Nhà sáng lập kín tiếng chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi: "Tôi khá giỏi trong việc lập trình và viết code. Bởi vậy, tôi nghĩ rằng sẽ rất thú vị khi tạo dựng sự nghiệp từ đó. Ban đầu, tôi không có kế hoạch tự thành lập công ty riêng."
Dựa theo công nghệ blockchain, Mir4 cho phép người chơi chuyển đổi tài sản trong game thành tiền điện tử có thể giao dịch, trong khi nhân vật vẫn đi săn và chiến đấu trong thế giới ảo. Dù thể loại này được coi là chơi để kiếm tiền, nhiều người vẫn chấp nhận chi tiền để không phải mất hàng giờ tìm kiếm nguồn lực đầy đủ cho việc "săn" tiền số.
Mir là tựa game yêu cầu người chơi hoàn thành các nhiệm vụ trong thế giới ảo với bối cảnh thần thoại, chiến binh chiến đấu với quái vật. Mir đã thu hút hàng triệu người dùng đến từ nhiều quốc gia từ Bỉ đến Brazil hay Philippines.
Trong thế giới ảo của Mir, người chơi có thể đổi 100.000 đồng Darksteel thành 1 token Draco – sau đó có thể đổi thành Wemix. Giá trị của Wemix đã tăng lên tới 3.587 won vào ngày 19/9, tăng 426% so với ngày đồng tiền này chính thức được niêm yết là 28/10.
Park Kwan Ho - nhà sáng lập của Wemade.
Tham vọng của "tỷ phú" game
Nhờ sự thành công lớn, cổ phiếu của Wemade đã tăng gần 620% trong năm nay, đưa vốn hóa công ty lên khoảng 3,9 tỷ USD. Kwan Ho cũng nằm trong số các nhà phát triển đang nỗ lực định hình lại lĩnh vực này – vốn đã tạo ra khối tài sản khổng lồ khi đại dịch thúc đẩy nhu cầu giải trí trực tuyến.
Mir4 cũng là một phần của làn sóng văn hóa giải trí của Hàn Quốc, thúc đẩy quyền lực mềm của quốc gia này. Nhân tố quan trọng mới xuất hiện đối với động lực trên chính là bom tấn "Squid Game" của Netflix.
Kwan Ho hiện nắm giữ khoảng 45% cổ phần trong Wemade, với trị giá khoảng 1,7 tỷ USD. Tuy nhiên, gần 70% trong số đó được ông sử dụng làm tài sản cầm cố, theo Bloomberg. Theo đó, ông chưa phải là một tỷ phú tự thân trong ngành game online của Hàn Quốc.
Trong số 14,8 triệu cổ phiếu Kwan Ho nắm giữ, 10,3 triệu cổ phiếu được cầm cố từ năm 2013 đến 2020 với Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc (IBK), NongHyup Bank, IBK Securites và Samsung Securites. Một đại diện của Wemade cho biết khoản thế chấp của Kwan Ho có giá trị 45 tỷ won (38 triệu USD). Ngoài ra, đây cũng là hình thức được nhiều tỷ phú khác thực hiện như Elon Musk hay Larry Ellison.
Các nhân vật trong Legend of Mir.
Khi Wemade phát hành phiên bản thứ 2 của Mir ở Trung Quốc vào đầu những năm 2000, 500 triệu người chơi đã truy cập cùng một lúc. Nhưng những năm sau đó, công ty này đã gặp khó khăn trong các kế hoạch phát triển, do vướng vào các cuộc chiến pháp lý kéo dài ở nước ngoài để ngăn chặn những phiên bản lậu.
Với sự xuất hiện của metaverse và blockchain, công nghệ "sổ cái kỹ thuật số", Kwan Ho đang tìm cách khai thác nhu cầu ngày càng lớn đối với các tựa game "chơi để kiếm tiền".
Ông cho biết: "Ban đầu, việc tạo ra một thế giới ảo để kiếm tiền trong đó là một suy nghĩ viển vông. Nhưng điều có thể thành hiện thực với sự phát triển của công nghệ blockchain. Giá cổ phiếu tăng vọt là minh chứng rõ ràng cho tầm nhìn của chúng tôi."
Tham vọng tiếp theo của Kwang Ho là gia nhập lĩnh vực tiền số. năm 2018, ông đã thành lập bộ phận blockchain là Wemade Tree Co. và công ty niêm yết là Wemix vào năm 2020. Ông cũng đầu tư 80 tỷ won vào Vidente – cổ đông lớn nhất của sàn giao dịch tiền số Bithumb.
Sau khi Mir4 được phát hành tại hàn Quốc vào tháng 11, doanh thu của Wemade đã tăng 147% lên mức cao kỷ lục trong quý I/2021 so với 1 năm trước. Công ty này đã phát hành phiên bản thứ 4 tại 170 quốc gia vào tháng 8 và chuẩn bị ra mắt tại Trung Quốc.
(Theo Doanh nghiệp & Tiếp thị, Bloomberg)
Mir4 đến từ Hàn Quốc đã trở thành game mobile bom tấn đầu tiên trên thế giới vận hành chợ số NFT cùng đồng tiền số riêng dựa trên công nghệ blockchain để cung cấp cơ chế chơi game kiếm tiền (play to earn).
" alt=""/>Cho phép người dùng đổi tài sản trong game thành tiền số, cổ phiếu một công ty tăng gần 700%Theo website Apple Censorship, ứng dụng Yahoo Finance biến mất vào ngày 14/10. Không rõ ai đã rút Yahoo Finance hay vì lý do gì. Cả Apple và Yahoo đều không phản hồi.
Theo báo Telegraph, người dùng Trung Quốc sử dụng Yahoo Finance để đọc tin tức từ các tờ báo bị chặn trong nước hay chương trình Internet bị kiểm duyệt khác. Dù lách được sự hạn chế nội dung ngặt nghèo của Chính phủ, có vẻ như ứng dụng của Yahoo vẫn thu hút sự chú ý của các cơ quan như Cơ quan An ninh mạng Trung Quốc (CAC) và trở thành đối tượng bị yêu cầu loại bỏ.
Vẫn theo Telegraph, vài ngày trước khi “bốc hơi” khỏi App Store, Yahoo Finance xuất bản lại bài viết trên Bloomberg chỉ trích chính sách siết chặt ngành công nghệ của Trung Quốc. Bài báo chứa những thông tin liên hệ đến Apple đã đánh đổi một vài thứ để nhận lấy sự thiên vị. Chẳng hạn, Apple gỡ nhiều ứng dụng theo yêu cầu của nhà chức trách.
Apple được xem là có quan hệ chặt chẽ vói các cơ quan chức năng như CAC. Trung Quốc là thị trường vô cùng quan trọng, có khả năng định đoạt thành công hay thất bại của Apple khi muốn vươn tầm với trên toàn cầu. “Táo khuyết” có “bề dày lịch sử” gỡ ứng dụng dường như không phù hợp với Trung Quốc. Cuối năm 2016, công ty xóa ứng dụng New York Times với lý do vi phạm pháp luật địa phương. Một số ứng dụng VPN có khả năng vượt tường lửa cũng chịu chung số phận vài tháng sau đó.
Du Lam (Theo Apple Insider)
Apple thông báo ngừng bán các mẫu MacBook Pro dùng chip Intel, ngay trước thềm ra mắt MacBook Pro 14 inch và 16 inch mới.
" alt=""/>Ứng dụng Yahoo Finance ‘bốc hơi’ tại Trung Quốc