Thành đoàn Hà Nội - Hội đồng Đội thành phố vừa phối hợp cùng công ty Egamechính thức ra mắt câu lạc bộ (CLB) Chinh Phục Vũ Môn (CPVM) tại trường Đội LêDuẩn.  |
Anh Trần Anh Tuấn-Phó Bí thư Thành đoàn-Chủ tịch Hội đồng Đội thành phố Hà Nội (thứ 8 từ trái sang) và ông Phạm Ngọc Thập-Giám đốc đối ngoại của Công ty Egame (thứ 10 từ phải sang) tại ngày hội “Mùa xuân ước mơ tuổi thơ”. Như vậy tính tới thời điểm này, CLB Chinh Phục Vũ Môn đã được thành lập tại nhiều tỉnh/thành phố khắp 3 miền trên cả nước như Yên Bái, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hà Nội...
|
Trong nỗ lực triển khai thực hiện Kế hoạch số 162 KH/HĐĐTƯ ngày 28/8/2013 củaHội đồng Đội TW về việc tăng cường hỗ trợ kiến thức cho thiếu nhi, học sinhthông qua sân chơi giáo dục trực tuyến, tại ngày hội “Mùa xuân ước mơ tuổi thơ”,anh Trần Anh Tuấn - Phó Bí thư Thành đoàn-Chủ tịch Hội đồng Đội thành phố Hà Nộiđã trao quyết định thành lập và ra mắt Ban chủ nhiệm câu lạc bộ Chinh Phục VũMôn với 34 thành viên là lãnh đạo đại diện 29 quận, huyện đoàn trực thuộc thànhphố.
Việc xây dựng mô hình CLB trò chơi giáo dục hướng đến tầng lớp thiếu niên, nhiđồng và các em HS học sinh Việt Nam sẽ góp phần xây dựng một sân chơi lành mạnh,bổ ích và lý thú cho thế hệ trẻ; đồng thời, đẩy mạnh hơn nữa phong trào thi đua"Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" do Bộ Giáo dục và Đào tạophát động.
Em Nguyễn Hoàng Anh, HS lớp 9 trường THCS Giảng Võ chia sẻ: “Chinh Phục Vũ Mônlà game online đặc biệt nhất mà em từng biết đến. Game không mang tính bạo lực,không có súng ống, bắn nhau nhưng vẫn rất hấp dẫn và thú vị theo cách rất riêng.Em cũng thấy Chinh Phục Vũ Môn không chỉ là một trò chơi giải trí mà còn là mộtphương pháp học tập nhẹ nhàng, tự nhiên. Vui nhất là em không bị bố mẹ cấm đoán,thậm chí còn được ủng hộ nhiệt tình”.
Có thể thấy, sự kiện chính thức thành lập CLB Chinh Phục Vũ Môn tại Hà Nội làmột hoạt động có ý nghĩa sâu rộng đối với thế giới học đường Thủ đô khi nhiềuquận, huyện trên địa bàn Hà Nội đều đồng loạt thành lập CLB của riêng mình. CácCLB Chinh Phục Vũ Môn Ba Đình, Đống Đa, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Từ Liêm,....đều đã đi vào hoạt động và hứa hẹn ngày càng thu hút được sự tham gia đông đảo,nhiệt tình của các bạn HS. Đặc biệt, trong những ngày cuối năm, khi nhu cầu vềsân chơi lành mạnh, hấp dẫn cho giới trẻ đang trở nên vô cùng cấp thiết thìphong trào chơi game giáo dục càng trở nên mạnh mẽ và sôi động hơn bao giờ hết.
 |
Chinh Phục Vũ Môn đang dần chiếm cảm tình và đam mê của các em học sinh tại Hà Nội |
“Là một phụ huynh, trước đây tôi hoàn toàn không đồng ý cho con mình chơi gameonline bởi tôi sợ ảnh hưởng đến việc học của cháu. Nhưng hôm nay khi được biếtvề Chinh Phục Vũ Môn, tôi đã thay đổi nhận định. Chơi game không xấu mà quantrọng là phải biết lựa game cho con chơi. Chinh Phục Vũ Môn là một lựa chọn tốtbởi game không đơn thuần để giải trí mà còn là môi trường học tập lý tưởng, lànhmạnh cho học sinh và quan trọng là game không tẻ nhạt hay giáo điều. Con tôi rấtthích trò chơi này”. Chị Nguyễn Thanh An, một phụ huynh HS chia sẻ.
