độ sâu vài chục mét. Lâu ngày, nước mưa đọng lại.
Hiện nay, tình trạng khai thác đá chấm dứt đã lâu. Những người làm nghề đá đã tản mạn khắp nơi. Duy chỉ có một xóm nhỏ với những mái nhà xiêu vẹo ẩn dưới tán rừng vẫn còn tồn tại, cách ngã tư Quốc Phòng vài trăm mét.
Chủ nhân trong những căn nhà vốn là công nhân làm đá trước đây. Khi đơn vị khai thác giải thể, họ không có nơi cư trú, nên dựng nhà ở đây làm chốn dung thân. Thấm thoắt, thời gian trôi qua cũng đã hơn 10 năm.
Sau khi vượt qua vài trăm mét đường mòn chỉ đủ lọt bánh xe, xuyên qua cánh rừng mỏng bị cháy lá vì nắng nóng, chúng tôi đến xóm nghèo này.
Xóm vắng. Đón chúng tôi, một bầy chó hơn 20 con mập mạp sủa vang trời. Dạo quanh xóm, không nhà nào còn nguyên vẹn: Có nhà rách, có nhà mái tôn cũ kỹ rỉ sét, có nhà cửa mở, nhà cửa đóng, trông rất ảm đạm.
Cha con ông Hải. Người hướng dẫn chúng tôi là ông Hồ Ngọc Hải 62 tuổi. Đưa chúng tôi đến trước căn nhà đóng kín cửa, ông nói, 'Nhà của tôi đó'.
Có lẽ đây là căn nhà khang trang nhất ở xóm. Nhà có khung sắt đỡ mái tôn. Bốn phía cũng bằng tôn còn rất mới.
Chỉ ra nhà cũ ở phía sau, nơi còn một đống đổ nát, ông cho biết: 'Đó là căn nhà mà vợ chồng ông đã dựng từ hơn 20 năm trước. Vì nhà ở khu vực bãi đá nên mỗi lần bắn đá, đá văng trúng, thủng mái, gãy cột, hư nát nhiều'.
'Đa số nhà ở đây đều chung tình trạng như thế. Ai có điều kiện thì tu sửa. Riêng tôi, sau khi vợ mất để lại đứa con bệnh tật, tôi không thể cải thiện được. Gần đây bà con giáo dân ở nhà thờ trong khu vực đã quyên góp làm lại cho tôi căn nhà này …', ông nói tiếp, tay chỉ về căn nhà có mái tôn còn mới.
Mảnh đời cơ cực
Căn nhà đẹp nhất xóm của ông Hải. Ông Hải mời chúng tôi vào nhà. Căn nhà tối, ông phải lấy bật lửa, đốt ngọn đèn dầu. 'Ở đây, từ khi đơn vị giải thể, chúng tôi sống trong tình trạng không điện không nước. Ban đêm, đốt đèn dầu. Để có nước tắm giặt, chúng tôi phải đi khá xa, đến khu vực ngày xưa khai thác đá, giờ đã thành hồ để múc về dùng. Nước uống thì chúng tôi mua từng can 20 lít …'.
'Trước đây, khi mỏ đá còn hoạt động, cả xóm có đến vài chục căn nhà. Sau đó, cũng vì không có điện nước, họ bỏ đi, chỉ còn vài hộ bám trụ'. Nói đến đây, ông dừng lại. Gương mặt ông chùng xuống.
'Nó lại đi nữa rồi', ông buột miệng, rồi thở dài sau khi nhìn quanh nhà. 'Ngày nào cũng vậy, hết đóng cửa ở trong nhà, nó ra ngoài ngồi nắng. Nó cứ ngồi một chỗ, đến nỗi da đen sạm đi'.
'Nó' ở đây là con trai ông. Người mà chúng tôi đã gặp khi vừa đến. Chàng trai có dáng người cao, mảnh khảnh. Nét đờ đẫn hằn rõ trên khuôn mặt.
Không có điện, ông Hải phải đốt đèn dầu. Ông Hải quê ở Núi Sam, Châu Đốc (An Giang), lấy vợ năm 1982.
Ông vốn là thợ làm đá. Khi các mỏ đá ở quê nhà ngưng hoạt động, người cậu gọi ông lên khu vực này để cùng làm. Làm ở đây được vài năm thì vợ ông mang theo Hồ Minh Tiến - đứa con thứ 2 lúc đó mới 6 tháng tuổi từ quê lên sống cùng chồng.
