ThS.BS Nguyễn Văn Thư, Giám đốc trung tâm Ung bướu, BV đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, trường hợp bệnh nhân Bình may mắn đến BV khi khối u vẫn còn phẫu thuật được, còn lại trong suốt nhiều năm qua, hầu hết bệnh nhân bị ung thư phổi đến khám khi đã ở giai đoạn muộn do trước đó không thấy biểu hiện bệnh rõ ràng.
Qua đây bác sĩ Thư cũng khuyến cáo người dân nên đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
Tại Việt Nam, trong suốt nhiều năm liền, ung thư phổi ở cả 2 giới luôn đứng hàng đầu, nhưng đến 2018, tụt xuống vị trí thứ 2 sau ung thư gan với gần 24.000 ca mắc mới.
Tuy nhiên đến nay, điều trị ung thư phổi vẫn là thách thức khi số chết gần tương đương mắc mới, với hơn 21.000 ca tử vong mỗi năm.
![]() |
Bệnh nhân hồi phục tốt sau mổ |
PGS.TS Lê Văn Quảng, Phó giám đốc BV K cho biết, nguyên nhân tỉ lệ ung thư phổi tử vong cao do có tới hơn 2/3 số bệnh nhân ung thư phổi đến bệnh viện khi đã ở giai đoạn muộn 3-4, lúc này bác sĩ không thể can thiệp phẫu thuật, bệnh nhân chỉ còn dùng hoá chất, xạ trị, điều trị miễn dịch.
Ở giai đoạn sớm, ung thư phổi không có dấu hiệu đặc hiệu, triệu chứng rất mơ hồ như đau tức ngực, ho ra dây máu nhưng dễ nhầm với lao. Chỉ đến khi bệnh nhân đau ngực dữ dội, khó thở thường xuyên mới đến bệnh viện khám thì đã ở giai đoạn muộn.
PGS Quảng khẳng định, gần như tất cả các trường hợp mắc ung thư phổi đều liên quan đến hút thuốc lá. Với trẻ em, phụ nữ tuy không hút thuốc trực tiếp, nhưng lại chịu tác động của khói thuốc thụ động từ những người trong gia đình hoặc môi trường xung quanh.
Do đó bác sĩ khuyến cáo, ở lứa tuổi ngoài 50, cần tầm soát ung thư phổi 6 tháng - 1 năm/lần. Đặc biệt với người hay hút thuốc lá, thuốc lào nhiều nên đi tầm soát sớm hơn.
Thúy Hạnh
" alt=""/>Ho khan 10 ngày, bác sĩ bất ngờ thông báo bị ung thư phổiKhi trông ngóng con chào đời, các bậc cha mẹ đọc đủ mọi sách vở, tài liệu để biết cách ứng phó với những tình huống có thể xảy ra trong thai kì cũng như trong những năm tháng đầu đời của trẻ. Bố mẹ biết khi nào nên cho con ăn, nên cho con đi khám bác sĩ bao lâu một lần, phải làm gì nếu con bị nghẹn và cách xử lí nhiều nguy cơ gây mất an toàn khác.
Thế nhưng chẳng mấy người chia sẻ một bí quyết rất đơn giản nhưng có thể tác động tích cực đến sự thành công sau này của các con.
Tiến sĩ Carol Dweck là một nhà nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực thay đổi nhận thức của con người về động lực, đặc biệt là phương pháp để trẻ có tư duy phát triển (tin rằng quyết tâm có thể vượt thử thách) thay vì tư duy cố định (tin rằng trí thông minh là di truyền và hữu hạn).
Nói một cách đơn giản, nuôi dưỡng tư duy phát triển ở trẻ chính là việc khen ngợi trẻ một cách trực tiếp về khả năng học tập và nỗ lực của trẻ thay vì đơn thuần khen rằng trẻ rất thông minh. Những ví dụ sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn phần nào.
Tư duy cố định: “Con đã đọc được một câu hoàn chỉnh rồi cơ à, con giỏi quá!”.
Tư duy phát triển: “Con đã đọc được một câu hoàn chỉnh rồi, chúc mừng con đã hoàn thành mục tiêu sau nhiều nỗ lực luyện tập nhé!”.
