Tốn 300 tỷ đổi biển số màu vàng, dân xe kinh doanh phân vân
Theốntỷđổibiểnsốmàuvàngdânxekinhdoanhphânvâlich amo Cục CSGT, số xe ô tô phải đổi từ biển trắng sang biển vàng ước có tới 2 triệu chiếc. Trong đó, hơn 1 triệu chiếc chỉ là con số thống kê đối với riêng xe tải, xe khách, rơ-mooc, sơ-mi rơ-mooc các loại. Gần 1 triệu chiếc còn lại là các loại xe taxi truyền thống, taxi công nghệ, xe hợp đồng.
Lo tốn tiền, mất thời gian
Quy định cấp đổi biển số đối với xe kinh doanh vận tải đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất trong Thông tư số 58/2020/TT-BCA của Bộ Công an vừa được ban hành.
Trao đổi với phóng viên VietNamNet, Chủ tịch Liên hiệp HTX Liên minh Kinh tế điện tử 4.0 Nguyễn Xuân Tuấn bày tỏ, hiện Liên hiệp có hơn 20.000 đối tác thành viên là các tài xế taxi công nghệ, việc chuyển đổi biển số ban đầu sẽ gây khó khăn và phát sinh chi phí cho doanh nghiệp và tài xế.
“Theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính, phí đổi biển là 150.000 đồng, Như vậy, chúng tôi sẽ phải chi khoảng 3 tỷ đồng. Việc làm thủ tục cấp đổi biển sẽ ít nhiều bị gián đoạn đến hoạt động vận tải của doanh nghiệp và thu nhập của tài xế”.
![]() |
Dự kiến khoảng 2 triệu xe ô tô kinh doanh vận tải sẽ phải đổi sang biển số màu vàng |
Đồng tình với ý kiến trên, ông Dương Trung Kiên – Giám đốc một công ty chuyên về kinh doanh ô tô vận tải tại Hà Nội cho rằng, nếu chia màu biển số xe chỉ để phân biệt xe kinh doanh và xe thường thì sẽ gây ra lãng phí lớn về thời gian, tiền bạc của doanh nghiệp, nhất là sau đợt “điêu đứng” bởi dịch Covid-19 vừa qua.
“Với 2 triệu xe phải đổi biển, cả nước hết khoảng 300 tỷ đồng. Chưa kể đến chi phí cơ hội khi lái xe phải mất nhiều thời gian để làm các thủ tục này”, ông Kiên nói.
Ông Kiên dẫn chứng thêm, đối với xe dịch vụ hay xe hợp đồng, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 10/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/4, trong đó quy định bắt buộc các xe phải dán chữ “Xe hợp đồng” hoặc “Xe taxi” bằng chất liệu phản quang lên kính trước và sau để nhận diện.
“Sắp tới, những ô tô này có biển số màu vàng nhưng vẫn phải dán chữ lên kính thì liệu có gây chồng chéo, rối rắm hay không?”, ông Kiên nêu ý kiến.
Trên thực tế, đối với loại hình taxi công nghệ như Grab, Be, Fast Go, … chiếc xe là phương tiện cá nhân. Nhiều tài xế tham gia chạy dịch vụ chỉ là công việc làm thêm. Ngoài việc chở khách vào thời gian trống, các chủ xe còn sử dụng để phục vụ công việc chính và gia đình.
Anh Hoàng Văn Cường (35 tuổi, trú tại quận Thanh Xuân - Hà Nội), chia sẻ, công việc chính của anh là một giáo viên nhưng lúc rảnh rỗi, anh sử dụng xe để chạy Grabcar. Anh tỏ ra ái ngại nếu chiếc xe được quy chặt vào loại “xe kinh doanh vận tải”.
“Ô tô cá nhân của mình giờ phải mang biển số màu vàng như taxi, đương nhiên tôi thấy không thoải mái lắm. Chiếc xe còn phục vụ cho đi về quê, đối ngoại hoặc giao dịch công việc khác...Mặt khác, biển số hiện tại của tôi là biển tam hoa (ba số cuối giống nhau – PV) đăng ký tại Hà Nội, giờ bỏ đi thay biển khác cũng tiếc. Tôi sẽ cân nhắc xem có nên tiếp tục chạy Grab nữa hay không”, anh Cường nói.
![]() |
Kích thước biển số ô tô hiện nay. Ảnh: Zing |
Liên quan đến vấn đề trên, ông Nguyễn Xuân Tuấn nhận định, đối với ngành nghề kinh doanh taxi công nghệ, việc phân biệt quá giữa xe biển trắng/biển vàng sẽ tạo tâm lý e ngại cho chủ sở hữu xe kinh doanh vận tải, có thể dẫn tới số lượng xe công nghệ giảm đi một lượng lớn.
“Việc phân vân, e ngại này làm cho nhiều xe cá nhân nhàn rỗi không có điều kiện hoặc không muốn kinh doanh vận tải, đi ngược lại xu thế về kinh tế chia sẻ đang phổ biến hiện nay”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Xuân Tuấn vẫn cho rằng, dưới góc độ của nhà quản lý, kinh doanh vận tải là ngành đặc thù có nhiều rủi ro và ảnh hưởng tới xã hội nên việc kiểm soát sự an toàn trong lĩnh vực này là cần thiết và phù hợp.
“Dù ban đầu còn nhiều băn khoăn, lo lắng nhưng cá nhân tôi vẫn ủng hộ việc này”, Chủ tịch Liên hiệp HTX Liên minh Kinh tế điện tử 4.0 nói.
Một số chuyên gia giao thông cho rằng, việc ô tô liên tục đổi biển số khiến công tác quản lý gặp nhiều khó khăn, nếu kiểm soát không tốt có thể sẽ phát sinh những hệ luỵ phức tạp về an ninh trật tự.
Tiện lợi cho quản lý
Trước những băn khoăn của lái xe và doanh nghiệp, Trung tá Phạm Việt Công - Trưởng phòng Hướng dẫn đăng ký và kiểm định phương tiện (Cục CSGT, Bộ Công an) đã thẳng thắn trao đổi với phóng viên VietNamNet về các vấn đề trên.
Trung tá Phạm Việt Công cho biết, việc đổi biển số sang màu vàng, kích thước lớn hơn sẽ giúp cơ quan chức năng dễ dàng trong việc nhận biết và quản lý.
“Đổi biển sẽ tạo sự thuận lợi cho việc kiểm soát và tổ chức giao thông, tạo nên sự bình đẳng cho các phương tiện. Ví dụ trên cùng một tuyến đường cấm xe kinh doanh vận tải thì taxi công nghệ vẫn hoạt động còn taxi truyền thống thì không”,Trung tá Công nói.