Hàng ngày, ông đẽo đá, vợ kinh doanh tự do, cuộc sống cũng có đồng ra đồng vào. Không ngờ, 3 năm sau, vợ ông qua đời vì u não, bỏ lại đứa con còn thơ dại. Người con trai cả của ông thì lêu lổng, bê tha rồi cũng ngã bệnh chết.
Khi mỏ đá đóng cửa. Ông xoay ra nghề chạy xe ôm, một mình gà trống nuôi con. Cuộc sống cứ thế trôi dần.
Cậu con trai thứ 2 lớn lên, biết thương cha vất vả đã tìm nhiều công việc để làm. Tiền kiếm được bao nhiêu, Tiến mang về phụ với cha lo bữa ăn hàng ngày. Không may, một ngày vào 5 năm trước, trong lúc leo giàn giáo xây dựng nhà, Tiến ngã xuống, đầu đập mạnh vào vật cứng và trở thành người bệnh tâm thần từ đó.
Tiến thường ngồi phơi nắng hàng giờ. 8 năm nay, cứ 5h sáng, ông Hải thức dậy, ra điểm tập kết chạy vài cuốc xe rồi mua thức ăn sáng mang về. Hai cha con cùng ăn. Ăn xong, ông đi làm tiếp. Bữa trưa và khi chiều về, ông đều mua cơm để hai cha con ăn.
Ông cho biết, từ khi bị bệnh, Tiến không làm hại, cũng không nói với bất kỳ ai một lời nào. Nhưng thỉnh thoảng lên cơn, Tiến lại cầm dao rượt chém bố. May mắn, lần nào ông cũng thoát.
'Tôi già rồi. Chỉ mong được khỏe để chạy xe có tiền nuôi con bệnh tật. Điều băn khoăn nhất của tôi bây giờ là nếu tôi có mệnh hệ gì, ai sẽ là người có thể chăm lo cho Tiến được đây?', ông Hải nói với chúng tôi, đôi mắt đã đỏ hoe.
Cứu cô gái bị nạn giữa đêm, người đàn ông Sài Gòn gặp cảnh không ngờ
Khi ông vừa tiếp cận cô gái, bất ngờ từ trong bụi rậm hơn 10 thanh niên tay cầm mã tấu nhào ra.
" alt="Cảnh sống không điện, nước ở xóm nghèo giữa làng đại học" />
- ·Nhận định, soi kèo Avispa Fukuoka vs Kashiwa Reysol, 12h00 ngày 15/2: Tiếp tục gieo sầu
- ·Chuyện về cây cổ thụ giữ thư liên lạc bí mật của người tù Côn Đảo
- ·Phát hiện hàng nghìn hố bí ẩn dưới đáy biển
- ·Campuchia vật lộn chống Covid
- ·Nhận định, soi kèo Persik Kediri vs Persis Solo, 19h00 ngày 14/2: Khó tin cửa trên
- ·Chiến dịch truyền thông độc đáo ‘Đã uống rượu bia
- ·Phát hiện 4 siêu Trái đất quay xung quanh một ngôi sao giống Mặt trời
- ·Chuyện tình các y bác sĩ giữa tâm dịch Vũ Hán
- ·Nhận định, soi kèo U20 Nhật Bản vs U20 Thái Lan, 16h15 ngày 14/2: Không thể cản bước
- ·Bố mẹ Tiến Linh tạo lập được căn nhà tiền tỉ từ 30 triệu đồng
Sa Pa - nơi đất trời giao thoa
Mỗi mùa, Sa Pa mang một vẻ đẹp khác nhau, nhưng có lẽ mùa xuân là thời điểm khiến lòng người thổn thức nhất, đặc biệt là những đôi lứa yêu nhau, khi trăm hoa khoe sắc, những chồi lộc non bắt đầu bung nở sau kỳ nghỉ đông lạnh giá. Có nhiều điểm để chiêm ngưỡng cảnh sắc thơ mộng ấy nhưng địa danh được truyền tai nhiều các cặp đôi không nên bỏ qua là Khu du lịch Sun World Fansipan Legend nơi “nóc nhà Đông Dương”.
Chẳng cần mải miết đi vào tận sâu những bản làng, hai bạn vẫn có thể dắt tay nhau bước dưới con đường hoa đào rực rỡ.
Những triền hoa cải trắng, cải vàng, những hoa xác pháo, rum trắng, tulip đủ màu… đủ thành một “thiên đường” hoa lãng mạn dành tặng cho người ấy.
