|
Ông Nguyễn Văn Sắc. |
Chuyện là vào năm 1991, trong lần đi ăn cỗ tại một gia đình trong dòng họ.Bữa ăn hôm đó có rất nhiều món ngon, nhưng món xôi lại được ông nhắm tới đầutiên. Một phần cũng vì đã lâu không được nếm món xôi đỗ nhìn khá bắt mắt. Saukhi nếm, ông Sắc đã ngấu nghiến cho tới khi hết đĩa xôi. Lúc đó đã no bụng nênkhông còn ăn được gì nữa. Cũng từ bữa ăn này, khẩu phần ăn trong cuộc đời củaông bắt đầu sang trang.
Ông Sắc kể lại: Sau khi giải ngũ trở về địa phương, tôi đã xây dựng gia đìnhrồi sinh con. Lúc con cái trưởng thành, cuộc sống gia đình đỡ vất vả hơn thì cănbệnh tiểu đường đeo bám lấy tôi. Dù đã tốn bao nhiêu tiền bạc để chữa trị nhưngbệnh tình không hề thuyên giảm. Cũng do bị bệnh nên chế độ ăn uống của tôi phảikiêng đủ thứ.
Trước đó, tôi vẫn ăn uống bình thường theo chế độ ăn uống trong gia đình.Nhưng căn bệnh tiểu đường không để tôi được yên, sau mỗi bữa ăn đã phải rất vấtvả với chứng bụng đầy hơi, sôi cồn cào, khó chịu, dù đã tìm đủ các loại thuốc đểchữa cũng không khỏi”.
Sau bữa ăn đặc biệt đó với món duy nhất là xôi, như thể một “thần dược” pháthuy công hiệu, ông Sắc cảm thấy trong người thoải mái, dễ chịu như vừa chữa khỏibệnh. Về nhà, khẩu phần ăn của gia đình lại tiếp diễn như trước, nhưng lần nàynhững cơn bụng sôi cồn cào, khó chịu lại tái phát, lúc đó, ông Sắc bắt tay vàobếp, vo gạo để nấu xôi.
Những lần đầu, ông Sắc đã lén lút đồ xôi lên rồi giấu đi, đợi đến bữa cơm mớimang ra khoe với gia đình như một sự tình cờ do “thích ăn thì nấu”. Chỉ giấuđược vài lần, sau đó ai nấy đều lấy làm lạ vì bữa nào người cha, người ông củamình đều “tình cờ” chỉ ăn cơm nếp. Rồi kể từ đó, bữa nào ông cũng chỉ ăn một mónduy nhất là xôi.
|
Đồ nấu ăn rất đơn sơ, giản dị. |
Bị coi là người lập dị
Anh Nguyễn Văn Đô, con trai cả, hiện đang sống cùng ông Sắc cho biết: “Ngàynào cũng thấy bố ăn một món duy nhất là xôi, dù gặng hỏi nhưng bố vẫn không nóilý do. Gia đình ai cũng lo lắng vì vốn dĩ “ông cụ” đã bị bệnh, phải kiêng rấtnhiều thứ rồi, giờ kiêng thêm cơm nữa thì sống sao nổi”. Sau khi đã biết lý dothì ai cũng phản đối, từ đó cuộc sống gia đình bị đảo lộn hoàn toàn, cả nhàkhông nấu chung nồi, chung bếp như trước nữa. Đồ trong bếp của ông Sắc vẻn vẹnchỉ có một chiếc mâm riêng, một chiếc xoong và một bát đơm xôi, đợi lúc mọingười đi làm hết mới dám vào bếp để khỏi bị nói.
Dù vấp phải sự phản đối quyết liệt, nhưng hàng ngày ông Sắc lại lặng lẽ… đồxôi. Và đến bữa thì… “việc đã rồi”.
Chị Biển, con dâu của ông Sắc cho hay: Thời gian đầu, tôi cũng đau đầu lắm,sợ mình làm gì không vừa lòng bố chồng, hay nấu ăn không hợp khẩu vị nên bố mớilàm vậy. Sau đó tôi đã nấu nhiều món, thay đổi khẩu phần liên tục nhưng ông vẫnkhông động đũa dù chỉ một miếng, mà “trung thành” với món xôi tự nấu của mình.
Theo chị Biển thì mỗi khi gia đình có khách, mọi người đều rất ngại, nhìn haimâm cùng một bữa với hai khẩu phần ăn khác nhau, sợ mọi người nghĩ trong nhàđang có chuyện lục đục, lúc đó anh Đô phải đứng ra giải thích mới làm kháchkhông phật lòng chuyện này mà hai bố con thường xuyên cãi nhau cũng chỉ vì locho sức khỏe của ông cụ. Sau thấy không có tác dụng thì đành phải kệ ông.
Ông Sắc dần dần cảm thấy sợ hẳn bữa cơm thông thường của gia đình, ngao ngánmỗi khi nhìn thấy cơm tẻ. Thói quen “khác người” này khiến ông cảm thấy bất lợiđủ đường, bắt đầu vào cuộc sống thu mình, “khép kín”. Ông kể lại: “Hai mươi nămnay, tôi không bao giờ đi ăn cỗ mà phó thác hoàn toàn cho con trai của mình, vìnếu có tham gia cũng chỉ ăn được một món, nếu người ta không làm chẳng lẽ lại bỏvề. Sang chơi nhà người quen cũng vậy, tôi cũng phải rất khéo léo và tế nhị,biết chắc người ta không mời cơm mới dám sang vì rất dễ mất lòng”.
Gia đình đã đặt ông Sắc trong tình trạng theo dõi sát sao, nếu thấy giảm sútvề sức khỏe thì sẵn sàng dùng biện pháp mạnh để ngăn ông ngay. “Từ khi ông cụ“cai” hẳn cơm tẻ tôi không còn thấy bố phàn nàn về bệnh tật như trước nữa, da dẻkhông nhợt nhạt mà hồng hào hơn, mặt mày cũng không cau có như trước nữa nên mọingười đã yên tâm cho ông được “tự do”- anh Đô chia sẻ.
Ông Sắc cho biết: “Từ khi “nghiện” cơm nếp, bệnh tình không còn những cơn đaunhói nữa, sau mỗi bữa ăn tôi thấy thoải mái, dễ chịu hẳn. Có lẽ từ giờ tôi sẽgiữ thói quen này, vì sức khỏe là quan trọng, nếu có ăn cơm tẻ mà đổi lấy tìnhtrạng sức khỏe xấu hơn thì tôi chẳng dại”.
Chính vì thói quen ăn cơm nếp mà ông Sắc đều từ chối những đám cưới hay việccông trong làng. Nhiều người tỏ ra oán trách, thậm chí bàn tán về ông sống khônghòa đồng, cá nhân. Vậy mà đã thấm thoắt hơn 20 năm, con “người giời” này đã quáquen thuộc với chế độ dinh dưỡng “chẳng giống ai”, chừng ấy năm tuy xóm làng đãchấp nhận thói quen oái oăm của ông, nhưng những cái đã mất của ông cũng khôngnhỏ...
(Theo PL&XH)
">