当前位置:首页 > Thời sự > Nhận định, soi kèo Fulham vs Crystal Palace, 19h15 ngày 29/3: Derby kịch tính 正文
标签:
责任编辑:Bóng đá
Nếu không thay đổi từ những quyết sách ở tầm vĩ mô mà loay hoay phán xét ở cái vi mô, như lẽ ra thầy phải thế này trò phải thế kia thì sẽ còn nhiều sự việc tát mặt hay quỳ gối.
" alt="Buộc thôi việc cô giáo Hải Phòng đánh học sinh lớp 2"/>Theo Bộ Y tế, có 4 yếu tố nguy cơ gây bệnh không lây nhiễm phổ biến như tim mạch, tiểu đường, ung thư..., gồm: hút thuốc lá (hoặc thuốc lào), thiếu vận động thể lực, lạm dụng rượu, bia và chế độ ăn không hợp lý.
Năm 2022, Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành Hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp với tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học. Bộ tài liệu này được soạn thảo bởi nhóm chuyên gia giáo dục và dinh dưỡng y khoa.
Theo đó, dinh dưỡng hợp lý kết hợp với tăng cường hoạt động thể lực góp phần giảm các yếu tố nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm trong tương lai cho học sinh. Điều này đem lại lợi ích về sức khỏe và mang ý nghĩa xã hội thiết thực như tiết kiệm chi phí chăm sóc y tế, nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục, năng lực trí tuệ và năng suất lao động khi trưởng thành...
3 nhóm cường độ trong hoạt động thể lực của học sinh
Hoạt động thể lực của trẻ em, học sinh bao gồm: trò chơi vận động, vui chơi giải trí, giờ học thể dục, thể thao trường học, các hoạt động trong thời gian nghỉ giữa các tiết học; đi bộ, chạy nhảy hoặc đi xe đạp đến trường và các hoạt động ngoại khóa, dã ngoại, tập luyện các môn thể thao…
Hoạt động thể lực có thể chia thành 3 nhóm cường độ. Trong đó, mức độ nhẹ bao gồm các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày như đi lại chậm, vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, phòng học… Trong ngày, trẻ chủ yếu có những hoạt động này nhưng lại tiêu hao rất ít năng lượng và không phát huy tác dụng có lợi cho sức khỏe về mặt tim mạch và thừa cân.
Ở mức độ trung bình, hoạt động thể lực làm tăng nhịp tim lên khoảng 60-70% so với nhịp tim tối đa và tăng nhịp thở. Biểu hiện của loại vận động này là làm cho đối tượng thở hổn hển và tim đập nhanh. Các hoạt động trong nhóm này có ít trong ngày nhưng có lợi cho sức khỏe và cần thực hiện ít nhất 60 phút mỗi ngày.
Với cường độ mạnh, các hoạt động thể lực làm tăng nhịp tim tối đa, gồm bóng đá, chạy nhanh, leo núi, đi lên cầu thang nhiều tầng… Các hoạt động trong nhóm này cũng có lợi cho sức khỏe và nên tăng cường trong tổng số 60 phút vận động mỗi ngày.
Hoạt động thể lực của học sinh có thể chia làm nhiều lần trong ngày tích hợp với các hoạt động giáo dục của nhà trường. Những hoạt động thể lực có cường độ trung bình mỗi lần không nên dưới 10 phút và các hoạt động thể lực có cường độ mạnh mỗi lần không nên quá 10 phút.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, trẻ em cần được tạo điều kiện để tăng cường các hoạt động thể lực ít nhất 60 phút mỗi ngày, có thể chia làm nhiều lần, mỗi lần ít nhất trên 10 phút với sự kết hợp giữa hoạt động cường độ trung bình với cường độ mạnh phù hợp lứa tuổi, giới và các giai đoạn phát triển thể chất và vận động.
Vai trò hoạt động thể lực đối với sức khỏe và trí lực học sinh- Giúp phát triển tốt chiều cao; tăng cường sự rắn chắc của xương và cơ bắp
- Giúp nâng cao sức khỏe; tăng sự linh hoạt, nhanh nhẹn, sức mạnh, sức bền
- Giúp cân bằng năng lượng và duy trì cân nặng hợp lý cho cơ thể; Tăng cường lưu thông máu giúp học sinh có trái tim khỏe mạnh
- Giúp trẻ có đầu óc minh mẫn, thông minh hơn, học giỏi hơn
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như ung thư, tăng huyết áp, thừa cân, béo phì, cận thị, đái tháo đường....
