Bài toán khiến giảng viên đại học loay hoay
- Bài toán được ông Nguyễn Tiến Dũng (giáo sư Trường ĐH Toulouse - Pháp) đưa ra khiến không ít người người đang làm công tác giảng dạy đại học cũng chưa có đáp án chính xác.
当前位置:首页 > Bóng đá > Bài toán khiến giảng viên đại học loay hoay 正文
- Bài toán được ông Nguyễn Tiến Dũng (giáo sư Trường ĐH Toulouse - Pháp) đưa ra khiến không ít người người đang làm công tác giảng dạy đại học cũng chưa có đáp án chính xác.
标签:
责任编辑:Thế giới
Nhận định, soi kèo Cruz Azul vs America, 10h10 ngày 9/4: Cruz Azul vào bán kết
Có tổng cộng khoảng 82.300 em đăng ký dự thi tuyển sinh vào lớp 10, nhưng tổng chỉ tiêu các trường THPT công lập chỉ là 66.500.
Các em sẽ thi môn đầu tiên vào ngày mai 16/7.
|
Các thí sinh làm thủ tục dự thi tại điểm Trường THPT Trưng Vương sáng ngày 15/7 |
![]() |
Thí sinh dò tên, số báo danh, điều chỉnh thông tin nếu có sai sót trước ngày thi chính thức. Kỳ thi năm nay được tổ chức muộn hơn mọi năm nhưng các khâu vẫn đảm bảo an toàn, chặt chẽ và nghiêm túc. |
![]() |
Các em tranh thủ trao đổi bài vở trước ngày thi. Ngoài trường THPT công lập, thí sinh có thể đăng ký dự thi vào các trường chuyên của thành phố như Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa và các trường có lớp chuyên như Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, Trường THPT Gia Định, Trường THPT Nguyễn Hữu Huân và Trường THPT Mạc Đĩnh Chi. |
![]() |
Kỳ thi năm 2020, TP.HCM có 67.299 chỉ tiêu cho học sinh vào các trường công lập. Như vậy, khoảng 16.000 học sinh sẽ phải tìm phương án khác nếu không trúng tuyển vào các trường này. |
![]() |
Vì vậy, các thí sinh phải cạnh tranh gay gắt để có được một nơi học như ý. |
![]() |
Sáng nay, một số thí sinh đến muộn trong buổi làm thủ tục dự thi. Sở GD-ĐT TP.HCM đã bố trí 11.446 cán bộ, giáo viên làm công tác coi thi và 3.430 giáo viên chấm thi. |
![]() |
Vào ngày mai, môn thi đầu tiên là Ngữ văn |
![]() |
Các sĩ tử vui vẻ trước khi bước vào một kỳ thi quan trọng trong đời học sinh. |
Phong Anh
Ông Nguyễn Minh Hoàng, Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Sở GD-ĐT TP.HCM khẳng định, những kiến thức Bộ GD-ĐT đã giảm tải chắc chắn sẽ không xuất hiện trong đề thi vào lớp 10.
" alt="Sĩ tử rạng rỡ trước cuộc đua giành suất vào lớp 10"/>Độc giả tên Phức nhận định: “Bảo sao xã hội ngày một nhiều các vụ đánh ghen, giới trẻ sống buông thả... cứ đua đòi theo phim ảnh TV thôi chứ chưa cần nói gì trên mạng xã hội”.
Bạn Nguyenhaibinh than phiền: “Bạo lực đã đầy ra ngoài đường với trường học rồi, giờ tối về nhà xem phim để thư giãn mà cũng lại căng thẳng đau hết cả đầu. Mệt!”.
Theo bạn Tran nam: “Việt Nam bắt chước phim Hàn xây dựng những mối quan hệ, mâu thuẫn đẩy cái ác lên cực điểm để câu khách”.
