当前位置:首页 > Bóng đá > Soi kèo phạt góc Arsenal vs Real Madrid, 2h00 ngày 9/4 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Nhận định, soi kèo Mohun Bagan Super Giant vs Jamshedpur FC, 21h00 ngày 7/4: Củng cố ngôi đầu
Tác giả bản đánh giá Anna Vedel đã sử dụng dữ liệu của 12 nghiên cứu về 5 đặc điểm tính cách (“Big Five”) – hướng ngoại, dễ tính, tận tâm, cảm xúc không ổn định và cởi mở với trải nghiệm – cùng với dữ liệu về chuyên ngành đại học của 13.389 sinh viên để tìm ra những mối quan hệ đáng kể giữa đặc điểm tính cách với việc lựa chọn chuyên ngành:
Hướng ngoại: Những người hướng ngoại thường chọn ngành kinh tế, luật, khoa học chính trị và y khoa. Trong khi đó, những người hướng nội thường chọn nghệ thuật, nhân văn và các ngành khoa học.
Dễ tính: Đối tượng chọn ngành của những sinh viên dễ tính khá rộng: y khoa, tâm lý học, khoa học, nghệ thuật và nhân văn. Trong khi đó, những người khó tính hơn hay chọn luật, kinh doanh.
Tận tâm, chu đáo:Sinh viên các ngành nghệ thuật và nhân văn ít khi chu đáo bằng những sinh viên chăm chỉ và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ ở các ngành luật, khoa học, kinh tế, kỹ thuật, y khoa và tâm lý học.
Cảm xúc thất thường: Những sinh viên có cảm xúc ổn định nhất thường chọn ngành kinh doanh – số liệu từ các nghiên cứu cho hay. Trong khi đó, sinh viên các ngành nghệ thuật, nhân văn, tâm lý học thường có tâm trạng thất thường cao.
Cởi mở với trải nghiệm: Hầu hết nghiên cứu cho thấy sự khác biệt lớn nhất giữa các sinh viên ở tính cách này. Sinh viên ngành nghệ thuật, nhân văn, tâm lý và khoa học chính trị đặc biệt thích những trải nghiệm. Ngược lại, sinh viên kinh tế, kỹ thuật, luật và khoa học không hào hứng với điều này.
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, những năm gần đây các ứng dụng học online mọc ra như nấm, nhưng thú thực, rất nhiều trường học lại "vờ như không biết". Ngay cả khi đi chấm thi giáo viên dạy giỏi, tôi cũng ít khi thấy được những ứng dụng thiết thực khiến cho bài giảng có màu sắc "công nghệ thông tin".
Từ khi công văn 793 của Bộ GD-ĐT ban hành và tôi có viết một vài điều về đánh giá chất lượng dạy học online, thì tôi thấy anh chị em giáo viên, quản lí các trường có vẻ đã quan tâm nhiều hơn.
Có những người bày tỏ rằng họ rất bức xúc trước chất lượng dạy online, nhất là hành xử của học sinh (chưa tự học, có bình luận chưa tốt...), tốc độ đường truyền, chất lượng phần mềm, và nhất là phương pháp dạy học của giáo viên.
![]() |
Phương pháp dạy online đòi hỏi kĩ năng sử dụng công nghệ của giáo viên phải tốt |
Để dạy học online tốt, giáo viên cũng phải tự học, trang bị thêm cho mình kiến thức và kỹ năng.
Phương pháp dạy online đòi hỏi kĩ năng sử dụng công nghệ của giáo viên phải tốt. Quan sát các giáo viên được cho là dạy online tốt sẽ thấy, họ rất vất vả để thích ứng với phần mềm dạy học, và rất chăm chỉ rèn luyện, chuyển đổi các hành vi truyền thống sang làm việc với phần mềm như: Soạn bài phải phân nhánh/ phân hóa, phải chú ý những điểm nhấn công nghệ để thu hút, cần có những kĩ thuật hỗ trợ (ví dụ như môn Toán thì không thể thiếu phần mềm dạy học toán)...
