Chuyển đổi số là giải pháp quan trọng, xu hướng tất yếu để người nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất, năng lực cạnh tranh, tham gia vào chuỗi giá trị.
Thời gian qua, các cấp, ngành trong tỉnh quyết liệt đẩy mạnh tuyên truyền, đào tạo, hướng dẫn nông dân nâng cao nhận thức về CĐS, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành sản xuất và kinh doanh.
Hỗ trợ nông dân tham gia CĐS từ khâu thiết kế mẫu mã bao bì, xây dựng website đến tiếp cận thị trường, đưa sản phẩm lên các sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) và nền tảng trực tuyến.
Từ đó giúp người nông dân có được mô hình kinh doanh linh hoạt, tiết giảm chi phí, tối ưu hóa lợi nhuận.
Đến nay, nhiều mô hình ứng dụng CĐS được người dân áp dụng rộng rãi trong sản xuất, kinh doanh như các mô hình ứng dụng công nghệ nhà kính, hệ thống tưới nhỏ giọt; cảm biến trong điều khiển, theo dõi, giám sát từ xa quá trình chăm sóc cây nông nghiệp; ứng dụng hệ thống sấy lạnh nông sản; xây dựng hệ thống chuồng lạnh và ứng dụng công nghệ số trong chăn nuôi gia súc, gia cầm…
Đặc biệt là việc ứng dụng mạng xã hội, nền tảng trực tuyến như Zalo, Facebook, Tiktok và hệ thống website để chủ động chia sẻ quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm... nhằm quảng bá, tìm kiếm thị trường, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất.
Từ đó góp phần xây dựng thương hiệu và tăng thu nhập so với hình thức sản xuất, kinh doanh truyền thống.
Các sản phẩm mang thương hiệu thịt chua Friend Foods có sản lượng tiêu thụ lên tới hơn 80.000 hộp/tháng thông qua hệ thống đại lý phân phối và nền tảng trực tuyến.
Bắt đầu xây dựng “thương hiệu cá nhân” để bán các sản phẩm mang thương hiệu thịt chua Friend Foods trên nhiều nền tảng trực tuyến, từ năm 2022 cho đến nay, anh Lê Văn Cường, thôn Mỹ Đức, xã Văn Quán (Lập Thạch) từ một người không rành sử dụng các thiết bị công nghệ, khó khăn khi áp dụng công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh đã trở thành chủ nhân của kênh Tiktok với hàng nghìn lượt người đăng ký theo dõi.
Chia sẻ với chúng tôi, anh Cường cho biết: “Việc xây dựng kênh bán hàng và livestream vào một số giờ nhất định giúp những video clip giới thiệu sản phẩm dễ dàng tiếp cận tới đông đảo khách hàng và có cơ hội lọt top xu hướng.
Vì thế, tôi không ngần ngại học hỏi kinh nghiệm, tìm hiểu kiến thức, kết nối với một số người nổi tiếng để ký hợp đồng quảng cáo, livestream bán sản phẩm trên nền tảng này. Từ đó góp phần đổi mới phương thức kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm”.
Đến nay, các sản phẩm mang thương hiệu thịt chua Friend Foods không chỉ được nhiều người biết đến thông qua hệ thống 60 đại lý phân phối tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước mà còn có nhiều lượt đặt mua trực tiếp trên các nền tảng số như Tiktok, Shopee, Postmart.vn... với sản lượng tiêu thụ lên tới hơn 80 nghìn hộp/tháng, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 15 lao động địa phương.
Bắt nhịp với CĐS, anh Phạm Văn Xuân, thôn Lau, xã Hoàng Lâu (Tam Dương) là một trong những nông dân đã tiên phong xây dựng và phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh với tổng diện tích lên tới 3,2ha.
Trong đó, anh mạnh dạn đầu tư xây dựng hệ thống nhà kính với diện tích 9.000m2 và lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt, hệ thống cảm biến điều khiển, theo dõi, giám sát từ xa quá trình chăm sóc cây trồng.
Với phương châm canh tác các loại rau, củ, quả, hoa chất lượng cao để cung cấp cho người tiêu dùng, việc ứng dụng công nghệ số đã giúp quá trình sản xuất nông nghiệp của gia đình anh trở nên thuận lợi hơn, sản phẩm xuất bán được giá cao hơn so với phương thức canh tác thông thường, mang lại doanh thu tiền tỷ mỗi năm.
Không dừng lại ở đó, mô hình của anh còn được nhiều nông dân trong và ngoài tỉnh tìm đến tham quan, học tập để ứng dụng tại địa phương.
Anh Xuân còn nhận thiết kế, lắp đặt hệ thống nhà kính và chuyển giao công nghệ cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp ở các tỉnh, thành phố như Ninh Bình, Hòa Bình, Thái Nguyên, Phú Thọ, Thành phố Hồ Chí Minh…
Anh Xuân cho biết: Nhờ hệ thống canh tác nông nghiệp theo hướng hiện đại, người nông dân chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh có thể dễ dàng điều chỉnh, kiểm soát quá trình sản xuất nông nghiệp theo ý muốn.
Đồng thời thường xuyên cập nhật được thông tin, kiến thức cũng như kết nối với thị trường, đưa nông sản lên các nền tảng số mà ít tốn chi phí phát sinh.
Từ đó giúp xóa nhòa ranh giới về địa lý, thời gian; tháo gỡ những điểm nghẽn trong lưu thông, vận chuyển hàng hóa cũng như ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ, đem lại thu nhập cao.
Có thể nói, thành công bước đầu của những nông dân như anh Cường, anh Xuân nói riêng và nhiều nông dân khác trên địa bàn tỉnh nói chung trong việc thay đổi tư duy, áp dụng CĐS vào sản xuất, kinh doanh không chỉ đem về “trái ngọt” khi sản phẩm tạo ra có chất lượng cao và sức tiêu thụ mạnh trên thị trường mà còn lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm đến mọi tầng lớp nhân dân.