Về băn khoăn của người dân lo quá tải tại các điểm cấp đổi biển số, Trung tá Phạm Việt Công khẳng định, thủ tục này sẽ rất nhanh. Chủ xe nộp đầy đủ giấy tờ cấn thiết sẽ được làm thủ tục bấm và cấp biển số ngay lập tức chứ không phải chờ 7 ngày như trước.
“Chúng tôi không dồn toàn bộ người dân về các điểm đăng ký tập trung, người ở địa phương nào sẽ tới đổi biển ở cơ quan đăng ký xe địa phương đó. Tới nay, các địa phương, đơn vị đều đảm bảo cơ sở vật chất, tập huấn cán bộ, sẵn sàng cho ngày 1/8 tới đây”, Trung tá Công nói.
Tổng lệ phí cho việc đổi biển số và cấp lại giấy đăng ký xe là 150.000 đồng cho mỗi phương tiện. “Lệ phí này áp dụng theo quy định tại Thông tư 29 của Bộ Tài chính chứ không phải do Bộ Công an ban hành”, đại diện Cục CSGT cho biết.
Trước lo ngại gây tốn kém cho doanh nghiệp, lái xe, Trung tá Phạm Việt Công cho rằng, mức lệ phí này không quá lớn, không tạo nên gánh nặng cho chủ xe và nếu quản lý tốt còn có thể giảm bớt các chi phí khác như dán logo hay tem nhận diện.
![]() |
Theo quy định tại Thông tư 58, đối với ô tô kinh doanh vận tải sẽ được gắn 2 biển số màu vàng giống nhau với kích thước chiều cao là 165mm, chiều dài là 330mm. |
“Biển số mới sẽ được lắp vừa khít với hầu hết các mẫu xe hiện nay, đảm bảo thẩm mỹ. Đây là kích thước biển số mà nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản hay Châu Âu đang sử dụng”, Trung tá Công chia sẻ với phóng viên VietNamNet và khẳng định: “Bộ Công an sẽ tạo điều kiện tối đa để người dân làm thủ tục cấp đổi biển số từ nay đến hết 31/12/2021”.
Nhiều chuyên gia về giao thông cho rằng, một chính sách mới ảnh hưởng đến diện rộng các đối tượng trong xã hội, lại làm phát sinh thời gian và chi phí tới hàng trăm tỷ đồng như vậy cần được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn để tránh gây phản ứng cho dư luận.
Từ 1/8, tất cả xe kinh doanh vận tải phải thu hồi biển số, đồng thời cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký xe và cấp đổi lại biển số sang loại màu vàng với kích thước lớn hơn biển số hiện tại. Thời gian cấp đổi từ 1/8/2020 đến hết 31/12/2021. Biển số xe ô tô kinh doanh vận tải có nền màu vàng, chữ và số màu đen, seri biển số sử dụng lần lượt một trong 20 chữ cái sau: A, B, C, D, E, F, G, H, K, L, M, N, P, S, T, U, V, X, Y, Z cấp cho xe. Hiện, các phương tiện gắn 2 biển số với 2 kích cỡ giống nhau. Trong đó, biển số dài thường lắp ở đầu xe có kích thước 110mm x 470mm và biển số ngắn (vuông) thường gắn ở đuôi xe có kích thước 200mm x 280mm. Biển số vàng sẽ có duy nhất một kích thước mới là 165mm x330mm để gắn cho 2 vị trí trên xe. (Theo Thông tư 58/2020/TT-BCA của Bộ Công an quy định Quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) |
Hoàng Hiệp
Bạn nghĩ gì về vấn đề thay đổi màu sắc và kích thước biển số đối với xe kinh doanh vận tải? Mời bạn đọc gửi bình luận dưới bài viết này. Các tin bài và video từ cam hành trình xin được gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Tin bài, video phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Hơn 1 triệu ô tô phải đổi sang biển số màu vàng từ 1/8
Hiện cả nước có hơn 1 triệu ô tô kinh doanh vận tải. Tất cả số phương tiện trên đều phải đổi từ biển trắng sang loại biển số màu vàng với kích thước lớn hơn từ 1/8 tới theo Thông tư 58 của Bộ Công an.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
下一篇:Nhận định, soi kèo Freiburg vs Union Berlin, 20h30 ngày 30/3: Khó có bất ngờ
Phát hiện kho hàng chứa hơn 200.000 lon "bò húc" nghi giả chờ tiêu thụ Tết
Minh Huyền
(Dân trí) - Lực lượng chức năng vừa phát hiện và thu giữ hơn 200.000 sản phẩm bao gồm vỏ lon và lon nước uống tăng lực Red Blue xâm phạm quyền nhãn hiệu Red Bull tại một xưởng sản xuất ở Bắc Ninh.
Thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết sau khi nhận được thông tin phản ánh từ đại diện sở hữu trí tuệ của nhãn hiệu Red Bull tại Việt Nam, ngày 3/12, Cục Nghiệp vụ QLTT chủ trì, phối hợp với Cục QLTT TP Hà Nội và Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh kiểm tra đột xuất điểm kinh doanh đồ uống tại quận Nam Từ Liêm (Hà Nội).
Kết quả, đoàn kiểm tra phát hiện 3.000 lon nước uống tăng lực Red Blue đang được tiêu thụ trên thị trường có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với các nhãn hiệu được bảo hộ của Tập đoàn TCP - nhà sản xuất nước tăng lực Red Bull đến từ Thái Lan.
Kiểm tra thực tế, cơ quan chức năng phát hiện sản phẩm vi phạm thể hiện thông tin được sản xuất tại Chi nhánh Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm và nước giải khát V.M. trên địa bàn thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Kho hàng chứa hơn 200.000 sản phẩm xâm phạm quyền nhãn hiệu Red Bull (Ảnh: DMS).
Kiểm đếm thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận 2.100 thùng nước tăng lực, tương đương với 50.400 lon sản phẩm, gần 114.000 vỏ lon nước uống tăng lực Red Blue và hơn 37.000 vỏ lon nước uống tăng lực mang nhãn hiệu Red Best.
Lực lượng QLTT ghi nhận nhà máy đã sản xuất lượng lớn sản phẩm thành phẩm mang nhãn hiệu Red Blue, được đóng gói trong các thùng carton và sẵn sàng vận chuyển đi tiêu thụ. Bên cạnh đó, tại nhà máy cũng chứa trữ rất nhiều vỏ lon nước tăng lực chưa qua sử dụng.
Cơ quan chức năng nhận định toàn bộ số hàng hóa lực lượng QLTT phát hiện tại Chi nhánh Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm và Nước giải khát V.M có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ. Theo đó, đoàn kiểm tra đã tiến hành tạm giữ toàn bộ số hàng hóa vi phạm để tiếp tục xác minh, làm rõ các hành vi vi phạm.