Fansipan có một loài hoa đặc biệt chỉ dành cho mùa yêu thương này, đó là đỗ quyên. Người Tây Bắc có cả một truyền thuyết về loài hoa tượng trưng cho tình yêu đôi lứa bền chặt này. Trên dãy Hoàng Liên, hoa trải dải từ độ cao 2000m dọc tuyến cáp treo lên tới đỉnh Fansipan với hàng nghìn gốc hàng trăm năm tuổi…
Ngắm hoa đỗ quyên nở giữa mênh mông núi rừng Fansipan, chiêm ngưỡng quần thể tâm linh linh thiêng trên đỉnh Đông Dương, chắp tay bái Phật, dạo bước giữa an nhiên thiền tịnh… những cảm xúc ấy, chỉ khi nào lên với Fansipan, người ta mới thấy vì sao tới tận lúc này, ta mới biết đến “chốn tiên cảnh Phật” ấy.
Ở nơi vùng cao này cũng thấm đẫm văn hóa Tây Bắc, trong những trò chơi dân gian, bên những nếp nhà sàn mộc mạc, trong những điệu múa xập xòe váy áo Mường rực rỡ hay tục lệ cấp sắc của người Dao đỏ.
Những bữa tiệc tình yêu là không thể thiếu. Thì đây, nhà hàng Vân Sam với set menu Tình yêu 3 món sang chảnh chỉ 329.000 đồng/người hoặc buffet hơn 50 món giá chỉ 170.000 đồng/người là lựa chọn tuyệt vời.
Bà Nà Hills - khung trời Âu cổ tích
Với những cặp đôi yêu thích sự lãng mạn đậm chất châu Âu thì Bà Nà Hills chưa bao giờ thiếu đi sự hấp dẫn, lãng mạn và mới lạ, cho dù là mùa yêu năm nào, các cặp đôi cũng chọn đến nơi này.
Châu Âu thu nhỏ với quảng trường Du Dôme, Làng Pháp cổ kính, hầm rượu Debay hàng trăm năm tuổi xuyên lòng núi, khách sạn lãng mạn bậc nhất thế giới Mercure Danang French Village Bana Hills, hay những vũ hội, carnival sôi động… Bà Nà sẽ là một món quà lớn mở ra cho nửa còn lại của bạn, với liên tục những khám phá bất ngờ.
Và bất ngờ lãng mạn nhất sẽ là những vườn hoa tulip trải dài ở xứ sở muôn hoa này. 1,5 triệu bông rực rỡ sắc màu, kết thành những bông hoa khổng lồ ngay lối vào Cổng thành, trải những tấm thảm hoa đa sắc bất tận trong khu vườn Le Jardin D’Amour, ngỡ như Hà Lan xa xôi đang ở ngay trước mắt.
57 giống hoa, trong đó là rất nhiều giống quý hiếm như queen of the night (nữ hoàng bóng đêm), Fancy Frills, Fabio, Queensland, flash point, green dance, indiana, purple valley, negrita… tô những sắc đỏ, vàng, đen, tím, hồng, xanh... vô cùng sinh động. Mỗi màu hoa uất kim hương mang một ý nghĩa khác nhau, nhưng tựu chung lại chính là vẻ đẹp kiêu sa, sự chân thành và nồng cháy của tình yêu. Vậy nên, đứng giữa một rừng tulip tràn ngập sắc hương ấy, những kẻ tình si hay “khô như ngói” cũng phải thốt lên những lời yêu thương đầy ngọt ngào với “nửa kia” của mình.
Những show diễn nghệ thuật tưng bừng mỗi ngày cũng sẽ khiến hành trình khám phá Bà Nà mùa hoa xuân thêm sôi động.
Dịp này, Bà Nà còn áp dụng gói combo đêm ưu đãi hấp dẫn. Chỉ với 600.000 đồng/người lớn, 425.000 đồng/trẻ em là bạn đã có thể sở hữu vé cáp treo và buffet tối dành cho 01 người tại nhà hàng Beer Plaza và xe bus đưa đón hai chiều Đà Nẵng - Bà Nà (theo khung giờ).
Doãn Phong
" alt="Những điểm ‘đi trốn’ cùng người yêu không nên bỏ lỡ dịp Valentine" />Nhỏ to cùng con
Có con gái nhỏ, chị Thanh ở Q.Bình Thạnh (TP.HCM) cho biết, đã nghe khá nhiều vụ trẻ em bị xâm hại và đặc biệt đối tượng gây ra vụ việc là người thân, quen biết nên chị khá lo lắng. Tuy nhiên, theo chị, 'Nếu chỉ lo lắng thôi thì không giải quyết được vấn đề nên tôi tìm hiểu cách giúp con ứng xử với những tình huống mà con có thể gặp phải'.