Trong thời gian tới, mô hình CLB Chinh Phục Vũ Môn sẽ tiếp tục được nhân rộngtại khắp các tỉnh thành trong cả nước, hứa hẹn mang tới cho các em thiếu nhi,học sinh những giây phút học tập, giải trí cùng những trải nghiệm hấp dẫn và thúvị, tạo nên một cộng đồng học tập, rèn luyện trong game giáo dục rộng lớn, đoànkết và vững mạnh.
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng truy cập website www.chinhphucvumon.vn
Tấn Tài
" alt="CLB Chinh Phục Vũ Môn ra mắt tại Hà Nội"/>
CLB Chinh Phục Vũ Môn ra mắt tại Hà Nội
- Trong tuần qua, thông tin giáo dục khá sôi động với những phát ngôn và cả hiện tượng "gây sốc" của những người ngồi ghế quản lý giáo dục. Tuy nhiên, vẫn có những điều đọng lại đẹp đẽ từ những người thực thụ mang tinh thần lãnh đạo.“Không đâu chăm lo mầm non tốt như nước ta!”
Phát biểu của Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Tiến Đạt trong buổilàm việc với huyện Bình Chánh về công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệtrẻ em khiến dư luận đầu tuần qua không đồng tình.
 |
Phát ngôn "ấn tượng" về giáo dục trong tuần. Ảnh: Dân Trí |
Theo ông Đạt, ở các nước phát triển, không có trường công lập cho trẻem dưới 3 tuổi, trong khi gửi ở trường tư thục giá rất cao.
Trước đó chưa lâu, vụ bảo hành trẻ ở trường mầm non tư thục PhươngAnh (quận Thủ Đức) vừa bị phát giác, khiến dư luận cả nước phẫn nộ.
Sau dư chấn một số vụ bạo hành trên địa bàn, Sở GD-ĐT TP.HCM quyết định sẽ đóng cửa các cơ sở không đủ điều kiện, nhóm trẻ gia đình, không phép.
- Cận cảnh hàng loạt nơi trông trẻ xập xệ
- Những em bé không có cửa vào trường công
- Bùng nổ nhóm trẻ không phép
- Sẽ xóa sổ những nơi giữ trẻ nghèo
“Nói không” với “ 5 bỏ”
"Đối đầu" đáng kể nhất phải nói đến đề xuất "5 bỏ" mạnh mẽ của Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập và thái độ kiên quyết "nói không" của Bộ GD-ĐT.
Góp ý cho đề án đổi mới thi cử đến năm 2016, Hiệp hội các trường ngoài công lập đã đề xuất “ 5 bỏ” khi tuyển sinh ĐH, CĐ như sau: Bỏ điểm sàn, bỏ tuyển sinh theo khối, không cấm các trường không được sử dụng điểm thi của các trường khác, không bắt nộp đề án tự chủ, sang năm tổ chức 1 kỳ thi quốc gia.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga giải thích rằng Bộ không cấp phép, không phê duyệt đề án tự chủ tuyển sinh của các trường mà chỉ xác nhận đề án tuyển sinh đó có phù hợp hay không phù hợp so với qui định chung. Còn việc vẫn duy trì điểm sàn là cần “ngưỡng tối thiểu” để đảm bảo được sự thành công tương đối của người học và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.
Điều này được rút kinh nghiệm từ “bài học cay đắng”: thả nổi đầu vào của các hệ đào tạo khác, khiến nhà tuyển dụng quay lưng với người tốt nghiệp ĐH, CĐ.
Cô giáo bị kẻ xấu tung ảnh dọa dẫm
Một cô giáo ở Bắc Giang đã bị kẻ xấu tung những hình ảnh riêng tư lên mạng xã hội. Những hình ảnh này do cô giáo ghi lại, nhưng do sơ xuất nên đã bị lấy mất và bị phát tán.
Lãnh đạo ngành giáo dục địa phương khẳng định, hành vi của đối tượng "tung ảnh dọa dẫm" không trong sáng, cố tình làm giảm uy tín, danh dự của nhiều người, nên đã đề nghị cơ quan chức năng làm rõ.
Câu chuyện đã bị một số trang thông tin khai thác kỹ lưỡng quá mức cần thiết. Theo một chuyên gia truyền thông, chuyện “tai nạn” này của cô giáo nên chăng cảnh báo về sự cẩn thận khi sử dụng thiết bị công nghệ trong cuộc sống và kỹ năng vững vàng đối ứng với kẻ xấu khi xảy ra sự cố ngoài ý muốn là chừng mực.
Du học sinh Việt bị trục xuất khỏi Úc
Dương Minh Tuấn, người từng bị một nhóm phát xít mới đánh trọng thương, đã bị buộc rời khỏi Úc hôm 8/1, sau khi được cho là visa của anh hết hạn vào tháng ba năm ngoái. Tuấn cũng không được phép trở lại nước này trong vòng ba năm.