Đừng để tâm lý của mình bị tác động bởi các nhân vật hư cấu
Đánh giá bộ phim ở những góc nhìn khách quan và đa diện hơn, độc giả Hoàng Thu Lê cho rằng: “Bạn không thích cứ việc chuyển kênh, tôi quan niệm xem phim để giết thời gian, hoàn toàn giải trí thôi. Không đề cao tác dụng ‘chữa lành’ nào đó nhưng cũng không để các nhân vật hư cấu đó tác động đến con người mình”.
Bạn Linh Chi Ngô nhận xét: “Cường điệu hóa tính cách, tâm lý các nhân vật để tạo thêm những nút thắt về kịch bản, diễn biến phim nhằm thu hút người xem cũng là một chiêu trò của đạo diễn thôi”.
“NSND Thu Hà chỉ thể hiện đúng bản chất của nhân vật, cô diễn giỏi, tôi chỉ không thích cô quá lạm dụng biểu hiện trên khuôn mặt cứ cố phùng má trợn mắt, cảm giác không tự nhiên” - độc giả Bùi Linh Thư.
Bạn Nguyễn Thái Hiếu thể hiện quan điểm cá nhân: “Phim truyền hình phải có nhiều tình tiết kịch tính, tạo cảm xúc lên xuống. Phim Hàn, Phim Trung Quốc, cung đấu cũng vậy đấy chứ. Sao cứ phim Việt lại nặng nề phê phán từ nhân vật đến diễn viên, kịch bản... Hãy xem và nhìn nhận sự cố gắng của ê-kíp làm phim. Mạch phim có thể không vừa ý với mình vì đâu phải sản xuất cho mỗi bạn xem đâu. Sao cứ xem lại kêu ức chế, chán… Nếu không thích nữa, có thể chuyển kênh mà”.
Trong bài viết gửi đến VietNamNet, độc giả Ngô Nhàn (Quảng Ninh) cho rằng: “Tôi thấy nhiều người hùa nhau chỉ trích bộ phim dù mới chỉ xem vài tập, chê phim tạo ra các nhân vật độc hại, chẳng thấy chữa lành ở chỗ nào, như lời bạn Mỹ Lệ nhận xét. Nhưng nên nhớ đây là phim truyền hình, người ta phải xây dựng tình huống và câu chuyện có lớp lang để giữ chân khán giả, từ từ nguyên nhân mới được hé lộ để lý giải tại sao các nhân vật phản diện hành động gây ức chế như thế”.
“XemTrạm cứu hộ trái timmà tôi ngỡ xem phim Hàn vì drama ngập tràn và luôn chi phối cảm xúc của khán giả, nhân vật phản diện ra phản diện chứ không nhạt nhẽo nước đôi. Nghĩa hay An Nhiên khiến tôi căm tức nhưng không thể bỏ phim bởi vẫn muốn chờ xem nguyên nhân họ hy sinh hạnh phúc riêng để lên kế hoạch trả thù gia đình Hà là gì?...”, bạn Ngô Nhàn phân tích.
Độc giả Hồng Phúc Nguyễn tán thành ý kiến của Ngô Nhàn và nói thêm: "Đây là một trong những bộ phim hay nhất của Việt Nam, xem mà hồi hộp và thấm thía từng cử chỉ đến câu thoại của diễn viên. Bộ phim tập trung các diễn viên nổi tiếng như: Thu Hà, Hồng Diễm, Phạm Cường, Mỹ Duyên, Quang Sự... Đi đâu hay làm gì tôi cũng phải nhanh về để xem phim này. Phải thừa nhận phim Việt ngày càng hay và phản ánh những điều rất sát thực tế".
Bạn Thanh Huyền cho hay: “Quá ấn tượng với diễn xuất của NSND Thu Hà. Hồng Diễm cũng diễn hay, vai này thú vị”.
Bạn Kiều My cho rằng: "Điều quan trọng là Trạm cứu hộ trái timcó kịch bản cuốn hút và diễn viên tốt".