Bên cạnh đó, phải học cách tương tác, quản lí học sinh tốt. Đây cũng là tiêu chí để phân loại kiểu học online. Có kiểu học mà nhiều người nói đùa khác gì xem phim, vì không có tương tác. Nhưng để thực sự là dạy online thì việc tương tác là quan trọng nhất. Tương tác để đánh giá mức độ tiếp nhận, sự tham gia của người học..., và đặc biệt là tự đánh giá và đánh giá phản hồi. Những điều này đa phần giáo viên chưa để ý đến, vì họ vẫn có thói quen "truyền thụ kiến thức". Trong khi dạy học online thì là một điển hình cho hoạt động hóa người học. Khi đó, người dạy sẽ làm vai trò: thiết kế + tổ chức + ủy thác + đánh giá. Vì vậy giáo viên phải chọn được phần mềm hỗ trợ tương tác tốt.
Dạy trực tuyến phải sẵn sàng đối mặt với rủi ro
Dạy học online là không ít rủi ro, đòi hỏi "bình đẳng", nghĩa là khoảng cách thầy trò xa về địa lí nhưng cực gần vì có “cái máy”. Cho nên mối quan hệ này dân chủ hơn bao giờ hết, chưa kể có những vấn đề thuộc về kĩ thuật (máy móc, đường truyền, phần mềm ...) khiến cho tương tác không hiệu quả. Do đó tính kiểm soát được của giáo viên không cao bằng dạy trực tiếp.
Vì thế, giáo viên hãy thả lỏng và thực sự cầu thị để cải tiến kỹ năng của mình. Một số đồng nghiệp của tôi đã không thành công khi dạy học online những ngày qua, họ đang rất buồn vì nghĩ rằng mình bị tổn thương về danh dự, năng lực dạy online không tương đồng với dạy trực tiếp.
Lời tâm sự của tôi dành cho các đồng nghiệp là: Hãy tích cực đón nhận điều đó, và hãy chia sẻ với phụ huynh, với người học rằng “Cô cũng đang tự học, cô nhận ra những gian nan, và cô cần thời gian để làm tốt hơn”.
Hãy dũng cảm thử một cách làm mới. Sẽ giống như ngày trẻ, mắc sai lầm, thấy khó khăn... nhưng như thế là ta còn trẻ, còn được có cơ hội để làm. Đừng chống trả, nếu không chúng ta không xứng đáng để dẫn dắt những người trẻ bước vào một thế giới đầy biến động.
Không phải nội dung nào cũng dạy được online, và dạy online là không hoàn toàn không có hại Tôi khuyến nghị rằng trẻ em (dưới 10 tuổi) không nên tiếp xúc với máy tính, màn hình tivi, điện thoại quá 2 tiếng / ngày. Ngay cả với con gái lớn của tôi, cháu đã 12 tuổi, nhưng những ngày qua cháu học liên tục (vì trường cháu áp dụng mô hình này) khiến cho sức khỏe của cháu cũng có dấu hiệu bị ảnh hưởng. Tôi sợ nhất là các cháu sẽ bị hại về mắt, chức năng vận động, bệnh cột sống… Còn như một người làm nghiên cứu giáo dục lão thành mà tôi được làm việc cùng đã tỏ ra rất e ngại, khi không có một giải pháp đồng bộ cho trẻ em. Phá vỡ một nhịp điệu sống là một điều gây ra tác hại không hề nhỏ đối với trẻ em, ông nói “Hãy chuẩn bị tinh thần đón nhận tác hại về sinh lý của những đứa trẻ chỉ ở trong nhà và xem màn hình, hãy đem những hiểu biết tâm lí để áp dụng ra hành động, và hãy đóng vai chúng, cô Thơ ạ”. |
Chu Cẩm Thơ
- Đó là một trong những nội dung thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19.
" alt="Cô cũng đang phải tự học cách dạy online"/>Nỗ lực của "học sinh" 36 tuổi
Dù rời ghế nhà trường gần 20 năm, có gia đình và có công việc làm bảo mẫu tại một trường tiểu học, nhưng do chưa có bằng tốt nghiệp lớp 12, nên chị Hạnh muốn học để lấy bằng tốt nghiệp.
Chia sẻ về quyết định đi học lại, chị cho biết, “các thầy cô chỗ làm khuyên tôi nếu có điều kiện thì đăng kí học bổ túc vào ban đêm để lấy bằng tốt nghiệp. Hai năm qua tôi đăng kí học thêm tại TTGDTX với mong muốn có được tấm bằng tốt nghiệp 12”
Với một người bình thường, việc đi học ban đêm là một cố gắng. Với chị Hạnh, để có được tấm bằng là một nỗ lực gấp nhiều lần. Ngoài cùng chồng lo thu nhập cho gia đình, bản thân chị phải lo cơm nước cho hai con.