Tư duy cố định: “Con đã giải xong câu đố này rồi cơ à, con thông minh thật đấy!”.
Tư duy phát triển: “Xin lỗi vì bắt con tốn thời gian làm câu đố dễ thế này, để mẹ tìm một câu khác khó hơn nhé. Mẹ biết con của mẹ sẽ làm được mà!”.
Tư duy cố định: “Con làm bài kiểm tra được 8 điểm.”.
Tư duy phát triển: “Con được 8 điểm trong bài kiểm tra chứng tỏ con hiểu bài tương đối tốt đó. Mẹ tin nếu con xem lại những chỗ sai thật kĩ và làm lại thì con có thể làm đúng gần hết được!”
Thông điệp chỉ thay đổi một chút xíu, nhưng có thể thay đổi cả tương lai của trẻ
Khi bạn thay đổi cách đánh giá trẻ từ việc tập trung vào kết quả sang chú trọng quá trình học tập thì điều đó có nghĩa là trẻ sẽ tự tin thử nghiệm những điều mới mẻ mà không sợ bị đánh giá là không thông minh bởi trẻ có nhiều cơ hội để cải thiện kết quả ấy và khẳng định bản thân mình.
Thí nghiệm thực tế với một nhóm học sinh lớp 7 cho thấy dù có điểm đầu vào xấp xỉ nhau nhưng sau hai năm, những em có tư duy phát triển có kết quả vượt trội hơn hẳn so với nhóm tin tưởng vào tư duy cố định.
Tại sao lại có sự khác biệt đến như vậy?
Kết quả thí nghiệm có thể giải thích như sau: dù năng lực ban đầu là như nhau nhưng những em với tư duy cố định có mục tiêu số một là bằng mọi giá phải luôn giỏi giang ở mọi lĩnh vực. Ngược lại, mục tiêu lớn nhất của những học sinh với tư duy phát triển lại là luôn học tập bằng mọi giá ở mọi lĩnh vực. Các em không sợ sai, sẵn sàng đương đầu thử thách bởi có niềm tin rằng kết quả sẽ dần tốt hơn, thành công hơn.
![]() |
Tư duy phát triển có thể được ươm mầm từ rất sớm
Khi con bắt đầu hiểu được ngôn ngữ xung quanh cũng là lúc bạn nên bắt đầu chứ không cần phải đợi đến khi con đã đến tuổi đi học. Bản chất mỗi đứa trẻ đều có tư duy phát triển, nhưng chính cha mẹ đã thay đổi tư duy ấy ở trẻ.
Khi bạn nói chuyện với con rằng “Con xem xem, bạn kia giỏi quá, bạn kia làm được abc xyz.”, có thể con sẽ có động lực làm những việc bạn muốn, nhưng con cũng sẽ không dám chấp nhận thử thách, thử nghiệm những điều mới mẻ vì sợ làm lỡ kì vọng của bố mẹ, sẽ không được bố mẹ khen nữa.
Tư duy phát triển cũng có thể được luyện tập và củng cố khi con lớn hơn
Dù khó hơn trường hợp đầu tiên nhưng cũng không phải là không thể. Mỗi người có tư duy phát triển về một số vấn đề nhưng lại có tư duy cố định về một số vấn đề khác. Ví dụ, tôi có tư duy phát triển về toán và các môn khoa học bởi qua kinh nghiệm nhiều năm của mình, tôi biết chỉ cần cố gắng thì kết quả sẽ đền đáp xứng đáng.
Ngược lại, tôi có tư duy cố định với môn bóng rổ từ nhỏ bởi đến tận năm 11 tuổi tôi mới tập chơi và ắt hẳn những đứa trẻ khác giỏi hơn tôi nhiều. Nhưng đến khi tôi học cấp 3, tôi quyết định thử chơi và rồi cố gắng luyện tập chăm chỉ, bước ra khỏi vòng an toàn mà mình từng tự vẽ ra. Và rồi kết quả đã không phụ lòng tôi.
Gợi ý bố mẹ một số cách giao tiếp có tác động tích cực đến trẻ:
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
(Theo Tri thức trẻ)
" alt=""/>cách nuôi con thành công99% phát hiện muộn
Ung thư dạ dày là loại ung thư phổ biến hàng đầu tại Việt Nam, xếp thứ 2 ở nam giới (sau ung thư phổi) và xếp thứ 5 ở nữ giới.
