![]() |
Tại hội nghị, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH nhấn mạnh, 2021 là năm khởi động và năm 2022 phải là năm tăng tốc của giáo dục nghề nghiệp. Đột phá trong năm nay sẽ là chuyển đổi số toàn ngành; lấy chuyển đổi số để xoay chuyển tình hình.
Cũng theo Bộ trưởng, việc kết nối doanh nghiệp với giáo dục nghề đã có sự chuyển biến rõ rệt nhưng chưa đáp ứng tốt được yêu cầu của xã hội. Do đó, giáo dục nghề nghiệp cần phải gắn kết hơn với thị trường lao động, gắn với yêu cầu đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Muốn thực hiện được những phương hướng đó, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH lưu ý, hệ thống giáo dục nghề nghiệp cần tiếp tục đầu tư, hoàn thiện toàn bộ nội dung thể chế: quy hoạch hệ thống, các kế hoạch chuyển đổi số, đầu tư về con người, cơ sở vật chất; chú trọng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ để nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng các đơn đặt hàng của doanh nghiệp, thị trường.
Đồng thời, cần đổi mới phương thức đào tạo, tập trung vào đào tạo mới và đào tạo lại, trong đó lấy đào tạo lại làm nền tảng phát triển. Bên cạnh đó cần chú trọng đào tạo theo nhu cầu thị trường, đơn đặt hàng để cung - cầu gặp nhau. Cùng đó, cần quan tâm đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế để bảo đảm khung đầu ra.
![]() |
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH chia sẻ tại hội nghị. |
Về phía Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cũng xác định phương hướng năm 2022, tiếp tục đổi mới phương thức đào tạo thích ứng với sự tác động của dịch bệnh; tăng cường chuyển đổi số; tăng cường đào tạo mới, đào tạo lại cho lao động bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Cùng đó, tạo chuyển biến mạnh mẽ về số lượng, cơ cấu trình độ đào tạo, chất lượng và hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp, nhất là đào tạo chất lượng cao theo hướng ứng dụng, thực hành, thực tập đáp ứng sự thiếu hụt nhân lực cho các doanh nghiệp và nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cho thị trường lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Mục tiêu cụ thể được Tổng cục đặt ra là tăng tuyển sinh 10% so với năm 2021; tốt nghiệp 2.249.500 người (trong đó trình độ cao đẳng, trung cấp là 501.500 người; trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo khác là 1.748.000 người).
Bên cạnh đó, tiếp tục rà soát, sắp xếp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc bộ, ngành, địa phương.
Dự kiến, năm 2022, có khoảng 1.877 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trong đó 409 trường cao đẳng; 438 trường trung cấp và 1.030 trung tâm), số cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là 1.184, giảm 4% so với năm 2021 và số cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập sẽ chiếm khoảng 37%.
![]() |
Ông Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp chia sẻ tại hội nghị. |
Các nhiệm vụ trọng tâm là triển khai đồng bộ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, đề án, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tập trung cao nhất việc chỉ đạo, hướng dẫn triển khai quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở các bộ, ngành, địa phương theo hướng tinh gọn, hiệu quả, giảm đầu mối và số lượng nhưng không giảm năng lực đào tạo,...; Gắn kết chặt chẽ với các cơ quan có liên quan và cộng đồng doanh nghiệp nhằm hình thành hệ sinh thái truyền thông, tư vấn, hướng nghiệp, khởi nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp; tiếp tục đổi mới phương thức tuyển sinh, đào tạo để duy trì quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cho phục hồi kinh tế; chú trọng các chương trình đào tạo chất lượng cao theo cơ chế đặt hàng; đẩy nhanh triển khai đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực để có kiến thức, kỹ năng phù hợp, có thể tiếp thu, làm chủ, khai thác, vận hành hiệu quả những tiến bộ công nghệ; gắn kết, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp về nhân lực,...; Thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp.
Để đảm bảo việc phân luồng, liên thông trong hệ thống, thực hiện các giải pháp để tăng cường tuyển sinh đào tạo, Tổng cục cũng đề nghị Bộ LĐ-TB&XH đề xuất với Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương quan tâm, ưu tiên phát triển giáo dục nghề nghiệp và coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, góp phần thực hiện đột phá chiến lược nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhằm tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới.
Bên cạnh đó, chỉ đạo các Bộ, ngành địa phương đẩy mạnh việc thực hiện hướng nghiệp phân luồng; chỉ đạo Bộ GD-ĐT chia sẻ cơ sở dữ liệu tuyển sinh, tốt nghiệp THCS, THPT, CĐ, ĐH hàng năm để các cơ sở giáo dục đào tạo và giáo dục nghề nghiệp khai thác, góp phần nâng cao hiệu quả nguồn lực xã hội,...
Hải Nguyên
Năm 2021, hệ thống giáo dục nghề nghiệp đã có nhiều hoạt động nổi bật và đạt được những thành tựu quan trọng.
" alt=""/>Giáo dục nghề nghiệp tăng tốc ở năm 2022, tạo đột phá bằng chuyển đổi sốBrazil vừa có trận giao hữu thắng Guinea 4-1 tại Barcelona, Tây Ban Nha, và những tin đồn về việc thuê Ancelotti càng tăng cao.
Theo Globo, CBF xem việc ký hợp đồng với HLV Ancelotti để tiếp quản đội tuyển Braziltừ tháng Giêng hoặc tháng 6/2024.
Luis Roberto, gương mặt nổi tiếng trên TV Globo, chủ tịch CBF là ông Ednaldo Rodrigues có kế hoạch công bố thỏa thuận với Ancelotti vào cuối tháng này.