“Mỗi ngày tôi đều cố gắng dậy sớm để thu xếp công việc trước khi tới chỗ làm. Do phải làm cả ngày đến 5 giờ chiều. Đến 6 chiều tôi lại lọ mọ đi học. Ban đêm chỉ còn một ít thời gian để nghỉ ngơi và ôn bài. Nhiều hôm đi làm về chỉ kịp ăn vội bát cơm tới lớp. May mắn tôi được ông xã và các con ủng hộ, được thêm mẹ ruột hỗ trợ thêm việc nhà nên mới hoàn thành được” – chị Hạnh tâm sự.
Chị Hạnh cũng chia sẻ thêm, dù trở thành học sinh ở độ tuổi gần 40 nhưng chị không thấy ngại vì ở lớp chị đã có bạn.
“Ở lớp, ngoài tôi ra còn một chị cũng lớn tuổi cũng theo học nên cũng thấy vui. Hơn nữa được học cùng các em trẻ tuổi, có gì không hiểu thì có thể giúp đỡ nhau vì các em rất năng động”
Học từ sách giáo khoa
Chị Hoàng Thị Mỹ Hạnh là thí sinh dành được số điểm khá cao trong kì thi vừa qua. Cụ thể điểm thi của chị Mỹ Hạnh tại cụm thi Trường ĐH Khoa học Tự nhiên- ĐH Quốc gia TPHCM chủ trì 4 môn như Ngữ Văn: 7,5 điểm, Lịch Sử: 9,25 điểm, Địa Lý: 8 điểm và Toán 5,75. Nhưng chị Hạnh cho biết, chị không có thời gian học nhiều mà chủ yếu tập trung nghe giảng và học từ sách giáo khoa.
![]() |
Chị Hoàng Thị Mỹ Hạnh dành được 24,75 điểm xét tuyển vào đại học (Ảnh:NVCC) |
“Các thầy cô dạy ở trung tâm rất nhiệt tình và giảng bài dễ hiểu nên học buổi nào tôi cố gắng nắm vững kiến thức buổi đó. Nếu chưa hiểu chỗ nào tôi hỏi lại các thầy cô hoặc các bạn trong lớp. Vì về nhà tôi không có thời gian ôn nên ở lớp học được cái gì thì tốt cái đó. Trước kì thi vừa tôi mới dành 1 tháng để ôn tập” chị Hạnh chia sẻ.
Trong 4 môn học chị Hạnh đăng kí dự thi, môn Lịch Sử dành được điểm cao nhất với 9,25 điểm. Chia sẻ về vấn đề này chị cho biết. Dù được điểm cao nhưng chủ yếu là học kiến thức từ sách giáo khoa và tập trung nghe cô giảng. Ngoài ra đọc và nghiên cứu thêm đề cương cô giáo cho chứ không học thêm vì không có thời gian.
“Đề thi vừa qua có nhiều câu hỏi theo hướng mở. Ngoài kiến thức đã học tôi cũng lồng ghép nhiều kiến thức thực tiễn đã biết nên được điểm khá cao”
Chị Hạnh cũng cho biết thêm, khi biết được điểm cao trong kỳ thi vừa qua, gia đình và các thầy cô chỗ làm, trung tâm chị học đều rất vui mừng. Nhiều người khuyên chị đăng kí xét tuyển vào trường sư phạm.
40 tuổi ra trường –tôi sợ thất nghiệp
Trong 4 môn thi, với tổng điểm ba môn khối C Văn- Sử - Địa là 24,75 điểm, chị Hạnh có thể đỗ vào rất nhiều trường đại học top trên. Nhưng chị cho biết hiện đang cân nhắc có nên học đại học không.