Theo ghi nhận, mỗi năm nước ta có trên 15.000 ca mắc mới và hơn 11.000 trường hợp tử vong vì ung thư dạ dày.
Đáng tiếc, tỉ lệ phát hiện sớm ung thư dạ dày ở nước ta còn rất thấp. PGS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc BV K cho biết, trong số hàng nghìn ca ung thư dạ dày điều trị tại BV mỗi năm, chỉ có khoảng 30 ca phát hiện sớm.
![]() |
Giám đốc BV K Trần Văn Thuấn. Ảnh: T.Hạnh |
Lý do là người dân chưa có thói quen khám định kỳ để phát hiện sớm bệnh. BHYT hiện cũng chưa chi trả cho các biện pháp sàng lọc này. Trong khi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả điều trị.
“Với ung thư dạ dày, tỉ lệ chữa khỏi ở giai đoạn rất sớm gần như đạt 100%, càng để muộn thì tỉ lệ chữa khỏi càng thấp”, PGS Thuấn nói.
Ông cho hay, Nhật Bản là nước có tỉ lệ mắc ung thư dạ dày thuộc nhóm cao nhất thế giới, tuy nhiên đây cũng là quốc gia có tỉ lệ chữa khỏi ung thư dạ dày cao nhất thế giới, với trên 80%.
Có được kết quả này do Nhật rất chú trọng sàng lọc, phát hiện sớm ung thư. Đặc biệt, tất cả những người trên 40 tuổi đều được sàng lọc nội soi dạ dày định kỳ để phát hiện sớm bệnh.
Chỉ 1 triệu cũng có thể chữa khỏi
Theo PGS Thuấn, việc điều trị ung thư dạ dày nói riêng và các loại ung thư nói chung dựa trên nhiều phương pháp bao gồm phẫu thuật, xạ trị và điều trị nội khoa.
Việc áp dụng một hay nhiều phương pháp tuỳ thuộc vào giai đoạn bệnh và tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Với ung thư dạ dày hiện cũng có nhiều phương pháp. Ở giai đoạn sớm, bác sĩ chỉ cần nội soi cắt hớt lớp niêm mạc là bệnh nhân sẽ khỏi với chi phí chỉ 1-2 triệu đồng.
![]() |
Một ca mổ nội soi ung thư dạ dày được các chuyên gia hàng đầu Nhật Bản phối hợp với BV K thực hiện |
Giai đoạn muộn hơn, người bệnh sẽ phải mổ (mở hoặc nội soi) để cắt khối u. Dựa trên kết quả sau mổ, bác sĩ sẽ cân nhắc có tiếp tục truyền hoá chất, xạ trị.
Phương pháp nội soi cắt dạ dày chỉ chỉ định cho những trường hợp mắc ở giai đoạn 1-3. Mổ nội soi giúp giảm tối đa tổn thương các mô lành xung quanh, thời gian hồi phục sau mổ nhanh hơn và đảm bảo thẩm mỹ.
PGS Thuấn cho biết, kỹ thuật mổ nội soi dạ dày đã được BV K triển khai thường quy, tới đây sẽ chuyển giao cho các bệnh viện vệ tinh.
Để phát hiện sớm ung thư dạ dày, Giám đốc BV K khuyến cáo, người dân nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, trong đó có nội soi dạ dày từ 1-2 lần/năm, đặc biệt với những người trên 40 tuổi. Nếu nội soi lần đầu không có gì bất thường thì những lần sau có thể làm 2 năm/lần.
Những trường hợp có người thân trong gia đình mắc bệnh ung thư (ung thư vú, đa polip đại trực tràng, tiền sử nhiễm HP, viêm gan…) cần đi khám sàng lọc ở tuổi sớm hơn.
Hiện chi phí khám sàng lọc nội soi dạ dày chỉ từ 200-300 nghìn đồng.
Ung thư dạ dày khiến người bệnh có cảm giác vô cùng đau đớn, tuy nhiên những cơn đau không phải là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh.
" alt=""/>Ung thư dạ dày chữa khỏi chỉ với 1 triệu đồng