Chị nói cho con rõ về vùng cơ thể nhạy cảm của mình, ai được tiếp xúc và tiếp xúc với con ở mức độ nào. Khi gặp tình huống người lạ hay người quen cố ý đụng chạm thì phải hét lên hoặc bỏ chạy. 'Những điều đó tôi đọc sách và tìm hiểu từ báo chí, nghe các chuyên gia chia sẻ, rồi áp dụng ngay trong nhà mình', chị kể.
Bé có vẻ hiểu và ứng xử tốt, sẵn sàng chia sẻ khi mẹ hỏi về mọi thứ bé gặp, bé nghe thấy, đó là kết quả mà chị Thanh vui mừng nhất sau thời gian thẳng thắn với con.
Trong một chương trình nói chuyện về phòng chống xâm hại với học sinh, ThS Huân chỉ cách cho các bạn xử lý khi bị tấn công, xâm hại. Ảnh: Nguyễn Lâm 'Đừng để mất bò mới lo làm chuồng' là câu nói mở đầu của anh Nguyễn Hà (Đà Nẵng) khi trò chuyện với chúng tôi về việc này. Anh có ba con thì có hai cô con gái nên 'gia đình đặc biệt giáo dục con chuyện bảo vệ bản thân'.
'Không phải không tin người khác nhưng cũng không nên quá dễ dãi trong chuyện cho con cái tiếp xúc với mọi người, nhất là người khác giới, anh Hà bày tỏ quan điểm.
'Tôi đọc báo thấy nhiều trường hợp khá đau lòng và đau lòng nhất là người thân mà lại có hành vi lạm dụng con cháu mình. Rất tiếc, đây không phải là cá biệt, một vài mà là khá nhiều trường hợp. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, 70% các vụ lạm dụng trẻ em là do người thân quen làm', anh Hà dẫn giải rồi khẳng định 'phải nhỏ to với con những kỹ năng, trong đó có việc tự bảo vệ bản thân”.
Anh Lê Thanh Luận ở Quảng Nam thì cho biết: 'Không chỉ con gái mới bị lạm dụng mà con trai cũng cần được bảo vệ khỏi 'nanh vuốt' của những kẻ biến thái'.
Theo anh, đối với trẻ nhỏ, cháu nào cũng dễ thương nên ai nhìn thấy cũng muốn nựng, bày tỏ tình cảm. Tuy nhiên, cần phải có nguyên tắc và giới hạn, đừng thái quá như hun hít vồ vập, xoa tay chân. Hành động đó không chỉ tăng nguy cơ lạm dụng mà còn có khả năng lây bệnh.
Đừng chủ quan trong giáo dục giới tính
Trong chia sẻ liên quan đến vấn đề này, ThS Lê Minh Huân, giảng viên Tâm lý học Trường ĐH Sư phạm TP.HCM dẫn con số: cứ 4 bé gái thì có một bé bị xâm hại, 6 bé trai thì có một bé bị xâm hại (theo theo thống kê của Hiệp hội Quốc gia Phòng chống Bạo hành trẻ em - NSPCC).
Cũng theo ThS Huân, kết quả nghiên cứu của NSPCC có đến hơn 93% thủ phạm có mối quan hệ quen biết với nạn nhân, trong đó 47% kẻ xâm hại là họ hàng, người trong gia đình nạn nhân. Vì vậy, khi dạy về phòng tránh xâm hại cần nhấn mạnh với trẻ rằng người xâm hại trẻ có thể là bất kỳ ai, trong đó người quen nhiều hơn người lạ, họ có vẻ ngoài, lời nói bình thường như bao người.
Nói về cách tự bảo vệ và nhận diện nguy cơ, ThS Lê Minh Huân chia sẻ: 'Đứng lớp, tôi dạy trẻ phân biệt kỹ hai loại đụng chạm: an toàn là được cha mẹ và con đồng ý, khiến con dễ chịu, vui vẻ; không an toàn là cha mẹ và con không đồng ý, khiến con cảm thấy khó chịu, khó hiểu, sợ, đau…
Với đụng chạm không an toàn, trẻ cần phản ứng để phòng vệ vì đây là con đường ngắn nhất có nguy cơ dẫn đến nạn xâm hại'.
