Qua đoạn video trên, chúng ta có thể thấy được ngoài 2 nhân vật đã từng xuất hiện trong trailer đầu tiên là Sub-Zero và Scorpion, còn có 2 nhân vật nữa gồm 1 nữ có vẻ như là "Nữ hoàng của loài ong" và 1 nữa, gồm 1 gã khổng lồ cõng theo 1 tên tý hon.
Character nữ xuất hiện khá ấn tượng với đôi cánh mỏng manh, cùng đàn côn trùng bay xung quanh cô. Thân hình của cô khá nhỏ nhắn, dễ thương tuy nhiên đi kèm với đó là những đòn thế uyển chuyển nhưng không kém phần uy lực.
Gã còn lại, thực chất là gồm tới 2 người. 1 tên nhỏ bé ngồi "chễm chệ" trên lưng của 1 gã to béo. Tuy là 2 người, nhưng người chơi có thể thoải mái sử dụng "người tí hon" như 1 vũ khí để tấn công kẻ địch bằng cách "ném" thẳng vào đối phương. Hầu như tất cả mọi combo của nhân vật này đều là sự kết hợp của cả 2 người.
Đoạn giới thiệu tại E3 cũng đã cho chúng ta thấy các nhà sản xuất Mortal Kombat X cũng tận dụng rất tốt các vật dụng ở môi trường xung quanh để làm vũ khí tấn công. Ví dụ như khúc cây gần đó, cá biệt hơn còn là "xác chết" tự dưng trồi lên từ giữa sông cũng có thể sử dụng để "quăng" thẳng vào mặt kẻ thù.
1 điểm cộng nữa chính là hệ thốn X-ray với các đòn tấn công xuyên thủng thân thể đối phương, tác động trực tiếp tới các cơ quan nội tạng với hình ảnh khá chân thực như hiệu ứng đập vỡ sọ, gãy cột sống, bẻ tay, chân đối thủ.
1 yếu tố nữa đã làm nên thương hiệu củaMortal Kombat chính là các đònFatality để kết thúc đối phương đã được thực hiện vô cùng bạo lực. Đảm bảo, những fan ưa thích dòng game "bạo lực" này sẽ rất hài lòng với các đòn "finished" đẫm máu và tàn bạo, làm mãn nhãn người chơi.
Mortal Kombat Xsẽ phát hành vào năm 2015 và nhà sản xuất NetherRealm Studiossẽ còn hơn nửa năm nữa để hoàn thiện và sửa chữa những sai sót nhỏ nhất của game.
Q7 - Theo GS
" alt=""/>[E3 2014] Mortal Kombat X: Sự trở lại của máu me và bạo lực tột đỉnhTheo bảng xếp hạng tỷ phú Bloomberg, tính đến ngày 11/7, Elon Musk – người vẫn được xem là “Iron Man” hay “gã điên” của giới công nghệ - đang có tài sản ròng 70,5 tỷ USD, xếp hạng 7 thế giới. Để đạt đến vinh quang ngày nay, ông chủ hãng xe điện Tesla và công ty vũ trụ SpaceX phải trải qua con đường không mấy suôn sẻ.
Tháng 6/2018, Musk từng đăng hàng loạt tweet chia sẻ về những ngày đầu tiên của mình tại đất Mỹ. Ông cho biết mình đến Mỹ năm 17 tuổi với 2.000 USD, một ba lô và vali đầy sách. Ông tự trang trải chi phí học đại học. Tuy nhiên, ông cũng gia nhập câu lạc bộ “tỷ phú bỏ học” khi bỏ ngôi trường danh giá Stanford cùng khoản nợ 110.000 USD trên vai.
Elon Musk không phải người Mỹ, ông sinh ra tại Pretoria, Nam Phi. Ông từng chuyển đến Johannesburg và Durban nhưng luôn muốn đến Mỹ. Trong cuộc phỏng vấn năm 2012 với Kevin Rose, Musk giải thích: “Dường như công nghệ mới nào hay điều gì thú vị đều xảy ra tại Mỹ. Vì vậy mục tiêu của tôi khi còn nhỏ là tới Mỹ”.
Sau Nam Phi, Musk chuyển đến Canada sinh sống. Theo mẹ của ông, khi đó họ có ít tiền, sống trong căn hộ cho thuê tại Toronto còn Elon ngủ trên ghế sofa. Cuối cùng, Musk được nhận học bổng tại Đại học Pennsylvania của Mỹ. Ông không biết phải làm gì sau khi tốt nghiệp. Ông thừa nhận dù thích phát minh hay tạo ra điều gì đó hấp dẫn, ông không chắc về việc mở công ty hay làm việc cho một công ty như vậy.
