Theo nữ MC, gần đây có vài khán giả bình luận ác ý khiến mình buồn lòng. Cụ thể, những người này yêu cầu cô phải đi chống dịch, làm từ thiện và hỗ trợ người dân như một số nghệ sĩ khác thời gian qua. Khi Cát Tường chia sẻ ảnh sinh hoạt gia đình cùng con gái, cô tiếp tục bị xúc phạm nặng nề.
![]() |
Nữ MC làm clip trần tình khi bị chê "nghệ sĩ nhưng không làm từ thiện". |
"Tôi đăng ảnh cùng con gái hái mướp cũng bị chửi. Họ nói nghệ sĩ rảnh quá, mùa dịch không lo chống dịch, đi đăng chuyện tào lao. Tôi thấy mình không làm gì sai, tôi làm đúng theo chỉ thị nhà nước. Tôi ở nhà đã là việc tốt, giúp xã hội chống dịch rồi. Việc tôi chia sẻ hình ảnh về cuộc sống của mình chỉ muốn lan tỏa năng lượng tích cực đến khán giả thôi", Cát Tường chia sẻ.
Nữ MC bày tỏ quan điểm thiện nguyện trước hết phải xuất phát từ tâm. Tâm muốn thì làm, hoàn toàn không do ai bắt buộc. Luật pháp cũng không ép bất cứ cá nhân nào phải đi làm từ thiện, kể cả nghệ sĩ cũng không ngoại lệ.
![]() |
Cát Tường cùng người bạn thân - diễn viên Tiết Cương vừa có chuyến thiện nguyện ủng hộ người dân vùng bị phong tỏa. |
Bản thân nữ MC cũng nhiều lần làm thiện nguyện. Tuy nhiên, cô chỉ kêu gọi số ít bạn bè, người thân ủng hộ cùng và hiếm khi chia sẻ công khai. Do từ thiện là việc làm ý nghĩa nên cô không muốn mình bị mang tiếng xấu như "câu like", kiếm danh tiếng... và càng không có trách nhiệm giải trình với bất cứ ai trên mạng xã hội.
Về những ồn ào xoay quanh câu chuyện người nổi tiếng và thiện nguyện, Cát Tường tâm sự đôi lúc cô muốn "né" danh xưng "nghệ sĩ" vì muốn được bình an. Tuy nhiên, vì đây là nghề nghiệp gắn bó cả đời nên cô không thể phủ nhận. Diễn viên Đồng tiền xương máu cho rằng nghệ thuật cũng như bao nhiêu nghề khác, đều có người tốt và kẻ xấu. Cô mong khán giả cảm thông và không quy chụp, đánh đồng tất cả những người mang danh nghệ sĩ.
![]() |
Cát Tường và con gái Nauy thu hoạch mướp trong vườn nhà. |
Trong mùa giãn cách xã hội, Cát Tường không ra khỏi nhà. Cô dành thời gian đọc sách, nghiên cứu kịch bản và quây quần bên con gái. Nữ MC mỗi ngày cũng lên mạng livestream vừa giao lưu khán giả, vừa bán hàng để kiếm thêm thu nhập.
Cát Tường tâm sự không khỏi chạnh lòng khi chứng kiến người nghèo vật lộn với cuộc sống giữa những ngày dịch bệnh. "Tôi dành thời gian mỗi ngày cầu nguyện, suy ngẫm về mọi thứ xung quanh. Mình buồn chán vì công việc ngưng trệ nhưng nhìn xuống đã may mắn hơn rất nhiều người", cô chia sẻ với VietNamNet.
Clip Cát Tường chia sẻ
Thúy Ngọc
Cát Tường thừa nhận mình hối hận vì quyết định phẫu thuật mũi. Sau 5 lần sửa, mũi cô vẫn còn khuyết điểm và để lại di chứng.
" alt=""/>Cát Tường; 'Nghệ sĩ không có nghĩa vụ phải làm thiện nguyện'Công an xác định, vào tháng 9/2024, qua ứng dụng “Hẹn hò nghiêm túc”, Dũng quen biết bà M. (50 tuổi, ở quận Long Biên). Khi đó, Dũng sử dụng số điện thoại 09035502XX tạo tài khoản Zalo tên “Nguyen Son Ha” để nói chuyện với bà M.
Quá trình nói chuyện, Dũng nhận ra bà M. có điều kiện về kinh tế nên nảy sinh ý định lừa đảo. Để thực hiện được hành vi, Dũng nói với bà M. rằng mình tên là Nguyễn Hà Sơn (SN 1977), vợ con đã qua đời do Covid, hiện đang công tác tại Bộ Công an, đơn vị đóng quân ở TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Để tạo lòng tin, Dũng gửi cho bà M. hình ảnh anh ta mặc sắc phục, đeo quân hàm cấp đại úy và 1 ảnh lực lượng công an đang ngồi trong xe ô tô. “Anh đang tham gia chuyên án, xác minh vụ án hình sự tại tỉnh Quảng Nam”, Dũng nhắn cho bà M.