Trở lại câu chuyện với các phụ huynh, anh Hà cho biết, nhiều phụ huynh khá chủ quan trong giáo dục giới tính, giúp con tự bảo vệ mình, đến khi có 'tai nạn' mới giật mình thì đã quá muộn.
'Trẻ em là lứa tuổi cần chúng ta chăm sóc, bảo vệ nhất. Chăm sóc không chỉ là cho ăn, bảo vệ con khỏi những rủi ro trong đi đứng ... mà còn giúp con tránh việc xâm hại tình dục', chị Thanh quả quyết.
Với anh Luận, báo chí, dư luận đã nói không ít về việc này nhưng cần tiếp tục nói nhiều hơn nữa để gióng tiếng chuông cảnh giác cho mọi người hiểu rõ hơn, có nhiều sự tương tác tích cực hơn với con cái về việc này.
Tự trẻ bảo vệ mình là tốt nhất!
'Trẻ cần được dạy nhận diện chính xác các vùng riêng tư quan trọng: môi, mông, vùng kín, ngực (ở cả bé trai và bé gái). Không ai được phép đụng chạm vào, trừ bác sĩ khám bệnh nhưng phải có ba mẹ bên cạnh. Kể cả cha mẹ khi đụng chạm trẻ một cách thái quá, khiến trẻ cảm thấy lạ lẫm, khó hiểu, đau… trẻ cũng có quyền phản ứng để tự bảo vệ mình, nhất là lúc cha mẹ không tỉnh táo hoặc say xỉn. Không ai bảo vệ trẻ tốt bằng chính chúng cả!' – ThS Lê Minh Huân
Hành động nhanh trí của bé 4 tuổi cứu mẹ thoát cơn nguy kịch
Isla Glaser (4 tuổi) đang ở nhà cùng với các em vào ngày 6/12 thì mẹ cô bé, bà Haley Glaser, bị ngất xỉu...
" alt="Dạy bé kĩ năng phòng tránh xâm hại tình dục" />Rễ cây đa trên 100 tuổi đỡ cho cổng không sập Cánh rừng nhỏ với hàng trăm cây cổ thụ thuộc hàng danh mộc với tuổi đời trên 200 năm vẫn còn tồn tại ở phường Tân An TP. Thủ Dầu Một (Bình Dương).
Mảng rừng nguyên sinh còn sót lại và ngôi đình cổ 200 năm
Không um tùm rậm rạp, cánh rừng hiện nay được bao bọc bởi tường rào kiên cố. Cả 2 cổng vào đều khép kín. Thật khó có nơi nào có cổng vào như thế. Cổng xây bằng gạch rêu phong cũ kỹ có dấu hiệu sụp đổ nhưng khó có thể đổ được.
Trên mỗi cổng đều có cây đa trên 100 tuổi tỏa bộ rễ bao bọc một cách vững chắc. Thế nhưng, để đảm bảo an toàn, cổng vẫn đóng và không còn sử dụng.
Chúng tôi vào bên trong rừng qua một ngõ khác. Những cây sao, dầu, bằng lăng, gõ, cám đang tỏa bóng mát. Thân cây cao gần 20m, to có thể vài người ôm được trải đều trên khu đất rộng.
Trong những cây to đó, có những cây đang có dấu hiệu thoái hóa. Ở gần cổng còn trơ một gốc sao khá to.
Hướng dẫn chúng tôi tham quan khu rừng, ông Nguyễn Tri Phủ, Trưởng ban nghi lễ đình Tân An cho biết, khoảng 2 năm trước, cây sao này bị mục gốc và đã đổ xuống. Rất may sự cố xảy ra vào lúc 20 giờ nên không gây thiệt hại về người.
Một cây sao cổ thụ. Một góc rừng. Chúng tôi đi trên đám lá khô, dưới bóng mát của cây rừng cứ ngỡ đang lạc vào một vùng đất hoang sơ nào đó. Nhưng không, âm vang của hồi chuông vọng lại. Bên cạnh khu rừng, đình Tân An trầm mặc. Không khí Tết còn vương vấn đâu đây.
Đình Tân An được xây dựng vào năm 1820, vừa đúng 200 năm. Khởi đầu - theo tài liệu của Ban Quản lý di tích và Danh thắng Bình Dương - lớp cư dân đầu tiên đến vùng đất này khai cơ lập nghiệp đã dựng nên ngôi đình bằng mấy gian nhà gỗ đơn sơ lợp ngói đỏ. Vị thành hoàng được người dân tôn thờ tại đình là Tiền quân Nguyễn Văn Thành, khai quốc công thần của triều Nguyễn.
