-
Nhận định, soi kèo Machida Zelvia vs Urawa Reds, 12h00 ngày 13/4: Xây vững ngôi đầu
-
Đám cưới cầu thủ Duy Mạnh và hot girl Quỳnh Anh tại Đông Anh
-
Giấy đăng ký xe, Giấy phép lái xe, Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới (áp dụng đối với xe ô tô, xe chuyên dùng) … là những giấy tờ mà chủ xe thường mang theo. Tuy nhiên, nhiều người lại bỏ quên Giấy chứng nhận Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của Chủ xe cơ giới.Vì sao là bảo hiểm bắt buộc?
Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là loại hình mà các cá nhân hoặc doanh nghiệp phải mua theo luật định và được xem là chính sách an sinh xã hội của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi cho nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông do xe cơ giới gây ra, mặt khác giúp bảo vệ tài chính cho chủ xe cơ giới trước những rủi ro bất ngờ.
 |
Bùng nổ xe máy và ý thức tham gia giao thông chưa cao là những nguyên nhân khiến số lượng tai nạn giao thông không ngừng tăng lên |
Để đảm bảo đúng các quy định của pháp luật, ngoài việc tuyên tuyền để người dân nhận thức và tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đầy đủ, Chính phủ cũng quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Nếu không mang theo Giấy chứng nhận hoặc giấy không còn hiệu lực, chủ xe máy sẽ bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng; chủ xe ô tô sẽ bị phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Mức bảo hiểm lên đến 100 triệu đồng/người/vụ
Mức phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới hiện nay chỉ ở mức 60.000 đồng/năm đối với xe máy và từ 437.000 đồng/năm trở lên đối với ô tô tùy theo mục đích sử dụng xe. Mức phí không cao và sản phẩm có thể được mua dễ dàng tại các công ty bảo hiểm, mua trực tuyến hoặc ở các đại lý ô tô, xe máy…, vì vậy nếu chưa có các chủ xe cần tham gia ngay từ hôm nay để luôn an tâm vì được bảo vệ trước các rủi ro không lường trước có thể xảy ra.
Thực tế cho thấy có nhiều vụ tai nạn xảy ra, người gây tai nạn bỏ chạy hoặc không có đủ tiền để bồi thường cho gia đình nạn nhân, khiến họ vừa chịu cảnh đau khổ vì mất người thân lại càng thêm túng quẫn do mất đi trụ cột gia đình.Nếu chủ xe tham gia bảo hiểm bắt buộc TNDS theo quy định thì các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ là nơi giúp xóa đi một phần những khó khăn trên.
 |
Ông Bùi Gia Anh, Tổng Thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (thứ hai từ phải sang), trao hỗ trợ nhân đạo cho đại diện gia đình một nạn nhân tai nạn giao thông tại Hải Dương. |
Theo quy định khi xảy ra rủi ro, tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm, đơn vị bảo hiểm có thể sẽ bồi thường cho chủ xe phần trách nhiệm dân sự này với mức trách nhiệm lên đến 100 triệu đồng/1 người/vụ.
Doanh nghiệp bảo hiểm chung tay hỗ trợ nạn nhân tai nạn giao thông
Trong trường hợp không xác định được xe gây tai nạn hoặc tai nạn không thuộc phạm vi bảo hiểm cũng sẽ được hỗ trợ bồi thường nhân đạo cho nạn nhân số tiền lên đến 20 triệu đồng/ 1 người. Quy định này đã hỗ trợ phần nào khó khăn về mặt tài chính cho chủ xe cũng như gia đình nạn nhân, chứng minh được tính ưu việt của chính sách trong thời gian qua.
 |
Bà Hoàng Thị Yên, Đại diện Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam trao hỗ trợ nhân đạo cho một gia đình nạn nhân ở Đồng Tháp |
Các trường hợp sẽ được hỗ trợ nhân đạo khi công an không xác định được xe cơ giới gây tai nạn; xe gây tai nạn không tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới; và xe gây tai nạn tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới nhưng không được doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường vì bị loại trừ bảo hiểm theo quy định của pháp luật, chẳng hạn như lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy, lái xe không có giấy phép lái xe hoặc giấy phép lái xe không phù hợp đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có giấy phép lái xe...