Ngày 20/9, Dũng nói với bà M. sẽ về Hà Nội để “lấy thêm quân” đi làm chuyên án và muốn hẹn gặp bà chốc lát ngay tối hôm ấy. Người phụ nữ cả tin nhận lời, thậm chí còn đưa Dũng về nhà để quan hệ tình dục.
Tại đây, Dũng cố ý cho bà M. nhìn thấy quyển sổ có dòng chữ “cảnh sát cơ động” mà anh ta để trong vali. Đến khoảng 22h30 ngày 20/9, bà M. lấy xe ô tô của mình đưa Dũng đến cổng một đơn vị công an tại quận Hà Đông, nơi Dũng nói là địa chỉ anh ta và đồng đội tập trung xuất phát đi làm nhiệm vụ.
Sáng 25/9, Dũng gửi cho bà M. hình ảnh một người đàn ông đang nằm cấp cứu trong bệnh viện, kèm nội dung đây là lính của Dũng bị tai nạn trong quá trình làm nhiệm vụ, hiện đang cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức.
Dũng vay bà M. 100 triệu đồng để nộp tiền mổ gấp. Bà M. đồng ý và đề nghị chuyển khoản số tiền trên cho Dũng. Tuy nhiên, Dũng muốn giấu thông tin cá nhân nên bịa lý do cần tiền mặt để ''lo lót'', sau đó hẹn qua nhà bà M. lấy tiền.
Trưa cùng ngày, Dũng đến nhà bà M. nhận tiền, rồi sử dụng hết số tiền này vào mục đích cá nhân. Tối 25/9, Dũng nói với bà M. rằng “đồng đội” không qua khỏi và phải đưa về quê an táng. Sau đó Dũng cắt liên lạc với bà M.
Đến chiều 30/9, Dũng kết nối với bà M. qua Zalo, gửi ảnh mặc áo bệnh nhân có chữ “bộ công an” và nói xin lỗi bà vì lo đám tang xong thì anh ta bị ốm phải điều trị tại Bệnh viện 198.
Sáng 2/10, Dũng gọi điện thoại cho bà M. nói cần gấp 2.000 USD để gặp lãnh đạo cấp trên xin về công tác gần nhà. Bà M. nói không biết đi đổi tiền USD ở đâu, nếu Dũng cần thì mang 50 triệu đồng đi đổi ngoại tệ.
Dũng hẹn sẽ qua gặp bà M. để lấy tiền. Lúc này, do nghi ngờ bị lừa đảo nên bà M. đã đến Công an phường Đức Giang trình báo.
“Ngay khi tiếp nhận thông tin, công an nhận định bà M. bị lừa nên dùng các biện pháp nghiệp vụ để bắt đối tượng. Đến khoảng 14h30 ngày 2/10, Dũng đi taxi đến nhà bà M. mà không biết toàn bộ hành vi của anh ta đã bị công an đưa vào tầm ngắm.
Ngay khi đối tượng nhận trước 30 triệu đồng của bà M. và cất vào túi quần, các chiến sĩ công an xuất hiện bắt giữ”, Trung tá Trần Anh Dũng – Trưởng Công an phường Đức Giang cho biết.
Trưởng Công an phường Đức Giang cho biết thêm, Dũng khai nhận dùng 100 triệu đồng chiếm đoạt của bà M. để mua điện thoại iPhone 15, trả nợ và tiêu xài cá nhân.
" alt=""/>Ly kỳ vụ người phụ nữ ở Hà Nội bị kẻ giả danh công an lừa cả tình lẫn tiền"Tôi rất ngạc nhiên và vinh dự khi được trao giải. Từ bé tôi đã mê đọc các tác phẩm Hàn Quốc và các tác phẩm quốc tế. Tôi hy vọng tin này sẽ làm cho các bạn văn và độc giả Hàn của tôi thấy vui", bà nói, đồng thời cho biết muốn ăn mừng một cách lặng lẽ bên tách trà và con trai. Bà sẽ nhận phần thưởng 11 triệu krona Thụy Điển (hơn 26 tỷ đồng).
Chủ tịch Ủy ban Nobel Văn học - Anders Olsson - nhận định: "Bà có nhận thức độc đáo về sự kết nối giữa cơ thể và tâm hồn, giữa sự sống và cái chết. Lối viết thể nghiệm, giàu chất thơ đưa bà trở thành người tiên phong cách tân cho nền văn xuôi đương đại".
Ở tuổi 54, Han Kang là tác giả có độ tuổi trẻ từng đoạt giải Nobel, xếp thứ hai sau tác giả Chuyện rừng xanh - Rudyard Kipling (1865-1936). Kipling nhận thưởng năm 1970, khi ông 41 tuổi.
Những tên tuổi châu Á từng được vinh danh trước Han Kang đều là tác giả nam, gồm: Thi hào Tagore (Ấn Độ, đoạt giải năm 1913), Yasunari Kawabata (Nhật Bản, 1968), Kenzaburō Ōe (Nhật Bản, 1994), Cao Hành Kiện (người Pháp gốc Trung Quốc, 2000), Mạc Ngôn (Trung Quốc, 2012), Kazuo Ishiguro (người Anh gốc Nhật, 2017).