Cảnh sát Nhật áp giải Yasumasa Shibuya năm 2018. Ảnh: Kyodo News
Phán quyết được đưa ra vào thời điểm 4 năm sau ngày xảy ra vụ giết hại bé Lê Thị Nhật Linh, 9 tuổi, gây rúng động cộng đồng người Việt tại Nhật Bản và người Việt trong nước.
Điều khiến nhiều người phẫn nộ là hung thủ Masahiro Shibuya lại là hội trưởng hội phụ huynh tại ngôi trường nơi nạn nhân theo học. Thời điểm bị sát hại, bé Nhật Linh đang là học sinh lớp 3 tại trường Mutsumi Daini ở thành phố Matsudo, tỉnh Chiba.
Theo tòa án Chiba, Yasumasa Shibuya đã dùng xe bắt cóc Nhật Linh khi cô bé đang trên đường đến trường vào ngày 24/3/2017. Tên này đã cưỡng hiếp, sát hại và bỏ thi thể của bé Nhật Linh gần một mương thoát nước ở thành phố Abiko 2 ngày sau đó.
Các thẩm phán khi đó tuyên Shibuya tù chung thân, khi các bằng chứng cho thấy mẫu ADN của y trùng khớp với mẫu ADN được tìm thấy trên người nạn nhân. Vết máu trên xe của Shibuya cũng trùng khớp với nhóm máu của bé Nhật Linh.
Không đồng tình với phán quyết trên, gia đình nạn nhân đã kêu gọi tử hình Shibuya, và đã thu thập được hơn 1 triệu chữ ký ủng hộ. Các luật sư bào chữa cho Shibuya cũng kháng án, nhưng theo hướng giảm án cho bị cáo.
Trong phiên tòa phúc thẩm hồi tháng 11/2020, nhóm luật sư biện hộ cho Shibuya cáo buộc những mẩu thuốc lá dùng để xét nghiệm ADN của bị cáo đã bị thu thập trái phép, do không có lệnh khám xét. Do đó bằng chứng này phải được loại bỏ và bị cáo phải được tuyên trắng án.
Tuy nhiên, nhóm công tố viên đã phản bác lập luận trên, và cho biết những đầu lọc thuốc lá được nhặt từ những túi rác tại một điểm thu gom trên một tuyến đường công cộng, và chủ nhân số rác này đã từ bỏ quyền sở hữu chúng.
Việt Anh
Nhật Bản trang bị xe cứu hỏa cho 7 tỉnh thành của Việt Nam
Lễ ký kết hợp đồng viện trợ cho dự án cung cấp xe cứu hỏa qua sử dụng cho 7 tỉnh thành Việt Nam và 8 dự án khác được tổ chức hôm nay.
" alt="Nhật Bản y án chung thân kẻ sát hại bé Lê Thị Nhật Linh" />
Sau 7 năm triển khai, có 58 nhiệm vụ đã được phê duyệt và triển khai, trong đó có 55 đề tài và 03 dự án sản xuất thử nghiệm với tổng kinh phí thực hiện là hơn 311 tỷ đồng. Toàn bộ 58 đề tài, dự án triển khai trong Chương trình đã được tiến hành dựa trên cơ sở dữ liệu được điều tra và khảo sát thực tiễn với các phương pháp, cơ sở vật chất và cách tiếp cận phong phú, đa dạng và hiện đại, phù hợp với yêu cầu của từng nhiệm vụ.
Cùng đó, có 21 sản phẩm được đăng ký sở hữu trí truệ; 11 sản phẩm được công nhận độc quyền sáng chế; 5 sản phẩm được thương mại hóa. Hơn 20.000 đơn vị sản phẩm thuốc, thực phẩm, thực phẩm chức năng được sản xuất thử nghiệm theo quy chuẩn. 42 mô hình thử nghiệm, mô hình trình diễn phục vụ sinh kế, mô hình phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Khác với các chương trình điều tra cơ bản hay các chương trình nghiên cứu cơ bản, Chương trình Tây Bắc mang tính chuyển giao, ứng dụng tổng hợp, liên ngành. Các kết quả của Chương trình giải quyết được các vấn đề cấp bách tầm quốc gia tại địa phương vùng Tây Bắc như mô hình phát triển, triết lý phát triển liên ngành phù hợp với đòi hỏi thực tiễn hiện nay, giải quyết các thiếu hụt về công nghệ và tổ chức triển khai các công nghệ phù hợp với nhu cầu công nghiệp hóa và tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cung cấp ngay các giải pháp cho giảm thiểu thiệt hại và ứng phó với tai biến thiên nhiên và xã hội ngày một tăng.
Ông Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, Chủ nhiệm Chương trình Tây Bắc chia sẻ: “Được triển khai thực hiện trong giai đoạn 2013 - 2020, Chương trình đã hoàn thành các mục tiêu đặt ra, đóng góp quan trọng vào việc xây dựng, điều chỉnh chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển nhân lực, kinh tế, xã hội bền vững theo hướng bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo an ninh, quốc phòng vùng Tây Bắc”.
Ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương ghi nhận và đánh giá cao một số kết quả mà Chương trình đã đạt được từ 55 đề tài và 3 dự án thử nghiệm sản xuất phục vụ xây dựng, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển bền vững, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Bắc; các mô hình sinh kế, nuôi trồng, chế biến, sản xuất kinh doanh, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực,… đã được nghiên cứu và chuyển giao tới một số ban, bộ, ngành, 14 tỉnh và các doanh nghiệp trong vùng Tây Bắc.
Tuy nhiên, theo ông Bình, mặc dù có sự đầu tư khá tốt cho nghiên cứu ở giai đoạn 2013-2020, nhưng một số nghiên cứu vẫn còn mang tính hàn lâm; hiểu biết về vùng chưa hoàn toàn sâu sắc; các mô hình được xây dựng và triển khai tại vùng chưa có đủ thời gian để phát huy hết các giá trị; chưa đủ thời gian và nguồn lực tài chính để triển khai xây dựng các dự án chuyển giao có sự tham gia của các địa phương, doanh nghiệp theo hướng vùng và liên kết vùng. Những nhiệm vụ trong lĩnh vực nông- lâm nghiệp đã và đang triển khai cần có thêm thời gian để tiếp tục phát triển và mở rộng, phát huy giá trị của các đóng góp khoa học và công nghệ.
“Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0, khoa học, công nghệ và văn hóa đã trở thành những nguồn lực trực tiếp và quan trọng bậc nhất của sự phát triển nhanh và bền vững của tất cả các quốc gia, dân tộc, vùng và địa phương. Tương tự như vậy đối với nước ta, nhất là đối với vùng Tây Bắc, để tìm ra lời giải tối ưu, hài hòa cho các bài toán phát triển; để phát huy tối đa các tiềm năng và lợi thế nhằm nhanh chóng thu hẹp khoảng cách phát triển so với các nước tiên tiến thì lựa chọn duy nhất là phát huy nguồn lực trí tuệ và nguồn lực con người, tức là dựa vào sức mạnh của khoa học, công nghệ và văn hóa”, ông Bình nhấn mạnh.
Hải Nguyên
Lĩnh vực Vật lý của ĐH Quốc gia Hà Nội trong nhóm 401 – 500 thế giới
Tổ chức xếp hạng đại học Shanghai Ranking Consultancy (Trung Quốc) vừa công bố bảng xếp hạng 500 đại học tốt nhất thế giới theo lĩnh vực năm 2020. Theo đó, ngành Vật lý của ĐH Quốc gia Hà Nội xếp hạng 401 – 500, đứng thứ 1 tại Việt Nam.
" alt="Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc" />
Cách đây 17 năm, Việt Nam đã hoàn thành việc biên soạn và xuất bản Từ điển bách khoa Việt Nam, với sự tham gia của 1.200 nhà khoa học.
Tuy nhiên, theo PGS Vượng, từ điển chỉ là gốc ban đầu của bách khoa toàn thư. “Từ điển” chỉ có các từ và giải nghĩa các từ, đưa thông tin tối thiểu cho người đọc về từ đó. Vì thế khi đưa ra một định nghĩa, từ điển sẽ bỏ qua ý nghĩa hoặc tầm quan trọng cùng mối quan hệ của từ với một lĩnh vực kiến thức rộng hơn.
“Bách khoa toàn thư khắc phục hạn chế đó của từ điển, bằng cách cung cấp thông tin phong phú về nội hàm, ý nghĩa của khái niệm hay còn gọi là đơn vị tri thức. Khác với “từ điển”, “bách khoa toàn thư” đi tìm sự tranh luận cho từng chủ đề ở một cấp độ sâu, đồng thời truyền tải kiến thức đã tích lũy được về chủ đề ấy” - ông Vượng lý giải.
Hiện nay có khoảng 1.000 nhà khoa học tham gia biên soạn các Quyển chuyên ngành của bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam. Sắp tới sẽ có thêm 5.000-6.000 nhà khoa học thuộc trên 70 ngành khoa học các khối Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Khoa học xã hội và Nhân văn, Văn hóa Nghệ thuật, An ninh Quốc phòng sẽ tham gia công việc này.
Lo lắng việc mục từ trùng
Tại tọa đàm vấn đề xử lý mục từ trùng trong bách khoa toàn thư được nhiều chuyên gia xem là nan giải.
PGS.TS Bùi Anh Thủy, Trưởng khoa Luật, Trường ĐH Văn Lang, thành viên chính Ban biên soạn chuyên ngành Luật học của bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam, cho hay một trong những vướng mắc, bất cập của quá trình biên soạn chính là “mục từ trùng”.
PGS. TS Bùi Anh Thủy (Ảnh: Tuệ Khánh)
Theo PGS Thủy, mục từ trùng có nhiều dạng như: Trùng về tên mục từ, tức việc một mục từ có trong ngành này nhưng lại cũng có trong bảng mục từ của ngành khác, mặc dù các ngành đều xác định đúng; Trùng về nội hàm nhưng tên của mục từ khác nhau; Tên mục từ không hoàn toàn giống nhau nhưng thực chất chỉ là một…
Thống kê của PGS.TS Bùi Anh Thủy cho thấy: Quyển 28 - Chính trị, Ngoại giao, Tổ chức có 296 mục từ trùng; Quyển 29 - Quốc phòng, có 181 mục từ trùng; Quyển 30 - Luật học có 235 mục từ trùng; Quyển 32 - Thông tin, Báo chí, Xuất bản, Bảo tàng có 225 mục từ trùng…
PGS Thủy đề xuất nếu trùng do sơ suất kỹ thuật của bảng mục từ trong cùng một quyển chuyên ngành (trùng hoàn toàn) thì bỏ một hoặc những mục từ trùng.
Nếu trùng đương nhiên (không tránh khỏi) trong cùng một quyển mà nội hàm có khác nhau theo phân ngành, thì chỉ giữ một mục từ. Trong nội dung của mục từ này sẽ có các mục nhỏ hơn.
Khi có mục từ trùng trong một số quyển, các Ban chuyên ngành cùng thảo luận và đưa ra giải pháp để Ban nào viết sẽ phù hợp hơn.
Ngoài ra, có những mục từ trùng nhưng nội hàm lại là nội dung chuyên môn của các Ban chuyên ngành khác nhau. Trường hợp này, giải pháp khả dĩ là các Ban cùng viết theo chuyên môn của mình, sau đó sẽ có Hội đồng hoặc Ban giải quyết mục từ trùng tổng hợp lại thành một mục từ hàm chứa nội dung của các quyển chuyên ngành.
Từ năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1262 phê duyệt Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam gồm 39 quyển, mỗi quyển sẽ có dung lượng 1.500 trang, bao gồm đầy đủ các ngành khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ và kỹ thuật, khoa học quốc phòng, ngoại giao, an ninh…
Tháng 2/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 238 thành lập Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam gồm 16 thành viên, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam giữ chức Chủ tịch Hội đồng.
Lê Huyền
Sẽ đưa Bách khoa toàn thư Việt Nam lên mạng Internet
Ban soạn thảo Đề án xây dựng Bách khoa toàn thư Việt Nam cho biết, sau khi hoàn thành, ngoài bản in giấy, nội dung bộ Bách khoa toàn thư này cũng sẽ được công khai trên mạng Internet.
" alt="Gấp rút biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam" />
Ấn tượng đầu tiên của em về ngôi trường này khá đặc biệt.
“Tối đầu tiên về trường, em cảm tưởng như mình đang ở trong truyện kinh dị của Stephen King. Chiếc xe cứ đi băng băng trên đường xuyên qua rừng cây trong bầu trời tối mịt”, Thanh Hà kể lại. Thị trấn nơi em học có chưa đến 1000 người, chủ yếu là người cao tuổi đã nghỉ hưu. Sau tháng 10, trời sẽ tối sau 4 rưỡi chiều. Ở đây có duy nhất một trạm xăng, một nhà hàng, một bốt bưu điện và một bảo tàng lịch sử thị trấn chỉ mở vào thứ bảy. Thời gian đầu, em đã gặp khá nhiều khó khăn để thích nghi. Nhiều lần, em muốn dừng lại vì hoài nghi năng lực bản thân, quyết định du học sớm và lo lắng không đạt được những kỳ vọng. Tuy nhiên, mọi băn khoăn của em dần được các thầy cô giải mã và em đã trở nên yêu môi trường này hơn bao giờ hết.
Thanh Hà cảm thấy may mắn khi hiểu rõ hơn và kết nối với cộng đồng ở đây, chủ yếu là những người cao tuổi. Trong bài luận phụ ứng tuyển đại học, em chia sẻ rằng sự nhận thức về những khó khăn của cộng đồng người cao tuổi đã khiến em suy nghĩ sâu về những chính sách và bất bình đẳng trong xã hội, thôi thúc em theo đuổi ngành học sắp tới.
Mùa tuyển sinh 2019 - 2020, Thanh Hà đã chinh phục được 11 trường của Mỹ với nhiều mức học bổng khác nhau, bao gồm: Bowdoin College, Middlebury College, Colby College, Grinnell College, UNC Chapel Hill, University of Rochester, UMass Amherst… Vào tháng 5/2020, em đã quyết định theo học chuyên ngành Chính trị tại trường University of Michigan- Ann Arbor (# 3 Đại học công lập, # 24 NU- US News).
Thanh Hà cùng các bạn ở Lee Academy
Gap-year trải nghiệm làm GenZ đích thực
Về thành tích học thuật, giữa lớp 11 Hà đạt 1510/1600 SAT, 750/800 SAT History, học 09 môn AP (Advanced Placements). Bốn năm dẫn đầu về thành tích học tập giúp em trở thành học sinh quốc tế đầu tiên tốt nghiệp thủ khoa (Valedictorian) của trường với điểm GPA 4.5/4.0. Trong năm 2020, em cũng vinh dự đạt giải thưởng “Maine Principal’s Award” của hiệp hội MPA, được trao cho học sinh xuất sắc nhất của mỗi trường trung học tại bang do các hiệu trưởng bình chọn.
Hà là thành viên trong đội tuyển Envirothon (Môi trường) của trường, cùng với đồng đội thi đấu các giải khu vực và giải bang. Ngoài ra, em cũng hoàn thành dự án độc lập dưới sự hướng dẫn của giáo viên về “Ảnh hưởng Văn hoá và Môi trường của loài côn trùng xâm lấn Emerald Ash Borer đến cộng đồng người Passamaquoddy ở Maine”. Với những hoạt động nói trên, em đã nhận được giải thưởng Bausch and Lomb Science Honorary Award từ University of Rochester vào năm lớp 11.
Ngoài ra, Thanh Hà cũng là một thành viên “kỳ cựu” ở CLB Kịch ở Lee Academy. Trong suốt bốn năm, em đã tham gia diễn xuất vào nhiều vở kịch lớn nhỏ. Đối với em, nó không chỉ là một ngoại khoá, nó đã giúp em tự tin hơn với biểu cảm và được hoá thân thành nhiều nhân vật ở các thời kỳ khác nhau.
Về những thành tích ngoại khoá khác, Hà còn là nhà sáng lập và điều hành Dự án dạy Tiếng Anh cho hơn 100 em học sinh ở huyện Quốc Oai vào hè năm 2019. Tại trường, em được chọn làm SAT Ambassador và tham gia nhận giải thưởng trị giá 10,000 USD từ Khan Academy.
Thanh Hà dành một năm về nước Gap year, học những điều mới và sống tích cực
Với tình hình dịch bệnh trong năm vừa rồi, Thanh Hà đã quyết định về nước và giành một năm để gap year. Em chia sẻ rằng rất hạnh phúc vì em đã học tiếng Đức, trồng rau và cách “kẻ mắt” như một Gen Z đích thực.
Bố mẹ Thanh Hà tâm sự, cho em chuyển trường từ thành phố về thôn quê, là đồng nghĩa đặt em vào một thử thách khó khăn. Thật may mắn là, em đã được dạy dỗ bởi những thầy cô giáo đầy tận tâm, được sống trong một cộng đồng gồm những con người giản dị nhưng lấp lánh trí tuệ. Ở đây, em đã biết yêu thiên nhiên, hoàn thiện bản thân và biết ơn sự giúp đỡ dù nhỏ nhất của những người xung quanh. Em đã trưởng thành và sẵn sàng cho những năm tháng đại học phía trước.
Doãn Phong
" alt="Bảng thành tích ‘khủng’ của nữ sinh đỗ 11 trường đại học Mỹ" />