Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Newsweek).
Cựu Tổng thống Trump có ý định kiện Bộ Tư pháp và yêu cầu bồi thường thiệt hại 100 triệu USD vì đã thực hiện lệnh khám xét khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông vào năm 2022.
Phía ông Trump cáo buộc Bộ trưởng Tư pháp Merrick Garland và Giám đốc FBI Christopher Wray đã tham gia vào "hoạt động truy tố chính trị ác ý nhằm tác động đến kết quả bầu cử để ngăn ông Trump tái đắc cử".
Luật sư của ông Trump, Daniel Epstein, đã phát đi thông báo pháp lý, cho hay ông Trump có kế hoạch kiện Bộ Tư pháp vì cáo buộc 2 ông Garland và Wray đã áp dụng "các tiêu chuẩn không nhất quán" và" vi phạm rõ ràng các nguyên tắc hiến pháp" khi chấp thuận khám xét nơi nghỉ dưỡng của cựu tổng thống và gia đình ông tại Palm Beach, Floria.
Hai ông Garland và Wray bị cáo buộc làm sai các quy tắc nhằm gây tổn hại tới ông Trump.
Bộ Tư pháp Mỹ có 6 tháng để phản hồi khiếu nại nói trên. Nếu sau thời hạn đó mà 2 bên không đạt được thỏa thuận, khiếu nại sẽ được chuyển đến tòa án liên bang.
FBI đã tiến hành khám xét vào ngày 8/8/2022 tại Mar-a-Lago dẫn đến việc thu giữ hơn 100 tài liệu mật, theo bản cáo trạng gồm 37 tội danh sau đó được cố vấn đặc biệt Jack Smith đệ trình chống lại ông Trump.
Ông Trump, 78 tuổi, đã không nhận tội đối với tất cả các cáo buộc, bao gồm cả tội cố ý lưu giữ các hồ sơ quốc phòng nhạy cảm cũng như âm mưu cản trở công lý.
Tuy nhiên, thẩm phán liên bang Aileen Cannon tháng 7 đã tuyên bố hủy vụ kiện nói trên, với lý do công tố viên Smith đã được bổ nhiệm "không đúng luật".
Cả luật sư Epstein và người phát ngôn của ông Trump, Steven Cheung đều cáo buộc việc lục soát tư dinh và mở vụ án chống lại cựu Tổng thống Mỹ là nỗ lực của đảng Dân chủ nhằm "can thiệp vào cuộc bầu cử".
Theo NY Post" alt=""/>Ông Trump tính kiện Bộ Tư pháp Mỹ, đòi bồi thường 100 triệu USDTrong đó, cảng Liên Chiểu với tổng mức đầu tư trên 3.400 tỷ đồng cho phần A - phần sử dụng chung đang được đôn đốc, thúc đẩy nhanh tiến độ để dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2025.
Phần B là dự án đầu tư xây dựng bến cảng Liên Chiểu, kêu gọi đầu tư cho 8 bến container (tổng chiều dài neo đậu 2.750m cho tàu từ 50.000 - 200.000 DWT), 6 bến hàng tổng hợp (tổng chiều dài neo đậu 1.550m cho tàu từ 50.000 - 100.000 DWT), bến cho tàu pha sông biển, hậu phương cảng. Theo tính toán sơ bộ của UBND TP Đà Nẵng, chi phí đầu tư vào khoảng 48.304 tỷ đồng.
Cảng Liên Chiểu khi đi vào hoạt động sẽ là cảng trung tâm lớn nhất của toàn bộ miền Trung và là 1 trong 3 cảng lớn nhất của Việt Nam (Ảnh: Anh Vũ).
Đối với khu thương mại tự do, TP Đà Nẵng dự kiến xây dựng phân tán với 10 vị trí, tổng diện tích hơn 1.700ha, bao gồm các khu chức năng như khu sản xuất, khu logistics và khu thương mại - dịch vụ.