Ông tìm việc tại Silicon Valley và nộp đơn vào một trong những công ty dot-com “hot” nhất khi đó, Netscape. Tuy nhiên, ông không được hồi đáp và tự mình đến công ty để thử sức. Dù vậy, ông ngượng tới mức không dám nói với ai, chỉ đứng như trời trồng ngoài hành lang. “Tôi quá sợ hãi để có thể nói chuyện với ai đó, vì thế tôi đã rời đi”.
Thay vào đó, Musk quyết định khởi nghiệp. Ông bỏ Stanford để mở công ty Zip2 với anh trai vào năm 1996. Ý tưởng ban đầu của ông là viết phần mềm giúp các công ty truyền thông như New York Times, Hearst… lên mạng. Zip2 thành công và sau đó được Compaq mua lại với giá 340 triệu USD năm 1999. Số tiền đó đặt nền móng cho PayPal và sau này là SpaceX, Tesla. Hiện tại, Musk đang tham gia vào các công ty hứa hẹn như The Boring Company, Neuralink.
Nếu ngày đó Musk được nhận vào Netscape, giờ này thế giới đã không có dịch vụ thanh toán PayPal, xe điện Tesla và các dự án vũ trụ điên rồ, còn ông có lẽ đang ngồi viết code miệt mài trong căn phòng nhỏ của công ty Internet thất bại.
Du Lam (Theo BI)
CEO Tesla Elon Musk vừa vượt qua tỷ phú Warren Buffett trên bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg để trở thành người giầu thứ 7 thế giới.
" alt=""/>Elon Musk vượt Warren Buffett: Quá khứ bất ngờ của CEO TeslaĐể tiếp nối thành công cũng như mang cơ hội làm đẹp đẳng cấp thế giới đến gần hơn với khách hàng Việt, Dr.Hải Lê chính thức khai trương cơ sở 3 tọa lạc tại 314 Phố Huế - Hà Nội, đây là minh chứng cho sự tăng trưởng và phát triển, đồng thời đánh dấu bước ngoặt vượt bậc lên tầm cao mới siêu viện thẩm mỹ.
![]() |
Đội ngũ bác sĩ chuyên gia giàu kinh nghiệm tại Viện thẩm mỹ Y khoa Dr.Hải Lê cơ sở 3 ngày khai trương |
Tham dự lễ khai trương có sự góp mặt của nhiều nhân vật nổi tiếng như: Á Hậu Nguyễn Trần Huyền My, Á hậu Thụy Vân, Diễn viên - MC Thanh Vân Hugo, người mẫu diễn viên Nga Tây, DJ.Trang Moon… cùng sự có mặt của nhiều đối tác và hàng nghìn khách hàng thân thiết của Viện thẩm mỹ Y khoa Dr.Hải Lê.
![]() |
Tham dự lễ khai trương có sự góp mặt của các vị khách mời nổi tiếng: Á Hậu đẹp nhất Việt Nam - Nguyễn Trần Huyền My, đại sứ thương hiệu của Dr. Hải Lê |
Dr.Hải Lê - Nơi đẳng cấp hội tụ
Định vị là chuyên gia công nghệ thẩm mỹ đỉnh cao, Dr.Hải Lê luôn nỗ lực để thấu hiểu nhu cầu khách hàng, tích cực cập nhật và chuyển giao các công nghệ làm đẹp uy tín từ nước ngoài, trau dồi đội ngũ bác sỹ chắc chuyên môn và giàu kinh nghiệm... để mọi khách hàng đến với Dr.Hải Lê đều trở nên xinh đẹp hơn.
![]() |
Đứng đầu viện là TS.BS Hải Lê đã có gần 20 năm kinh nghiệm trong ngành phẫu thuật thẩm mỹ, từng trực tiếp tu nghiệp ở các nước có nền thẩm mỹ phát triển như Hàn Quốc, Nhật bản, Thái Lan, Singapore… |
Việc khai trương cơ sở 3 - 314 Phố Huế với cơ sở vật chất hiện đại bậc nhất: Phòng khám, phòng tư vấn, phòng phẫu thuật vô trùng đạt tiêu chuẩn, phòng điều trị công nghệ cao, phòng spa cao cấp… cùng các trang thiết bị phẫu thuật tối tân giúp mang lại sự an toàn tuyệt đối và hiệu quả thẩm mỹ cao nhất cho khách hàng.