Red Bull được xem là một trong những nhãn hiệu nước uống tăng lực "quen tên" với người tiêu dùng. Người dùng Việt thường gọi Red Bull với tên gọi phổ biến hơn là "bò húc" hoặc "bò cụng" do logo của sản phẩm có hình tượng 2 chú bò đang "húc" hoặc "cụng" nhau.
" alt="Phát hiện kho hàng chứa hơn 200.000 lon "bò húc" nghi giả chờ tiêu thụ Tết" />Tổng Bí thư: Lần đầu tiên Trung ương kỷ luật cảnh cáo lãnh đạo chủ chốt
Hoài Thu
(Dân trí) - Nhắc đến con số 52 cán bộ bị kỷ luật tính từ đầu năm và lần đầu tiên Trung ương kỷ luật cảnh cáo lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định tinh thần chống tham nhũng không dừng lại.
Đây là một trong những nội dung quan trọng được Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ tại buổi tiếp xúc cử tri các quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng sáng 3/12, để báo cáo về kết quả kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Đây là lần đầu tiên Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội, sau khi chuyển sinh hoạt từ đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên về.
Nếu cứ bình thản sẽ tụt hậu
Ghi nhận nhiều thành tựu trong quá trình phát triển đất nước, song theo Tổng Bí thư, nếu nhìn lại vẫn thấy còn nhiều việc chưa làm được, trong khi thế giới đang phát triển quá nhanh.
"Nếu mình cứ đi túc tắc, bình thản, vui sướng với kết quả đạt được, ngủ quên trên vòng nguyệt quế thì sẽ bị tụt hậu, bị bỏ xa", theo lời Tổng Bí thư.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng (Ảnh: Minh Châu).
Vì thế, ông nhấn mạnh hơn lúc nào hết phải vươn mình, tập trung chạy thật nhanh để đuổi kịp thế giới.
Để trả lời câu hỏi phải làm gì để bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển thịnh vượng, Tổng Bí thư chỉ ra nhiều vấn đề cốt lõi.
"Trung ương đã chỉ ra một số nhiệm vụ cấp bách, không chậm trễ được vì để lỡ thời cơ cũng là có lỗi với đất nước, với nhân dân", Tổng Bí thư nói.
Trước hết, ông nhấn mạnh cần tăng cường vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu và cầm quyền của Đảng, mạnh dạn đổi mới, nhìn ra tồn tại, thay đổi phương thức lãnh đạo phù hợp.
Nhắc đến vấn đề tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết nhiều nhiệm kỳ Đại hội đã chỉ ra được tồn tại. "Đúng là chúng ta chưa thực hiện được, bây giờ là thời cơ hội, muốn phát triển, bộ máy phải nhẹ mới bay được cao", Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Ông cũng chia sẻ với ý kiến cử tri rằng đây là nhiệm vụ rất khó khăn vì động đến tâm tư, tình cảm, lợi ích, cuộc sống hàng ngày của cán bộ đảng viên. "Tâm tư lắm, nhưng phải vượt qua chính mình để làm điều có lợi cho dân tộc, đất nước, nhân dân", Tổng Bí thư nói. Ông cũng nhắc đến sự hy sinh để đất nước phát triển.
Không để dân phải chạy vạy xin chỗ này, chỗ kia
Bên cạnh đó, theo Tổng Bí thư, phải tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế để phát triển.
Tổng Bí thư đặt vấn đề "Tại sao đất nước không tiến được, con tàu không đi được? Mục tiêu tiến lên nhưng lại bị hàng trăm dây buộc kéo lại, vì lợi ích cá nhân, vì tiêu cực tham nhũng, vì lợi ích rất nhỏ nhen của mình mà cản trở cái chung, cài cắm quy định gây khó cho người khác, cho nhân dân".
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng sau kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV (Ảnh: Minh Châu).
Nhắc đến tình trạng địa phương không làm được lại xin ý kiến của bộ rồi lòng vòng làm mất nhiều thời gian, Tổng Bí thư cho rằng với mục tiêu phục vụ nhân dân thì phải tìm cách đến cùng để giải quyết tình trạng đó.
"Phải đẩy mạnh giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện cho người dân, nếu dân còn kêu thì rà soát lại quy trình thủ tục xem có cách nào hay hơn không. Chỗ nào không đồng tình phải trả lời cho dân biết, đừng bắt người dân phải đi chạy vạy xin chỗ này, xin chỗ kia, hệ thống một cửa nhưng lại bắt xin rất nhiều cửa", Tổng Bí thư quán triệt.
Đẩy mạnh chống lãng phí
Một vấn đề không mới cũng được lãnh đạo Đảng đề cập, đó là phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
Tinh thần chống tham nhũng không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ tiếp tục được Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt, song bên cạnh đó, ông nhấn mạnh phải đẩy mạnh chống lãng phí, quy được trách nhiệm nhưng không hợp thức hóa sai phạm.
Tổng Bí thư cho biết thêm thời gian qua, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương đã thi hành kỷ luật 6 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, tổng số cán bộ bị xử lý từ đầu năm đến nay là 52 cán bộ, trong đó có 48 cán bộ bị kỷ luật do liên quan đến các vụ án, vụ việc do Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.
Và cũng theo Tổng Bí thư, là lần đầu tiên Ban Chấp hành Trung ương xử lý kỷ luật cảnh cáo cán bộ chủ chốt của Đảng, của Nhà nước.
Ông cho biết thêm các cơ quan tố tụng khởi tố điều tra hơn 1.681 bị can, truy tố 1.479 bị can, xét xử sơ thẩm 2.703 bị cáo về tội phạm tham nhũng, kinh tế, chức vụ, trong đó có 3 bị can là cán bộ cao cấp thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
Đối với các vụ án, vụ việc do Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, trong giai đoạn điều tra, truy tố đã kê biên, tạm giữ trên 6.150 tỷ đồng và nhiều tài sản giá trị khác.
Tổng Bí thư Tô Lâm trò chuyện với các cử tri (Ảnh: Minh Châu).
Giai đoạn thi hành án thu hồi hơn 11.000 tỷ đồng, nâng tổng số tiền thu hồi được từ khi thành lập Ban Chỉ đạo đến nay là trên 96.000 tỷ đồng.
Phát biểu trước đó, cử tri Nguyễn Viết Chức (quận Ba Đình) chia sẻ, Tổng Bí thư Tô Lâm là người đã truyền niềm tin và cảm hứng mới về kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam.
Phát biểu của Tổng Bí thư về chống tham nhũng, lãng phí, tinh gọn bộ máy và đặc biệt thông điệp về kỷ nguyên mới là cổ vũ to lớn với hàng triệu trái tim Việt Nam, theo lời ông Chức.
Nêu thực tế có nhiều việc được đề ra nhưng không chuyển động ngay, như việc chống lãng phí, song theo ông Chức, phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm vừa qua về chống lãng phí đi kèm câu "phải có ai chịu trách nhiệm chứ", tuy giản dị, mộc mạc nhưng thực chất, trúng vấn đề và tạo chuyển biến ngay đối với các cấp.