Cụ thể, khu sản xuất là phía bắc sông Cu Đê (400ha); khu công nghệ cao Đà Nẵng và mở rộng (559ha). Khu thương mại - dịch vụ gồm chân núi Bà Nà (90ha); hai bên đường Bà Nà - Suối Mơ (154ha và 53ha). Khu logistics gồm quy hoạch khu công nghiệp Hòa Nhơn (200ha); khu vực phía Tây Nam sân bay Đà Nẵng (80ha); sau cảng biển Liên Chiểu (100ha) và đường tránh Nam Hải Vân (100ha).
Vị trí thứ 10, TP cũng sẽ xem xét bổ sung vị trí cho khu thương mại tự do lấn biển dọc bờ biển Nguyễn Tất Thành, với diện tích 420ha.
Hệ sinh thái cộng hưởng giữa FTZ và cảng Liên Chiểu
FTZ là khu vực chỉ định tại một quốc gia nơi hàng hóa được nhập khẩu, lưu trữ, xử lý, sản xuất, điều chỉnh và tái xuất khẩu mà không chịu thuế xuất nhập khẩu và các quy định hải quan khác.
Dự kiến hoạt động từ năm 2025, FTZ và cảng Liên Chiểu tạo ra sự cộng sinh giữa thương mại tự do và logistics. FTZ cho phép các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí thông qua chính sách ưu đãi như miễn thuế xuất nhập khẩu và dễ dàng tiếp cận thị trường quốc tế. Doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi từ dịch vụ logistics chất lượng cao, thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa và kết nối dễ dàng với doanh nghiệp khác trong FTZ cũng như toàn bộ vùng xung quanh.
Sự cộng hưởng giữa cảng và FTZ còn giúp Đà Nẵng xây dựng một hệ sinh thái thương mại và logistics bền vững. FTZ không chỉ là điểm đến của các doanh nghiệp logistics và thương mại mà còn là bàn đạp cho ngành công nghiệp hỗ trợ và sản xuất xuất khẩu. Qua đó, Đà Nẵng có thể nâng cao sức cạnh tranh và thu hút nhà đầu tư từ nhiều lĩnh vực, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế địa phương và quốc gia.
FTZ và cảng Liên Chiểu còn tạo nền tảng cho sự chuyển mình của Đà Nẵng thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao trên bản đồ toàn cầu. Nhờ hệ thống hạ tầng giao thông và thương mại tự do phát triển, thành phố có thể đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp công nghệ cao, nghiên cứu và phát triển, đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế. Mục tiêu này không chỉ giúp Đà Nẵng nổi bật trong khu vực mà còn trở thành cầu nối kinh tế giữa các quốc gia Đông Nam Á.
Sức hút bất động sản khu Tây Bắc
Theo Tiến sĩ Trần Nguyễn Minh Hải - chuyên gia địa ốc, giảng viên Đại học Ngân hàng TPHCM, bộ đôi siêu cảng và FTZ sẽ thúc đẩy các hoạt động logistics, nâng cao giá trị gia tăng ngành du lịch, thương mại... của Việt Nam nói chung và TP Đà Nẵng nói riêng; tạo ra chuỗi sản phẩm dịch vụ cao cấp (du lịch, bán lẻ, vui chơi giải trí…), góp phần thu hút khách du lịch đến Đà Nẵng cũng như khu vực miền Trung - Tây Nguyên…
Bên cạnh đó, 2 dự án này gián tiếp mang lại các lợi ích: hình thành trụ sở của các tập đoàn lớn, đổi mới khoa học kỹ thuật công nghệ, phát triển kinh tế hàng hải, thu hút nhân tài... mang lại tác động to lớn đối với kinh tế - xã hội. Khu Tây Bắc hiện là địa bàn thu hút nhà đầu tư lĩnh vực bất động sản.
Bất động sản Tây Bắc Đà Nẵng ghi nhận loạt các dự án chất lượng, giải quyết nhu cầu an cư cho lực lượng lao động tri thức, nguồn nhân tài từ bộ đôi siêu cảng và FTZ Đà Nẵng (Ảnh: Anh Vũ).
Với hạ tầng cải thiện và cơ hội phát triển kinh tế mạnh mẽ, bất động sản ở khu Tây Bắc được nhận định là tâm điểm của thị trường Đà Nẵng trong thời gian tới. Khu vực quanh cảng Liên Chiểu thu hút sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư mong muốn khai thác tiềm năng từ hệ sinh thái thương mại và logistics.