Bạn đọc có nick name Lão Phật Gia đưa ra góc nhìn khá trực diện và sự so sánh đáng suy ngẫm: "Phim Việt Nam còn kém lắm, phim Hàn Quốc có những tình tiết ghê tởm hơn nhiều. Khán giả Việt lúc nào cũng muốn xem mấy loại phim dĩ hòa vi quý, cuộc sống màu hồng, người tốt tha thứ cho người xấu, người xấu quay đầu hướng thiện, toàn thích xem mấy cái nội dung sáo rỗng giả tạo xa rời cuộc sống như vậy nên dân trí vẫn thấp mãi chả cải thiện được. Phim truyền hình Hàn Quốc thậm chí còn khỏa thân đầy ra, đánh nhau rất tàn khốc y hệt phim hành động chiếu rạp mà khán giả nước họ đâu có kêu ca gì. Ngược lại, phim Hàn còn gây cơn sốt toàn thế giới nên Netflix đầu tư sản xuất cho Hàn Quốc rất nhiều".
Thiên Di
Trạm cứu hộ trái tim chữa lành hay bóp nghẹt tâm hồn người xem?
Ảnh: Internet.
Khoảng 15h, Donghae và Eunhyuk đã xuất hiện trên sân khấu để soundcheck (thử âm thanh) trước khi bắt đầu chương trình.
Đêm nhạc chính thức diễn ra lúc 18h trong sự hò reo của người hâm mộ. Trong hơn 2 tiếng, 2 thành viên Super Junior trình diễn tổng cộng 20 bài hát gồm: ZERO, B.A.D, Danger, Sunrise, ‘Bout you, 1+1=LOVE, Gloomy, Growing pains, To you, tomorrow, Home, Lost, Need U, I wanna dance, Oppa oppa, Hello, Still you, Share my love, Mamacita, Sorry sorry, Can you feel it?Xuyên suốt phần trình diễn, những khoảnh khắc cả hai tương tác với nhau nhận được sự cổ vũ nhiệt tình từ khán giả.
Ở phần trình diễn ca khúc Need U, phần đông khán giả vừa nhảy theo nhạc vừa đồng loạt giơ tấm banner ghi dòng chữ “Chúng em sẽ luôn ở phía sau ủng hộ anh” bằng tiếng Hàn Quốc, tạo bầu không khí bùng nổ.
Trên khán đài, người hâm mộ còn phối hợp để tạo dòng chữ tiếng Hàn "Muốn được trở thành nhà của các anh" bằng bảng ánh sáng xanh, khiến Donghae và Eunhyuk xúc động. Cả hai cho rằng ELF (viết tắt của Ever Lasting Friends, chỉ người hâm mộ Super Junior) luôn là mái nhà đối với họ.
Trong thời gian nghỉ giữa các phần trình diễn, tưởng rằng đêm nhạc đã kết thúc, khán giả tại sân khấu liên tục đồng thanh hô vang “encore” để yêu cầu D&E có một màn trình diễn bổ sung.
Xuyên suốt đêm diễn, Donghae, Eunhyuk nhiều lần hỏi thăm sức khỏe, nhắc nhở khán giả thông báo khi cần trợ giúp, vì không gian bên trong SVĐ Phú Thọ khá kín và nóng dù đã trang bị nhiều thiết bị làm mát. Cả hai lập tức dừng biểu diễn, nhờ giúp đỡ khi phát hiện một khán giả có dấu hiệu đuối sức ở khu vực đứng, sau đó nhắc khán giả không nên đứng sát nhau. Gần cuối đêm nhạc, hai ca sĩ tiết lộ đang chuẩn bị album mới, hứa hẹn trong lần quay lại Việt Nam tới sẽ biểu diễn tại sân khấu lớn hơn hoặc sân vận động ngoài trời.
Ở các màn giao lưu, chơi trò chơi, Donghae, Eunhyuk đội nón lá, nói một số câu tiếng Việt như "xin chào", "anh yêu em" theo hướng dẫn của người hâm mộ, cho rằng sẽ ăn 2 bát phở sau buổi diễn.
