Váy đuôi cá liền và chân váy đuôi cá đều thật sự chinh phục phái đẹp bằng dáng vẻ thanh lịch, yểu điệu và giá thành giao động khá hợp lý.
1. Váy đuôi cá tiểu thư
Với dáng liền ôm hoặc suông, váy đuôi cá thực sự khiến các nàng tiểu thư mê mẩn. Phần chân xòe dài trên gối dễ khiến người mặc trẻ trung hơn.
Chất liệu váy ở miền bắc vào mùa đông phổ biến là dạ, len, tweed... Từ các cửa hàng tự thiết kế và may bán, giá váy khoảng 800 nghìn đồng tới 1 triệu đồng một chiếc, với ưu điểm đường may chỉn chu, chất liệu chọn lọc.
Ngoài ra, nhiều cửa hàng online có nhiều mẫu váy này với giá chỉ 300 - 500 nghìn đồng. Nguồn váy được nhập chủ yếu từ Trung Quốc, Hàn Quốc
K. Yến, chủ một cửa hàng thời trang ở quận 3, Tp Hồ Chí Minh:
"Những chiếc váy đuôi cá bán ra rất nhanh, mỗi mẫu bên mình làm lại cho tới khi hết vải trong kho. Đặc biệt những chiếc váy đuôi cá suông vừa được nhiều người thích vì nó không lộ vòng bụng bự nhưng vẫn không bị lùng bùng, mất dáng."
![]() |
Váy đuôi cá với chất liệu dày ấm cho các nàng tiểu thư mùa lạnh |
![]() |
Một kiểu dáng váy đuôi cá có giá 800 nghìn đồng |
![]() |
Mẫu váy đuôi cá được bán online với giá 300 nghìn đồng |
![]() |
Mẫu đuôi cá dài tay cho các tiểu thư miền nóng với chất liệu nhẹ, thoáng, giá 550 nghìn đồng |
![]() |
Váy đuôi cá không tay cho miền nóng, có thể linh động thêm áo khoác khi thời tiết thay đổi |
2. Chân váy đuôi cá công sở
Chân váy ôm với phần chân nối xòe tạo thành vòng lượn rất nữ tính. Dành cho nhiều phong cách, nhưng chiếc chân đuôi cá duyên dáng này khiến thời trang công sở bớt nhàm chán.
Chất liệu phong phú theo thị hiếu, vải dạ, vải tuýt si, jeans... dễ dàng ăn ý với sơ mi, áo phông, áo len ôm, áo cổ lọ... Chân váy đuôi cá có giá thành tương tự như các loại chân váy khác, tùy theo chất liệu từ 250 nghìn đến 450 nghìn đồng một chân váy.
H.My, nhân viên văn phòng:
"Tôi muốn khoe chân bằng đủ kiểu chân váy đuôi cá, nó dễ mặc với áo crop - top, sơ mi... thậm chí tôi có váy đuôi cá đủ màu cho cả tuần. Một chiếc khoảng 200 đến 300 nghìn với chất liệu vừa phải, trơn một màu, mặc chán có thể thay đổi cũng không lãng phí."
![]() |
Chân váy đuôi cá trên vải xốp dành cho phái đẹp miền lạnh, kết hợp cùng áo len cổ lọ. |
![]() |
Chân váy đuôi cá theo cách kết hợp với sơ mi của các tín đồ thời trang nhiệt đới |
![]() |
Chân váy đuôi cá bằng vải bố có sọc kẻ đáp chéo nhấn nhá, với giá khoảng 350 nghìn đồng |
Một ngày của bà Loan diễn ra khá tất bật với việc trồng trọt, chăn nuôi và phần lớn thời gian trông coi, làm các công việc tạp vụ ở ủy ban xã. Bà cho biết, thu nhập hiện tại của ông bà đủ chi tiêu, không phải nhờ vả đến con cháu.
Bà cho biết, nguồn thu nhập chính đến từ công việc thợ xây của ông và 2,5 triệu đồng từ công việc ở ủy ban của bà. Còn việc trồng niễng và nuôi gà vất vả nhưng thu nhập không đáng kể. “Người ta thu 7-8 triệu đồng/sào nhưng tôi năm nào cũng chỉ được 3-4 triệu cả 2 sào. Gà thì nuôi để ăn và cho con cháu là chính”.
Bà bảo làm nhiều vậy nhưng sức khoẻ ngày một yếu. Có hôm ra ruộng niễng, bà không tìm được đường lên bờ nhà mình.