Khi nạn nhân tử vong trong tai nạn giao thông rơi vào những trường hợp được hỗ trợ nêu trên và có Kết luận của công an giải quyết tai nạn, người thân của nạn nhân có thể gọi đến đường dây nóng theo số 024 3941 2063 hoặc 0967235155 hoặc website: www.iav.vn (Chuyên mục Quỹ Bảo hiểm Xe cơ giới) để được hỗ trợ.
Quỹ Bảo hiểm Xe cơ giới do Chính phủ quy định trên cơ sở yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ kinh doanh bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới phải đóng góp hàng năm và Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam được Bộ Tài chính giao quản lý kể từ năm 2009.
Minh Phương
" alt="Những giấy tờ phải mang theo khi tham gia giao thông"/>
Những giấy tờ phải mang theo khi tham gia giao thông
-
Ông tổ nghề quỳ vàng bạcKiêu Kỵ thuộc xã Kiêu Kỵ (Gia Lâm, Hà Nội) là làng duy nhất Việt Nam chuyên làm quỳ vàng bạc.
Đây là nghề chế biến vàng thật, bạc thật thành bột vàng, bạc (gọi là quỳ) bằng phương pháp sản xuất thủ công.
Những công trình kiến trúc, những bức tượng Phật, hoành phi câu đối cho tới tranh sơn mài… lấp lánh ánh vàng, bạc ở Việt Nam hầu như đều có công của nghệ nhân làm quỳ nơi đây.
 |
Bức tượng tổ nghề Nguyễn Quý Trị dát vàng trong nhà thờ tổ ở làng Kiêu Kỵ. |
Theo ông Lê Bá Chung - nghệ nhân làng Kiêu Kỵ, làng nghề truyền thống này gắn liền với tên tuổi và công lao của ông tổ nghề Nguyễn Quý Trị.
Nghề làm quỳ vàng ở Kiêu Kỵ đã có lịch sử hình thành và phát triển tương đối lâu đời, xuất hiện khoảng 300 - 400 năm trước.
Dân làng Kiêu Kỵ rất biết ơn tổ nghề Nguyễn Quý Trị. Ông đỗ tiến sĩ đời Cảnh Hưng (1740 - 1786). Khi đang giữ chức Tả Thị Lang, ông đi sứ sang Trung Quốc.
Trong chuyến đi này, ông thấy người Trung Quốc có nghề đập dát vàng bạc (để sơn son thếp vàng câu đối hoành phi, tượng…). Ông đã quyết tâm học nghề, mong muốn đưa về quê nhà.
Nghĩ là làm, cuối cùng ông Nguyễn Quý Trị cũng học được nghề độc đáo này. Sau khi về nước, ông nghiên cứu và truyền nghề lại cho dân làng Kiêu Kỵ với mong muốn người dân có thêm công việc kiếm sống.
Tương truyền sau khi ông Nguyễn Quý Trị truyền nghề cho dân làng, vào ngày 17/8 (âm lịch) ông rời làng ra đi, về sau không ai rõ tung tích. Để nhớ công ơn của ông, làng Kiêu Kỵ suy tôn ông là ông Tổ nghề quỳ vàng bạc và lấy ngày ông ra đi làm ngày cúng giỗ rất trọng thể.
 |
Thợ làm việc tại làng Kiêu Kỵ. |
Theo đó, vào ngày 16 -17/8 làng tổ chức hát chèo và lễ tế. Ngày 11-12/1 hàng năm, làng tiến hành làm lễ động thổ để khai tràng, lễ tế. Những gia đình theo nghề sẽ làm mâm cỗ xôi, gà đến nhà thờ tổ, cầu mong cho công việc thuận lợi, một năm gặp nhiều may mắn.
Sau ngày này, tất cả công việc sản xuất quỳ vàng bạc của làng mới bắt đầu.
Cũng theo người làng Kiêu Kỵ, ngoài việc suy tôn ông Nguyễn Quý Trị làm Tổ sư của mình thì làng còn coi ông Vũ Danh Thuận làm hậu tổ nghề của làng.
Ông Vũ Danh Thuận là một nhà nho, nghệ nhân có tài ở Kiêu Kỵ thời Nguyễn. Ông đảm nhận hết việc trang trí thếp vàng nội thất cung điện triều Nguyễn ở Huế.
