Án phạt được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Bộ Tài chính Mỹ công bố các quy tắc hạn chế xuất khẩu công nghệ, bao trùm ba danh mục: chất bán dẫn và vi điện tử, công nghệ thông tin lượng từ và trí tuệ nhân tạo (AI).
Quy định cũng cấm người Mỹ tham gia vào một số giao dịch nhất định liên quan đến các công nghệ và sản phẩm nói trên.
Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân người Mỹ được yêu cầu phải thông báo cho Bộ Tài chính về những giao dịch khác liên quan đến công nghệ hay sản phẩm có thể góp phần tạo ra mối đe dọa an ninh.
Theo dữ liệu từ công ty tư vấn công nghệ Omdia, Trung Quốc tiêu thụ gần 50% sản lượng chất bán dẫn toàn cầu bởi đây là thị trường lắp ráp thiết bị tiêu dùng lớn nhất thế giới.
Không dễ để từ bỏ thị trường Trung Quốc
Theo dữ liệu từ hiệp hội ngành công nghiệp SEMI, doanh số bán thiết bị sản xuất chất bán dẫn (SPE) cho khách hàng ở Trung Quốc đã tăng 58% vào năm 2021, chiếm 29% doanh số bán hàng trên toàn thế giới.
Con số đó bao gồm cả doanh số bán hàng cho các công ty không phải của Trung Quốc nhưng có nhà máy ở Trung Quốc.
Theo tổ chức nghiên cứu thị trường IC Insights, các chất bán dẫn được sản xuất tại Trung Quốc vào năm 2021 trị giá 31,2 tỷ USD, trong đó 12,3 tỷ USD do các công ty Trung Quốc sản xuất.
Phần còn lại đến từ các công ty nội địa của TSMC, Samsung, Intel và các công ty nước ngoài khác.
Trong khi đó, Trung Quốc đã tiêu thụ lượng chất bán dẫn trị giá 186,5 tỷ USD vào năm 2021, chiếm 36,5% thị trường thế giới.
Chỉ 17% nhu cầu chất bán dẫn của Trung Quốc được đáp ứng từ hoạt động sản xuất ở Trung Quốc và chỉ 7% bởi chính các công ty Trung Quốc.
Những con số này có thể sẽ tăng lên, nhưng thực tế là Trung Quốc vẫn là một thị trường to lớn cho các nhà sản xuất chip toàn cầu.
Số liệu của SEC cũng cho thấy 6 công ty hàng đầu của Mỹ là Qualcomm, Intel, Texas Instruments, Broadcom, Nvidia và Micron đã bán tổng cộng 75,6 tỷ USD chất bán dẫn tại Trung Quốc vào năm 2021.
Vào tháng 5, Applied Materials, công ty sản xuất thiết bị đúc chip lớn nhất của Mỹ đã phải nhận trát hầu tòa của Bộ Thương mại do liên quan các đối tác tại Trung Quốc.
GlobalFoundries vận chuyển 74 lô hàng chip trị giá 17,1 triệu USD sang Trung Quốc mà không xin giấy phép, song chỉ bị phạt 500.000 USD.
Trước đó, công ty này cũng bị Bộ Tư pháp Mỹ điều tra do bán hàng cho SMIC (công ty đúc chip lớn nhất Trung Quốc) thông qua đầu mối tại Hàn Quốc.
Tháng 11 năm ngoái, Bộ Thương mại đã gửi trát yêu cầu công ty cung cấp “thông tin liên quan đến những khách hàng Trung Quốc cụ thể”.
Đến tháng Hai vừa qua, Applied Materials nhận thêm yêu cầu tương tự từ Uỷ ban Giao dịch và Chứng khoán, cùng hai văn phòng công tố Mỹ.
Applied Materials là nhà cung ứng công cụ sản xuất bán dẫn cho Samsung Electronics và TSMC, với 43% tổng doanh thu đến từ thị trường Trung Quốc.
Hãng bán dẫn này bị cáo buộc đã gửi các thiết bị trị giá hàng trăm triệu USD cho SMIC thông qua Hàn Quốc mà không xin cấp phép từ Bộ Thương mại Mỹ.
Nguồn tin tiết lộ, kết quả cuộc điều tra hồi tháng 11 năm ngoái cho thấy, Applied Materials đã chuyển đơn đặt hàng từ nhà máy ở Gloucester, Massachusetts tới một chi nhánh ở Hàn Quốc, trước khi số máy móc này được vận chuyển cho SMIC.
Applied Materials, nhà sản xuất máy móc chuyên phục vụ quá trình tạo chip tiên tiến có trụ sở tại Santa Clara được thành lập vào năm 1967, là công ty lớn nhất trong số những thương hiệu dẫn đầu trong lĩnh vực của Mỹ.