Ở tuổi 60, bà Nguyễn Thị Dưỡng (xã Hương Gián, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) vẫn còn trẻ và khoẻ mạnh. Từ khi chồng bà mất cách đây 1 năm, bà sống một mình trong căn nhà 2 tầng rộng rãi, khang trang. Ba người con của bà đều đang làm việc ở Hà Nội, 2-3 tuần thay phiên nhau về thăm mẹ một lần.
Trước kia, hai vợ chồng bà làm ruộng nuôi các con ăn học. Có thời gian, ông bà cũng vào TP.HCM để làm công việc lao động tự do cho người nhà.
Hiện tại, bà không trồng lúa nữa vì thu nhập không đáng kể. Ngoài hỗ trợ tài chính từ các con, thu nhập của bà trông vào việc trồng rau bán mỗi ngày ở chợ thôn.
Xã Hương Gián nơi bà ở có kinh tế hộ gia đình rất phát triển nhờ các khu công nghiệp xung quanh nở rộ, cộng với nguồn ngoại tệ lớn đổ về từ xuất khẩu lao động. Người trong độ tuổi lao động ở đây, nếu không đi xuất khẩu lao động thì sẽ đi làm công nhân cho các công ty, nhà máy gần đó.
Những người ở độ tuổi như bà Dưỡng rất khó để được nhận vào làm công nhân. Họ chỉ biết ở nhà loanh quanh với đồng ruộng, ao vườn - những công việc mà nhiều gia đình trẻ ở đây đang dần không còn mặn mà nữa.
Theo tìm hiểu của PV, nhiều gia đình trẻ ở xã Hương Gián đã bỏ trồng lúa. Bởi vì thời gian và công sức cấy vài sào ruộng không mang lại thu nhập bằng đi làm những công việc khác.
Tuy nhiên, theo chia sẻ của ông Hoàng Trọng Đảo - Phó chủ tịch UBND xã, tỷ lệ trồng lúa của cả xã vẫn cao - trên 90%, bởi vì cũng có những gia đình nhận cấy vài mẫu ruộng thay phần của các gia đình khác.
Bây giờ, hầu hết người dân ở xã làm ruộng bằng máy móc. Những gia đình cấy nhiều ruộng chủ yếu đi thuê người làm, đến mùa lại thuê máy gặt để thu hoạch.
Gia đình cấy nhiều thường đầu tư mua máy gặt. Sau khi trừ chi phí, họ vẫn có lợi nhuận nhờ làm nhiều, tích tiểu thành đại, thay vì chỉ cấy vài sào.
Người già ở xã, nếu không nhận được nhiều sự trợ giúp từ con cháu hoặc không có nghề phụ, vẫn sẽ làm ruộng để có chút thu nhập. Còn lại hầu hết ở nhà trông cháu, chăm nom nhà cửa để các con đi làm. Bà Nguyễn Thị Hay - Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã chia sẻ, cứ đến chiều tối, cổng trường tiểu học lại chật kín ông bà đi đón cháu, vì bố mẹ bọn trẻ bận đi làm ca kíp.
Không ai dạy nghề cho người già
Ông Đào Trọng Độ (Vụ trưởng Vụ Đào tạo thường xuyên, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) cho rằng, để tìm kiếm việc làm mang lại thu nhập là điều không đơn giản với NCT. NCT đang gặp nhiều rào cản trong quá trình tìm kiếm việc làm, để đảm bảo sinh kế và nâng cao thu nhập. “Các quy định về lao động lớn tuổi ở nước ta vẫn khá hạn chế và thị trường lao động dành riêng cho đối tượng này chưa được hình thành.
Đa số NCT có nhu cầu làm việc nhưng không biết tìm việc làm ở đâu. Với NCT từ 60 tuổi trở lên, công việc tìm được chủ yếu là làm bảo vệ, giúp việc gia đình”.
Lao động là NCT chủ yếu làm trong khu vực phi chính thức và ngành nông - lâm - thuỷ sản, chất lượng việc làm thấp, thu nhập chỉ bằng 38,5% mức lương bình quân trên thị trường. Phần lớn NCT hiện nay tham gia lao động với vị thế của lao động dễ tổn thương.
Hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp và hướng nghiệp cho NCT đã trở thành nội dung trong Quyết định số 799 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt hồi tháng 6/2023. Mục tiêu là đến năm 2025, ít nhất 50% NCT có nhu cầu và khả năng lao động có việc làm; ít nhất 20.000 NCT được hỗ trợ hướng nghiệp; ít nhất 10.000 hộ gia đình có NCT được vay vốn khởi nghiệp.