Ngôi đình sau đó được xây cất lại với chiều rộng 50m, dài 70m. Kết cấu bằng gỗ sao, đình kiến trúc theo hình chữ tam mang đậm phong cách của ngôi đình nam bộ xưa.
Kết cấu bên trong gồm 40 cột gỗ vuông, ngoài hành lang 30 cột. Toàn bộ khung sườn đình đều làm bằng gỗ sao được lấy từ những cây sao già tại khu rừng cạnh đó. Mái đình được lợp toàn bộ bằng ngói vây cá.
Dấu ấn của thời gian đã thể hiện rõ nét qua lớp rêu phong trên mái trông rất cổ kính. Trên mỗi nóc đều có hình lưỡng long tranh châu. Các góc mái trang trí hình cá hóa rồng. Nền đình lát gạch tàu hình lục giác.
Ông Phủ cho biết, trải qua bao năm tháng, hiện nay cả khu rừng và ngôi đình vẫn còn nguyên vẹn. Rừng đang được trồng thêm một số cây dầu ở những vị trí còn trống. Đình chưa có dấu hiệu xuống cấp nên cũng chưa cần phải tôn tạo. Điều quan trọng là phải biết giữ gìn để ngôi đình mãi mãi ngự trị trong lòng người dân Thủ Dầu Một ...
Nỗi oan từ một bài thơ của con trai
Gốc sao bị đổ. Cổng đình Tân An. Đình được xây theo hình chữ tam. Trên nóc đều có lưỡng long tranh châu. Như đã nói, vị thành hoàng của đình Tân An là khai quốc công thần, Tiền quân Nguyễn Văn Thành (1757 - 1817). Ông người gốc Thừa Thiên, theo cha vào Nam giúp Nguyễn Phúc Ánh, lập được nhiều công trạng. Ông là người có công rất lớn trong việc đưa Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, vị vua đầu tiên của triều Nguyễn.
Ông được phong chức Khâm Sai Chưởng Tiền quân, Bình Tây Đại tướng quân với tước Quận công. Năm 1802, ông được giao làm Tổng trấn Bắc thành. Tại đây - kinh thành Thăng Long cũ - ông đã có những việc làm hết sức ý nghĩa.
Tuy là một quan võ nhưng ông đã có bài văn tế chiến sĩ trận vong nhằm truy điệu các tướng sĩ bỏ mình trong trận mạc. Với tư cách là một võ tướng, trong bài văn tế ông đã giãi bày công trạng của những người đã nằm xuống, tỏ lòng thương tiếc những người còn lại bằng giọng văn hùng hồn đầy thương cảm.
Ông đã cho tu bổ Văn Miếu - Quốc Tử Giám, dựng thêm Khuê Văn Các. Đây là một kiến trúc có giá trị độc đáo về khía cạnh văn hóa và mỹ thuật. Công việc được hoàn thành vào mùa thu năm 1805.
Chánh điện Chân dung Tiền quân Nguyễn Văn Thành
Một góc đình với cột kèo trạm trổ. Rời chức Tổng trấn Bắc thành, ông về kinh đô Huế giúp vua soạn bộ Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là luật Gia Long). Công trạng của ông đối với nhà Nguyễn rất lớn. Vậy mà chỉ trong tích tắc, công lao ấy bị xóa sạch và ông phải chịu cái chết vô cùng oan ức.
Con trai trưởng của ông là Nguyễn Văn Thuyên vốn có tài văn chương thi phú. Năm 1815, trong một lần giao lưu với bạn, Thuyên đã có bài thơ với 2 câu kết :
'Sơn tể phen này dù gặp gỡ,
Giúp nhau xoay - đổi hội cơ này'.
Đình Tân An được công nhận là di tích cấp quốc gia. Những người ghét ông đã suy đoán thêu dệt vu cho ông tội muốn làm phản, và đã tâu với vua. Ông đã kêu oan nhưng không được Gia Long xét, buộc ông phải uống thuốc tự vẫn sau khi đã xử trảm Nguyễn Văn Thuyên.
Năm 1868, thể theo lời đệ tấu xin gia ân của Đông các đại học sĩ Võ Xuân Cẩn, vua Tự Đức đã truy xét công trạng, lại chiếu giải oan án và phong chức tước cho con cháu Tiền quân Nguyễn Văn Thành. Sau đó, nhà vua cũng đã sắc phong cho ngôi đình Tân An và phong tước cho thành hoàng Nguyễn Văn Thành.
Năm 2014, đình Tân An chính thức được công nhận là di tích lịch sừ cấp quốc gia.
6 đền, chùa có kiến trúc độc lạ bậc nhất châu Á
Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia... là những quốc gia sở hữu loạt đền, chùa độc đáo bậc nhất châu Á. Các điểm đến này thu hút nhiều du khách ghé tham quan, thưởng ngoạn.
" alt="Ngôi đình 200 năm tuổi và nỗi oan của vị công thần" />Bức ảnh do Trần Tuấn (sinh năm 1992) chụp khi đi du lịch vùng cao vào dịp Tết. Ảnh: NVCC
Xách vali đi du lịch từ mồng 2
Từ trước khi lập gia đình, cứ mỗi dịp Tết đến là chị Lê Thu Hương (Nam Từ Liêm, Hà Nội) lại xách vali lên đường đi du lịch từ mồng 2. Sau khi kết hôn, chị đi ít hơn nhưng vẫn tranh thủ ngày Tết để cả nhà đi chơi trong nước, ngoài nước cho bớt đông đúc.
Chị Hương kể, lý do chị thường chọn dịp Tết để đi du lịch là vì được nghỉ dài ngày, đi với gia đình thì chồng con đều được nghỉ, đi với nhóm bạn thì cũng dễ sắp xếp hơn.
‘Chúng tôi thường đi trong nước hoặc một số nước quanh đây cũng đều có Tết âm cả, nên sẽ có cơ hội trải nghiệm các lễ hội, ẩm thực, đặc trưng văn hóa của nhiều vùng miền’.
Bà mẹ này liệt kê đã từng trải nghiệm: Singapore, Đà Nẵng, Điện Biên, Hạ Long… vào những dịp Tết. Thông thường chị chọn chuyến đi từ 3-5 ngày tùy địa điểm.
Nhóm của Tuấn thường chọn các tỉnh vùng núi phía bắc là điểm đến cho những chuyến đi dịp Tết. Ảnh: NVCC Cùng lý do như chị Hương, Trần Tuấn (28 tuổi), chưa lập gia đình nên Tết 2 năm nay, Tuấn lại cùng nhóm bạn đi phượt các khu vực miền núi phía bắc như Hà Giang, Mộc Châu (Sơn La), Sa Pa (Lào Cai)…
‘Cứ tối mồng 2 bọn mình đi, đến mồng 5 về’ - Tuấn chia sẻ.
‘Mục đích của bọn mình đi du lịch dịp Tết là để du xuân ngắm hoa, săn mây và chụp những bức ảnh đẹp vì nhóm toàn người mê chụp ảnh, thích lang thang’.
Tuấn nói, thời điểm Tết được dân phượt coi là lý tưởng để du lịch tây bắc vì hay săn được mây, có hoa đào, hoa mận rất đẹp, thời tiết lại lý tưởng.
Nếu như nhiều chị em phụ nữ sau khi lập gia đình sẽ khó đi chơi vào dịp Tết hơn thì chị Trần Nguyệt Oanh (Hà Nội) lại ngược lại. Từ khi lập gia đình là năm nào 2 vợ chồng và con gái cũng đi du lịch từ mồng 2 Tết, trong khoảng 7-10 ngày.
‘Mình thích đi vào dịp Tết vì quan niệm Tết là để nghỉ xả hơi. Năm ngoái, nhà mình đi Sài Gòn – Vũng Tàu vì nghe nói thời tiết Sài Gòn dịp Tết rất đẹp và cũng không vắng vẻ như Hà Nội’.
Hoàn thành hết thủ tục lễ nghĩa trước khi đi
Chưa có gia đình riêng nên Trần Tuấn cho biết cậu khá thoải mái trong việc đi du lịch dịp Tết. ‘Sát ngày đi, mình mới báo bố mẹ một câu. Tối mồng 2 bọn mình mới đi, mà mình nghĩ hết ngày mồng 2 cũng là hết Tết rồi nên cũng không ảnh hưởng gì việc thăm viếng, sum họp’.
Để được đi chơi vào mồng 2 Tết, chị Hương cũng phải sắp xếp việc nhà chu toàn trước khi đi. ‘Bọn mình phải hoàn thành hết các thủ tục thăm viếng họ hàng từ trước hôm đó. Sau khi đi du lịch về, 2 bên nội ngoại cũng còn buổi giỗ chạp, mừng thọ nữa nên các thủ tục chúc Tết, mừng tuổi sẽ được hoàn thành nốt vào những ngày này. Nhà mình cũng có thuận lợi là ông bà nội ngoại ở gần nên không mất nhiều thời gian đi lại về quê’ – chị Hương cho biết.