Bí mật ở làng nghề hàng trăm tuổi
Với nhiều làng nghề ở đất Thăng Long xưa như nghề sơn, nghề thêu… các cụ tổ nghề không chỉ truyền dạy nghề cho người dân trong làng mà đông đảo các làng lân cận cũng được học. Nhờ vậy nghề được nhân rộng nhiều vùng trên cả nước.
Tuy nhiên điểm độc nhất vô nhị của nghề làm quỳ vàng ở Kiêu Kỵ là ông tổ Nguyễn Quý Trị chỉ truyền nghề cho người trong làng.
Theo bà Phạm Thị Ngọc (60 tuổi, thợ ở làng Kiêu Kỵ), có thể là do công việc liên quan đến vàng nên những người thợ cần sự tin tưởng và trung thực. Giữ kín bí quyết nghề là một trong những điều nghiêm ngặt đối với họ.
Người lạ ở địa phương khác đến xin việc ít khi được chủ cơ sở quỳ vàng chấp nhận do khó kiểm soát việc thất thoát vàng.
 |
Một sản phẩm ở làng nghề có tuổi đời hàng trăm năm. |
Bởi vậy, làng Kiêu Kỵ đã trở thành nơi duy nhất tồn tại nghề dát vàng từ xưa cho đến nay ở Việt Nam.
Theo nghệ nhân Lê Bá Chung, tại cột cái ở nhà thờ tổ của làng, cụ Nguyễn Quý Trị đã đóng lên cột cái đinh loại răng vừa dài 15 cm và thề rằng: ‘Không ai được truyền nghề này ra ngoài’.
Một tục lệ khác đặc biệt của làng là người dân - ai muốn học làm nghề quỳ vàng đều phải làm lễ khấn tổ nghề.
Ông Chung cho biết thêm: ‘Theo quan niệm của làng, nếu tổ nghề cho làm nghề, công việc sẽ thuận lợi. Nếu tổ nghề không cho, thợ đánh ra thành phẩm xấu và thường xuyên bị đánh vào tay’.
Nghề làm quỳ vàng lắm công phu và cũng trải qua nhiều biến động. Sau hai cuộc chiến tranh, nghề gần như mai một. Sau này, khi đời sống, kinh tế của người dân được nâng cao, nhu cầu trùng tu di tích, công trình kiến trúc tăng lên khiến nghề có cơ hội phát triển trở lại.
Hiện, Kiêu Kỵ vẫn là ngôi làng duy nhất trên cả nước làm nghề quỳ vàng. Sự độc đáo này đã trở thành niềm tự hào của người làng Kiêu Kỵ và người Hà Nội nói chung.

Ông chủ cơ sở quỳ vàng kể thú chơi ngốn tiền tỷ của đại gia Việt
Đã có 4 đời làm nghề dát vàng bạc, gia đình nghệ nhân Lê Bá Chung từng thực hiện những sản phẩm lên tới vài cân vàng.
" alt="Bí mật ở làng nghề dát vàng duy nhất Việt Nam"/>
Bí mật ở làng nghề dát vàng duy nhất Việt Nam
-
Nhận định, soi kèo Velez Sarsfield vs Sarmiento, 7h15 ngày 15/4: Tin ở chủ nhà
-
Từ chiều qua, cửa hàng hoa đầu phố bày bán rất nhiều bó hồng rực rỡ, nhắc nhớ em ngày Valentine. Đã bao lâu rồi, anh không tặng em hoa hồng ngày tình nhân, chắc anh vô tâm không nhớ?Em và anh yêu nhau 2 năm, có một đám cưới đầm ấm và trang trọng trong niềm vui hai bên gia đình. Rồi chúng ta sớm đón con trai đầu lòng kháu khỉnh, vợ chồng mình ngập tràn hạnh phúc.
Khi con mới 1 tuổi rưỡi, anh quyết định đi xuất khẩu Hàn Quốc 5 năm vì kinh tế khó khăn. Em ở nhà, tất bật việc cơ quan, chăm con nhỏ, bao nhớ thương vợ chồng mình chỉ biết gọi qua Zalo, Facebook.
Em nhớ như in lời anh nói: 'Em hãy cố gắng vượt qua cô đơn, buồn tủi khi anh đi vắng. Chờ anh về, anh sẽ bù đắp cho em tất cả'. Anh đi 5 năm, về phép duy nhất một lần 10 ngày ngắn ngủi để đưa vợ con đi chơi và thăm nom họ hàng.