Khi được một khán giả nữ nhờ chọn nghề giúp con trai sắp tròn 1 tuổi của mình, Donghae, Eunhyuk đưa ra gợi ý phù hợp với ngoại hình em bé như bác sĩ, nhà khoa học, ca sĩ. Hai nam thần tượng hài hước chúc mừng người hâm mộ này vì có người chồng tuyệt vời, sẵn sàng chăm sóc con trai để vợ tham gia đêm nhạc. Hai thần tượng 37 tuổi sau đó hát chúc mừng sinh nhật và hứa hẹn sẽ chào đón em bé đến thực tập tại công ty mới thành lập của mình.
Donghae, Eunhyuk tiếp tục bất ngờ khi chứng kiến một người hâm mộ 24 tuổi tự nhận thần tượng Super Junior từ 12 tuổi. Eun Hyuk nhắc lại sự cổ vũ nhiệt tình của người hâm mộ Việt khi anh quay chương trình cùng Đài SBS tại Việt Nam cách đây 10 năm, cho rằng rất tự hào về cộng đồng ELF Việt.
Đặc biệt, ở phần giao lưu chào tạm biệt sau chương trình, Donghae, Eunhyuk trực tiếp hát chúc mừng đôi nam nữ có màn cầu hôn lãng mạn. Chia sẻ với VietNamNet, cặp đôi cho biết rất hạnh phúc sau màn cầu hôn thành công, được thần tượng chúc mừng. Cả hai đều hâm mộ Super Junior, đặc biệt là Donghae.
Donghae tên đầy đủ là Lee Dong Hae, 37 tuổi, từng tham gia sáng tác nhiều bài hát của Super Junior, là một trong bốn nghệ sĩ được in chân dung trên tem thư tại Trung Quốc. Trong nhóm, anh nhảy chính cùng Eunhyuk, Shindong, Leeteuk. Eunhyuk là nghệ danh của Lee Hyuk Jae, 37 tuổi, là ca sĩ kiêm nhạc sĩ, rapper, vũ công. Anh còn tham gia nhiều nhóm nhỏ khác của Super Junior như Super Junior-T, Super Junior-H, Super Junior-M.
Super Junior thành lập năm 2005, có 13 thành viên gồm Lee Teuk (trưởng nhóm), Hee Chul, Han Geng, Ye Sung, Kang In, Shin Dong, Sung Min, Eun Hyuk, Dong Hae, Si Won, Ryeo Wook và Ki Bum, Kyu Hyun. Super Junior được biết qua các ca khúc nổi tiếng như Don't Don, Sorry, sorry, Bonamana... Super Junior cùng DBSK (TVXQ), Big Bang, Wonder Girls, SNSD, SHINee, 2PM là các nhóm nhạc có ảnh hưởng lớn của Hàn Quốc.
Thanh Phi
Donghae, Eunhyuk nói ‘anh yêu em’, đòi ăn phở gây phấn khích ở TP.HCM
Nhận định, soi kèo Gold Coast United vs Capalaba, 16h30 ngày 8/4: Chiến thắng dễ dàng
Dự thảo được hình thành sau quá trình nghiên cứu của nhóm soạn thảo gồm 11 chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý...
![]() |
Buổi góp ý cho dự thảo đầu tiên của khung quy tắc ứng xử trong trường học do Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa chủ trì. |
TS Phùng Khắc Bình, nguyên Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh sinh viên, Phó trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, bộ quy tắc ứng xử trong trường học là tập hợp những quy định về các hành vi nên làm và không được làm, thể hiện các chuẩn mực, giá trị văn hóa trong hoạt động giao tiếp, sinh hoạt, làm việc, học tập của các chủ thể trong nhà trường và các đối tượng có liên quan.
Quy tắc ứng xử trong trường học có vai trò điều chỉnh cách thức ứng xử của các thành viên trong nhà trường theo văn hóa, thuần phong mỹ tục Việt Nam, tạo môi trường làm việc, học tập thân thiện, hợp tác, trách nhiệm, cởi mở, trung thực, văn minh trong nhà trường.
