Các lệnh trừng phạt của Mỹ từ năm 2019 đã chặn mọi truy cập của Huawei vào Google Mobile Services, khiến doanh nghiệp này phải tự triển khai phiên bản HarmonyOS đầu tiên, dựa trên mã nguồn mở Android, cho phép các ứng dụng Android chạy trên điện thoại của họ.
Trong khi đó, các lập trình viên của Huawei đã từng bước xây dựng HarmonyOS Next, còn được gọi là "Harmony bản địa" hoặc "Harmony thuần chủng". Các nhà phát triển ứng dụng cũng phải viết lại các ứng dụng để chạy trên cơ sở mã mới.
Trong đó, việc tạo ra số lượng lớn các ứng dụng “bản địa” là yếu tố tối quan trọng với sự tồn tại và phát triển của hệ điều hành mới. Financial Times cho biết, Huawei đã tổ chức các trại đào tạo trực tuyến và ngoại tuyến, cũng như các khóa học cấp tốc để giúp lập trình viên phát triển ứng dụng từ cuối năm ngoái đến nay.
"Chúng tôi có các nhóm ‘cầm tay hướng dẫn’ các nhà phát triển", một nhân viên bán hàng của Huawei, cho biết.
Huawei nói rằng, họ đã chạy 15.000 ứng dụng gốc, bao gồm các phần mềm buộc phải có như dịch vụ nhắn tin WeChat của Tencent, trung tâm mua sắm trực tuyến Taobao của Alibaba và ứng dụng giao đồ ăn của Meituan.
Tuy nhiên, những người dùng bản beta và nhà phát triển ban đầu cho biết, Next vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Một số ứng dụng quan trọng tại nơi làm việc của Trung Quốc vẫn chưa ra mắt và ít nhất một số trong số 15.000 ứng dụng còn thiếu chức năng cơ bản.
“Chúng tôi chưa thể hỗ trợ WeChat Pay trong ứng dụng của mình. SDK [bộ công cụ phát triển phần mềm] của Baidu cũng không được hỗ trợ nên chúng tôi không thể sử dụng dịch vụ định vị của Baidu”, một nhà phát triển đang làm việc trên ứng dụng Next cho một tập đoàn nhà nước lớn phàn nàn.
Đối với Huawei, việc triển khai hệ sinh thái đang trong quá trình hoàn thiện cho mẫu máy hàng đầu của mình, là một canh bạc kỳ vọng lượng người dùng trung thành sẽ bỏ qua những thiếu sót và thúc đẩy các nhà phát triển bắt kịp.
Huawei cho biết, HarmonyOS ban đầu đã chạy trên 1 tỷ thiết bị và một số ứng dụng được xây dựng cho Next đang được cập nhật với tốc độ gần như hàng ngày.
(Tổng hợp)
Là một người dân của Hà Nội, tham gia giao thông tại đây hơn 35 năm, tôi hiểu rất rõ thực trạng này. Con số thực tế về số người vi phạm giao thông tại các giao lộ, cụ thể là hành vi vượt đèn đỏ chắc chắn lớn hơn nhiều số liệu thống kê trong đoạn video trên. Vào bất cứ khung giờ nào, ở bất cứ đâu, cứ hễ có cơ hội là người ta vượt đèn đỏ, kể cả có hay không sự xuất hiện của lực lượng CSGT.
Chẳng nói đâu xa, mới sáng nay tôi cũng bắt gặp một trường hợp tương tự. Đó là khi tôi đang trên đường tới chỗ làm, đi qua ngã ba giao cắt giữa đường Láng và phố Yên Lãng (một giao lộ nhỏ). Tại thời điểm đó, có hai cảnh sát giao thông đang đứng làm nhiệm vụ phân luồng do khu vực này có lưu lượng phương tiện vô cùng cao vào giờ cao điểm. Dù đèn tín hiệu đang báo đỏ, bộ đếm thời gian ghi nhận còn khoảng 25 giây nữa, nhưng một nhóm bốn, năm phương tiện vẫn tiến vào giữa giao lộ để tìm cách băng qua làn xe đang cắt ngang.
>> Ba nhóm người ở ngã tư tắc cứng
Đó rõ ràng là hành vi cố tình vượt đèn đỏ bởi chẳng thể biện minh rằng đi sớm hơn người khác chỉ vài giây. Phát hiện ra hành vi vi phạm, một cảnh sát vội chạy đuổi theo nhóm người trên để chặn lại. Tuy nhiên, sức người không nhanh bằng máy móc, nhóm người vi phạm nhanh tay vít ga để chạy trốn khỏi lực lượng chức năng. Anh cảnh sát trẻ phải rất cố gắng mới tóm được vào đuôi xe của một cô gái trẻ. Thế nhưng, chưa kịp giữ lại thì cô gái bất ngờ ngoặt tay lái, phóng thẳng vào làn đường ngược chiều để bỏ chạy, hất văng đồng chí CSGT ra đường.
Cảnh tượng trên cũng chính là hình ảnh điển hình cho tình hình giao thông ở Hà Nội thời gian qua, khi vi phạm diễn ra mọi nơi, mọi lúc. Trong khi đó, số người vi phạm áp đảo hoàn toàn với lực lượng chức năng. Nhiều người tham gia giao thông với suy nghĩ "vi phạm theo số đông, CSGT có phát hiện cũng không bắt xuể, chắc sẽ chừa mình ra". Thực tế, dù có bung hết quân số ra đường, lực lượng chức năng cũng không đủ người để chặn bắt hết người vi phạm. Nhất là khi hầu hết trong số đó luôn sẵn sàng bỏ chạy bất chấp thay vì chấp nhận đứng im chịu phạt.
Nói vậy để thấy, ý thức lái xe của nhiều người Việt đang ở mức rất tệ, thậm chí càng ngày càng xuống thấp hơn. Tôi gặp nhiều người thường xuyên vượt đèn đỏ. Họ luôn có cả tá lý do để bao biện cho hành vi của mình: nào là "tranh thủ thấy đường vắng thì đi luôn cho tiết kiệm thời gian", "giờ cao điểm mà ai cũng xếp hàng chờ thì đến bao giờ mới đi được, khéo còn tắc hơn", "đi đường thấy thế nào tiện thì chủ động thôi, miễn không cản trở người khác là được"... Nói chung, hầu hết họ đều không ý thức được hậu quả của việc mình làm, nên dù biết sai luật vẫn cứ cố lách.
" alt=""/>'Phạt nguội 164 xe máy vượt đèn đỏ trong hai phút ở Hà Nội như ôtô'3 giờ chiều nhưng phía trong quán tối om, được ngăn cách với bên ngoài bằng một tấm rèm. Căn phòng khoảng 10m2 với chiếc ghế sofa cũ kê sát góc tường làm nơi ngồi chờ cho khách.
![]() |
Lan, một nhân viên của quán. |
Một người đàn ông ra bắt chuyện, ánh mắt đầy dò xét. Người này giới thiệu là chồng của chủ quán. Sau đó, anh ta yêu cầu chúng tôi ngồi đợi và bắt đầu những câu hỏi ‘điều tra’ lý lịch.
Khi cảm thấy tin tưởng, anh rút máy gọi điện thoại. Khoảng 30 phút sau, hai người phụ nữ đi xe máy tới.
Chủ quán là người phụ nữ mặc áo vàng, khoảng 25 - 30 tuổi, gương mặt sắc sảo, người đi cùng tên Lan - nhân viên của quán.
Tôi nói, chưa làm công việc này bao giờ và bày tỏ sự lo lắng về công việc. Nhưng nữ chủ quán khẳng định: ‘Em không cần lo. Chị nói thẳng, khách đến đây chủ yếu tẩm quất thư giãn, tức là kích dục cho khách. Nhân viên chỉ cần nhìn 1 lần là biết làm ngay nhưng muốn có nhiều khách, phải tập luyện thành thục’.
Theo người chủ này, chi phí để các quý ông ‘hưởng thụ’ giây phút thư giãn là 150 nghìn đồng, trong số đó, nhân viên được hưởng 70 nghìn đồng.
‘Tiếp khách xong xuôi, chị chia tiền ngay cho em. Trường hợp khách quỵt tiền, bên quán có trách nhiệm đòi lại đầy đủ cho em.
Nếu chưa có chỗ trọ, em có thể ở lại trong quán. Hết giờ làm, em thay ga, gối và ngủ luôn trên giường tẩm quất mát-xa. Chi phí sinh hoạt, ăn uống chị lo trọn gói', chủ quán nói.
15 phút ‘lên tiên’ của quý ông Hà thành
Sau màn phỏng vấn, chúng tôi được bàn giao cho nhân viên Lan ‘đào tạo’. Theo nữ nhân viên, trước đây quán có 3, 4 người làm nhưng vì nhiều lý do, một số người đã xin nghỉ. Bởi vậy chủ quán phải cấp tốc tuyển thêm. Lan tự tin khẳng định, mình có đủ các ngón nghề, đảm bảo khách hài lòng.