Việc thành lập bộ đôi cảng Liên Chiểu và FTZ không chỉ giúp Đà Nẵng trở thành trung tâm thương mại logistics hàng đầu mà còn tạo ra bước đệm quan trọng cho phát triển bền vững. Đà Nẵng đang nỗ lực không ngừng để biến tầm nhìn này thành hiện thực, hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội phát triển kinh tế và vị thế quan trọng trong khu vực ASEAN.
" alt=""/>Đà Nẵng sắp có "bộ đôi" cảng và khu thương mại tự do đầu tiên tại Việt NamÔng Trump trên sân golf tại bang Virginia, Mỹ hồi năm 2023 (Nguồn: Getty).
Không lâu sau khi ông Trump trở thành tổng thống Mỹ hồi năm 2017, an ninh Mỹ cảnh báo về những nguy cơ có thể xảy đến khi ông Trump chơi golf. Nguyên nhân là các sân golf riêng của ông nằm quá gần đường sá.
Bằng chứng của lực lượng đặc vụ không phải là những tập hồ sơ hay thùng đạn như thông thường mà là một bức ảnh ông Trump chơi golf được phóng viên ghi lại. Họ lập luận rằng, nếu phóng viên có thể chụp được ảnh từ khoảng cách xa, một sát thủ cũng có thể đưa ông Trump vào tầm ngắm, theo Washington Post.
Dù vậy, ông Trump vẫn khăng khăng rằng các sân golf của mình an toàn, cũng như vẫn tiếp tục chơi golf ở đó. Điều này khiến công tác an ninh dành cho ông càng thêm khó khăn, nhất là khi lực lượng an ninh bảo vệ ông sụt giảm sau khi ông rời nhiệm sở.
Vấn đề trên nhận được sự chú ý rộng rãi của dư luận kể sau vụ ám sát hụt khi ông Trump đang chơi golf tại West Palm Beach, Florida hôm 15/9. Dù kẻ tấn công đã bị cảnh sát bắt giữ, vụ việc cho thấy những lỗ hổng trong công tác đảm bảo an ninh cho cựu Tổng thống tại các sân golf.
Điều không bất ngờ
Lực lượng an ninh có mặt gần Câu lạc bộ golf quốc tế Trump tại West Palm Beach, Florida, nơi xảy ra vụ nổ súng hôm 15/9 (Ảnh: Reuters).
Khi thị sát hiện trường sau vụ ám sát hụt, Giám đốc Mật vụ Mỹ Ronald L. Rowe Jr. cho biết lịch trình của ông Trump không theo kế hoạch trước, buộc các nhân viên mật vụ phải nhanh chóng ứng phó.
"Tổng thống (tức ông Trump) đáng ra không tới đó", ông Rowe nói. "Điều này không nằm trong lịch trình chính thức của ông".
Theo Washington Post, vụ việc tại West Palm Beach vừa qua không phải điều quá bất ngờ. Những quan ngại về an ninh đến từ hai khía cạnh. Thứ nhất, sân golf của ông Trump quá khó đảm bảo an toàn. Thứ hai, lịch trình của ông vào cuối tuần quá dễ đoán.
"Nếu bạn muốn tìm ông Trump vào một buổi chiều thứ bảy, tôi có thể nói ông ấy ở đâu - sân golf do ông ấy sở hữu nào nằm gần ông nhất", một cựu quan chức cấp cao tiết lộ.
Ông Bill Gage, cựu nhân viên mật vụ, nhận định rằng nghi phạm không cần trinh sát quá phức tạp.
"Hắn ta chỉ cần ngồi đó và chờ ông Trump tới", ông nói. "Bạn không cần phỏng đoán quá nhiều mà vẫn biết được ông ấy ở đâu. Kẻ xấu sẽ có thời gian chuẩn bị".
Theo hồ sơ vụ án, dường như điện thoại của nghi phạm đã ở địa điểm gần sân golf gần 12 tiếng đồng hồ trước khi bị phát hiện, cho thấy dường như nghi phạm đã chờ đợi ông Trump xuất hiện.