Theo WSJ, Applied Materials là một trong những công ty nhận được những ưu đãi lớn từ Đạo luật Chips vốn được thiết kế để thúc đẩy quá trình sản xuất chất bán dẫn trong nước.
Nước Mỹ đang chạy đua để giảm bớt sự phụ thuộc vào nước ngoài mà vẫn có được nguồn cung cấp vi mạch quan trọng.
(Tổng hợp)
Mỹ hạn chế đầu tư vào AI, bán dẫn và công nghệ khác tại Trung QuốcMỹ đã công bố những quy định cuối cùng trong việc hạn chế đầu tư vào AI, bán dẫn và công nghệ khác tại Trung Quốc." alt=""/>Cuộc chiến bán dẫn MỹGia đình đồng ý mới được đi tình nguyện.
Trao đổi với VietNamNet, TS Vũ Duy Hải cho biết, sau sự cố xảy ra với 3 nữ sinh viên Ngoại thương hôm 2/7 vừa qua, Đoàn Thanh niên nhà trường đã rà soát và quán triệt lại các hoạt động tình nguyện của các đội sinh viên tình nguyện.
Nên bổ sung thêm các hoạt động về văn hóa, văn nghệ, giáo dục về ý thức trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng |
"Các năm trước,hoạt động tình nguyện hè đều do các đội sinh viên tình nguyện của trường tự tổ chức đi tình nguyện, Đoàn trường chỉ nắm được kế hoạch và báo cáo của của các đội. Bắt đầu từ năm ngoái, Đoàn trường đứng ra tổ chức tập trung, làm việc với đơn vị phối hợp từ rất sớm, từ đó xây dựng kế hoạch hoạt động rất chi tiết và cụ thể, ưu tiên triển khai thêm các hoạt động tình nguyện văn hóa cho các em học sinh và các hoạt động tình nguyện phù hợp với đặc thù của sinh viên Bách khoa " - ông Hải cho biết.
Theo ông Hải, sắp tới các đội tình nguyện của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ tham gia Chiến dịch Mùa hè xanh trên địa bàn 9 xã của Huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên.
Về vấn đề đảm bảo an toàn cho sinh viên khi tham gia các công tác tình nguyện mùa hè, ông Vũ Duy Hải cho biết,trong những năm gần đây, ngoài các hoạt động truyền thống như thắp sáng đường quê, làm sạch nghĩa trang liệt sỹ, Đoàn trường còn định hướng cho sinh viên ưutiên vào các hoạt động hoạt động văn hóa như dạy học hè, dạy các kỹ năng sống cơ bản, đàn hát cho các em học sinh.
"Tôi nghĩ ngoài các hoạt động truyền thống các bạn sinh viên cũng nên ưu tiên thêm các hoạt động mà mình có thế mạnh và có kỹ năng. Vì vậy, 2 năm trở lại đây, Đoàn trường Bách khoa đã ưu tiên thêm nhiều hoạt động văn hóa và các hoạt động hỗ trợ người dân phù hợp với đặc thù của sinh viên trường kỹ thuật trong các đợt tình nguyện".
Ông Hải cũng cho biết, sau sự cố với3 nữ sinh tình nguyện của Trường ĐH Ngoại thương, lãnh đạo nhà trường cũng đãchỉ đạo Đoàn Thanh niên khi triển khai chương trình phải tuyệt đối đảm bảo an toàn cho các bạn sinh viên. Đồng thời, mỗi đội tình nguyện khi về địa phương đều phải có cán bộ của khoa, viện của nhà trường theo dõi giám sát.
"Chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra đột xuất. Khi các đội tình nguyện có bất cứ hoạt động nào ngoài chương trình như đi bơi, lội suối chúng tôi sẽ cho tạm dừng và cho các bạn quay về luôn" - ông Hải khẳng định.
Những năm trước, các đội sinh viên tình nguyện của trường thường tự tổ chức đi và đi bằng phương tiện cá nhân. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, nhà trường hỗ trợ kinh phí để đưa và đón các bạn sinh viên tình nguyện và yêu cầu các bạn không di chuyển bằng phương tiện cá nhân.
Vấn đề an toàn là trên hết
Ông Trần Bách Hiếu, Bí thư Đoàn Thanh niên Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) cũng cho biết, đối với hoạt động tình nguyện của các bạn sinh viên của nhà trường, từ trước tới nay, vấn đề an toàn cho các bạn sinh viên khi tham gia các hoạt động này là vấn đề được quan tâm nhất của nhà trường.
Ông Hiếu cho biết, trước mỗi đợt tình nguyện, Đoàn Thanh niên nhà trường đều tổ chức phỏng vấn và tập huất tất cả các kỹ năng cho các bạn sinh viên. Các bạn sinh viên cũng được nhắc nhở rất cẩn thận và ký cam kết về các hoạt động được phép làm và không được phép làm khi tham gia các hoạt động tình nguyện tại địa phương.