Cũng trong buổi khai trương này, Dr Hải Lê lần đầu tiên giới thiệu đến quý khách hàng công nghệ siêu nâng cơ trẻ hóa da Laser Perfect 4D (http://www.drhaile.vn/nang-co-mat-perfect-vline.html)độc quyền đến từ Hoa Kỳ. Laser 4D là dòng laser mới nhất và được hơn 60 quốc gia trên thế giới tin dùng trong việc điều trị nâng cơ, trẻ hóa da mặt, triệt lông... với hiệu quả tuyệt vời trong thời gian điều trị siêu ngắn và an toàn.
![]() |
Tọa lạc tại 314 phố Huế - Cơ sở 3 Viện thẩm mỹ Y khoa Dr.Hải Lê được xây dựng với không gian sang trọng, đẳng cấp mang tầm quốc tế. |
Chào đón khai trương cơ sở 3 Dr.Hải Lê ra mắt tại 314 Phố Huế, Hà Nội, chào đón một trung tâm chăm sóc sắc đẹp với không gian sang trọng, đẳng cấp mang tầm quốc tế ngay tại Việt Nam. Hàng nghìn tín đồ làm đẹp cũng hưởng ứng chương trình làm đẹp miễn phí và nhận ưu đãi hấp dẫn với tổng giá trị lên đến 10 tỷ cho nhiều dịch vụ thẩm mỹ.
Khai trương cơ sở 3 Dr Hải Lê Thời gian: Ngày 30/12/2016 Địa điểm: 314 Phố Huế - Hai Bà Trưng - Hà Nội Hotline: 1900 555 555 - 01692.636.999 Website:http://www.drhaile.vn FB: https://www.facebook.com/VienThamMyDr.HaiLe/?fref=ts Xem chi tiết: http://www.drhaile.vn/dai-tiec-khai-truong-mua-noel.html |
Lệ Thanh
" alt=""/>Làm đẹp miễn phí lên đến 10 tỷ đồng hút kháchTikTok đang phải chịu sự “ruồng rẫy” khi phải đối mặt với nguy cơ bị cấm sử dụng ở nhiều nơi
Trong khi chính quyền tổng thống Trump đang cân nhắc cấm TikTok thì Wells Fargo, ngân hàng lớn thứ 5 thế giới và lớn thứ 3 tại Mỹ về giá trị vốn hóa thị trường, đã yêu cầu các nhân viên gỡ bỏ và không được phép sử dụng TikTok với lý do lo ngại TikTok làm ảnh hưởng đến vấn đề bảo mật và riêng tư của các nhân viên.
Amazon cũng đã gửi một email đến toàn thể nhân viên của mình, yêu cầu họ gỡ bỏ ứng dụng TikTok ra khỏi smartphone. Tuy nhiên, Amazon sau đó đã thu hồi quyết định này và cho biết email được gửi đi cho nhân viên chỉ là một “lỗi kỹ thuật”. Dù không cấm TikTok, động thái của Amazon cũng cho thấy sự dè chừng đối với ứng dụng này.
Mối lo ngại đối với ứng dụng TikTok càng được lan rộng khi vào đầu tháng 7 vừa qua, nhóm hacker nổi tiếng Anonymous đã phát đi một thông điệp kêu gọi người dùng gỡ bỏ ứng dụng TikTok trên smartphone và khẳng định TikTok là một “ứng dụng độc hại được xây dựng nhằm mục đích gián điệp”.
Nếu chính phủ Mỹ ban hành lệnh cấm TikTok, nhiều khả năng Washington cũng sẽ gây áp lực lên các quốc gia đồng minh để buộc các quốc gia này cũng cấm ứng dụng TikTok, như cách mà chính phủ Mỹ đang gây áp lực với Huawei.
TikTok đang tìm cách “xóa bỏ gốc gác” Trung Quốc
Do đâu mà TikTok, từ vị thế của một trong những mạng xã hội có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, lại đang bị đối xử như thế “ứng dụng đáng sợ nhất thế giới”?
Theo các chuyên gia công nghệ, điều đáng sợ nhất của TikTok chính là nguồn gốc Trung Quốc của ứng dụng này.
TikTok là sản phẩm của ByteDance, một công ty phần mềm có trụ sở tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Cũng giống như Huawei, chính phủ Mỹ lo ngại rằng TikTok sẽ bị chính quyền Bắc Kinh lợi dụng cho các mục đích thu thập thông tin người dùng và hoạt động gián điệp.