Theo cử tri, những trăn trở của Tổng Bí thư Tô Lâm trong những phát biểu thời gian qua chính là những điều mong muốn của toàn Đảng, toàn dân.
Nhận định những chủ trương, quyết sách của Đảng và Nhà nước gần đây rất hợp lòng dân, ông Chức mong việc này tiếp tục làm mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả hơn nữa vì "thuận với lòng dân chắc chắn thắng lợi.
Cử tri Nguyễn Kim Sơn (phường Đội Cấn, quận Ba Đình) kỳ vọng Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ cùng các lãnh đạo chủ chốt tiếp tục lãnh đạo đất nước tiến tới Đại hội XIV của Đảng và đưa đất nước vào kỷ nguyên mới.
Ông cũng hoan nghênh việc Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII họp ngày 25/11 đã quyết định triển khai thực hiện Nghị quyết 18 liên quan một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
"Đây là một đòi hỏi cấp bách của thực tiễn, là cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy mang tính đột phá, dành nguồn nhân lực, tài lực cho phát triển đất nước", ông Sơn nhấn mạnh.
" alt="Tổng Bí thư: Lần đầu tiên Trung ương kỷ luật cảnh cáo lãnh đạo chủ chốt" />Giá vàng miếng SJC không đổi sau một tháng, vàng nhẫn tăng nhẹ
Nhật Quang
(Dân trí) - Gần một tháng qua, giá vàng miếng SJC không có sự điều chỉnh, giữ nguyên tại vùng giá 74,98-76,98 triệu đồng/lượng (mua - bán). Vàng nhẫn tăng 150.000 đồng, thấp hơn vàng miếng 1,4 triệu đồng.
Kết phiên ngày 2/7, giá vàng miếng SJC vẫn được các doanh nghiệp lớn niêm yết tại 74,98-76,98 triệu đồng/lượng (mua - bán), không thay đổi sau 21 phiên. Chênh lệch giữa 2 chiều mua, bán là 2 triệu đồng/lượng.
So với mức đỉnh 92,4 triệu đồng thiết lập ngày 10/5, giá vàng miếng đã giảm hơn 15 triệu đồng/lượng.
Giá vàng nhẫn được niêm yết tại 74-75,6 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 150.000 đồng mỗi chiều so với giá mở phiên ngày 1/7. Vàng nhẫn bám sát giá của vàng miếng SJC, hiện chênh lệch rút ngắn về khoảng 1,4 triệu đồng/lượng, thay vì 18-20 triệu đồng như trước đây.
Từ đầu tháng 6, Ngân hàng Nhà nước tăng cung vàng miếng ra thị trường thông qua việc bán vàng trực tiếp cho 4 nhà băng quốc doanh và Công ty SJC. Gần 1 tháng qua, giá bán vàng từ Ngân hàng Nhà nước không đổi nên giá bán vàng của các nhà băng và Công ty SJC vì thế cũng đứng yên.
Trên thị trường quốc tế, giá vàng hôm nay đạt 2.330 USD/ounce, đi ngang so với rạng sáng hôm qua. Hiện giá vàng thế giới quy đổi theo tỷ giá chưa bao gồm thuế, phí khoảng 71,5 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng miếng khoảng 5-6 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn là hơn 4 triệu đồng/lượng, tùy thời điểm.
Giá vàng thế giới giao dịch ổn định từ đầu tuần đến nay, trong bối cảnh thị trường chờ các báo cáo để có thêm manh mối về lộ trình lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Chiến lược gia Phillip Streible của Blue Line Futures, cho rằng thị trường vẫn rất nhạy cảm với các thảo luận liên quan đến lãi suất hoặc bất kỳ điều gì liên quan đến chính sách của Fed. Giá vàng sẽ tiếp tục chờ đợi các dữ liệu, chỉ số kinh tế.
Trong phát biểu mới nhất, Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) bày tỏ sự hài lòng trước diễn biến của lạm phát thời gian qua nhưng vẫn muốn nhìn thấy nhiều hơn tín hiệu suy yếu của áp lực giá cả để có đủ sự tự tin cắt giảm lãi suất trong năm 2024.
"Chúng tôi đã gặt hái được một số thành quả nhất định trong việc đưa lạm phát quay trở lại ngưỡng mục tiêu", ông Powell chia sẻ tại hội nghị các ngân hàng trung ương diễn ra tại thành phố Sintra, Bồ Đào Nha.
Số liệu lạm phát mới nhất và trước đó cho thấy thực tế kinh tế Mỹ đã quay trở lại xu hướng giảm phát. Tuy nhiên, Fed muốn có thêm sự tự tin rằng lạm phát đang suy yếu một cách bền vững về ngưỡng mục tiêu 2% trước khi nới lỏng chính sách tiền tệ.
Vàng miếng giữ giá suốt một tháng qua (Ảnh: Mạnh Quân).
Dù cảm thấy đôi chút hài lòng, ông Powell vẫn tỏ ra quan ngại về rủi ro cắt giảm lãi suất quá sớm, qua đó hủy hoại đi tất cả những thành quả đã gặt hái được suốt thời gian qua.
Ngoài ra, thị trường cũng đang chờ đợi số liệu việc làm phi nông nghiệp để biết thị trường lao động Mỹ có kiên cường trong bối cảnh lãi suất cao kỷ lục hay không.
Giá USD tự do giảm sâu
Trên thị trường quốc tế, USD-Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - hiện neo quanh 105,6 điểm, tăng 4,21% kể từ đầu năm.
Ngân hàng Nhà nước sáng nay niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.253 đồng, tăng 1 đồng so với trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng được phép mua bán USD trong vùng giá từ 23.040-25.465 đồng.
Ngân hàng lớn mua bán USD tại 25.215-25.465 đồng, tăng 1 đồng chiều bán lên mức kịch trần cho phép. Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 25.266-25.465 đồng.
Các đầu mối quy đổi ngoại tệ trên thị trường tự do niêm yết giá USD tại 25.860-25.960 đồng/USD (mua - bán), giảm 40 đồng ở chiều mua vào và giảm 20 đồng ở chiều bán ra so với hôm qua.
" alt="Giá vàng miếng SJC không đổi sau một tháng, vàng nhẫn tăng nhẹ" />Cổ phiếu công ty Cường "Đô La" bị bán tháo; VHM điều chỉnh
Mai Chi
(Dân trí) - VN-Index đóng cửa phiên hôm nay trên ngưỡng 1.270 điểm với phần lớn cổ phiếu tăng giá. Tuy nhiên, VHM điều chỉnh 2,6% còn QCG giảm sàn, trắng bên mua.