"Quan trọng mỗi lần phải dùng một kiểu khác nhau, mới lạ. Làm ở đây thoải mái, giờ giấc không bị quản lý như nhà khác, thời gian làm việc của các em từ 9 giờ đến nửa đêm. Ai có sức khỏe có thể làm thêm đến 2, 3 giờ sáng. Như vậy cả chủ và nhân viên đều có tiền, đôi bên cùng có lợi.
Một vé làm 30 phút, hết giờ chủ ngồi ngoài sẽ báo nhưng thông thường tôi làm không lâu đến vậy’, Lan nhấn mạnh.
Cô tự tin khẳng định, với ‘kinh nghiệm’ lâu năm của mình, khách vào chỉ cần 10 - 15 phút là thỏa mãn nhu cầu.
‘Công việc này không khó để kiếm tiền, thu nhập trung bình mỗi tháng của tôi là 20 triệu đồng. Ai xinh đẹp, cao ráo, biết ‘chiều’ khách còn kiếm được khá hơn. Số tiền khách boa mình được giữ, không phải đưa cho chủ”, nữ nhân viên mát-xa tiết lộ.
Vừa nói, cô vừa dẫn chúng tôi vào xem nơi làm việc. Căn nhà 1 tầng nhưng chủ quán dùng gỗ mỏng ngăn thành 3 phòng nhỏ. Trên mỗi phòng có đánh số thứ tự để dễ quản lý.
Mỗi căn phòng chỉ rộng chưa đầy 4m2, được bài trí một chiếc giường chuyên dụng, ánh sáng duy nhất ở đây được phát ra từ một ngọn đèn màu hồng mờ ảo.
![]() |
Bên trong căn phòng mát-xa |
‘Mình chỉ phục vụ thư giãn cho khách nhẹ nhàng nhưng tuyệt đối không quan hệ tình dục. Khách có nhu cầu có thể thỏa thuận với nhân viên để ra các nhà nghỉ, khách sạn xung quanh. Trường hợp bị cơ quan chức năng bắt được, nhân viên tự chịu trách nhiệm’, người phụ nữ này nói.
Để chúng tôi yên tâm, Lan cho biết, khi nào có khách đến, cô sẽ hướng dẫn các nhân viên mới từ cách chào hỏi, nói chuyện với khách đến ăn mặc, trang điểm.
Những ngày sau đó, chủ quán liên tục gọi điện hối thúc chúng tôi đi làm. Người này hứa hẹn, công việc tự do về giờ giấc, được chủ lo về chi phí ăn ở, lại có thể kiếm được thu nhập không thấp, chúng tôi không nên bỏ lỡ.
*Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi
(Còn nữa)
Luật sư Nguyễn Thanh Hải - Đoàn Luật sư TP Hà Nội: Mát-xa, tẩm quất là hoạt động kinh doanh phải được các cơ quan có thẩm quyền cho phép, quản lý, theo dõi. Hiện nay nhiều gái mại dâm núp bóng nhân viên mát-xa, tẩm quất phục vụ tình dục cho khách hàng. Nếu hành vi tình dục này chỉ dừng lại ở việc kích dục không được coi là mại dâm. Mại dâm là khi đã thực hiện hành vi giao cấu. Theo Điều 3 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm 2003 quy định: 'Mại dâm là hành vi mua dâm, bán dâm. Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác. Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu'. Nếu tại quán mát-xa, tẩm quất xảy ra các hành vi mua, bán dâm sẽ bị xử lý theo quy định. Cụ thể: Đối với hành vi mua dâm, Điều 22, Pháp lệnh phòng, chống mại dâm 2003 quy định về Xử lý đối với người mua dâm như sau: 1. Người mua dâm tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền. 2. Người mua dâm người chưa thành niên hoặc biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với hành vi bán dâm, theo Điều 23 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm 2003 quy định về Xử lý đối với người bán dâm, cụ thể: 1. Người bán dâm, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh. Người bán dâm là người nước ngoài thì tuỳ theo tính chất mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo, phạt tiền, trục xuất. 2. Người bán dâm biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự". |
'Khách vào đây ít khi mát-xa, tẩm quất chủ yếu là thư giãn', Phạm Thị Hồng (SN 1978, Phú Thọ) nói về công việc tại một quán mát-xa trên đường Quang Trung (Hà Đông, Hà Nội).
" alt=""/>150 ngàn và 15 phút 'tới bến' của quý ông trong quán mát