Bộ quy tắc ứng xử được xây dựng dựa trên nguyên tắc đảm bảo định hướng giáo dục đạo đức, lối sống và hoàn thiện nhân cách học sinh, sinh viên; phù hợp với chuẩn mực đạo đức được xã hội thừa nhận, với quy định của pháp luật và với mục tiêu, đặc điểm của nhà trường, ngành Giáo dục; đảm bảo tính thực tiễn và khả thi, tính dân chủ và nhân văn.
Yêu cầu đối với bộ quy tắc ứng xử là rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện, dễ kiểm tra. Nội dung phải được thảo luận dân chủ và đồng thuận của các thành viên trong nhà trường và phải được theo dõi, kiểm tra, đánh giá trong quá trình triển khai, để kịp thời điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế.
Bộ quy tắc ứng xử của các trường hiện còn chung chung, khó thực hiện
Theo ông Bùi Văn Linh, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh sinh viên (Bộ GD-ĐT), ở nước ta, quy tắc ứng xử trong trường học đã được triển khai thực hiện trong toàn ngành khi triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” từ năm 2008. Hầu hết các trường phổ thông đều đã tổ chức xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử.
Theo báo cáo của 50 Sở GD-ĐT, 100 trường ĐH và CĐ sư phạm, đến tháng 3/2018, đã có 68,7% các trường phổ thông ban hành và thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa. Trong đó 54,6% trường thực hiện nghiêm túc và có chế tài xử lý vi phạm; 80% cơ sở đào tạo đã ban hành quy tắc ứng xử văn hóa, trong đó có 58% số trường thực hiện và có chế tài xử lý vi phạm.
Tuy nhiên, nhìn chung, bộ quy tắc ứng xử trong các trường học hiện nay còn khá chung chung, dài, khó nhớ, khó thực hiện, một số còn mang tính hình thức. Ở nhiều trường, nội dung của quy tắc ứng xử chủ yếu nêu lại một số điều trong quy chế nhà trường. Việc cập nhật tình hình, điều kiện của địa phương, nhà trường để đưa những quy định cụ thể, có nét riêng phù hợp vào quy tắc ứng xử còn rất ít. Một số trường tham khảo nội dung của trường khác và có nhiều phần nội dung hoàn toàn giống nhau, chưa thể hiện được các nội dung cụ thể, đặc thù của trường mình.
Cố gắng để ban hành bộ khung qui tắc ứng xử trước thềm năm học mới
Tại hội thảo, đại diện các Sở GDĐT, nhà trường đều khẳng định sự cần thiết của việc Bộ xây dựng bộ khung quy tắc ứng xử trong trường học để các nhà trường cụ thể hóa phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; đồng thời đưa ra những ý kiến góp ý cho dự thảo từ các giá trị cốt lõi được nhóm nghiên cứu đề xuất, về các hành vi nên làm và không được làm...
![]() |
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa |
Lắng nghe các góp ý, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa yêu cầu nhóm nghiên cứu tiếp thu, hoàn thiện, sau đó Bộ sẽ tổ chức thẩm định kết quả.
Thành viên Hội đồng thẩm định nội dung quy tắc ứng xử sẽ gồm các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà giáo có uy tín (như GS Trần Văn Thêm – Trường ĐH KHXHNV, ĐHQG TP HCM; TS Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý Hà Nội,...). Sau khi tiếp thu, hoàn thiện nội dung dự thảo khung qui tắc ứng xử trong trường học, Bộ sẽ tiến hành đăng mạng để xin ý kiến rộng rãi các cơ sở giáo dục, cán bộ quản lý, nhà giáo, HSSV và xã hội… Bộ Giáo dục đang cố gắng để ban hành bộ khung qui tắc ứng xử trước thềm năm học mới 2018-2019.
Nhằm khảo sát, đánh giá khung quy tắc ứng xử trong nhà trường phổ thông, làm cơ sở thực tiễn cho việc điều chỉnh và hoàn thiện bộ quy tắc ứng xử, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát ban đầu với 900 cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh, nhân viên, phụ huynh của các nhà trường và các chủ thể có quan hệ công tác với trường phổ thông trên địa bàn Hà Nội. |
Thanh Hùng
Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi các các ĐH, học viện, các trường ĐH, các trường CĐ, trung cấp sư phạm về phòng, tránh học sinh, sinh viên tham gia cá độ, đánh bạc qua mạng.