Xu hướng thị trường gần như đi ngang trong phiên hôm nay (23/10). VN-Index đóng cửa nhích nhẹ 1,01 điểm tương ứng 0,08% lên 1.270,9 điểm; VN30-Index tăng 0,8 điểm tương ứng 0,06%. Trong khi đó, HNX-Index tăng 1 điểm tương ứng 0,44% còn UPCoM-Index tăng 0,39 điểm tương ứng 0,43%.
Thanh khoản thu hẹp còn 589,85 triệu cổ phiếu tương ứng 14.501,38 tỷ đồng trên HoSE và 40,06 triệu cổ phiếu tương ứng 651,58 tỷ đồng trên HNX. Thị trường UPCoM có 19,93 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 229,57 tỷ đồng.
Yếu tố tích cực là độ rộng thị trường nghiêng khá mạnh về phía các mã tăng giá. Có 468 mã tăng giá trên cả 3 sàn giao dịch với 27 mã tăng trần so với 333 mã giảm, 15 mã giảm sàn.
Top cổ phiếu ảnh hưởng đến VN-Index phiên 23/10.
Nếu như các phiên trước, VHM đóng vai trò tích cực trong việc dẫn dắt thị trường thì hôm nay, cổ phiếu Vinhomes điều chỉnh đã kéo giảm VN-Index 1,33 điểm. Chiều ngược lại, VIC đóng góp 0,93 điểm cho chỉ số.
Cụ thể, VHM sau khi đạt mức tăng giá lên 48.350 đồng thì đã quay đầu giảm do bị chốt lời, đánh rơi 2,6% còn 47.000 đồng. VHM cũng là cổ phiếu dẫn đầu thanh khoản toàn thị trường với khớp lệnh đạt 33,3 triệu cổ phiếu. Trong khi đó, VIC tăng 2,4% lên 43.200 đồng, khớp lệnh đạt hơn 5 triệu đơn vị.
Phần lớn cổ phiếu ngành bất động sản đạt được trạng thái tăng giá. FDC tăng trần với thanh khoản khiêm tốn. SGR tăng 3,6%; DIG tăng 3,5%; PDR tăng 3,3%; NLG tăng 3%; DXG tăng 2,5%; VIC tăng 2,4%; DXS tăng 1,9%; HQC tăng 1,9%.
Diễn biến cổ phiếu QCG trong phiên 23/10 (Nguồn: VDSC).
QCG của Quốc Cường Gia Lai gây chú ý khi quay đầu giảm sàn về 10.300 đồng, trắng bên mua. Khớp lệnh tại QCG đạt 1,8 triệu đơn vị trong đó có 890.200 cổ phiếu được giao dịch ở mức giá sàn; dư bán giá sàn còn 720.500 cổ phiếu.
Trước đó, QCG có chuỗi tăng rất ấn tượng với nhiều phiên tăng trần. Tính đến hết phiên 22/10, QCG đã tăng hơn 64% so với thời điểm đầu tháng.
Với phiên giảm sàn hôm nay, QCG góp mặt trong top 10 cổ phiếu có ảnh hưởng tiêu cực đến VN-Index, mức độ ảnh hưởng là 0,05 điểm.
Nhóm xây dựng và vật liệu cũng có diễn biến tương tự với khá nhiều mã tăng giá mạnh: KPF tăng trần, DPG tăng 4,3%; BMP tăng 3,4%; TCD tăng 3%; HVH tăng 2,8%; FCN tăng 2,3%; EVG tăng 2,1%. Tuy vậy, nhóm này cũng ghi nhận tình trạng giảm sàn tại TCR; ACC giảm 5,8%; PTC giảm 3,3%.
Nhóm tài nguyên cơ bản có KSB tăng trần; TNT tăng 2,5%; SMC tăng 1,1%. Ngược lại, SAV, TLH, HPG, VPG điều chỉnh, mức giảm không lớn.
So với mặt bằng chung thì giao dịch tại nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn sôi động hơn, song nhịp độ giao dịch có phần đã hạ nhiệt so với các phiên trước đó.
Nhóm này phân hóa nhẹ với STB tăng 2,3%; TPB tăng 2%, MSB, LPB, NAB, CTG tăng chưa tới 1%; ngược lại VPB, BID, SHB, VIB, SSI, HDB điều chỉnh nhẹ. Trong đó VIB khớp lệnh 24,2 triệu cổ phiếu; TPB khớp lệnh 18 triệu cổ phiếu; VPB khớp lệnh gần 16 triệu cổ phiếu; SHB và STB khớp lệnh 12 triệu cổ phiếu.
" alt="Cổ phiếu công ty Cường "Đô La" bị bán tháo; VHM điều chỉnh" />Chứng sĩ Việt tung tiền đua lệnh, chấp "cá mập" ngoại xả ròng cổ phiếu
Mai Chi
(Dân trí) - Lực mua của nhà đầu tư trong nước phiên hôm nay vẫn rất mạnh, đẩy thanh khoản thị trường vượt 30.000 tỷ đồng bất chấp khối ngoại xả ròng hơn 1.300 tỷ đồng.
15/3 là một phiên rung lắc mạnh của thị trường chung khiến nhiều nhà đầu tư thót tim.
VN-Index như tàu lượn, có thời điểm giảm mạnh về vùng 1.250 điểm trước khi đóng cửa tại 1.263,78 điểm, ghi nhận điều chỉnh 0,48 điểm tương ứng 0,04%. HNX-Index giảm 0,14 điểm tương ứng 0,06%; UPCoM-Index giảm 0,27 điểm tương ứng 0,29%.
Trong khi áp lực chốt lời lan rộng, tiền vẫn không ngừng đổ vào mua cổ phiếu. Khối lượng giao dịch trên HoSE tiếp tục đẩy lên vượt mức 1 tỷ đơn vị, giá trị giao dịch đạt 27.508,65 tỷ đồng.
HNX có 106,98 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 2.220,57 tỷ đồng và con số này trên UPCoM là 50,88 triệu cổ phiếu tương ứng 537,19 tỷ đồng.
Khối ngoại bán ròng cực mạnh trong phiên tái cơ cấu của các quỹ ETF (Nguồn: VNDS).
Tổng lượng tiền mà giới đầu tư đổ vào thị trường để mua cổ phiếu trong phiên hôm nay trên cả 3 sàn đạt 30.266 tỷ đồng. Nhờ vậy, độ rộng thị trường tương đối cân bằng với 485 mã giảm so với 469 mã tăng.
Đáng chú ý là VNSML-Index vẫn tăng 9,84 điểm tương ứng 0,66% cho thấy nhà đầu tư vẫn đang săn tìm cơ hội với những cổ phiếu nhỏ trong khi nhiều mã lớn điều chỉnh. Trong số 46 mã tăng trần trên toàn thị trường thì có đến 37 mã tăng trần thuộc sàn UPCoM. Dòng tiền đầu cơ ở giai đoạn này rất mạnh mẽ.