Sau Huawei, TikTok sẽ là “vật tế thần” trong cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc?
Bản thân TikTok đã nhiều lần khẳng định không liên quan đến chính quyền Bắc Kinh. ByteDance thậm chí còn tìm cách “xóa bỏ gốc gác” Trung Quốc của TikTok bằng cách dự định tách TikTok ra thành một bộ phận riêng và sẽ xây dựng trụ sở chính cho mạng xã hội này tại một quốc gia khác, thay vì đặt tại Trung Quốc.
ByteDance cũng đã mời doanh nhân người Mỹ Kevin Mayer về làm CEO cho TikTok. Trước khi chuyển sang làm việc tại TikTok, Kevin Mayer là Giám đốc toàn cầu mảng video trực tuyến của Disney và từng là ứng viên sáng giá cho chiếc ghế CEO tại Disney, nhưng Mayer đã quyết định đầu quân cho ByteDance.
Nhiều nhà phân tích thị trường nhận định rằng động thái của TikTok giống như muốn “từ bỏ gốc gác Trung Quốc” của mình để lấy được niềm tin của người dùng và đặc biệt của chính phủ Mỹ, nhằm tránh trường hợp xấu nhất là bị chính quyền Washington đưa vào “danh sách đen” tương tự như những gì Huawei đang phải gánh chịu.
Tuy nhiên, những nỗ lực của ByteDance dường như là chưa đủ, nhất là khi Trung Quốc có một chính sách kiểm duyệt và giám sát Internet rất gắt gao, do vậy, không loại trừ khả năng ByteDance cũng buộc phải trao cho chính quyền Bắc Kinh thông tin của người dùng để phù hợp với luật pháp của quốc gia này.
Người dùng phổ thông không quá bận tâm đến vấn đề bảo mật của TikTok
Trong khi TikTok đang gây nên một mối lo ngại nhất định đối với lãnh đạo của nhiều nước và chuyên gia công nghệ, thì với người dùng phổ thông, vấn đề của TikTok không quá nghiêm trọng.
Khác với Facebook hay Twitter, TikTok được xem như một mạng xã hội giải trí thay vì một mạng xã hội để kết nối mọi người, do vậy đối tượng người dùng TikTok thường là lứa tuổi thanh thiếu niên. Với lứa tuổi này, các vấn đề về bảo mật, quyền riêng tư hay thông tin cá nhân không phải là một vấn đề đáng để bận tâm quá nhiều.
Sau khi có thông tin chính quyền tổng thống Trump đang cân nhắc cấm TikTok tại Mỹ, một làn sóng phẫn nộ và phản đối của người dùng mạng xã hội này, chủ yếu là người dùng trẻ tuổi, nhằm tổng thống Trump. Nhiều người dùng TikTok tại Mỹ cho biết họ không thực sự quan tâm đến vấn đề riêng tư hoặc mất dữ liệu khi dùng ứng dụng của Trung Quốc. Không ít người cho rằng hành động cấm TikTok của tổng thống Trump không nhằm mục đích bảo vệ người dùng, mà chỉ nhằm mục đích trả đũa chính quyền Trung Quốc.
Trên thực tế, đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một vụ rò rỉ hoặc làm mất thông tin người dùng nào từ TikTok, trong khi đó Facebook đã gặp phải hàng loạt vụ bê bối làm mất thông tin người dùng. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc TikTok an toàn, khi mà mạng xã hội này vẫn có thể thu thập và cung cấp thông tin người dùng cho chính quyền Trung Quốc một cách bí mật mà không ai hay biết.
Dù việc TikTok hợp tác với chính phủ Trung Quốc vẫn chỉ là nghi vấn và cho đến nay vẫn chưa có một bằng chứng cụ thể nào chứng minh cho điều này, nhưng động thái đề cao cảnh giác với mạng xã hội này của chính phủ nhiều nước là điều dễ hiểu, bởi lẽ khi một mạng xã hội đã phát triển đủ lớn mạnh, tầm ảnh hưởng của nó sẽ là rất lớn và có thể thao túng nhiều vấn đề, bao gồm cả những vấn đề chính trị.
(Theo Dân Trí, TV/Insider)
Không chỉ Ấn Độ, chính phủ Mỹ cũng đang xem xét cấm ứng dụng TikTok của Trung Quốc để đảm bảo an ninh quốc gia.
" alt=""/>TikTok đang trở thành “ứng dụng đáng sợ nhất thế giới”