" alt="Bộ quy tắc ứng xử trong các trường hiện còn chung chung và mang tính hình thức"/>Bộ quy tắc ứng xử trong các trường hiện còn chung chung và mang tính hình thức
Khán giả chưa hình dung ra việc NSND Nguyễn Hải là một luật sư sẽ thế nào?
- Tôi học luật trước khi vào làm việc ở Đoàn kịch nói Công an nhân dân, rồi qua Học viện Tư pháp học tiếp, hoàn thành chứng chỉ và đã có thẻ hành nghề luật sư nên khi nghỉ hưu, tôi lại có cơ hội để làm nghề, giúp đỡ được nhiều người cần trợ giúp pháp lý. Kể cả lúc còn đi làm, hay đã nghỉ hưu, tôi đều trau dồi cho mình sự tử tế, giữ gìn mọi thứ từ lúc còn trẻ. Đừng nghĩ, mình là NSND thì muốn làm gì cũng được. Mọi thứ đều phải chỉn chu chứ đừng vin vào sự nổi tiếng để làm những chuyện nhố nhăng.
Khi là một luật sư, tôi tư vấn rất thận trọng. Nguyên tắc của tôi là không hứa điều gì cả, mà trên cơ sở những quy định của luật pháp trang bị cho người dân những kiến thức chuẩn nhất.
Công việc bận rộn thế, anh sắp xếp thời gian thế nào để ở bên vợ con?
- Tôi cố gắng ăn cơm cùng vợ con càng nhiều càng tốt. Đôi khi đang đi làm, tôi lại chợt nhớ: Tuần này mình chưa ăn bữa nào cùng gia đình nên cũng áy náy.
Nhưng vợ tôi không trách chuyện đó, trước cô ấy cũng học cùng lớp diễn viên khóa 1, trường Đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội cùng NSND Minh Hòa, NSƯT Bích Thủy, NSƯT Quốc Tuấn… sau chuyển sang dạy âm nhạc, nên rất thông cảm công việc của chồng.
Tôi cũng tự nhủ, mình không phải là người quá cần tiền nên cũng tiết chế và nhận những việc mình thích thôi để được ở gần với gia đình hơn.
Nhiều người nói, NSND Nguyễn Hải nhìn rất nghiêm nghị, khó gần. Anh tự đánh giá mình là người thế nào?
- Tôi là người sống chân thật, cởi mở, còn ai nhìn hình thức và đoán "nội dung" thì kệ họ thôi. Tôi bị chửi, bị xách mé nhiều rồi nên mọi thứ không còn làm tôi khó chịu nữa. Nguyễn Hải luôn thấy cảm ơn bố mẹ đã sinh ra với hình hài thế này, tôi hài lòng với những gì mình có, vì chính khuôn mặt của tôi đóng phản diện lại ấn tượng thì sao?
Có người đã vỗ vai tôi nói, họ sẵn sàng đầu tư cho tôi để đi thẩm mỹ, làm "mặt tiền" cho đẹp hơn để vào vai chính diện. Nhưng tôi từ chối, vì có nhiều người làm chính diện rồi, giờ "đập đi xây lại", cái mặt đơ ra, phá nét cộng với tuổi già, cơ nhão hết rồi thì mình trông sẽ thế nào? Thôi cha mẹ sinh ra thế nào cứ để vậy.
Khi nhận được những tin nhắn bị chửi, bình phẩm về mình, phản ứng của anh thế nào?
- Tôi bị chửi từ ở ngoài đường đến trên mạng xã hội, nhiều lắm. Thời đại công nghệ 4.0 nên giới trẻ dùng các ứng dụng rất thành thạo và "chửi" nhân vật qua mạng cũng rất nhiều. Nếu dùng từ "thô bỉ" thì nặng nề, nhưng nếu nói họ thiếu văn hóa thì có quá không?