Vẫn có 13 mã VN30 tăng giá, trong đó "ông lớn" GVR gây chú ý với mức tăng mạnh 5,5%; VIB tăng 3,7%; GAS tăng 1,6%; MBB tăng 1,5% và BID tăng 1%.
Nhiều cổ phiếu ngân hàng đã quay đầu đóng cửa tăng sau khi giảm giá trong phiên như MBB, BID, CTG, ACB, TPB, HDB, STB. Các mã còn lại phần lớn cũng đã cải thiện biên độ điều chỉnh.
Đáng chú ý cổ phiếu ngành dịch vụ tài chính (chứng khoán) có cú ngược dòng ngoạn mục với nhiều mã tăng mạnh cuối phiên, có thể kể đến: VDS tăng 4,5%; FTS tăng 4,1%; VCI tăng 2,9%; EVF tăng 2,7%; APG tăng 2,3%; BSI tăng 1,7%; TVS tăng 1,2%. TVB tăng 1,1%... Hầu hết những mã này đều đã điều chỉnh trong phiên.
Sắc xanh cũng lan rộng với nhóm ngành bất động sản. Nhìn chung, nhà đầu tư giải ngân mua vào cổ phiếu đúng thời điểm giảm mạnh nhất ở phiên chiều đã có lợi nhuận trong phiên, tuy vậy, để hiện thực hóa lợi nhuận ở T+2,5 thì vẫn cần chờ câu trả lời trong thực tế.
Đáng lưu ý, đây là phiên tái cơ cấu danh mục của các quỹ ETF như VNM, FTSE Vietnam và Fubon FTSE Vietnam. Trong phiên này, khối ngoại bán ròng rất mạnh lên tới 1.354 tỷ đồng trên toàn thị trường, riêng giá trị bán ròng trên sàn HoSE xấp xỉ 1.312 tỷ đồng.
Hoạt động bán ròng mạnh mẽ diễn ra tại một số mã lớn như HPG với giá trị bán ròng 199 tỷ đồng, VHM với 158 tỷ đồng, VND với 118 tỷ đồng, VIC và VNM lần lượt 95 tỷ và 94 tỷ đồng.
Chiều ngược lại, khối ngoại mua ròng FTS 138 tỷ đồng, DIG 99 tỷ đồng, EIB 68 tỷ đồng, DGW 44 tỷ đồng và EVF với 43 tỷ đồng.
Như vậy, bất chấp khối ngoại xả ròng mạnh, thị trường vẫn có cú bật nẩy hồi phục cuối phiên với thanh khoản 3 sàn rất mạnh, cho thấy cầu nội vẫn "cân" rất tốt.
" alt="Chứng sĩ Việt tung tiền đua lệnh, chấp "cá mập" ngoại xả ròng cổ phiếu" />
- ·Nhận định, soi kèo Arsenal vs Fulham, 1h45 ngày 2/4: Đối thủ khó nhằn
- ·Vụ xe container "khác lạ" ở Hải Dương: Một chủ xe bị phạt 219 triệu đồng
- ·Người đàn ông đi xe máy chặn đầu ô tô, đập phá giữa đường ở Bình Dương
- ·Giá vàng nhẫn giảm hơn 7 triệu đồng/lượng sau một tuần
- ·Nhận định, soi kèo Brisbane Roar vs Auckland FC, 13h00 ngày 30/3: Củng cố ngôi đầu
- ·Danh sách SHB Đà Nẵng dự V
- ·EVNHANOI khuyến cáo người dân không dán quảng cáo trên trụ điện
- ·Nhận định Thanh Hóa vs Hà Nội, 17h00 ngày 11/5 (V League)
- ·Nhận định, soi kèo Kingston City vs Manningham United Blues, 15h30 ngày 31/3: Thế trận hấp dẫn
- ·Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương nghiên cứu lập sàn giao dịch xăng dầu
Vàng nhẫn, vàng miếng đồng loạt tăng giá
Mỹ Tâm
(Dân trí) - Giá vàng trong nước tăng 3 ngày liên tiếp. So với đầu tuần, mỗi lượng vàng miếng và vàng nhẫn tăng khoảng 3 triệu đồng.
Vàng tăng giá 3 phiên liên tiếp
Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/11, giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp lớn niêm yết tại 82,7-85,7 triệu đồng/lượng (mua - bán). Hôm qua, mặt hàng này tăng 700.000 đồng ở cả 2 chiều mua và bán. Chênh lệch giữa 2 chiều mua và bán duy trì ở mức 3 triệu đồng/lượng.
Từ đầu tuần đến nay, mỗi lượng vàng nhẫn đã hồi phục 3 triệu đồng/lượng, vẫn thấp hơn mức kỷ lục hồi cuối tháng 10 khoảng 5 triệu đồng.
Tại Bảo Tín Mạnh Hải , giá vàng miếng được niêm yết tại 82,9-85 triệu đồng/lượng (mua - bán), còn vàng nhẫn tại đây được giao dịch tại 83,88-84,78 triệu đồng/lượng (mua - bán).
Theo đà tăng của giá vàng miếng, vàng nhẫn tròn trơn hôm qua cũng tăng 700.000 đồng ở chiều mua và tăng 500.000 đồng ở chiều bán ra, được doanh nghiệp niêm yết tại 82,7-84,9 triệu đồng/lượng (mua - bán). Một số doanh nghiệp lớn khác thậm chí niêm yết giá bán vàng nhẫn vượt 85 triệu đồng/lượng. Như vậy, vàng nhẫn cũng tăng gần 3 triệu đồng/lượng sau 3 phiên.
Vàng trong nước tăng trong bối cảnh giá thế giới tăng. Trên thị trường quốc tế, giá vàng hôm nay đạt 2.648 USD/ounce, tăng 18 USD.
Giá vàng trong nước 3 ngày liên tiếp đi lên (Ảnh: Bảo Tín Mạnh Hải).
Giá vàng quốc tế tăng phiên thứ 3 liên tiếp, đạt mức cao nhất trong hơn một tuần qua sau 6 phiên liên tiếp giảm, trong bối cảnh đà tăng của đồng USD bị chững lại. USD yếu đi sẽ giúp vàng rẻ hơn với người mua bằng các tiền tệ khác.
Những diễn biến mới trong cuộc xung đột Nga - Ukraine cũng thúc đẩy làn sóng mua vàng để bảo toàn tài sản. Trong khi đó, các nhà đầu tư vẫn chờ đợi những tín hiệu quan trọng về kế hoạch lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
Các nhà phân tích của Commerzbank lưu ý rằng, ngoài bất ổn địa chính trị, hoạt động mua vào của ngân hàng trung ương và thâm hụt gia tăng ở Mỹ và các nước phương Tây khác cũng tiếp tục hỗ trợ giá vàng.