“Tôi rất muốn có tấm bằng tốt nghiệp THPT và đã làm được. Còn về học đại học, tôi cũng từng mong được trở thành một giáo viên vì rất thích nghề giáo. Nhưng tôi cũng phải cân nhắc. Hiện tại mỗi tháng làm bảo mẫu tôi thu nhập được 5 triệu đồng, với thu nhập này không nhiều nhưng tằn tiện gia đình có thêm nguồn trang trải. Nếu đi học, phải nghỉ việc, gia đình không có thêm khoản này mà lại tốn kém thêm tiền đi học”
Ngoài ra, một vấn đề nữa khiến chị Hạnh phân vân là hiện chị đã 36 tuổi, nếu học đại học 4 năm, 40 tuổi chị mới ra trường sẽ không xin được việc.
“Hiện nay các trường đều nhận giáo viên trẻ có nhiều kinh nghiệm. Người trẻ cũng năng động và dễ thay đổi. Nếu tôi học đại học, 40 tuổi mới ra trường thì có ai nhận tôi vào làm không”
Nhưng nữ bảo mẫu cho biết, “nếu tìm được một lớp học tại chức ban đêm có thể suy nghĩ lại”
Lê Huyền
" alt="Cô bảo mẫu 36 tuổi thi đại học được 24,75 điểm"/>Nhận định, soi kèo Sabah vs PDRM, 18h15 ngày 8/4: Niềm vui ngắn ngủi
![]() |
Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Lê Văn. |
Theo đó, các ngành có điểm chuẩn cao nhất năm nay là các ngành có mã xét tuyển KT22, bao gồm 6 ngành: Kỹ thuật máy tính, Truyền thông và mạng máy tính, Khoa học máy tính, Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, Công nghệ thông tin.
Điểm chuẩn vào các ngành này của Trường ĐH Bách khoa năm nay là 8,82 điểm, cao hơn mức điểm năm ngoái là 8,7.
Các ngành có điểm chuẩn thấp nhất là ngành Quản trị Kinh - UPMF - ngành đào tạo quốc tế liên kết với Trường ĐH Pierre Mendes France - Pháp (mã xét tuyển QT41) với mức điểm 6,52.
Các ngành đào tạo quốc tế của Trường ĐH Bách khoa có mức điểm thấp hơn so với những ngành khác, từ mức 6,52 cho tới 7,5 (ngành Cơ điện tử - NUT liên kết với Trường ĐH Nagaoka - Nhật Bản).
Các ngành đào tạo theo chương trình tiên tiến cũng có mức điểm dao động từ 7,53 (các ngành có mã xét tuyển TT5) tới 7,98 (các ngành có mã xét tuyển TT3)
Các nhóm ngành kinh tế có mức điểm chuẩn từ 7,47 (các ngành có mã xét tuyển KQ1) - 7,73 (các ngành có mã xét tuyển KQ2).
Hai ngành tiếng Anh là Tiếng Anh KHKT và công nghệ (mã xét tuyển TA1) và Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế (mã xét tuyển TA2) năm nay có mức điểm chuẩn thấp hơn năm ngoái một chút, với mức điểm chuẩn là 7,48 và 7,29.
Trong 18 khối ngành kỹ thuật còn lại thì có 8 khối ngành có điểm chuẩn từ 8 điểm trở lên. So với năm 2015, điểm chuẩn các ngành đều có tăng nhẹ.
Cách tính điểm xét tuyển của Trường ĐH Bách khoa HN cũng như 11 trường khác thuộc nhóm GX là tính trung bình điểm điểm thi cộng điểm ưu tiên và điểm ưu tiên xét tuyển chia cho 3.
Đối với các ngành có môn xét tuyển chính, điểm các môn chính sẽ được nhân 2 rồi lấy trung bình (chia 4).
![]() |
Cách tính điểm xét tuyển của nhóm GX. |
Theo ông Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, mức điểm chuẩn này đã được đưa ra dựa trên tính toán và phân tích dữ liệu do Bộ GD cung cấp, trong đó có tính tới hệ số tăng thêm để loại trừ bớt những thí sinh "ảo".
Trường ĐH Bách khoa cũng đã lên kế hoạch tuyển sinh đợt 2-3 cho một số ngành và nhóm ngành, như các chương trình đào tạo tiên tiến và chương trình quốc tế.
Từ ngày mai Trường ĐH Bách khoa HN sẽ bắt đầu gửi giấy báo nhập học cho các thí sinh trúng tuyển đợt 1. Từ ngày 15, nhà trường bắt đầu nhận Giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia của thí sinh để xác nhận nhập học.
Lê Văn
" alt="Điểm chuẩn đại học 2016 của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội"/>