- Giúp hình thành và phát triển các kỹ năng sống cần thiết như: kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm, tinh thần trách nhiệm, khả năng thích nghi...
- Giúp hình thành và rèn luyện nhân cách như: tính kiên nhẫn, lòng dũng cảm, tính quyết đoán, tính kỷ luật...
- Giúp thư giãn giải tỏa căng thẳng, tăng khả năng tiếp thu kiến thức mới và tự tin vào bản thân.
" alt="Cần tạo điều kiện để học sinh tăng cường hoạt động thể lực ít nhất 60 phút/ngày"/>Cần tạo điều kiện để học sinh tăng cường hoạt động thể lực ít nhất 60 phút/ngày
Theo thống kê của VietNamNet, trường có tỷ lệ chọi thấp nhất năm nay là Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi, khi số chỉ tiêu của trường được giao (450) cao hơn gấp đôi số học sinh đăng ký nguyện vọng 1 vào trường (220 em). Đây cũng là năm đầu tiên trường này tuyển sinh lớp 10.
Xếp ngay sau đó là Trường THPT Minh Quang khi số học sinh đăng ký nguyện vọng 1 chỉ là 194, trong khi chỉ tiêu nhà trường được tuyển là 360.
Theo thống kê, có 13 trường THPT công lập ở Hà Nội vào diện gần như "chỉ cần đi thi là đỗ" khi số học sinh đăng ký nguyện vọng 1 thấp hơn chỉ tiêu của trường, gồm: THPT Nguyễn Văn Trỗi, THPT Minh Quang, THPT Tự Lập, THPT Bất Bạt, THPT Xuân Khanh, THPT Đại Mỗ, THPT THPT Đông Mỹ, THPT Nguyễn Quốc Trinh, THPT Lưu Hoàng, THPT Xuân Phương, THPT Đại Cường, THPT Bắc Lương Sơn, THPT Thượng Cát.
Các trường này hầu hết nằm ở khu vực ngoại thành của Hà Nội.
Top 13 trường THPT công lập có 'tỷ lệ chọi' vào lớp 10 thấp nhất Hà Nội năm 2021:
![]() |
Top 13 trường THPT công lập có 'tỷ lệ chọi' thấp nhất Hà Nội năm 2021. (Các trường được bôi màu giống nhau đồng nghĩa với việc thuộc cùng khu vực tuyển sinh). |
Như vậy, các thí sinh chỉ cần làm đủ số bài thi quy định, không vi phạm quy chế thi đến mức hủy kết quả bài thi và không có bài thi nào bị điểm 0 thì cứ đăng ký nguyện vọng 1 vào trường là trúng tuyển.
Năm ngoái, cũng có một số trường trong nhóm lấy điểm chuẩn thấp hơn 25 điểm có số nguyện vọng thấp hơn chỉ tiêu như Đại Cường (233 hồ sơ/280 chỉ tiêu), Lưu Hoàng (291 hồ sơ/320 chỉ tiêu), Thượng Cát (523 hồ sơ/540 chỉ tiêu)...
Thực trạng số thí sinh đăng ký đầu vào không vượt chỉ tiêu, cũng dẫn đến chuyện mà năm ngoái từng xảy ra là thí sinh chỉ 2,5 điểm/môn cũng có thể đỗ vào lớp 10 công lập ở Hà Nội.
Năm ngoái, Trường THPT Đại Cường có mức điểm chuẩn thấp nhất chỉ là 12,5. Nếu theo cách tính điểm xét tuyển năm 2020 của Hà Nội (Toán và Ngữ văn hệ số 2, Tiếng Anh hệ số 1), thì trung bình mỗi môn, thí sinh chỉ cần đạt 2,5 là trúng tuyển. Các trường THPT Lưu Hoàng, Minh Quang, Bất Bạt có mức điểm chuẩn 13, thí sinh cũng chỉ cần đạt 2,6 mỗi môn là trúng tuyển.
Top 15 trường THPT có 'tỷ lệ chọi' vào lớp 10 cao nhất năm 2021
Ở chiều ngược lại, trường có tỷ lệ chọi cao nhất năm nay là THPT Yên Hòa (với tỷ lệ chọi là 2,91 lấy 1). Xếp ngay sau đó lần lượt là các trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Đông (2,58); THPT Nguyễn Thị Minh Khai (2,31); THPT Quang Trung - Hà Đông (2,3); THPT Nhân Chính (2,28); THPT Kim Liên (2,2); THPT Phan Đình Phùng (2,15); THPT Cầu Giấy (2,06).