USD-Index giảm nhẹ
USD-Index (DXY) - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với rổ tiền tệ lớn - đạt 106,7 điểm, giảm nhẹ 0,02% so với trước đó.
Ngân hàng Nhà nước kết phiên hôm qua niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.285 đồng, giảm 8 đồng so với trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng được phép mua bán USD trong vùng giá từ 23.065-25.499 đồng.
Ngân hàng lớn mua bán USD tại 25.170-25.499 đồng (mua - bán), giảm 8 đồng so với trước đó. Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 25.170-25.499 đồng. Các ngân hàng đều niêm yết giá bán USD ở mức kịch trần.
Trên thị trường tự do, giá đồng bạc xanh được giao dịch tại 25.700-25.800 đồng (mua - bán), tăng 40 đồng chiều mua và 20 đồng chiều bán so với hôm qua.
" alt="Vàng nhẫn, vàng miếng đồng loạt tăng giá" />Bộ Công Thương dự kiến kết thúc mô hình Tổng cục Quản lý thị trường
Thanh Thương
(Dân trí) - Bộ Công Thương dự kiến kết thúc mô hình Tổng cục trực thuộc Bộ đối với Tổng cục Quản lý thị trường và sắp xếp đơn vị này theo mô hình mới.
Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký văn bản chỉ đạo rà soát, sắp xếp mô hình tổ chức các đơn vị thuộc Bộ theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Bộ này có chủ trương báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định kết thúc mô hình tổng cục trực thuộc Bộ đối với Tổng cục Quản lý thị trường.
Đồng thời, Bộ nghiên cứu đề xuất sắp xếp Tổng cục Quản lý thị trường theo mô hình mới. Trước đó, tối 5/12, Tổng cục Quản lý thị trường thông báo về việc tạm dừng việc tuyển dụng công chức, viên chức.
Bộ Công Thương cũng sẽ rà soát, sắp xếp mô hình tổ chức các đơn vị của Bộ theo hướng tinh gọn bộ máy bên trong để hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra kho hàng nhập lậu trên địa bàn TP Hà Nội (Ảnh: DMS).
Trên cơ sở đó, Bộ đề nghị các đơn vị khẩn trương đánh giá hoạt động và sự cần thiết duy trì tổ chức của đơn vị trên cơ sở đó đề xuất việc tiếp tục hoặc không tiếp tục duy trì đơn vị.
Trường hợp đề xuất tiếp tục duy trì đơn vị, đề nghị đề xuất phương án sắp xếp mô hình tổ chức bên trong theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Trường hợp đơn vị đánh giá không cần thiết duy trì, đề nghị đề xuất phương án sắp xếp, tổ chức lại...
Bộ đề nghị các đơn vị nghiêm túc, khẩn trương thực hiện và gửi báo cáo về Bộ trước ngày 8/12.
Trước thời điểm tháng 10/2018, lực lượng quản lý thị trường hoạt động theo mô hình cấu trúc ngang bao gồm các chi cục quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương các tỉnh, thành phố với 681 đội quản lý thị trường.
Đến ngày 12/10/2018, Thủ tướng ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Tổng cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công Thương. Theo đó, lực lượng quản lý thị trường được tổ chức lại theo mô hình tổng cục ngành dọc tập trung, thống nhất từ trung ương đến cấp huyện, đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới, phù hợp với chủ trương của Đảng, Chính phủ.
" alt="Bộ Công Thương dự kiến kết thúc mô hình Tổng cục Quản lý thị trường" />Giá vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm
Mỹ Tâm
(Dân trí) - Giá vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh trong bối cảnh vàng thế giới chịu sức ép chốt lời sau đợt tăng mạnh. Kim loại quý quốc tế đã mất mốc kháng cự 2.000 USD/ounce.
Vàng giảm giá
Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/11, giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp lớn niêm yết tại 84,6-86,6 triệu đồng/lượng (mua - bán). Hôm qua, giá vàng miếng SJC giảm 400.000 đồng mỗi chiều. Chênh lệch giữa chiều mua và bán là 2 triệu đồng/lượng.
Giá vàng nhẫn tròn trơn được niêm yết tại 84-86,5 triệu đồng/lượng (mua - bán), giảm 1 triệu đồng ở chiều mua và 900.000 đồng chiều bán trong phiên hôm qua.
Giá vàng trong nước đồng loạt giảm cùng diễn biến giá thế giới. Trên thị trường quốc tế, giá vàng giao dịch quanh 2.632 USD/ounce, giảm 83 USD so với trước đó.
Giá vàng quốc tế giảm mạnh sau tuần tăng giá liên tục được giới chuyên gia nhận định là động thái chốt lời của nhà đầu tư. "Nhà đầu tư muốn chốt lời từ mức giá 2.720 USD/ounce tuần trước", Matt Simpson, nhà phân tích tại City Index, đưa ra nhận định.
Theo công cụ theo dõi CME FedWatch, nhà đầu tư dự báo khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất tháng tới là 51%, giảm so với 62% tuần trước. Việc duy trì lãi suất ở mức cao sẽ khiến vàng kém hấp dẫn do công cụ này không trả lãi.
Giá vàng quay đầu giảm mạnh (Ảnh: Thành Đông).
USD ngân hàng vẫn neo kịch trần
USD-Index sáng nay đạt 107,06 điểm, giảm 0,49% so với trước đó và tăng 3,75% so với đầu năm.
Ngân hàng Nhà nước kết phiên hôm qua niêm yết tỷ giá trung tâm tại 24.292 đồng, giảm 3 đồng so với trước đó. Với biên độ 5% so với tỷ giá trung tâm, các ngân hàng được phép mua bán USD trong vùng giá từ 23.072-25.506 đồng.
Ngân hàng lớn mua bán USD tại 25.167-25.506 đồng (mua - bán), giảm 3 đồng ở cả 2 chiều mua và bán so với trước đó. Ngân hàng cổ phần cho phép giao dịch USD tại 25.200-25.506 đồng. Các ngân hàng đều niêm yết giá bán USD ở mức kịch trần.
Trên thị trường tự do, giá đồng bạc xanh được giao dịch tại 25.650-25.750 đồng (mua - bán), giảm 100 đồng mỗi chiều so với trước đó.
" alt="Giá vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm" />Nhóm cổ phiếu của tỷ phú Vượng dẫn dắt; Quốc Cường Gia Lai bứt tốc
Mai Chi
(Dân trí) - Trên HoSE, QCG của Quốc Cường Gia Lai tăng mạnh nhất ngành bất động sản, tăng 3% lên 6.570 đồng. Cổ phiếu "họ Vin" cũng tăng giá và đóng góp tích cực cho VN-Index.
Độ rộng thị trường trong phiên sáng đầu tuần (26/8) nghiêng về phía các mã tăng giá trong khi mức tăng của các chỉ số vẫn khiêm tốn.