Tuy nhiên, theo thống kê, con số đạt được cho đến nay vẫn rất khiêm tốn do các địa phương không bố trí được ngân sách. Thực tế, trên cả nước hầu như không có trường chuyên nghiệp nào thực hiện các hoạt động đào tạo cho NCT. NCT muốn học nghề phải tự học hoặc nhờ người thân, quen là chính.
Ông Độ cho rằng để khắc phục được những vướng mắc trong việc đào tạo nghề cho NCT, cần xây dựng chính sách, quy định và cung cấp nguồn tài chính để khuyến khích người sử dụng lao động giữ và thuê NCT. Cụ thể là cơ chế hỗ trợ tài chính (miễn giảm tiền đóng bảo hiểm xã hội, y tế với lao động cao tuổi chưa có đủ thời gian đóng bảo hiểm; ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho những công ty sử dụng nhiều lao động cao tuổi).
LTS:Việt Nam đang là một trong những quốc gia có tốc độ già hoá dân số nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên, hiện chỉ có 1/3 số NCT có lương hưu và các khoản trợ cấp. Hầu hết lao động NCT dễ bị tổn thương - không có hợp đồng, lương thấp, không được đóng bảo hiểm… Có một thực tế là, hơn một nửa NCT Việt Nam đang ở độ tuổi 60-69. Nhiều người trong số này còn khoẻ mạnh, minh mẫn. Nhưng một phần do không tìm được công việc phù hợp, một phần vì tư tưởng cũ, họ chưa được tận dụng hết sức khoẻ, trí tuệ của mình, gây lãng phí cho chính NCT và cả cho đất nước. VietNamNet giới thiệu tuyến bài Già hoá dân số và việc làm cho người cao tuổinhằm làm rõ hơn về vấn đề này. |
Bài 3: Người già còn sức khoẻ, trí tuệ, nên làm việc suốt đời
Khi tìm tới ngôi nhà Nhỏ nhất Vương quốc Anh này, du khách thường bị ấn tượng bởi bầu không khí rất đặc biệt bên trong.
Ngôi nhà nhỏ được xây dựng vào thế kỷ 16 và vẫn được sử dụng cho đến năm 1900, khi người cuối cùng buộc phải rời đi theo lệnh của hội đồng thành phố. Về không gian, ngôi nhà chỉ có chiều sâu 3,2m, rộng 1,8m. Trần nhà chỉ cao 3m tính từ sàn nhà lên đến đỉnh mái ngói.
Đáng chú ý, nó vẫn được tách thành 2 tầng. Tầng 1 dành cho khu vực sinh hoạt với chỗ để than và bếp lửa, vòi nước được giấu sau chân cầu thang. Tầng trên là 1 phòng ngủ chật chội với một ngách nhỏ để chứa đồ.
![]() |
Mỗi năm ngôi nhà thu hút khoảng 55.000 du khách ghé qua. |
Người cuối cùng sống trong ngôi nhà là một ngư dân địa phương tên là Robert - sau khi nhận lại từ một cặp vợ chồng già sống ở đó.
Quay House vẫn bỏ hoang kể từ khi chủ nhân cuối cùng của nó rời đi hơn 1 thế kỷ trước, nhưng nội thất bên trong vẫn được bảo tồn để mang đến cái nhìn về cuộc sống của một ngư dân xứ Wales khi xưa.
![]() |
Nội thất bên trong ngôi nhà là từ hơn 100 năm trước. |
![]() |
Có một cầu thang nhỏ để đi lên tầng 2 ngôi nhà. |
Du khách tới khám phá ngôi nhà nhỏ thường được chào đón bởi một phụ nữ trong trang phục truyền thống xứ Wales. Du khách có thể khám phá tầng một, nhưng tầng hai đã trở nên quá cũ kỹ, nên khách chỉ có thể thò đầu lên phòng ngủ nơi có những trang thiết bị cơ bản.
Hiện ngôi nhà nhỏ nhất ở Anh vẫn tồn tại và thu hút hàng khoảng 55.000 khách du lịch ghé qua mỗi năm.
![]() |
Phòng ngủ trên tầng 2 được bố trí gọn gàng với giường và một tủ chứa đồ. |
Đăng Dương(Theo Atlas Obscura)
Điện chập chờn, Internet yếu, Grace Riley và Ryan Sullivan vẫn hài lòng với cuộc sống yên bình trong ngôi nhà nhỏ di động của mình.
" alt=""/>Ngôi nhà nhỏ nhất nước Anh thu hút chục nghìn du khách mỗi năm