Nếu xét riêng trong top 15 về tỷ lệ chọi cao, thì khu vực tuyển sinh 3 (gồm các quận Cầu Giấy, Đống Đa, Thanh Xuân) có sự cạnh tranh suất vào gay gắt nhất khi có đến 6 trường lọt top này, gồm THPT Yên Hòa, Nhân Chính, Kim Liên, Cầu Giấy, Khương Đình, Đống Đa.
Khu vực tuyển sinh có độ nóng căng thẳng không kém là khu vực 10 (gồm huyện Chương Mỹ, quận Hà Đông, huyện Thanh Oai) với 3 trường lọt top này. Tuy nhiên, “sức nóng” chủ yếu đến từ các trường thuộc quận Hà Đông gồm THPT Lê Quý Đôn - Hà Đông, THPT Quang Trung - Hà Đông, THPT Trần Hưng Đạo - Hà Đông.
![]() |
Top 15 trường THPT công lập có tỷ lệ chọi tuyển sinh vào lớp 10 cao nhất của Hà Nội năm 2021. (Các trường được bôi màu giống nhau đồng nghĩa với việc thuộc cùng khu vực tuyển sinh) |
Đây là năm đầu tiên Sở GD-ĐT Hà Nội cho phép mỗi học sinh được đăng ký dự tuyển tối đa vào 3 trường THPT công lập, xếp theo thứ tự nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 và nguyện vọng 3. Tuy nhiên, học sinh không được thay đổi nguyện vọng dự tuyển.
Thanh Hùng
Ngày 23/5, Sở GD-ĐT Hà Nội công bố số lượng học sinh đăng ký dự thi vào lớp 10 của từng trường trung học phổ thông công lập năm học 2021-2022.
" alt="Top 13 trường công có 'tỷ lệ chọi' vào lớp 10 thấp nhất Hà Nội 2021"/>Top 13 trường công có 'tỷ lệ chọi' vào lớp 10 thấp nhất Hà Nội 2021
Nhận định, soi kèo Zrinjski Mostar vs Sloboda Tuzla, 22h30 ngày 28/3: Khó có cách biệt
Trong bộ ảnh, Hari Won đẹp trong veo, dịu dàng. Bộ hanbok hồng nhẹ nhàng tôn lên làn da trắng sáng của ca sĩ. Sự trẻ trung, hồn nhiên của Hari Won khiến nhiều người đi quên cô đã ở tuổi U40. MC Trấn Thành mặc hanbok hồng vẫn nam tính, bảnh bao.
Vợ chồng Trấn Thành - Hari Won phát hành bộ ảnh giữa tin đồn âm thầm ly hôn. Cách đây không lâu, việc ca sĩ Hari Won thường xuyên đăng tải chia sẻ buồn, ẩn ý khiến dư luận đồn thổi cô và MC Trấn Thành rạn nứt, ly hôn. Tin đồn lan truyền khiến Trấn Thành khó chịu, phải lên tiếng.
MC Trấn Thành viết: "Cả tháng nay đi quay phim mới, đầu tắt mặt tối không chụp hình chung với vợ để đăng lên thì nói hết hợp đồng hôn nhân. Thử hỏi có ai ký hợp đồng hôn nhân liền 5 - 6 năm không?".
![]() | ![]() | ![]() |
Theo đó, vợ chồng Trấn Thành vẫn rất hạnh phúc, thời gian này "không gây lộn một câu". MC hài hước nói sẽ cùng Hari Won "gia hạn hợp đồng hôn nhân đến hết đời".
Sau đó, Hari Won chính thức chia sẻ chuyện bị liệt cơ mặt trái khiến tinh thần tuột dốc. Hiện tại, tình trạng của ca sĩ khả quan hơn. Cô nói: "Vấn đề cơ mặt của tôi chắc phải chờ thêm chút nữa sẽ ổn. Mọi thứ đang dần tốt hơn".
Hari Won đang tích cực điều trị. Cô thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý cũng như chăm chỉ tập thể dục để giữ vóc dáng thon gọn, khỏe khoắn.
![]() | ![]() |
Trấn Thành và Hari Won đều đang rất bận bịu dự án riêng. Hari Won tất bật với vai trò MC các chương trình Vote for five, Nhanh như chớp,... Cuối năm nay, cô sẽ cho ra mắt một chương trình riêng của mình.
Trong khi đó, Trấn Thành bận rộn với những dự án phim. Anh đang tập trung toàn lực để hoàn thành dự án phim Maichiếu Tết 2023. Ngoài ra, MC phải đảm bảo lịch ghi hình nhiều chương trình truyền hình.