Khi anh hết hạn xuất khẩu về nước, em vui mừng vô cùng. Có số vốn trong tay, anh cùng bạn thân mở công ty kinh doanh đồ gỗ, suốt ngày bận rộn buôn bán, tìm kiếm khách hàng. Ai cũng nói em sung sướng, số hưởng, chồng mang về cả đống tiền.
Anh về được hơn 1 năm, cũng là lúc em sinh đôi 2 con gái. Quay cuồng với việc chăm con mọn, em chỉ biết cố gắng ăn uống tẩm bổ để đủ sữa mẹ nuôi con khỏe mạnh.
Em sổ người, tăng cân vù vù, cô vợ nhỏ bé mảnh mai lúc mới một con giờ trở thành mẹ bỉm sữa tròn xoe mà anh không ít lần mát mẻ em là xe lu, lăn nhanh hơn đi.
Lúc ấy, em đã đi thẳng vào phòng, lặng lẽ khóc vì tủi thân, anh đâu có biết? Vì sao em béo, em xấu? Chỉ vì em thương 2 con gái bé nhỏ, muốn các con có đủ sữa mẹ ít nhất đến tròn 1 tuổi anh ạ.
Khi cai sữa con, em bận đi làm, bận chăm sóc 3 con thơ, không có lấy giờ nào rảnh rỗi cho bản thân. Anh về nhà, có mấy khi anh trông con giúp em mà chỉ chê bữa cơm em nấu lúc mặn nhạt, lúc thừa thiếu không ngon. Chỉ cần em ngọt ngào nhờ vả, anh chối đây đẩy vì còn có lịch gặp khách hàng, giao lưu anh em, bạn hữu. Lúc nào anh cũng nói anh vất vả, khổ sở để lo cho mẹ con em đủ đầy.
Mấy cô bạn đồng nghiệp với em, vợ chồng họ đều chỉ là công nhân viên chức, đồng lương eo hẹp nhưng rất tình cảm. Em kể chuyện chồng chị A tặng hoa cho vợ sáng nay, chồng chị B tặng vợ thỏi son tối qua, chồng chị C rủ vợ tối nay cả nhà đi cà phê. Anh thẳng thừng chê em là trẻ con, chỉ biết so sánh, đòi hỏi. Anh chỉ tặng hoa khi yêu và tán tỉnh theo đuổi em chứ giờ em là vợ, tiền anh đưa đủ, tối ngủ ở nhà, em còn muốn gì nhỉ?
Có lẽ anh thấy nói riêng với em như vậy vẫn chưa đủ, anh 'giật tít' trên Facebook, tag em vào với món quà là tấm ảnh đĩa bánh xốp cùng với mấy lời châm chọc, mát mẻ.
Bạn bè anh xúm vào bình luận, anh đáp lại với lời lẽ hùng hồn như thể ngày Valentine là ngày quỷ quái, rách việc. Em chỉ nghĩ, đây là ngày mà những người yêu nhau, vợ chồng gửi tặng nhau món quà, lời chúc yêu thương, hâm nóng tình cảm lứa đôi, một ngày đẹp đẽ và ý nghĩa. Giờ đối với anh, chỉ có kiếm thật nhiều tiền mới vui vẻ chứ tình cảm và suy nghĩ của em, anh không hề đoái hoài.
Ừ thì em là mẹ bỉm sữa vừa béo vừa xấu, bụng cả rổ mỡ, mắt thâm quầng vì nhiều đêm mất ngủ để chăm con. Anh còn nói 'Đàn bà xấu thì không có quà', em nuốt giận không cãi nhau với anh để gia đình mình bình yên, em giữ thể diện cho anh đấy, anh có biết không?
Em đâu cần một bó hoa hồng hoành tráng, lung linh kèm hộp sô cô la hàng hiệu. Em chỉ cần anh về nhà, tặng em dù chỉ một bông hồng nhỏ và những lời nói yêu thương ngọt ngào, vào bếp giúp vợ nấu bữa cơm tối, bỏ điện thoại xuống chơi với các con. Em ước thế trong ngày Valentine có gì cao sang đâu anh?

Lời chúc Valentine ngọt ngào nhất dành cho người yêu thương
Hãy dành những lời chúc ngọt ngào nhất cho người bạn yêu thương trong ngày Valentine. Dưới đây là một số gợi ý lời chúc lãng mạn và ý nghĩa nhất.