Tôi thường chặn những tin nhắn tiêu cực gửi đến mình. Thôi thì tôi già rồi, không phù hợp với những lời lẽ quá khích như vậy.
Gia đình tôi có 3 thế hệ ở với nhau
Ở trong gia đình, anh là một người bố thế nào?
- Tôi là một người bố rất nho giáo, nghiêm túc. Tôi có một người vợ, hai con. Con trai lớn sinh năm 1988, du học ở Anh về, đang là Đại úy công an, con gái út sinh năm 1994, mới lập gia đình. Tôi đã lên chức ông nội, ông ngoại.
Gia đình tôi là tam đại đồng đường (ba thế hệ ở cùng nhau - PV), các con lấy vợ, lấy chồng xong ở nhà tôi hết. Tôi ở tầng 2, các con ở trên tầng 3, tầng 4.
Đông con cháu ở cùng như thế, anh có nguyên tắc nào để giữ trật tự gia đình không?
- Gia đình tôi đang ở một ngõ nhỏ trên phố Kim Ngưu (Hà Nội), nhà thì cũng bé thôi, chỉ 41m2. Nhưng nhà chật không sợ, chỉ sợ cái bụng nhỏ hẹp, không quan tâm đến nhau. Tôi có một nguyên tắc là các con, kể cả dâu, rể phải yêu thương nhau hết mực, các cháu nội, ngoại được đối xử công bằng như nhau.
Các con phải nhẫn nhịn, nhìn nhau mà sống. Con trai lớn sẽ là anh cả, chỉ đạo hướng dẫn các em trong nhà, cái gì vướng mắc không giải quyết được thì xin ý kiến của bố mẹ. Nếu bố mẹ không quyết được thì họp gia đình. Nhưng may mắn là nhà tôi chưa phải họp nội bộ lần nào (cười).
Tôi tự hào vì các con có phông văn hóa riêng, các con đều đi du học về nên đối xử với nhau văn minh, đoàn kết.
Thường thì người trẻ sau khi lập gia đình rất ngại việc ở chung với bố mẹ. Có bao giờ các con anh muốn ra ở riêng không?
- Tôi đã từng cho các con đi ở riêng nhưng các con luôn nói "bố mẹ đi đâu, con ở đó". Nói thật, đất đai, nhà cửa của tôi không thiếu, tôi cũng bán bớt đi rồi nhưng các con muốn ở chung chứ không phải mình không có điều kiện. Nhà tôi tuy nhỏ nhưng ấm cúng.
Tôi đưa cả khách Tây, khách Nhật về nhà mình tiếp. Gia đình tôi coi trọng sự kính trên nhường dưới. Bố tôi nay đã 99 tuổi, vẫn ở Nam Định. Ông đang ở trong khuôn viên 4.000m2, có người giúp việc chăm sóc hàng ngày. Cứ rảnh rỗi là tôi lại về thăm ông, ngày nào không về được, tôi gọi video để xem ông thế nào.
Các con muốn đón ông lên Hà Nội ở nhưng ông không đồng ý, cứ lên chơi buổi sáng, đến chiều ông lại đòi về nên phải chiều ông.
Khán giả có thể hình dung khi NSND Nguyễn Hải lên chức ông sẽ thế nào?
- Tôi chiều con và cháu lắm. Có lần, con nói: "Bố trông cháu cho con 2 tiếng để bọn con đi xem phim". Thế mà đến 4 tiếng sau các con mới về. Nhưng không sao cả, tôi chăm cháu cũng rất khéo. 2 cháu lại quý ông, nằm bên cứ bi bô nói chuyện với ông.
Tôi cũng tự tay pha sữa cho cháu uống, ru cháu ngủ nếu bố mẹ cháu chưa đi làm về. Chơi với các cháu, tôi mình thấy trẻ hơn.
Người ta nói, anh giàu có, sở hữu nhiều nhà đất lắm, anh có thừa nhận mình là đại gia không?