Ông Hiếu cũng cho biết, sau sự cố đáng tiếc của 3 nữ sinh viên tình nguyện Trường ĐH Ngoại thương, Đoàn Thanh niên Trường ĐH KHXH&NV đã nâng cao ý thức trách nhiệm để làm sao sát sao hơn, cẩn thận hơn trong các hoạt động tình nguyện của sinh viên trên tình thần số một là an toàn và hiệu quả.
Theo ông Hiếu, vấn đề quan trọng nhất trong việc đảm bảo an toàn cho sinh viên khi tham gia công tác tình nguyện chính là tăng cường ý thức trách nhiệm của sinh viên, tình nguyện viên trong mỗi đợt tình nguyện.
Theo thông tin từ ông Hiếu, ngày 10/7 tới đây, một đội sinh viên tình nguyện của nhà trường sẽ theo đoàn sinh viên tình nguyện của ĐH Quốc gia Hà Nội lên tham gia các hoạt động tình nguyện tại Cao Lộc, Lạng Sơn. 30 em sinh viên của Trường ĐH KHXH&NV sẽ tham gia cùng với 8 đội tình nguyện của các trường đại học khác thuộc ĐH Quốc gia HN trong đợt tình nguyện hè này.
"Chúng tôi đang tiến hành rà soát lại tất cả các nội dung của hoạt động tình nguyện hè sắp tới trên tinh thần vẫn tiến hành các nội dung tình nguyện như kế hoạch nhưng phải đảm bảo yếu tố an toàn"- ông Hiếu khẳng định.
Lê Văn
" alt=""/>'Đào đất, đắp mương không phải là việc phù hợp với sinh viên'Theo nền tảng thông tin Tianyancha, giai đoạn ba (Big Fund 3) của Quỹ đầu tư công vi mạch quốc gia Trung Quốc đã thu hút 344 tỷ NDT (47,5 tỷ USD) từ chính quyền trung ương cũng như các ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước khác nhau. Quỹ được thành lập vào ngày 24/5.
Cổ đông lớn nhất là Bộ Tài chính Trung Quốc với 17% cổ phần và số vốn 60 tỷ NDT, trong khi các công ty đầu tư ở Thâm Quyến và Bắc Kinh cũng đóng góp. China Development Bank Capital là cổ đông lớn thứ hai với 10,5% cổ phần. 17 pháp nhân khác được liệt kê là nhà đầu tư, bao gồm 5 ngân hàng lớn: Ngân hàng Công thương Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng Truyền thông, mỗi bên đóng góp khoảng 6% tổng vốn. Chính quyền Thâm Quyến đã tài trợ cho một số nhà máy sản xuất chip ở tỉnh Quảng Đông trong nỗ lực “giải phóng” Huawei Technologies khỏi nhiều năm bị Mỹ cấm vận, cắt đứt một số lượng lớn linh kiện bán dẫn nhập khẩu.
Các cường quốc mà dẫn đầu là Mỹ và EU đã rót gần 81 tỷ USD để tạo ra thế hệ chất bán dẫn tiếp theo, leo thang cuộc đối đầu với Trung Quốc nhằm giành quyền lực tối cao trong lĩnh vực chip. Trung Quốc cũng là nước chi tiêu hàng đầu trong thập kỷ qua, sử dụng vốn nhà nước để tài trợ cho các nhà sản xuất chip địa phương như Semiconductor Manufacturing International Corp (SMIC), Yangtze Memory Technologies.
Big Fund III là nỗ lực mới nhất của Bắc Kinh để xây dựng chuỗi cung ứng chất bán dẫn của riêng mình trong khi Mỹ kêu gọi các đồng minh - bao gồm Hà Lan, Đức, Hàn Quốc và Nhật Bản - thắt chặt hơn nữa các hạn chế đối với việc Trung Quốc tiếp cận công nghệ chip, đồng thời bịt lỗ hổng trong các biện pháp kiểm soát xuất khẩu hiện có.
Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình trước đó nhấn mạnh Trung Quốc cần đạt tự chủ trong bán dẫn. Nhu cầu này càng bức thiết sau khi Mỹ áp đặt hàng loạt biện pháp xuất khẩu trong vài năm qua. Giai đoạn đầu tiên của quỹ Big Fund được thiết lập vào năm 2014 với số vốn đăng ký 138,7 tỷ NDT và giai đoạn hai vào năm 2019 với 204 tỷ NDT. Một trong những lĩnh vực chính mà Big Fund 3 tập trung là thiết bị để sản xuất chip.
(Theo Bloomberg)
" alt=""/>Trung Quốc tiếp tục rót 47,5 tỷ USD để tự chủ bán dẫn