​" />

[Bí kíp yêu] Làm sao để 'cầm cưa' trên mạng xã hội?

Thời sự 2025-03-30 06:11:38 53355

Vì vậy,íkípyêuLàmsaođểcầmcưatrênmạngxãhộthứ hạng của liverpool gặp man city nếu bạn không biết kỹ năng "cầm cưa" trên trang cá nhân của mình thì coi như bạn đã lạc hậu một bước so với thời đại rồi. Bạn muốn thoát FA chứ? Được rồi, hãy tìm hiểu theo những cách dưới đây.

 ​
本文地址:http://jp.tour-time.com/news/049c099930.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Siêu máy tính dự đoán Barca vs Osasuna, 03h00 ngày 28/3

Giám đốc Công nghệ Nokia Marcus Weldon. Ảnh: Nokia.

Về mặt bảo mật, Weldon nói các thiết bị Huawei có nhiều lỗ hổng hơn so với Nokia hoặc Ericsson. “Chúng tôi xem qua những báo cáo và biết mình đang làm tốt hơn Huawei”, ông khẳng định.

Weldon cho rằng các thiết bị Nokia là lựa chọn đáng tin cậy hơn, đồng thời đánh giá Huawei đã làm việc “cẩu thả” và “cố gắng khiến sản phẩm có vẻ an toàn trong khi sự thật không phải vậy”.

Thực tế, những người đứng đầu Nokia và Ericsson đã hạn chế chỉ trích công khai Huawei. Cả hai công ty đều bán thiết bị cho các nhà mạng Trung Quốc, thậm chí Nokia còn đặt trung tâm nghiên cứu ở quốc gia này.

Phát ngôn của Marcus Weldon dựa trên một nghiên cứu từ Finite State. Nghiên cứu này cho thấy các thiết bị Huawei gây ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho người dùng: “Khi kiểm tra, hầu hết sản phẩm Huawei đều bảo mật kém hơn đối thủ”.

Nghiên cứu còn chỉ ra rằng 55% sản phẩm Huawei đều có ít nhất một chương trình theo dõi. Những “cửa hậu” này cho phép kẻ xấu xâm nhập vào thiết bị bằng mã khóa tương ứng.

Finite State kết luận: “Nhìn chung, dù Huawei tuyên bố sẽ ưu tiên bảo mật nhưng họ vẫn tụt hậu so với đối thủ. Khi các nền tảng thay đổi theo thời gian, khả năng bảo mật vẫn không được cải thiện, thậm chí còn suy giảm. Điều này có thể gây ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng thiết bị Huawei”.

Nokia danh truc dien: 'Thiet bi Huawei tut hau, 55% co cua hau' hinh anh 2
Nokia hiện là một trong những nhà cung cấp thiết bị mạng 5G hàng đầu thế giới. Ảnh: Hannover.

Huawei từ chối bình luận về nghiên cứu trên. Tuy nhiên, người phát ngôn công ty nói vẫn “hoan nghênh mọi đề xuất với mục đích đảm bảo ổn định hệ thống mạng”.

“Càng nhiều người kiểm tra sản phẩm, chúng tôi càng có cơ hội xác định các vấn đề và cải thiện độ an toàn của thiết bị. Bảo mật luôn là ưu tiên hàng đầu của Huawei”, công ty nói.

Bất chấp những lệnh cấm từ chính phủ Mỹ, hoạt động kinh doanh 5G của Huawei vẫn phát triển mạnh. Tuần này, công ty tuyên bố dẫn đầu ngành công nghiệp với hơn 50 hợp đồng được ký kết bên ngoài Trung Quốc. Tuy nhiên, thông tin từ CNNlại cho thấy Nokia hiện có nhiều khách hàng 5G hơn Huawei.

Nhà sản xuất Trung Quốc cũng báo cáo doanh số mẫu điện thoại P30 tăng mạnh so với người tiền nhiệm. Dù vậy, Huawei thừa nhận những chính sách của Mỹ sẽ ảnh hưởng đến 30 tỷ USD lợi nhuận năm 2019 của công ty.