- Không, tôi chỉ là một nghệ sĩ lãng tử thôi. Đại gia thì vô cùng lắm, có người sở hữu 1.000 tỷ vẫn thấy ít, nhưng có người tiết kiệm được 1 tỷ thấy to thì sao? Đó là quan niệm của từng người. Điều quan trọng là phông văn hóa cơ bản của bạn thế nào. Có tiền nhưng cũng cần có phông văn hóa chứ. Muốn sống thanh thản thì hãy đơn giản mọi vấn đề, đừng quan trọng chuyện tiền bạc, giàu nghèo.
Vợ anh có ghen không? Vì các nam nghệ sĩ hay đóng cùng với các diễn viên trẻ trung, xinh đẹp nên sẽ có những lúc xao lòng chứ?
- Phụ nữ nào cũng ghen, nhưng chỉ ghen ở mức độ chấp nhận được để khẳng định chủ quyền là được. Nếu ghen quá, sẽ phản tác dụng, gây hậu quả nghiêm trọng. Vậy ghen phải có văn hóa.
Bà xã tôi không bao giờ kiểm soát điện thoại của chồng. Nhưng khi tôi ra ngoài vẫn lo lắng đấy, như tôi vậy, khi cô ấy ra ngoài cũng thấp thỏm lắm.
Tôi tự hào vì có vợ tâm lý, 2 con ngoan ngoãn, trưởng thành, các cháu khỏe mạnh, nghe lời người lớn. Cứ đi làm về, thấy người thân yêu mình vui vẻ, đón mình bên mâm cơm nóng là tôi thấy mình hạnh phúc, không cần gì hơn!
NSND Nguyễn Hải sinh năm 1958, anh là Đại tá Công an nhân dân Việt Nam, nguyên Phó Trưởng Đoàn Kịch nói Công an nhân dân, phụ trách kịch nói. Trong hơn 30 năm đóng phim truyền hình, anh đều để lại dấu ấn với những vai lưu manh, tội phạm.
Một số vai diễn phản diện ấn tượng của NSND Nguyễn Hải có thể kể đến như: Vai "kẻ giết người" Trịnh Khả trong Chuyện làng Nhô, Trần Hùng Lân phim Bí mật những cuộc đời, Lý Hân trong Con nhện xanh, tướng cướp Hoàng Đạo phim Cái chết của con thiên nga, tổng giám đốc Lê Thanh trong phim Chạy án… Sau đó là lão Cấn - trùm mại dâm trong phim Quỳnh búp bê hay "Thượng tá biến chất" Trần Như Tuất của phim Bão ngầm mới đây…
Các vai diễn này đều được Nguyễn Hải khắc họa thành công bằng lối diễn tự nhiên như hơi thở cùng gương mặt "không cần diễn đã toát lên chất đểu" của anh.
" alt="NSND Nguyễn Hải: Nhiều đất vẫn ở nhà 41m2, tự tay pha sữa, ru cháu ngủ"/>NSND Nguyễn Hải: Nhiều đất vẫn ở nhà 41m2, tự tay pha sữa, ru cháu ngủ
Các tin liên quan |
Hệ lụy đau lòng từ việc học trò yêu bạo dạn Bố mẹ choáng trước tâm sự yêu đương của con Học trò yêu ngay trong lớp học |
![]() |
Ảnh minh họa |
Sự băng hoại trong lối sống Theo Luật sư Hoàng Thái Long (văn phòng luật sư Thái Long, TP.HCM) cho biết: "Những cô gái hoạt động bán trinh độc lập nếu bị các cơ quan chức năng bắt giữ sẽ bị xử phạt về tội bán dâm. Những người bán trinh sau đó giới thiệu nhiều người khác cùng tham gia sẽ bị xử phạt về tội môi giới bán dâm và sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp những cô gái bán trinh giá rẻ, sau đó quay lại lừa những người đàn ông ham của lạ để bán trinh nhiều lần bằng những chiêu lừa tinh vi nếu bị phát hiện sẽ bị pháp luật xử nặng. Việc có nhiều cô gái dùng những chiêu thức để lừa bán trinh thể hiện sự băng hoại trong lối sống của một bộ phận những người trẻ". |