VN-Index tăng 1,23 điểm tương ứng 0,1% lên 1.286,55 điểm, dần rút ngắn khoảng cách với mốc 1.300 điểm. VN30-Index tăng 2,8 điểm tương ứng 0,21%. HNX-Index nhích nhẹ 0,05 điểm tương ứng 0,02% còn UPCoM-Index giảm 0,2 điểm tương ứng 0,21%.
Thanh khoản cải thiện so với các phiên trước. Khối lượng giao dịch trên HoSE đạt 366,27 triệu cổ phiếu tương ứng giá trị giao dịch 8.223,11 tỷ đồng. HNX có 26,68 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 494,63 tỷ đồng. UPCoM có 15,29 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 236,73 tỷ đồng.
Tình trạng phân hóa vẫn tiếp diễn tại các nhóm cổ phiếu song nhìn chung sắc xanh vẫn chiếm ưu thế.
Tại ngành bất động sản, QCG của Quốc Cường Gia Lai tăng mạnh nhất HoSE, tăng 3% lên 6.570 đồng. Cổ phiếu "họ Vin" tăng giá và đóng góp tích cực cho chỉ số: VRE tăng 2,1%; VHM tăng 1,9% và lấy lại mốc 40.000 đồng, tăng giá lên 40.500 đồng; VIC tăng 1,3% lên 42.100 đồng.
Cả 3 mã "họ" Vingroup để góp mặt trong 10 cổ phiếu có ảnh hưởng tích cực nhất đến VN-Index sáng 26/8 (Nguồn: DNSE).
Một số mã khác cùng ngành cũng đạt được trạng thái tăng giá là ITC, AGG, HDG; IJC, VPH, HQC, HTN, LDG. Ngược lại, NVT giảm 4,8%; VRC giảm 2,1%; TDC, D2D, BCM, NBB, TDH, SIP, SZL giảm giá.
Ngành ngân hàng chứng kiến hoạt động giao dịch sôi động tại VPB. Mã này tăng 2,4% lên 19.200 đồng, khớp lệnh rất mạnh, tới 28 triệu cổ phiếu. MSB, TCB, BID, NAB, EIB tăng nhẹ. Các mã HDB, STB, VCB, CTG và SSB điều chỉnh giá song biên độ không lớn.
Nhiều cổ phiếu dịch vụ tài chính tăng giá nhưng mức tăng không đột phá. TVS tăng 2,7%; VND tăng 1,9%; VCI tăng 1,2%; ORS, EVF, VIX, SSI, HCM, TCI tăng nhẹ. Nhóm xây dựng và vật liệu cũng khá tích cực với DC4 tăng trần; HT1 tăng 3,4%; EVG tăng 3%; HBC tăng 2,7%; TCD tăng 2,1%; VGC, DPG, CTD, LCG tăng tốt.
Tại ngành thực phẩm và đồ uống, nếu VNM giảm 1,5%; SBT giảm 1,5%; DBC, IDI, MSN, KDC, FMC, CMX điều chỉnh nhẹ thì cổ phiếu VCF lại tăng trần, HAG tăng 1,9%; ASM tăng 1,6%; VHC tăng 1,2%.
Theo nhận định của chuyên gia VNDirect, thị trường duy trì xu hướng tăng điểm ấn tượng trong tuần qua khi chỉ số VN-Index liên tiếp vượt qua các mốc 1.260 điểm, 1.270 điểm và đã tiến sát vùng kháng cự mạnh 1.290-1.300 điểm.
Thị trường đã có dấu hiệu chững lại trong 2 phiên cuối tuần trước ngưỡng kháng cự mạnh kể trên cũng như chờ đợi những thông tin cập nhật của Chủ tịch Fed Jerome Powell về chính sách tiền tệ trong giai đoạn tới từ hội nghị thường niên Jacksonville diễn ra vào cuối tuần này.
Mặc dù gần như chắc chắn là Fed sẽ tiến hành cắt giảm lãi suất trong cuộc họp tháng 9 tới (điều đã được phản ánh vào giá), tuy nhiên, mối quan tâm lớn hiện nay của thị trường là mức độ và cường độ cắt giảm của Fed trong giai đoạn cuối năm nay.
Thị trường kỳ vọng Fed có thể cắt giảm khoảng 0,75-1 điểm % lãi suất điều hành từ nay tới cuối năm. Tuy vậy, nếu Fed đưa ra một kế hoạch thận trọng hơn thì có thể sẽ có những tác động làm điều chỉnh kỳ vọng của nhà đầu tư và thị trường.
Trong bối cảnh đó, các nhà đầu tư trong nước được khuyến nghị nên thận trọng hơn khi những thông tin tích cực phần nào đã được phản ánh vào đà tăng ấn tượng vừa qua của thị trường và VN-Index đang đối diện với kháng cự mạnh tại vùng 1.290-1.300 điểm.
Nhà đầu tư nên hạn chế giải ngân mới với các cổ phiếu đã phục hồi mạnh tại vùng này, duy trì danh mục cổ phiếu ở mức vừa phải và hạn chế sử dụng đòn bẩy cao để quản trị rủi ro.
Nếu thị trường xuất hiện nhịp điều chỉnh về vùng hỗ trợ quanh 1.255- 1.260 điểm sẽ mở ra cơ hội tích lũy thêm cổ phiếu, ưu tiên những ngành có triển vọng cải thiện trong nửa cuối năm 2024 như ngân hàng, xuất khẩu (dệt may, thủy sản, đồ gỗ) và một vài doanh nghiệp bất động sản cụ thể đang có mức chiết khấu sâu vừa qua.
" alt="Nhóm cổ phiếu của tỷ phú Vượng dẫn dắt; Quốc Cường Gia Lai bứt tốc" />
- ·Nhận định, soi kèo Cerezo Osaka vs Fagiano Okayama, 17h00 ngày 2/4: Không hề dễ nhằn
- ·Bán vàng không rõ nguồn gốc trên TikTok, 2 doanh nghiệp bị phạt nặng
- ·Thương hiệu Kem Tràng Tiền gia nhập thị trường bánh truyền thống
- ·Lịch phát sóng vòng 9 V.League 2019: Hải Phòng vs SLNA
- ·Nhận định, soi kèo Lille OSC vs Lens, 01h45 ngày 31/3: Ghìm chân nhau
- ·Xăng giảm gần 400 đồng/lít
- ·Thủ tướng yêu cầu giảm mặt bằng lãi suất cho vay
- ·Nữ trung úy tài năng xinh đẹp dự liên hoan thanh niên thế giới
- ·Nhận định, soi kèo Barcelona vs Girona, 21h15 ngày 30/3: Tiếp tục đòi nợ
- ·Kiểm toán Nhà nước lên tiếng về ngân hàng yếu kém, tiềm ẩn rủi ro