Từ đó dần hình thành thương hiệu riêng, mở rộng tiếp cận thị trường đa nền tảng, góp phần giảm tổn thất trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và thích ứng với công cuộc CĐS theo đúng định hướng phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và công dân số.
TheoNgọc Lan (Báo Vĩnh Phúc)
" alt=""/>Nông dân Vĩnh Phúc thích ứng với chuyển đổi sốĐào tạo phương pháp học tiếng Anh “siêu tốc” cho hơn 7000 học viên
BBST là phương pháp được Văn phòng Chính phủ giới thiệu tới Bộ GD&ĐT vào năm 2018, được nghiên cứu bởi TS. Nguyễn Trọng Giao, giúp người học nắm vững 1000 từ vựng sau vài tháng, sử dụng thành thạo 18 thì chỉ qua 1 sơ đồ.
Sau thời gian được học tập và làm việc cùng TS. Nguyễn Trọng Giao, ông Mai Hoàng Anh đã quyết định đưa phương pháp trên vào chương trình giảng dạy tại Odin.
“Phương pháp tập trung vào việc tạo ra môi trường học tập tự nhiên và sinh động. Người học nên sử dụng các giác quan để tăng cường khả năng tiếp thu kiến thức như nghe, nói, đọc và viết. Đồng thời áp dụng nguyên lý logic thời gian vào việc học ngữ pháp, giúp người học dễ dàng hiểu và nhớ các thì của động từ”, ông Hoàng Anh giải thích về BBST.
Để phương pháp thêm gần gũi và phù hợp với đối tượng học viên trẻ tuổi, đội ngũ học thuật tại Odin đã phát triển BBST thông qua việc thiết kế các dự án để lồng ghép vào đào tạo. Học viên sẽ được thực hành lồng tiếng, học ngoại ngữ qua âm nhạc, viết truyện, luyện phản xạ nói qua phỏng vấn và đóng kịch.
Theo đại diện Odin, từ khi thành lập đến nay, trung tâm đã đào tạo hơn 7000 học viên bằng phương pháp BBST.
Hợp tác cùng Hội đồng Anh tổ chức thi IELTS
Bên cạnh hoạt động đào tạo, Odin còn trở thành 1 trong 4 đơn vị tại Việt Nam được Bộ GD&ĐT cấp phép hợp tác với Hội đồng Anh để tổ chức thi IELTS từ năm 2022. Trong 2 năm qua, Odin đã tổ chức gần 8000 lượt thi IELTS tại riêng điểm thi số 1 Đông Tác với cơ sở vật chất chuẩn quốc tế theo tiêu chuẩn của Hội đồng Anh.
Nói về cơ duyên trở thành 1 trong 4 đối tác của Hội đồng Anh trong tổ chức thi, ông Hoàng Anh cho hay: “Tôi muốn xây dựng mô hình đào tạo để học viên của mình vừa học, vừa thi tại đơn vị của mình. Có thể những nội dung tôi trình bày tại những hội thảo giáo dục đã “chạm” tới Hội đồng Anh, khiến họ hiểu được tầm nhìn và mục tiêu giáo dục bền vững của chúng tôi”.
Để hành trình học và thi IELTS của học viên thêm trọn vẹn, ông Hoàng Anh còn tổ chức nhiều buổi thi thử IELTS miễn phí tại điểm thi của Odin. Việc thi thử được tổ chức nhằm giúp học viên có trải nghiệm giống với thi thật, từ đó làm quen với quy trình thi và tâm lý phòng thi.
Theo đại diện Odin, ngoài là đối tác của Hội đồng Anh trong tổ chức thi, Odin cũng trở thành đối tác đào tạo và khảo thí IELTS của nhiều trường đại học và trường THPT hàng đầu tại Hà Nội như: Trường Đại học Thương Mại, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội, Trường THPT Kim Liên, Trường THPT Nguyễn Trãi, Trường THPT Quốc Oai…
Địa chỉ học và thi IELTS
Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển, ông Mai Hoàng Anh coi trọng những người đã đồng hành cùng Odin trong chặng đường nâng cao chất lượng đào tạo và thi cử tại Odin, đồng thời bày tỏ lòng trân trọng trước sự tín nhiệm và tin tưởng của nhiều thế hệ học viên trong suốt thời gian qua.
Bước vào chặng hành trình mới, ông Hoàng Anh đề ra 2 mục tiêu rõ rệt trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và tổ chức thi IELTS tại Odin.
Thứ nhất, xây dựng điểm thi IELTS khang trang và hiện đại nhất, trở thành sự lựa chọn hàng đầu của học viên toàn quốc, đồng thời tiếp tục phát triển phương pháp BBST để phù hợp với các đối tượng học viên đương đại. Thứ hai, thực hiện những đề án của thành phố, của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội để đào tạo tiếng Anh bổ trợ IELTS cho học sinh toàn thành phố Hà Nội.
“Với triết lý giáo dục lấy con người làm trung tâm, Odin luôn hướng tới việc tạo ra nơi để học viên và giảng viên có môi trường học tập, thi cử và giảng dạy hiệu quả”, ông Mai Hoàng Anh cho hay.
Ngọc Minh
" alt=""/>Hành trình đào tạo tiếng Anh cho hàng nghìn học viên của Odin LanguageTrò chuyện luôn là một trong những công cụ quan trọng giúp cha mẹ tạo ra mối quan hệ thân thiết, gần gũi với con cái.
" alt=""/>Người Nhật dạy con: Cho tiền tiêu vặt, không bật Tivi để đút cơm