Cho đến nay chưa có xác nhận chính thức nào về việc CBF ký hợp đồng với Ancelotti. Dù vậy, nhiều cầu thủ Brazil ủng hộ Carletto dẫn đội.
Nếu Ancelotti đồng ý dẫn Brazil sẽ là thương vụ lớn trong thế giới bóng đá, khi ông có thành tích lâu dài và sự nghiệp huấn luyện nổi tiếng.
Ancelotti được xem là một nhân vật biểu tượng về thành công trong lịch sử bóng đá thế giới.
Carletto dẫn dắt các CLB lớn của châu Âu như Real Madrid, AC Milan, Chelsea, Paris Saint-Germain và Bayern Munich.
Cho đến nay, Ancelotti là HLV thành công nhất ở Champions League (4 chức vô địch; 2 ở Madrid và 2 với Milan). Ông cũng là nhà cầm quân duy nhất vô địch cả 5 giải đấu hàng đầu châu Âu.
Hợp đồng của Ancelotti với Real Madrid còn một năm. Ông muốn tôn trọng bản hợp đồng này, cũng như Florentino Perez dành sự tôn trọng với ông.
Tính từ thời điểm lần đầu tiên vô địch năm 1958, Brazil đang trải qua giai đoạn trắng tay lâu nhất với 5 kỳ World Cup liên tiếp thất bại.
CBF khao khát cú "Hexa" (hay "Hexa Campeao", chức vô địch bóng đá thế giới lần thứ 6), nên rất quyết tâm mời Ancelotti dẫn Canarinha.
Chính nhờ thể thao, chàng trai liệt chân khốn khổ, thua thiệt ngày nào giờ đã là nhà vô địch và kỷ lục gia Paralympic, với một cột mốc sáng giá bậc nhất trong lịch sử thể thao người khuyết tật Việt Nam.
![]() |
Ảnh cưới hạnh phúc của nhà vô địch Văn Công cùng người vợ xinh đẹp |
Và cũng chính nhờ “cầu nối” đặc biệt ấy, Lê Văn Công đã chiến đấu và tạo dựng nên cho mình một cuộc đổi đời thần kỳ, mà như ví von của các đồng nghiệp là “vợ đẹp, con ngoan, nhà 500m2”.
Công đã gặp chị Chu Thị Tám, vợ anh bây giờ trong sự đồng cảm của những người cùng xa quê mưu sinh. Thế nhưng, nếu như chỉ có tình cảm nồng nàn và sự chân thành hiếm có trong suốt 3 năm ròng rã của Công, chắc chắn anh sẽ khó có thể chinh phục được cô gái khỏe mạnh, xinh tươi, tháo vát người Nghệ An.
Tám đã dám vượt qua tất cả để chấp nhận tình yêu của một người khuyết tật chính nhờ sự rung cảm và thán phục với một mẫu hình vượt khó, chiến thắng tật nguyền mà Công thể hiện qua thể thao. Mẫu hình thể thao ấy cũng là lý do quan trọng giúp Công dần “chinh phục” được cả gia đình Tám, trước đó phản đối quyết liệt, thậm chí còn bắt con gái về quê.
![]() |
Hai đứa con của mối tình vượt qua mặc cảm giữa lực sỹ Văn Công và người vợ tảo tần Chu Thị Tám |
Năm 2008, hai người nên duyên. Cuộc sống của họ tuy vất vả trong căn phòng thuê trọ chỉ 10m2 nhưng lúc nào cũng rộn tiếng cười, đầy ắp những niềm vui bình dị. Tình yêu cùng sự nỗ lực của họ đã được bù đắp xứng đáng khi hai đứa con khỏe, đẹp, thông minh ra đời.
Cậu con trai vừa vào lớp 1, còn cô con gái gần đầy năm. Điều đặc biệt, khác với nỗi lo của nhiều người, chàng đô cử khuyết tật ngày càng thể hiện xuất sắc vai trò trụ cột cho vợ con, chứ không hề là gánh nặng.
![]() |
Căn nhà có diện tích 500m vuông của Văn Công |
Nhờ sự thăng tiến chóng mặt trong nghiệp đấu, với những thành tích quốc tế sáng giá liên tiếp, Công đã đều đặn nhận thưởng vài trăm triệu đồng mỗi năm, Ngoài ra, anh còn mở tiệm sửa chữa đồ điện tử, tham gia đào tạo nghề tại trung tâm để có thêm thu nhập.
Đến cuối năm 2014, Công đã có thể “tậu” cho mình một mảnh đất 500m2 tại Long An, xây một căn nhà nhỏ để chấm dứt cảnh sống tạm bợ trong căn phòng thuê trọ 10m2.
![]() |
Dấu sắp đón nhận cơn mưa tiền thưởng, nhưng chắc chắn Văn Công vẫn tiếp tục gắn bó với nghề sửa điện tử lâu nay |
Với kỳ tích vừa có được tại Paralympic Rio, Công đã chắc chắn có khoảng 500 triệu đồng tiền thưởng, theo quy định của nhà nước và từ các nhà tài trợ. Con số này chắc chắn sẽ không dừng lại. Có thể, sau Paralympic, nhà vô địch và kỷ lục gia Olympic này sẽ là một tỷ phú của làng thể thao khuyết tật Việt Nam, điều mà cách đây vài năm, Công không bao giờ dám mơ tới.
Theo cuocsongbongda.vn
" alt=""/>Chuyện tình xúc động của kỷ lục gia Lê Văn Công