" alt="Ngày Valentine nghe tâm sự xót xa của bà mẹ bỉm sữa"/>
Ngày Valentine nghe tâm sự xót xa của bà mẹ bỉm sữa
-
Ông tổ nghề quỳ vàng bạcKiêu Kỵ thuộc xã Kiêu Kỵ (Gia Lâm, Hà Nội) là làng duy nhất Việt Nam chuyên làm quỳ vàng bạc.
Đây là nghề chế biến vàng thật, bạc thật thành bột vàng, bạc (gọi là quỳ) bằng phương pháp sản xuất thủ công.
Những công trình kiến trúc, những bức tượng Phật, hoành phi câu đối cho tới tranh sơn mài… lấp lánh ánh vàng, bạc ở Việt Nam hầu như đều có công của nghệ nhân làm quỳ nơi đây.
 |
Bức tượng tổ nghề Nguyễn Quý Trị dát vàng trong nhà thờ tổ ở làng Kiêu Kỵ. |
Theo ông Lê Bá Chung - nghệ nhân làng Kiêu Kỵ, làng nghề truyền thống này gắn liền với tên tuổi và công lao của ông tổ nghề Nguyễn Quý Trị.
Nghề làm quỳ vàng ở Kiêu Kỵ đã có lịch sử hình thành và phát triển tương đối lâu đời, xuất hiện khoảng 300 - 400 năm trước.
Dân làng Kiêu Kỵ rất biết ơn tổ nghề Nguyễn Quý Trị. Ông đỗ tiến sĩ đời Cảnh Hưng (1740 - 1786). Khi đang giữ chức Tả Thị Lang, ông đi sứ sang Trung Quốc.
Trong chuyến đi này, ông thấy người Trung Quốc có nghề đập dát vàng bạc (để sơn son thếp vàng câu đối hoành phi, tượng…). Ông đã quyết tâm học nghề, mong muốn đưa về quê nhà.
Nghĩ là làm, cuối cùng ông Nguyễn Quý Trị cũng học được nghề độc đáo này. Sau khi về nước, ông nghiên cứu và truyền nghề lại cho dân làng Kiêu Kỵ với mong muốn người dân có thêm công việc kiếm sống.
Tương truyền sau khi ông Nguyễn Quý Trị truyền nghề cho dân làng, vào ngày 17/8 (âm lịch) ông rời làng ra đi, về sau không ai rõ tung tích. Để nhớ công ơn của ông, làng Kiêu Kỵ suy tôn ông là ông Tổ nghề quỳ vàng bạc và lấy ngày ông ra đi làm ngày cúng giỗ rất trọng thể.
 |
Thợ làm việc tại làng Kiêu Kỵ. |
Theo đó, vào ngày 16 -17/8 làng tổ chức hát chèo và lễ tế. Ngày 11-12/1 hàng năm, làng tiến hành làm lễ động thổ để khai tràng, lễ tế. Những gia đình theo nghề sẽ làm mâm cỗ xôi, gà đến nhà thờ tổ, cầu mong cho công việc thuận lợi, một năm gặp nhiều may mắn.
Sau ngày này, tất cả công việc sản xuất quỳ vàng bạc của làng mới bắt đầu.
Cũng theo người làng Kiêu Kỵ, ngoài việc suy tôn ông Nguyễn Quý Trị làm Tổ sư của mình thì làng còn coi ông Vũ Danh Thuận làm hậu tổ nghề của làng.
Ông Vũ Danh Thuận là một nhà nho, nghệ nhân có tài ở Kiêu Kỵ thời Nguyễn. Ông đảm nhận hết việc trang trí thếp vàng nội thất cung điện triều Nguyễn ở Huế.
Bí mật ở làng nghề hàng trăm tuổi
Với nhiều làng nghề ở đất Thăng Long xưa như nghề sơn, nghề thêu… các cụ tổ nghề không chỉ truyền dạy nghề cho người dân trong làng mà đông đảo các làng lân cận cũng được học. Nhờ vậy nghề được nhân rộng nhiều vùng trên cả nước.
Tuy nhiên điểm độc nhất vô nhị của nghề làm quỳ vàng ở Kiêu Kỵ là ông tổ Nguyễn Quý Trị chỉ truyền nghề cho người trong làng.