Tuấn, đã về TP.HCM, cho biết visa của mình đến tháng 3/2014 mới hết hạn. Một đơn thỉnh cầu gồm 67.000 chữ ký đã được gửi tới cơ quan chức năng, đề nghị cho Tuấn trở lại Úc để được điều trị y tế và tốt nghiệp đại học.
Câu chuyện đang dấy lên nhiều tranh cãi ở Úc.
“Phải dạy thêm vì học sinh quá dốt”
Phát biểu này của bà Hoàng Thị Mai, hiệu trưởng Trường THPT Cao Thắng (Huế) đưa ra khi giải thích với báo chí về chuyện thu tiền học thêm của trường.
Theo phản ánh của phụ huynh, tổng số tiền học thêm của một học sinh lên tới 3.240.000 đồng, trong khi ở các cuộc họp phụ huynh, phiếu xin ý kiến chỉ ghi 8.000 đồng, 10.000 đồng và 12.000 đồng mỗi tiết học. Thấy con số nhỏ hoặc hiểu biết hạn chế, phụ huynh đã đánh dấu đồng ý vào phiếu, đến khi nhận thông báo thu tiền mới ngỡ ngàng.
Bà Mai giải thích việc tổ chức dạy thêm xuất phát từ “cái tâm” đối với học sinh, “do trường tuyển đầu vào quá thấp, học sinh quá ngu dốt”. Bà chỉ thừa nhận làm sai quy định là mỗi lớp học thêm không quá 45 học sinh và sai sót khi đưa giờ học thêm vào thời khóa biểu chính khóa.
Nộp 5 triệu đồng để liên hoan cuối năm
Tuần qua, các thầy cô giáo ở Trường THPT Trà Bồng (Quảng Ngãi) suýt bị “mất" 5 triệu đồng.
Do được truy lĩnh nhận tiền dành cho công chức, viên chức thuộc những khu vực có điều kiện đặc biệt khó khăn (trung bình mỗi người sẽ được 50-60 triệu đồng), khi tiền chưa về đến tay, lãnh đạo nhà trường đã quyết định trừ mỗi người 5 triệu để liên hoan cuối năm, tặng quà cảm ơn những đơn vị đã giúp đỡ làm chế độ.
Ngay sau khi sự việc được thông tin, các giáo viên đã ký nhận lại số tiền 5 triệu đồng đã thu.
Cảnh cáo Phó giám đốc Sở đóng bàn “dởm”
Theo chương trình kiên cố hóa trường lớp giai đoạn 1 – 2009 của tỉnh Cà Mau, Sở GD-ĐT tỉnh này sẽ đóng mới 5.328 bộ bàn ghế, tổng giá trị là 6 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo kết luận thanh tra thì 60% số bàn ghế của công ty trúng gói thầu này đã làm không đảm bảo chất lượng.
Sở Nội vụ tỉnh đã cảnh ông Ngô Triều Mến – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh, người chịu trách nhiệm dự án, về vi phạm này.
Trường học mang tên Giám đốc Sở
Câu chuyện giáo dục đẹp đẽ trong tuần lại được gợi cảm hứng từ một người đã mất, và là lãnh đạo một ngành khác: ông Phan Thế Phương (nguyên giám đốc Sở Thủy sản Thừa Thiên - Huế).
Người dân xã Quảng Công, huyện Quảng Điền Dân coi ông Phương là thành hoàng nên lập đền thờ ông ngay ngoài hồ tôm. Nay, dân lại lấy tên ông đặt tên trường học, tới đây sẽ dựng bia ghi công ơn.
 |
Trường THCS Phan Thế Phương (Ảnh: Tuổi Trẻ)
|
Ông Phương từng giảng dạy tại ĐH Nông nghiệp Hà Nội,làm hiệu trưởng Trường trung cấp Thủy sản trung ương I. Sau khi tách tỉnh, từ năm 1983-1991 ông là giám đốc Sở Thủy sản. Tháng 10-1991, ông mất trong một tai nạn giao thông.
Ở ngôi trường cấp 2 mang tên Phan Thế Phương, chuyện một ông quan không quản ngại khó khăn lặn lội về vùng quê nghèo khó, mang theo khát vọng giúp người dân nghèo đổi đời đã trở thành giáo án sinh động, là gương sáng mà thầy trò noi theo
- Song Nguyên - Nguyễn Thảo(tổng hơp)
" alt="Giám đốc sở được thờ, cô giáo bị kẻ xấu dọa dẫm"/>
Giám đốc sở được thờ, cô giáo bị kẻ xấu dọa dẫm