Trấn Thành hôn vợ hậu trường gameshow
" alt="Trấn Thành và Hari Won quấn quýt giữa tin đồn chia tay"/>Sau khi xuất viện ít ngày, bệnh lại bùng phát. Mẹ đưa Thảo vào Bệnh viện Thống Nhất. Lần này, các bác sĩ đã xác định cô gái mắc bệnh lupus ban đỏsau khi thực hiện thêm nhiều xét nghiệm và hội chẩn.
Theo bác sĩ Hoàng Quốc Nam, phụ trách Khoa Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Thống Nhất, bệnh lupus ban đỏ gây tổn thương nặng nhiều cơ quan, dẫn tới các triệu chứng đa dạng và giống nhiều bệnh lý khác. Vì vậy, khi khởi phát, người bệnh thường khám ở nhiều chuyên khoa, nhiều trường hợp mất vài năm mới chẩn đoán được bệnh.
Với trường hợp của Thảo, tình trạng bệnh chuyển biến tốt sau khi điều trị theo phác đồ lupus ban đỏ. Cô gái có thể ngồi dậy nói chuyện, ăn uống. Các tổn thương về não, da, khớp, thận, tế bào máu... dần hồi phục. Người bệnh phải tiếp tục dùng thuốc kiểm soát nếu không, bệnh sẽ bùng phát trở lại.
Bác sĩ Nam cho biết gánh nặng lớn nhất của bệnh nhân này là kinh tế và tâm lý. Cô gái phải dùng thuốc vài trăm nghìn đồng mỗi ngày trong khi hoàn cảnh khó khăn. Do đó, các bác sĩ liên tục động viên Thảo cố gắng không bỏ cuộc.
Trong quá trình điều trị, mặc dù trí não chưa hồi phục, lúc nhớ lúc quên, Thảo vẫn lo lắng cho mẹ, thương mẹ vay tiền khắp nơi chạy chữa cho mình.
“Hôm nghe tiền phòng cao, nó ngồi khóc vì thương mẹ. Tôi động viên con bệnh này có thuốc điều trị, phải lạc quan, không suy nghĩ nhiều”, mẹ của Thảo nói. Hiện người mẹ là lao động duy nhất trong gia đình. Thảo còn 2 em sinh đôi 15 tuổi, đang dở dang việc học. Trước khi mắc bệnh, Thảo làm nhân viên tiệm bánh để phụ mẹ nuôi em.
Lupus ban đỏ là bệnh tự miễn (cơ thể tự sản xuất ra kháng thể chống lại chính bản thân), thường gặp ở phụ nữ trẻ 20-30 tuổi. Hiện, y khoa chưa thể điều trị dứt điểm lupus ban đỏ nhưng có thể kiểm soát để hạn chế tái phát. Nếu khống chế tốt, bệnh nhân vẫn có thể sinh hoạt bình thường.
Bác sĩ Nam cho hay hầu hết người trẻ mắc bệnh này đều hoang mang, bị sốc vì nghĩ mình là gánh nặng. Càng stress, bệnh càng bùng phát dữ dội. Trong trường hợp không đủ điều kiện kinh tế, người bệnh bỏ tái khám dễ rơi vào nguy kịch.
Cô gái bất ngờ loạn thần, hơn một tháng đi viện mới tìm ra nguyên nhân
Trước đó, ông Hùng là Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Viện trưởng Viện Giám định y khoa, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp (Bệnh viện Bạch Mai), Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tim mạch - Viện Tim mạch Quốc gia. Trước khi về công tác tại Bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ Hùng từng có thời gian làm việc tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thành lập năm 1902, là một trong 6 bệnh viện hạng Đặc biệt của cả nước (cùng với Bệnh viện Bạch Mai, 108, Chợ Rẫy, Trung ương Huế, Trung ương Thái Nguyên), đồng thời là bệnh viện ngoại khoa hàng đầu Việt Nam.
Từ ngày 1/5, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn được Ban Cán sự đảng Bộ Y tế phân công kiêm nhiệm phụ trách, điều hành Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thay GS.TS Trần Bình Giang nghỉ hưu theo chế độ.
Mỗi năm, cơ sở y tế này phẫu thuật từ 70.000 tới 80.000 trường hợp bệnh nhân nặng, cấp cứu. Trung bình mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận khoảng 2.000 bệnh nhân nội trú và khoảng 2.000 người đến khám.
Tiến sĩ Dương Đức Hùng làm giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức