Nói về sản phẩm mới của mình, Khê cho biết, mô hình xe SH 350i được lên ý tưởng từ lâu nhưng đến tháng 11 vừa rồi mới bắt tay thực hiện. Tổng thời gian để hoàn thiện bộ đôi sản phẩm hết khoảng 3 tuần.
"Từ trước đến nay chủ yếu em thích làm những dòng xe máy Honda cũ gắn liền với các thế hệ người Việt như Honda 67, CD, Đê đê, Cub, Dream II,... nhưng đây là lần đầu tiên em làm một mẫu xe đời mới. SH 350i là mẫu xe tay ga thời thượng của giới trẻ ngày nay và em cũng rất yêu thích dòng xe này", Sơn Khê chia sẻ.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Theo lời kể từ Sơn Khê, ngay sau khi phác thảo ý tưởng, cậu bắt đầu thực hiện các công đoạn làm khung, lốp, yên và hàng chục chi tiết tí hon trên xe. Giúp sức đắc lực cho Khê chính là máy in 3D, có thể chế tác được các loại chi tiết dù rất nhỏ, miễn là phải có bản thiết kế và lập trình chuẩn xác.
"Các chi tiết của chiếc xe làm từ vật liệu chính là nhựa resin. Máy in 3D sẽ tạo ra các phôi chi tiết thô từ file thiết kế trên máy vi tính. Sau khi các phôi chi tiết xe được làm nguội, quá trình sơn vẽ và lắp ráp hoàn thiện mới bắt đầu. Do có sự hỗ trợ về công nghệ kỹ thuật số nên mô hình ngày càng có độ chính xác cao. Khi lập trình chuẩn xác thì lúc lắp ráp sẽ không bị vênh", Khê chia sẻ thêm.
![]() | ![]() | ![]() |
Cũng theo tác giả, công đoạn khó nhất chính là hoàn thiện và sơn màu cho các chi tiết bởi việc này quyết định chiếc xe có giống thật hay không. Chính vì thế, bước này cũng tốn nhiều thời gian và đòi hỏi sự tập trung nhất.
Với hai chiếc xe SH 350i này, Khê phải pha trộn để tạo ra 2 màu sơn đen và trắng, thể hiện đúng "linh hồn" của chiếc xe. Ngoài ra, các chi tiết siêu nhỏ như vành, cụm phanh, hệ thống đèn, lốp, ống xả, giảm xóc, biển số, tay nắm, nắp bình xăng,... cần được tạo hình và pha sơn riêng sao cho mọi thứ đều phải giống hệt một chiếc SH nguyên bản.
“Em rất hài lòng với cặp đôi mô hình SH 350i này vì độ hoàn thiện khá tốt. Đây cũng là tiền để để em chinh phục nhiều dòng xe máy đời mới khác trong thời gian tới”, Sơn Khê chia sẻ với VietNamNet.
Trên thị trường, giá một chiếc xe mô hình "hand made" như vậy có giá từ vài trăm nghìn đến cỡ cả chục triệu đồng, tuỳ vào độ tinh xảo và "độc bản" của sản phẩm. Đây cũng là hướng đi tốt cho các bạn trẻ có đam mê, nhiệt huyết và yêu thích công việc tự tay chế tạo các dòng xe mô hình.
"Giá trị một chiếc xe mô hình được đánh giá dựa trên các yếu tố về ngoại hình như: Chất liệu, kích thước, độ cũ mới… đặc biệt là độ hiếm của mô hình trên thị trường cũng như sự yêu thích của người chơi. Với người thực sự đam mê, dù giá bao nhiêu cũng sẵn sàng chi trả để sở hữu", Nguyễn Duy Sơn Khê chia sẻ với VietNamNet.
(Ảnh do NVCC)
Bạn đang sở hữu một chiếc xe độc hay bản độ siêu đẹp? Hãy chia sẻ bài viết cảm nhận, hình ảnh về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Là Ngân hàng chủ lực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam và là ngân hàng hàng đầu trong hoạt động nguồn vốn ủy thác nước ngoài, BIDV tiên phong thực thi các chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước trong lĩnh vực này.
Xác định được tầm quan trọng của việc hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh,... BIDV dành sự quan tâm, nguồn lực cho lĩnh vực này và trở thành ngân hàng thương mại tiên phong tại Việt Nam về tín dụng xanh, mang lại những giá trị tích cực cho thị trường cũng như các nhà đầu tư quốc tế.
Tiếp nối thành công của Hạn mức tín dụng giảm thiểu tác động biến động khí hậu (hạn mức tín dụng xanh SUNREF 100 triệu USD) ký kết và giải ngân trong năm 2021, AFD và BIDV tiếp tục tăng cường mối quan hệ hợp tác gắn bó và hiệu quả giữa hai bên thông qua ký kết Hạn mức tín dụng khí hậu trị giá 50 triệu EUR.
Hạn mức này đem đến cho khách hàng của BIDV cơ hội tiếp cận với nguồn vốn tài trợ ưu đãi từ nước ngoài để đầu tư vào các dự án xanh. Sau hạn mức đầu tiên tập trung tài trợ các dự án giảm thiểu biến đổi khí hậu, hạn mức tín dụng lần này hướng đến mục tiêu tài trợ các dự án thích ứng biến đổi khí hậu, đánh dấu một bước tiến mới mạnh mẽ trong việc phát triển tài chính xanh tại Việt Nam.
Hạn mức tín dụng khí hậu 50 triệu EUR là sự khẳng định cam kết của hai bên trong quá trình thúc đẩy đầu tư, tài trợ các dự án xanh đã được thống nhất tại Bản ghi nhớ Hợp tác toàn diện ký kết ngày 28/5 giữa BIDV và AFD.
Bên cạnh đó, AFD cung cấp cho BIDV khoản hỗ trợ kỹ thuật trị giá 200.000 EUR nhằm tư vấn, hỗ trợ ngân hàng xây dựng danh mục khoản vay phù hợp, thiết lập những chính sách tiêu chí đánh giá các rủi ro khí hậu của các dự án được tài trợ, phát triển và cải thiện hệ thống đánh giá, quản lý rủi ro về môi trường xã hội.
Đại diện lãnh đạo BIDV và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại buổi làm việc.
Theo chiến lược kinh doanh của BIDV giai đoạn 2021 - 2025 tầm nhìn đến 2030, BIDV xác định phát triển bền vững là mục tiêu xuyên suốt trong hoạt động ngân hàng.
Trong thời gian qua, BIDV huy động nhiều nguồn vốn xanh từ các Nhà tài trợ nước ngoài để phục vụ, cho vay lại tới khách hàng; trong đó những dự án lớn của AFD do BIDV triển khai đem lại hiệu quả tích cực tới môi trường xã hội như Dự án Cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu cho các tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ, các Dự án năng lượng tái tạo sử dụng nguồn vốn SUNREF.
Hạn mức tín dụng khí hậu 50 triệu EUR lần này tiếp tục cung cấp cho BIDV nguồn vốn dài hạn tài trợ lĩnh vực tăng trưởng xanh vì mục tiêu phát triển bền vững, hướng tới mục tiêu trở thành Ngân hàng phát thải ròng bằng “0” (Net zero bank) vào năm 2045.
Hà An" alt=""/>Việt Nam có thêm 50 triệu EUR vốn tín dụng khí hậu xanhCơ quan phát triển Pháp (AFD) là cơ quan nhà nước và là định chế tài chính công cung cấp tài chính, hỗ trợ và xúc tiến chuyển đổi hướng tới một thế giới công bằng và bền vững hơn.
Với hơn 4.000 dự án được triển khai tại 115 quốc gia, AFD không ngừng nỗ lực thúc đẩy các lĩnh vực y tế, giáo dục và khuyến khích bình đẳng giới, đồng thời bảo vệ nguồn tài nguyên chung - hòa bình, giáo dục, y tế, đa dạng sinh học và khí hậu bền vững.
AFD hoạt động tại Việt Nam từ năm 1994 và đã tài trợ cho hơn 90 dự án, với tổng giá trị tài trợ gần 2,6 tỉ EUR trong các lĩnh vực: cơ sở hạ tầng, giao thông, năng lượng, nông nghiệp,...