Trong điều kiện mưa gió, cúp điện, cần lưu ý sử dụng thực phẩm trong tủ lạnh an toàn để tránh ngộ độc.
Kiểm tra nhiệt độ tủ lạnh
Tủ lạnh giúp giữ thực phẩm tươi trong một thời gian ngắn, song nhiệt độ tủ cần điều chỉnh ở mức thích hợp. Nghiên cứu cho thấy tủ lạnh quá "ấm áp" sẽ tạo môi trường cho các loại vi khuẩn độc hại phát triển.
Nhiệt độ tủ lạnh lý tưởng là dưới 40 độ F, tức 4,4 độ C. Ở nhiệt độ này, thực phẩm sẽ an toàn khi sử dụng.
Trong thời gian mất điện
Khi bị mất điện, cửa tủ lạnh và tủ đá (freezer) phải được đóng kín hoàn toàn để duy trì nhiệt độ lạnh. Tủ đá với đầy kín thức ăn, nếu cửa đóng chặt sẽ giữ được nhiệt độ lạnh khoảng 48 giờ. Trong khi đó, tủ đá chỉ chứa một nửa thực phẩm thì giữ được độ lạnh 24 giờ. Tủ lạnh chỉ giữ được độ lạnh khoảng 4 giờ sau khi bị mất điện.
Bốn giờ sau khi mất điện, thực phẩm hư trong tủ lạnh phải bỏ. Thực phẩm hỏng dù chưa có mùi hôi song vẫn chứa vi khuẩn, dễ gây bệnh cho người có hệ miễn dịch yếu như trẻ em, phụ nữ mang thai và người cao tuổi.
Thực phẩm trong tủ lạnh dễ hỏng sau khi mất điện gồm thịt đã nấu chín hoặc còn sống, cá, trứng, sữa và các sản phẩm làm từ sữa. Đồng thời, thức ăn dư thừa từ ngày trước đó như cá ngừ, cơm, mì ống, rau xà lách, các loại nước sốt... cũng nên bỏ.
Khi có điện trở lại
Lúc này, bạn phải xem thực phẩm trong tủ lạnh còn tươi và an toàn để tiếp tục dùng hay không. Nếu nhiệt độ tủ lạnh vẫn còn dưới 4-5 độ C khi có điện trở lại thì thực phẩm vẫn còn dùng được.
Cẩn thận hơn nữa, bạn kiểm tra từng gói đồ ăn. Trường hợp chúng vẫn còn dính băng đá hoặc dưới 4-5 độ C thì có thể tiếp tục giữ lạnh hoặc đem chế biến.
Bước tiếp theo, cần bỏ đi những thực phẩm bị hỏng có trong tủ lạnh, tủ đá và dọn sạch tủ. Khi khởi động lại tủ lạnh sau mất điện, chờ nhiệt độ trong tủ lạnh hạ xuống dưới 4-5 độ C thì có thể để các thức ăn mới vào tủ.
Khi nhà bị ngập nước
Bão thường đi kèm lũ lụt và có thể gây ô nhiễm nguồn nước sử dụng. Do đó, nên nấu nước sôi để nguội uống hoặc uống nước đóng chai trong thời gian này.
Không sử dụng thức ăn, nước có dính nước lụt hoặc thức ăn được lấy ra từ những thùng bị thấm nước lụt.
" alt=""/>Dự trữ thực phẩm mùa mưa bão thế nào để tránh ngộ độc khi ănKết nối với các khái niệm khác trong Đông y, tác giả đề cập đến tâm hỏa, can hỏa, vị hỏa, phế hỏa và hư hỏa. Trong từng chương, tác giả nói về tác động của việc bốc hỏa đến cơ thể, cung cấp những khuyến nghị đơn giản, dễ hiểu để độc giả tự cải thiện sức khỏe.
Tác phẩm không chỉ tập trung vào điều trị thể chất mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của sức khỏe tinh thần. Bác sĩ Đông Đồng đưa ra nhiều phương pháp hạ "hỏa" không dùng thuốc, kết hợp giữa Đông y truyền thống và lối sống hiện đại. Phương pháp thực dưỡng cũng được giới thiệu với hơn 50 bài thuốc Đông y để hạ hỏa, 20 huyệt đạo hiệu quả để thanh lọc cơ thể và 20 lời khuyên để làm đẹp, giảm cân từ việc phòng tránh hạ hỏa...
Với nhiều ngộ nhận về Đông y, tác giả kết hợp với các khái niệm Tây y tương ứng để làm nổi bật tính vượt trội của việc nhìn nhận bệnh trạng dưới sự bốc hỏa. Sách nhận được đánh giá tích cực từ các chuyên gia y tế hàng đầu và được xem là tài liệu quan trọng cho những ai quan tâm đến sức khỏe toàn diện.
Tác giả Đông Đồng tốt nghiệp Khoa Đông y, Đại học Y - Dược Đông y Bắc Kinh. Bà từng làm việc tại Sở Nghiên cứu Lý luận Cơ sở thuộc Viện Khoa học Đông y Trung Quốc. Tại Trung Quốc, bà là chuyên gia được yêu thích và tin tưởng, nhiều lần xuất hiện trên kênh truyền hình quốc gia và tham gia thành lập tạp chí học thuật Y học Cơ sở Đông y Trung Quốc.
Dương Thị Thanh Hà, đại diện nhóm cho biết, hiện các phương pháp dùng để chống rò rỉ nước chủ yếu quan sát bằng mắt thường. Việc này mất nhiều thời gian và không hiệu quả với các đường ống chôn sâu bị rò rỉ nước ngầm. Với máy dò siêu âm được đánh giá độ chính xác cao, tuy nhiên thiết bị này có phạm vi phát hiện nhỏ, cần nhiều thời gian để xác định rò rỉ. Theo đó, nhóm xây dựng hệ thống chẩn đoán rò rỉ nước ứng dụng công nghệ 4G mục đích khắc phục những nhược điểm trên.
Hệ thống được nhóm thiết kế gồm phần cứng là các cảm biến lưu lượng và áp suất gắn ở hai đầu của nhánh đường ống cần giám sát và ở trung tâm điều khiển cách xa đường ống. Khối phần cứng này có chức năng thu thập các dữ liệu của cảm biến và truyền về trung tâm thông qua mạng không dây 4G.
Nhóm cũng xây dựng phần mềm với thuật toán xử lý dữ liệu của cảm biến gắn ở hai đầu đường ống để đưa ra vị trí rò rỉ. Trên phần mềm có giao diện hiển thị các thông số của hệ thống đường ống như vị trí điểm rò rỉ, lưu lượng và áp suất nước.
Khi hệ thống hoạt động, các cảm biến lưu lượng và áp suất trong đường ống truyền dữ liệu về trung tâm giám sát thông qua kết nối mạng 4G. Trung tâm giám sát có máy tính nhúng ứng dụng thuật toán chẩn đoán vị trí điểm rò rỉ. Khi thông số từ cảm biến thay đổi bất thường, tín hiệu được truyền lên ứng dụng và phát cảnh báo cho người vận hành biết được vị trí điểm rò rỉ và đưa ra phương án xử lý kịp thời.