">

Nokia đánh trực diện: 'Thiết bị Huawei tụt hậu, 55% có cửa hậu'

Đối với hầu hết các nhà mạng viễn thông trên toàn thế giới, 5G là một dấu mốc vô cùng quan trọng. Chính bởi vậy, cuộc đua phủ sóng 5G của các nhà mạng, cũng như "trận chiến" để sản xuất ra những thiết bị sẵn sàng hỗ trợ công nghệ 5G cũng càng trở nên cam go hơn. Vậy 5G là gì, và so với 4G nó vượt trội hơn như thế nào? Và nó sẽ ảnh hưởng gì đến cuộc sống hàng ngày của bạn, hay sẽ chỉ đơn thuần là một kết-nối-mạng-tốc-độ-cao khác mà thôi?

Ở thời điểm hiện tại, công nghệ 4G vẫn đang tiếp tục được phát triển, hoàn thiện và tối ưu. Ngay tại Việt Nam hiện tại, theo như công bố tại hội thảo quốc tế 4G LTE diễn ra hồi tháng trước, thì Việt Nam chúng ta vẫn chưa thể đạt đến tốc độ 4G tiêu chuẩn do các vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng. Thế nhưng, bên cạnh việc phát triển cơ sở hạ tầng để nâng cao chất lượng 4G, chúng ta cũng đang bắt đầu gấp rút chuẩn bị sẵn sàng để có thể đạt tiến độ phủ sóng 5G sớm nhất có thể.

Mới đây, Qualcomm đã giới thiệu modem Snapdragon X24 LTE, với khả năng đạt tốc độ tối đa lên tới 2Gbps. Tuy nhiên, con số này so với những gì mà giới công nghệ kỳ vọng ở 5G thì chẳng đáng vào đâu cả, bởi tốc độ tối đa của 5G sẽ còn cao hơn 4G rất nhiều lần. Cụ thể, những cải tiến của 5G so với 4G gồm có:

+ Tốc độ tối đa cao hơn.
+ Độ trễ thấp hơn.
+ Kết nối được nhiều thiết bị cùng lúc hơn.

Những ứng dụng của 5G sẽ không chỉ đóng vai trò quan trọng với điện thoại thông minh và máy tính bảng, mà còn hỗ trợ rất nhiều cho các ứng dụng ngoài đời thực khác. Và sức mạnh vượt trội của 5G sẽ được dựa trên nền tảng của một số công nghệ chủ đạo như sau:

Các trạm phát sóng cỡ nhỏ

Các thiết bị kết nối mạng viễn thông luôn phụ thuộc vào các tháp phát sóng để có thể giữ kết nối mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên, vấn đề của những tháp phát sóng này là không thể bảo đảm độ phủ sóng đồng đều ở mọi khu vực được. Sẽ có những khu vực có sóng mạnh, khu vực có sóng yếu, thậm chí có khu vực sẽ bị mất sóng, tùy vào địa hình và các kiến trúc xung quanh.

Tuy nhiên, 5G sẽ sử dụng các trạm phát sóng cỡ nhỏ, có thể được đặt ở rất nhiều địa điểm khác nhau như trên cột điện, trên nóc các tòa nhà cao tầng, thậm chí là cả trên những chiếc đèn đường. Càng có nhiều trạm phát sóng, chất lượng hoạt động của mạng sẽ càng ổn định và mạnh mẽ hơn.

Quan trọng hơn, các trạm phát sóng cỡ nhỏ này sẽ tiêu thụ ít điện năng hơn, nhờ vậy mà việc lắp đặt và duy trì chúng trong một thời gian dài cũng sẽ đơn giản hơn rất nhiều lần. Những trạm phát sóng cỡ nhỏ này sẽ kết hợp với nhau tạo thành một mạng lưới rộng lớn bao phủ khắp mọi nơi, do đó vấn đề mất sóng cũng sẽ không còn là nỗi lo như trước đây nữa.

Sóng milimet

Hầu hết các thiết bị xung quanh chúng ta hoạt động trên một băng tần sóng cố định trên dải tần. Thông thường, Smartphone và các thiết bị điện tử khác hoạt động ở dải tần dưới 6GHz, nhưng đây cũng chính là một vấn đề hết sức đau đầu. Bởi lẽ, với sự phổ biến của các thiết bị thông minh cũng như các thiết bị viễn thông khác hoạt động ở tần số dưới 6GHz đã khiến cho dải tần này dần bị quá tải. Chính vì lý do này, việc mở rộng phạm vi hoạt động của các thiết bị ra các tần số khác trở thành ưu tiên hàng đầu.

Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách phát ra các bước sóng ngắn hơn, hay còn được gọi là sóng milimet. Sóng milimet sẽ hoạt động trong dải tần số 30-300GHz, vốn chưa bao giờ được sử dụng, do đó băng thông cũng sẽ rộng rãi hơn rất nhiều. Tuy nhiên, sóng milimet cũng tồn tại rất nhiều nhược điểm, như không thể xuyên qua các vật thể như tòa nhà, cũng như dễ bị hấp thụ bởi cây cối, thậm chí là bởi mưa. Để vượt qua rào cản này, phương án chính là lắp đặt các trạm phát sóng cỡ nhỏ với số lượng cực lớn, để đảm bảo tình trạng mất sóng sẽ không bao giờ xảy ra.

MIMO (Multiple-input Multiple-output) quy mô lớn

Thông thường, các trạm phát sóng 4G sẽ hỗ trợ 10-12 port cho ăng ten để xử lý các tín hiệu viễn thông. Trong khi đấy, các trạm MIMO quy mô lớn dùng cho 5G sẽ hỗ trợ hơn 100 port, điều này cũng đồng nghĩa tình trạng "tắc đường" khi có quá nhiều thiết bị kết nối cùng một lúc sẽ không xảy ra nữa. Tuy nhiên, giống như nhiều công nghệ mới khác được áp dụng cho 5G, việc ứng dụng các trạm MIMO quy mô lớn cũng sẽ tồn tại hạn chế.

Cụ thể, khi hỗ trợ quá nhiều port cho các trạm MIMO quy mô lớn, cũng đồng nghĩa với việc tín hiệu sẽ bị phân tán đa hướng, dẫn đến chất lượng tín hiệu bị giảm đi. Giải pháp để khắc phục vấn đề này chính là công nghệ Beamforming mà chúng tôi sẽ nhắc đến ngay dưới đây.

Beamforming

Với công nghệ Beamforming, thay vì truyền tín hiệu đa hướng ra xung quanh, trạm sẽ xác định vị trí của người sử dụng rồi truyền tín hiệu trực tiếp đến vị trí người đó đang đứng. Công nghệ này sẽ giúp hạn chế tình trạng các sóng tín hiệu khác nhau cản trở và gây nhiễu lẫn nhau. Beamforming hiện tại đã được ứng dụng trên nhiều chiếc modem WiFi cao cấp để nâng cao trải nghiệm mạng của người dùng đến mức tối đa.

Full Duplex (Song công toàn phần)

Các trạm phát sóng hiện tại sẽ chỉ có thể thực hiện một trong hai việc là thu hoặc phát tín hiệu tại một thời điểm cố định, chứ không phải là thực hiện cả hai quá trình này song song trong một thời điểm. Trong khi đó, các trạm phát sóng trong tương lai sẽ có thể định tuyến đường đi của dữ liệu để cả hai quá trình gửi và nhận dữ liệu diễn ra gần như cùng lúc, giúp nâng cao hiệu quả và tốc độ truyền phát dữ liệu.

Và đương nhiên, cho đến khi 5G chính thức được phổ biến, chắc chắn chúng ta sẽ còn được thấy nhiều công nghệ mới ấn tượng hơn nữa được giới thiệu.

Vậy với tất cả những tiến bộ kể trên, 5G sẽ nhanh như thế nào?

Theo như nhận định của giới công nghệ ở thười điểm hiện tại, thì tốc độ tải xuống tối đa của 5G sẽ đạt 20Gbps, và 10Gbps ở chiều tải lên. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn có thể tải về một bộ phim Full HD chỉ trong vòng vài giây, nhưng đó là đặt trong điều kiện hoàn hảo. Tốc độ nói trên chỉ mang tính lý thuyết, do đó trong điều kiện thực tế, với nhiều người cùng sử dụng một lúc, tốc độ sẽ rơi vào khoảng 100Mbps - vẫn là rất cao so với chuẩn LTE hiện tại.

Tuy nhiên, tốc độ chỉ là một phần, quan trọng hơn chính là độ trễ. Độ trễ sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng khi chúng ta tiến vào kỷ nguyên của Internet vạn vật, của xe tự lái, và nhiều hơn thế nữa. 5G hiện đang được các nhà mạng quảng bá về tiềm năng đạt độ trễ 1ms, và điều này mở ra rất nhiều tiềm năng công nghệ mới, chẳng hạn như các bác sĩ có thể phẫu thuật từ xa thông qua robot, v...v.. Bên cạnh đó, 5G được cho là sẽ tiêu tốn điện năng ít hơn rất nhiều so với 4G, nhờ vậy mà thời lượng pin của các thiết bị kết nối mạng cũng sẽ cao hơn.

Đối với người dùng phổ thông, những ích lợi của 5G có thể kể đến gồm có:

+ Tốc độ Download/Upload nhanh hơn.
+ Các dịch vụ Stream hoạt động mượt mà hơn.
+ Chất lượng Voice call và Video Call cao hơn.
+ Sóng di động ổn định hơn.

Khi nào thì 5G sẽ trở nên phổ biến?

Quá trình bắt đầu triển khai mạng 5G sẽ được thực hiện từ 2019, tuy nhiên với các yêu cầu khá đặc thù về mặt cơ sở hạ tầng cũng như chi phí nâng cấp tương đối tốn kém, mà việc hoàn thiện để 5G trở nên phổ biến như LTE hiện tại sẽ tốn nhiều thời gian hơn thế nữa. Theo như các chuyên gia nhận định, thì 2025 mới là thời điểm mà 5G thực sự trở nên phổ biến và sẵn sàng thay thế cho 4G.

Vậy những ai tham gia vào cuộc đua thiết bị 5G?

Những công ty phần cứng như Huawei, Samsung và Qualcomm hiện tại đang là tâm điểm của cuộc đua thiết bị 5G. Qualcomm Snapdragon X50 là modem 5G dự kiến sẽ xuất hiện bên trong Snapdragon 855 - và sẽ là SoC 7nm FinFET đầu tiên của ông lớn này. Bên cạnh đó, chiếc Galaxy S10 của Samsung rất có khả năng sẽ là chiếc điện thoại flagship đầu tiên được trang bị modem 5G trong đó. Trong khi ấy, XMM8060 của Intel là modem thương mại 5G đầu tiên trên thế giới, và rất có thể sẽ được Apple sử dụng cho những chiếc iPhone thế hệ sau.

Nhìn chung, chúng ta sẽ còn phải chờ đợi một thời gian khá dài nữa trước khi 5G chính thức được triển khai, và chắc chắn từ giờ đến lúc đó sẽ còn nhiều tiến bộ và thành tựu công nghệ khác nữa xuất hiện để biến một thế giới kết nối cực nhanh trong tương lai trở thành hiện thực. Liệu 5G có thể thực sự trở thành một thứ thay đổi thế giới hay không, chúng ta hãy cùng chờ xem.

Theo GenK

">

Giải ngố về công nghệ 5G

Nhận định, soi kèo Middlesbrough vs Oxford United, 22h00 ngày 29/3: Cửa dưới ‘tạch’

Dạo quanh các sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee, người dùng không khỏi choáng ngợp khi cùng một sản phẩm lại có hàng chục kiểu giá khác nhau. Đặc biệt, "ma trận hàng giả" trên Lazada, Shopee khiến không ít người dùng hoang mang về chất lượng sản phẩm khi mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) này.

Lập lờ nguồn gốc, tình trạng hàng hóa

Trong đó, hàng công nghệ là nhóm dễ mua phải hàng giả, hàng nhái nhất bởi tần số xuất hiện dày đặc, đa dạng mẫu mã và rất khó kiểm tra.ch

Với từ khóa "Galaxy Note 9", Shopee trả về hàng chục kết quả với giá cả đa dạng từ 2 đến 20 triệu đồng. Một số cửa hàng bán Note9 còn quảng cáo là hàng "chính hãng" với giá chưa đến 5 triệu đồng.

Rung iPhone, Galaxy Note9 nhai, gia gia 3 trieu tren Lazada, Shopee hinh anh 1
Galaxy Note9 được giới thiệu có giá chưa đến 2 triệu đồng.

"Không thể có mức giá này với một sản phẩm chính hãng từ Samsung bởi máy chỉ vừa ra mắt cuối 2018 và vẫn được xếp vào hàng di động cao cấp", Hào Hiệp, chủ cửa hàng điện thoại trên đường 3/2, quận 11 TP.HCM cho biết. Các hệ thống bán lẻ lớn niêm yết Galaxy Note9 mức giá 19,99 triệu đồng cho bản 128 GB.

Với mức giá đáng ngờ, những sản phẩm trên vẫn ghi trong phần mô tả là chính hãng từ thương hiệu Samsung. Các thông số khác như chip, RAM, ROM, camera đều giống hệt hàng chính hãng.

Hỗn loạn hơn cả là các sản phẩm iPhone. Cùng một mẫu máy và thông số nhưng có nhiều loại như máy cũ, máy mới, máy tân trang với giá khác nhau.

Khi được hỏi một model iPhone có giá 3 triệu đồng nguồn từ đâu, người bán trả lời hàng Đài Loan hoặc Hong Kong. Họ cố tình lảng tránh việc đây là những sản phẩm nhái, giả.

"Tình trạng sản phẩm không ghi thông tin rõ ràng là cách đánh lừa người dùng thường thấy trên các trang thương mại điện tử thiếu kiểm soát như Shopee, Lazada...", Trọng Nhân, chuyên gia marketing tại TP.HCM cho biết. 

Rung iPhone, Galaxy Note9 nhai, gia gia 3 trieu tren Lazada, Shopee hinh anh 2
Một gian hàng khẳng định Note9 chính hãng chỉ 4,2 triệu đồng. Tuy vậy, việc họ lập lờ trong việc khai báo tình trạng máy khiến người dùng bất an trước chất lượng của mặt hàng này.

Cũng theo ông Nhân, những mặt hàng giá trị cao như điện thoại người dùng có thể tự phân biệt được bởi giá bán chênh lệch nhiều. "Thế nhưng, các mặt hàng như mỹ phẩm có giá chỉ chênh lệch nhau vài trăm nghìn đồng, người dùng dễ dàng mắc bẫy khi lựa chọn phải hàng giả mà nghĩ là giá tốt", ông Nhân nói thêm.

Chẳng hạn, mẫu son môi từ hãng Mac có giá thị trường 400-800 nghìn đồng nhưng trên Lazada, một set hai cây son Mac chỉ có giá 170 nghìn đồng. Thậm chí, một số cửa hàng còn bán mẫu son trên với giá 40 nghìn đồng, mức giá không tưởng của thương hiệu Mac.

Ngoài ra, các sản phẩm khác như giày thể thao, áo thun, điện gia dụng cũng là nhóm hàng thường bị làm giả trên Lazada, Shopee.