Theo bà Phạm Thị Ngọc (60 tuổi, thợ ở làng Kiêu Kỵ), có thể là do công việc liên quan đến vàng nên những người thợ cần sự tin tưởng và trung thực. Giữ kín bí quyết nghề là một trong những điều nghiêm ngặt đối với họ.
Người lạ ở địa phương khác đến xin việc ít khi được chủ cơ sở quỳ vàng chấp nhận do khó kiểm soát việc thất thoát vàng.
 |
Một sản phẩm ở làng nghề có tuổi đời hàng trăm năm. |
Bởi vậy, làng Kiêu Kỵ đã trở thành nơi duy nhất tồn tại nghề dát vàng từ xưa cho đến nay ở Việt Nam.
Theo nghệ nhân Lê Bá Chung, tại cột cái ở nhà thờ tổ của làng, cụ Nguyễn Quý Trị đã đóng lên cột cái đinh loại răng vừa dài 15 cm và thề rằng: ‘Không ai được truyền nghề này ra ngoài’.
Một tục lệ khác đặc biệt của làng là người dân - ai muốn học làm nghề quỳ vàng đều phải làm lễ khấn tổ nghề.
Ông Chung cho biết thêm: ‘Theo quan niệm của làng, nếu tổ nghề cho làm nghề, công việc sẽ thuận lợi. Nếu tổ nghề không cho, thợ đánh ra thành phẩm xấu và thường xuyên bị đánh vào tay’.
Nghề làm quỳ vàng lắm công phu và cũng trải qua nhiều biến động. Sau hai cuộc chiến tranh, nghề gần như mai một. Sau này, khi đời sống, kinh tế của người dân được nâng cao, nhu cầu trùng tu di tích, công trình kiến trúc tăng lên khiến nghề có cơ hội phát triển trở lại.
Hiện, Kiêu Kỵ vẫn là ngôi làng duy nhất trên cả nước làm nghề quỳ vàng. Sự độc đáo này đã trở thành niềm tự hào của người làng Kiêu Kỵ và người Hà Nội nói chung.

Ông chủ cơ sở quỳ vàng kể thú chơi ngốn tiền tỷ của đại gia Việt
Đã có 4 đời làm nghề dát vàng bạc, gia đình nghệ nhân Lê Bá Chung từng thực hiện những sản phẩm lên tới vài cân vàng.
" alt="Bí mật ở làng nghề dát vàng duy nhất Việt Nam"/>
Bí mật ở làng nghề dát vàng duy nhất Việt Nam
-
 khi đi nhà hàng hay sử dụng dịch vụ trong khách sạn ở các nước Âu, Mỹ...</p><table class=)
Nghề bồi bàn, phục vụ hay bê vác trong khách sạn thường có mức lương chính quy rất thấp và đến 70% thu nhập của họ phụ thuộc vào tiền bo của những người sử dụng dịch vụ của nhà hàng hay khách sạn đó.
Do đó, tiền phí dịch vụ của khách hàng là một trong những điều quyết định đến thu nhập của các nhân viên trong nhà hàng cũng như khách sạn. Tuy nhiên, chính điều này lại phần nào đề cao thái độ làm việc cũng như sự chuyên nghiệp trong cách phục vụ của nhân viên để có thể đạt được số tiền mong muốn từ khách hàng.
Khi đi du học ở các nước châu Âu, mỗi khi thanh toán ở một nhà hàng, tiền phục vụ (tips) thường chiếm khoảng 10% tổng hoá đơn chưa tính thuế. Còn 15% đến 20% tổng hoá đơn là con số thường thấy khi trả phí phục vụ cho bồi bàn hoặc nhân viên. Chính vì vậy, mỗi khi quyết định đi nhà hàng hay sử dụng dịch vụ tư nhân nào đó, đem theo nhiều hơn số tiền mình dùng từ khoảng 20 đến 30 phần trăm là một giải pháp hợp lý.
Bản thân nhiều du học sinh khi mới đến đất nước mới không khỏi bỡ ngỡ khi số tiền phải trả khi đi ăn nhà hàng vượt xa so với dự định, mà trong khi đó, mỗi vùng lại có văn hoá tips khác nhau.
Hoàng Anh - hiện tại đang học tại Hà Lan, cho biết : “ ở các nước châu Âu, tips thường được tính luôn vào trong hoá đơn như là một phần phí dịch vụ đi kèm với một mức giá nhất định và không theo phần trăm hoá đơn tổng nên mình cảm thấy khá là dễ chịu khi biết trước và phần nào tính được số tiền cần mang theo.