Còn chị Oanh thì tự nhận là mình may mắn khi có bố mẹ chồng rất tâm lý, thoải mái, nên vợ chồng chị đi du lịch thoải mái dịp Tết mà không lo bị trách móc.
Tuy nhiên, cả chị Hương và chị Oanh đều thừa nhận, đi du lịch Tết khá đắt đỏ. ‘Mọi thứ từ khách sạn, ăn uống, tàu xe đều tăng giá, ăn uống trung bình tăng khoảng 20% tổng hóa đơn’.
Chị Oanh trong một chuyến du lịch dịp Tết. Ảnh: NVCC Ưu điểm của đi chơi dịp Tết là bớt đông đúc, nhưng cũng vì thế mà nhiều dịch vụ, nhà hàng không mở cửa, rất khó tìm chỗ ăn ngon như ngày thường.
‘Mình nhớ có lần ở Đà Nẵng, bạn mình tìm được một quán cơm gà của dân địa phương được đánh giá rất tốt nhưng lại xa trung tâm. Mặc dù rất đói rồi nhưng cả hội vẫn quyết tâm tìm đến quán. Không may là đến nơi thì quán chưa bán hàng. Thế là lại phải rẽ đại vào một quán khác ăn tạm’ – chị Hương bật cười khi nhớ lại.
Dù vậy, chị Hương, chị Oanh hay Tuấn đều vẫn rất hào hứng khi được đi du lịch vào dịp Tết. ‘Bọn mình sẽ được trải nghiệm Tết của người dân bản địa, nhìn lũ trẻ dân tộc mặt lấm lem vui đùa, cười nói, mình cũng thấy vui lây’ – Tuấn chia sẻ.
‘Vài năm đổ lại đây nhu cầu đi du lịch ngày Tết cũng nhiều hơn nên các điểm du lịch đã có sự chuẩn bị tốt hơn. Nếu mọi người chọn đi chơi dịp này thì cũng nên đặt phòng từ sớm’ – Tuấn nói.
Còn chị Oanh thì tâm sự: ‘Ngày Tết được đi đến một vùng đất mới, mình thấy rất thú vị. Nhìn mọi người đi chơi Tết cũng là một trải nghiệm mới’.
Vì thế năm nay nhà chị vẫn quyết định đi du lịch Tết, nhưng chọn đi muộn hơn mọi năm để tìm được các dịch vụ thuận tiện hơn. Tuấn nói: ‘Năm nay bọn mình định đi Sapa, rồi sang Lào, nhưng đang đắn đo vì năm nay công ty đi làm sớm’.
Đi du lịch dịp Tết để 'săn' ảnh đẹp là một trong những mục đích của các bạn trẻ. Ảnh: NVCC 10 vườn thú nên tham quan một lần khi đi du lịch
Sở thú San Diego, Bắc Kinh hay vườn thú quốc gia Nam Phi, Berlin... là những vườn thủ lớn và đẹp nhất thế giới.
" alt="Đi du lịch từ mồng 2 Tết, nàng dâu được mẹ chồng ủng hộ nhiệt tình" />
- ·Nhận định, soi kèo Leicester vs Arsenal, 19h30 ngày 15/2: Khó cho Pháo thủ
- ·Mâm lễ Cúng ông Công ông Táo cập nhật chuẩn nhất 2020
- ·Định vị xe báo chồng trong nhà nghỉ, tôi lao đến bắt gian thì bật khóc khi biết sự thật
- ·Văn khấn gia tiên ngày mùng 1 Tết Canh Tý
- ·Nhận định, soi kèo U20 Hàn Quốc vs U20 Syria, 14h00 ngày 14/2: Khẳng định sức mạnh
- ·Dân mạng bắt trend khoe ảnh đại gia đình ngày Tết
- ·Nữ trọng tài được tìm kiếm sau chung kết bóng đá nữ SEA Games
- ·Khách sạn nhà kính giữa trời tuyết trắng ở Phần Lan
- ·Nhận định, soi kèo TPHCM vs Thanh Hóa, 19h15 ngày 14/2: Đối thủ yêu thích
- ·Lão nông quyên hết tiền lẻ bán rau cho vùng dịch corona Hồ Bắc