Tuy nhiên theo tìm hiểu của PV, trong quá trình thực hiện đã nảy sinh bất cập khi nhiều em sử dụng sai mục đích, trong đó tập trung ở huyện vùng cao.
Ghi nhận tại huyện miền núi Sơn Tây, phụ huynh phải nhờ nhà trường giữ hộ máy tính bảng của con em mình khi các em sử dụng để chơi dẫn đến lơ là việc học. Thậm chí nhiều em quá ham chơi nên không chịu đến trường.
Tại trường PTDT bán trú TH&THCS Sơn Liên (huyện Sơn Tây) có 160 học sinh được cấp máy tính bảng theo chương trình. Trước đây, nhiều học sinh sử dụng máy tính bảng sai mục đích, ảnh hưởng rất lớn đến việc học.
Theo lãnh đạo trường, từ bất cập trên, nhà trường đã làm việc với phụ huynh để tìm giải pháp. Sau đó, phụ huynh đã đề nghị và có cam kết để nhà trường quản lý giúp máy tính bảng của các em. Dịp cuối tuần, các em phải nộp lại máy tính bảng cho nhà trường trước khi về nhà. Ngày đầu tuần, giáo viên sẽ giao lại cho các em. Giải pháp này hạn chế việc các em sử dụng máy tính bảng sai mục đích.
Lãnh đạo Phòng GD-ĐT huyện Sơn Tây cho hay, chương trình "Sóng và máy tính cho em" là chủ trương đúng đắn. Việc này giúp nhiều học sinh khó khăn có điều kiện học tập tốt hơn. Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 được khống chế, không còn dạy học trực tuyến, lại nảy sinh khó khăn.
Với hình thức bán trú, trong thời gian ở trường các em được thầy cô quản lý, nhắc nhở nên sử dụng máy tính bảng đúng mục đích. Tuy nhiên, những ngày cuối tuần, các em mang máy tính bảng về nhà lại ham sử dụng thiết bị này để chơi, lơ là việc học.
“Do đặc thù vùng cao, phụ huynh đa phần là người đồng bào dân tộc thiểu số, thường xuyên đi làm ăn xa nên việc quản lý con em gặp khó khăn…
Các em mang máy tính bảng đến những nơi có sóng wifi để chơi, phụ huynh nhắc nhở cũng không hiệu quả. Điều này đã ảnh hưởng đến việc học của các em. Do đó, nhiều phụ huynh đề nghị nhà trường giữ hộ máy tính bảng cho học sinh…", lãnh đạo Phòng GD-ĐT huyện Sơn Tây chia sẻ.
Càng không sai ở chỗ, với nhiều người, HLV Kim Sang Sik có quá ít sự hiểu biết cũng như nắm rõ tình hình V-League khi mới đặt bút ký hợp đồng cùng VFF ít ngày. Cho nên sự hỗ trợ bằng cách giới thiệu nhận sự thông qua truyền thông đến thuyền trưởng tuyển Việt Nam cũng hợp lý.
Chưa kể, tới lúc này đội ngũ trợ lý người Việt của ông Kim Sang Sik cũng chưa xuất hiện, vì vậy cũng có thể coi các HLV đang cầm quân tại V-League đóng vai trò “radar” giúp thuyền trưởng tuyển Việt Nam dễ dàng hơn trong việc chuẩn bị cho những trận đấu đầu tiên vào tháng 6 tới.
Đừng để ông Kim Sang Sik rơi vào… mê trận
Nói vui, nếu như đón nhận các tiến cử, có lẽ tới đây chiến lược gia người Hàn Quốc chẳng cần phải xuôi ngược khắp các sân đấu "soi giò", danh sách tuyển Việt Nam cũng coi như đầy đủ.
Thực tế, những sự đề cử từ các đồng nghiệp Việt Nam dù trân trọng, đáng quý nhưng cũng chỉ mang ý nghĩa tham khảo thay vì là kim chỉ nam cho HLV Kim Sang Sik nhìn vào rồi đưa ra quyết định về nhân sự.
Đành rằng ông Kim là người mới và sự hiểu biết với bóng đá Việt Nam chưa nhiều, nhưng điều này chẳng đồng nghĩa cho chuyện tân thuyền trưởng người Hàn Quốc ít thông tin về các cầu thủ cũng như V-League.
Trong thời đại công nghệ bùng nổ, HLV Kim Sang Sik chắc chắn chẳng thiếu dữ liệu về giải đấu, các cầu thủ một cách chi tiết nhất để đưa ra quyết định về nhân sự cho tuyển Việt Nam trong đợt tập trung sắp tới.
Chưa nói, bên cạnh tân thuyền trưởng tuyển Việt Nam cũng có sự hỗ trợ ngầm từ người đồng hương Park Hang Seo nên những đề cử suy cho cùng cũng hơi… thừa.
Càng khó đón nhận, bởi tới lúc này ông Kim Sang Sik cũng chưa cho thấy một sự rõ ràng nào về lối chơi - điều rất quan trọng trong việc chọn người phù hợp, nên cũng hơi khó tiếp nhận các gương mặt đang được đề cử.
Vậy nên, có lẽ ông Kim Sang Sik đang cần nhất là sự ủng hộ hợp tác từ các CLB, HLV nội hơn việc giới thiệu quân nhà cho tuyển Việt Nam.
Ông Tuấn Anh cũng thẳng thắn, việc sinh viên học tới năm thứ 3, thứ 4 nhưng CV vẫn “trắng trơn”, như vậy là đang “quá ì”.
“Cách đây khoảng gần 20 năm, ở thế hệ của chúng tôi, năm thứ 4 đi làm cũng đã là quá chậm trễ. Giờ đây, thế hệ Gen Z rất năng động, thường năm thứ 1, thứ 2 đã chủ động tìm cơ hội việc làm. Nhờ thế, các bạn có sự khởi động và va vấp trong công việc từ rất sớm”.
Quãng thời gian thực tập từ năm thứ 3 đại học cho tới 2 năm sau khi ra trường – theo ông Tuấn Anh – đó là quãng “chạy đà” cho hành trình sự nghiệp. Nếu xuất phát chậm hơn người khác có thể khiến ứng viên “đuối” hơn trên cuộc chạy đua về nghề nghiệp và sự trưởng thành trong xã hội.
Do đó, theo ông Tuấn Anh, sinh viên cần thúc đẩy bản thân năng động hơn để tìm kiếm cơ hội việc làm. Việc này cần phải có lộ trình. Trước hết, cần phải xem những ngành nghề và vị trí bản thân theo đuổi đòi hỏi những nhóm kỹ năng gì. Sau đó, người trẻ cần dành thời gian trau dồi tại những môi trường cho phép họ trưởng thành ở nhóm kỹ năng ấy.
“Lợi thế khi còn ngồi trên ghế nhà trường là được phép thử, được phép sai và sửa sai. Nhưng sau khi ra trường, cái giá của việc làm sai sẽ rất đắt, thậm chí có thể khiến bạn “bay màu” trong nghề”, ông Tuấn Anh nói.
Nhân sự nào sẽ được đánh giá cao?
Trả lời câu hỏi này, theo bà Nguyễn Bích Vân - Trưởng phòng nhân sự của một tập đoàn cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự, đối tượng nhà tuyển dụng hướng đến là những ứng viên nghiêm túc với định hướng công việc và có thái độ làm việc tích cực. Điều này có thể đánh giá thông qua mức độ quan tâm đến vị trí công việc.
“Có những ứng viên “rải” CV ở rất nhiều nơi. Đến khi ngồi trước nhà tuyển dụng, thậm chí họ còn không hiểu công việc mình đang ứng tuyển sẽ như thế nào?
Cho nên trước hết, ứng viên cần có sự chỉn chu, tìm hiểu kỹ về công ty. Trong buổi phỏng vấn, thay vì chỉ ngồi lắng nghe và trả lời những câu hỏi từ nhà tuyển dụng, ứng viên cũng nên đặt các câu hỏi trở lại với tỷ lệ chiếm khoảng 30 – 40% thời lượng.
Nhà tuyển dụng cũng sẽ đánh giá cao hơn nữa khi ứng viên hỏi, nhận được câu trả lời và có ghi chép lại”, bà Vân gợi ý.
Trong khi đó, theo ông Tuấn Anh, thế hệ Gen Z có những đặc trưng rất khác so với những thế hệ trước. Gen Z có nhiều ước mơ, hoài bão, khát khao muốn mình phát triển nhanh nhất, thậm chí nghĩ mọi thứ đến với mình rất dễ, giống như truyền thông mô tả.
Vì thế, có một tỷ lệ nhất định Gen Z cá tính mạnh, muốn thể hiện bản thân và liên tục “nhảy việc” qua nhiều vị trí khác nhau.
Nhưng theo ông Tuấn Anh, nếu chỉ làm việc trong một môi trường với thời gian quá ngắn sẽ không đủ để hình thành nên các kỹ năng.
“Để trưởng thành ở một kỹ năng nhất định cần tối thiểu 6 tháng liên tục mới có thể sử dụng nhuần nhuyễn. Để lên được bậc “master” phải cần tối thiếu 10.000 giờ thực hành. Cho nên, nếu nhảy việc liên tục ở những lĩnh vực không liên quan đến nhau sẽ không giúp người trẻ bồi đắp được kỹ năng gì”.
Ở góc độ nhà tuyển dụng, ông Tuấn Anh quan ngại, với những ứng viên có tần suất nhảy việc liên tục (dưới 6 tháng/vị trí) như thế sẽ không đáp ứng được các yêu cầu của công việc.