Đăng ký gian hàng quá dễ dàng

Trong chính sách của mình, Lazada, Shopee tuyên bố miễn trừ trách nhiệm với chất lượng sản phẩm. Việc đảm bảo chất lượng nguồn hàng được bên bán thực hiện. Nếu xảy ra tranh chấp, khách hàng và người bán trực tiếp khiếu nại, các sàn TMĐT trên sẽ đứng ngoài.

"Nhà bán hàng là chủ sở hữu hoặc có quyền hợp pháp đối với các bằng sáng chế, bản quyền, bí mật thương mại, nhãn hiệu sản phẩm, tên thương mại, hoặc các quyền sở hữu trí tuệ khác", Lazada yêu cầu các đối tác bán hàng tuân thủ chính sách của nền tảng.

Rung iPhone, Galaxy Note9 nhai, gia gia 3 trieu tren Lazada, Shopee hinh anh 3
Mẫu son môi với giá bằng 1/10 hàng chính hãng.

Tuy nhiên, nếu không tuân thủ chính sách này, điều mà Lazada có thể làm chỉ là chấm dứt hợp tác với người bán hàng. Thế nhưng việc mở một gian hàng khác không phải là quá khó khăn.

Theo thông tin trên trang Lazada, để bán hàng theo hình thức cá nhân, người dùng cần đăng ký số điện thoại, Lazada gửi đến một tin nhắn xác thực tài khoản. Tiếp theo, người đăng ký chỉ mất vài phút điền tên, điện thoại, tài khoản ngân hàng, tên gian hàng, ảnh chụp chứng minh nhân dân là hoàn tất thủ tục đăng ký.

Ngoài ra, việc đăng ký gian hàng trên Lazada, Shopee không mất bất kỳ chi phí nào. Chính việc kiểm soát chất lượng gian hàng lỏng lẻo này khiến nguồn hàng trên Lazada, Shopee không được kiểm soát chặt chẽ.

Thêm nữa, việc Lazada cho phép các đối tác Trung Quốc bán hàng tại Việt Nam cũng khiến chất lượng nguồn hàng và trách nhiệm hậu mãi trên sàn thương mại điện tử này trở nên khó kiểm soát hơn.

Tiếp tay cho hàng nhái, Lazada, Shopee có chịu trách nhiệm?

Việc "rừng hàng giả" xuất hiện trên các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam không còn là quá mới. Những biện pháp quản lý, xử phạt đều được chính phủ nêu trong Nghị định 52/2013 quy định về hoạt động thương mại điện tử, trong đó có nêu trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử.

"Tại khoản 4, điều 36 quy định các sàn giao dịch thương mại điện tử có cơ chế kiểm tra, giám sát để đảm bảo việc cung cấp thông tin của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử được thực hiện chính xác, đầy đủ", đại diện công ty luật Phan Law chia sẻ.

Rung iPhone, Galaxy Note9 nhai, gia gia 3 trieu tren Lazada, Shopee hinh anh 4
Đạo nhái các thương hiệu thời trang nổi tiếng là điều dễ thấy trên Lazada.

Ngoài ra, khoản 8, điều 36 cũng yêu cầu sàn thương mại điện tử có biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh về hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

Bên cạnh đó, việc buôn bán hàng nhái trên các sàn thương mại điện tử còn đang vi phạm trầm trọng luật sở hữu trí tuệ.

Theo quy định, hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trên Internet sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điều 10, điều 11 của Thông tư 11/2015/TT-BKHCN.

Ngoài ra, trang web là phương tiện kinh doanh và khi có hành vi quảng cáo hoặc bán hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ bị xử lý như các trường hợp vi phạm khác.




 ">

Rừng iPhone, Galaxy Note9 nhái, giả giá 3 triệu trên Lazada, Shopee

">

Samsung sẽ đóng cửa nhà máy smartphone cuối cùng tại Trung Quốc vào tháng 9

友情链接