Nhiều khi, muốn biết trước phí dịch vụ để quyết định có ăn tại một nhà hàng nào đó hay không, mình thường hỏi trước bồi bàn về điều này và họ thường rất thoải mái".
Khác với Hoàng Anh, Thành Duy - hiện đang theo học ở Worcester, Mỹ nói : “Ở Mỹ, phí phục vụ hay được tính theo phần trăm hoá đơn mà phải tuỳ tâm khách hàng trả. Thực sự để được coi là văn minh và lịch sự ở đây thì mỗi lần ăn ngoài bọn mình lại phải trả khoảng từ 15 đến 20 phần trăm tổng hoá đơn, khá là tốn kém với học sinh sinh viên nói chung”.
Tuy nhiên, hầu hết du học sinh khi mới bắt đầu sang nước bạn thường nhận phải những ánh mắt kỳ thị hay sự khó chịu đến từ nhân viên phục vụ hoặc bồi bàn mỗi khi đi ăn nhà hàng vì không biết về văn hoá phí phục vụ ở nước ngoài. Cho dù luật pháp không bắt buộc phải trả thêm một phần không nhỏ phí dịch vụ cho các nhà hàng nhưng bất cứ ai cũng nên hiểu đây là một nét bắt buộc được coi là văn minh lịch sự khi đi du học ở nước ngoài.
Bạn Nguyễn Hoàng Bách, một du học sinh từ Massachusetts, Mỹ cho rằng: “ Việc tips cho nhân viên phục vụ hoặc bồi bàn khi đi ăn ngoài hàng thực sự là một văn hóa đáng học hỏi từ nước ngoài. Nhiều khi, bản thân mình thực sự muốn đi ăn ngoài để phần nào đỡ nhớ các món ăn ở Hà Nội. Tuy nhiên, việc tips này phần nào lại khiến cho bản thân những du học sinh như mình với số tiền hạn chế rất ngại khi phải đi ăn ở bên ngoài.
Ví dụ, không nói đến những món ăn châu Âu đắt tiền, ngay cả một tô phở cũng xấp xỉ 15 đô la, cộng thêm tiền tips và thuế vào khiến cho tổng giá trị hoá đơn lên đến trên 20 đô, nhiều hơn 1 phần 3 so với giá trị thực. Do đó, nhiều khi muốn đổi khẩu vị, mình chỉ dám gọi đồ ăn giao hàng tại một số cửa hàng nhất định, cũng phần nào giảm bớt đi ngoại phí dịch vụ khi ăn tại nhà hàng".
Chính vì vậy, dù được coi là một trong những nét văn hoá văn minh ở các nước phương Tây hay Châu Mỹ, các bạn du học sinh khi đi ra nước ngoài cũng phần nào cảm thấy khá bất tiện khi phải trả thêm một khoản tiền không nhỏ khiến cho trải nghiệm tại các khách sạn hay dịch vụ tốn kém hơn.
Tuy nhiên, cũng không khó để vẫn có thể ăn các món mình thích tại nước ngoài mà không phải lo về phí phục vụ, đó là gọi đồ ăn giao hàng về nhà. Không chỉ riêng Việt Nam, mà ở bất cứ đâu các cửa hàng mang đồ ăn tới tận nhà cũng được ưa chuộng không kém.
Khi đó, du học sinh sẽ không phải lo về tiền tips mà chỉ phải trả một phần khá nhỏ phí giao hàng. Thế nhưng, ở các nước châu Âu, khi phí dịch vụ cố định tại hầu hết các nhà hàng, bạn có thể trực tiếp hỏi nhân viên phục vụ về khoản tiền thêm này và đưa ra quyết định có ăn ở đó hay không.
Dù sao, khi đã chấp nhận đi du học, bất cứ ai cũng nên tiếp nhận và ứng xử phù hợp với văn hoá của người bản địa sao cho văn minh, lịch sự.

Nữ phục vụ được khách lạ tip 2.020 USD sau một bữa ăn
Với 2.020 USD được tip, nữ nhân viên phục vụ đồng thời là mẹ đơn thân chia sẻ số tiền này có thể giúp cô trang trải rất nhiều.
" alt="Du học sinh và văn hoá 'tips'"/>
Du học sinh và văn hoá 'tips'