Sân golf của ông Trump có một số đoạn thiếu rào chắn chứng và nằm ở một khu vực có mật độ giao thông cao. Đây dường như là ác mộng đối với lực lượng mật vụ và các nhân viên thực thi pháp luật địa phương, đặc biệt khi không được bổ sung nhân lực hay công cụ hỗ trợ.
"Nếu ông ấy còn là (Tổng thống Mỹ), chúng tôi sẽ bao vây cả sân golf. Tuy nhiên, do không phải vậy, các biện pháp an ninh chỉ được thực thi ở những nơi mật vụ cho là có thể", ông Ric Bradshaw, cảnh sát trưởng hạt Palm Beach, nói.
Theo ông Bradshaw, nghi phạm trốn trong một bụi cây có thể quan sát hai lỗ golf một lúc. Do đó, nghi phạm có thể quan sát cả ông Trump lẫn đội mật vụ dò xét trước một lỗ golf.
Theo các nhân viên mật vụ, thường sẽ có một đội chống bắn tỉa đi trước và một đội đi sau ông Trump để đảm bảo không có nguy cơ khi vị cựu Tổng thống đánh golf. Một vài nhân viên khác - bao gồm chuyên gia chống bắn tỉa và chống đột kích - đi kèm theo ông Trump, dù ông thường tự lái xe điện khi di chuyển trong sân golf.
Khu vực ông Trump đang chơi khi nghi phạm bị phát hiện nằm kế bên hai con đường đông đúc gần sân bay quốc tế Palm Beach.
Nỗi đau đầu của Mật vụ Mỹ
Một nhóm bắn tỉa được bố trí gần nơi ông Trump chơi golf tại Câu lạc bộ golf quốc gia Trump ở Bedminster, bang New Jersey hôm 15/8 (Ảnh: WP).
Khi ông Trump còn là tổng thống, những chuyến đánh golf của ông thường xuyên khiến lực lượng an ninh lo sợ. Biết rằng không thể thuyết phục ông Trump bỏ đánh golf, Mật vụ Mỹ cố gắng thuyết phục ông thay đổi lịch trình. Họ thường không thành công.
An ninh Mỹ đã làm nhiều cách để giúp ông Trump có thể yên tâm đánh golf. Các vành đai bảo vệ tầm xa và trạm kiểm soát được thiết lập. Số người đi bộ gần vị tổng thống bị hạn chế.
Dù vậy, các biện pháp bảo vệ đã sụt giảm trong những năm qua. Một số khách chơi golf tại câu lạc bộ bất ngờ khi họ không bị khám xét kỹ lưỡng hay buộc đứng cách xa ông Trump. Một người chơi hồi năm ngoái cho biết ông không bị xét hỏi hay khám túi và được ngồi tương đối gần với bàn ăn của vị cựu Tổng thống.
Sau vụ ám sát hụt tại bang Pennsylvania hôm 13/7, an ninh với ông Trump được thắt chặt. Ông Trump từng bày tỏ lòng cảm kích nhưng cũng vẫn giữ đôi điều bất bình.
"Mọi người đến đây để chơi golf. Họ không muốn thấy những thứ này", ông nói gần đây, theo một nhân chứng.
Ông Trump không phải tổng thống đầu tiên khiến an ninh Mỹ thêm vất vả vì thói quen chơi golf. Vào thập niên 50 của thế kỷ trước, lực lượng mật vụ từng có một góc trong căn nhà của Tổng thống Dwight Eisenhower tại sân golf Augusta, bang Georgia.
Ba thế kỷ sau, cũng tại sân golf Augusta, một người đàn ông có mang vũ khí bắt giữ năm con tin và đòi nói chuyện với Tổng thống Ronald Reagan. Sau vụ việc, ông Reagan gần như không còn đánh golf - ngoại trừ ở một sân golf riêng của bạn bè.
Khi là tổng thống Mỹ, ông Barack Obama cũng chăm đánh golf nhưng thường là trong các căn cứ quân sự, nơi có an ninh tốt.
Theo Washington Post, New York Times" alt=""/>Mật vụ Mỹ đau đầu vì sở thích chơi golf của ông Trump