'Học trò cũng có thể là... thầy mình'

时间:2025-01-19 11:52:41 来源:NEWS

-Việc lấy ý kiến phản hồi của học sinh đối với giáo viên không phải là một việc quá mới,ọctròcũngcóthểlàthầymìkqbd liga nhưng đây là lần đầu tiên có một giáo viên đứng ra biên soạn một bộ gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm và một câu hỏi mở, cho học sinh bày tỏ cảm nhận của riêng mình về thầy cô.

{ keywords}
Ảnh Lê Anh Dũng

Khảo sát gần 5.000 ý kiến học sinh ở 3 trường THPT để "Xây dựng bộ công cụ thuthập ý kiến phản hồi của học sinh về các thầy cô giáo ở trường THPT" – Đề tàikhoa học của thầy giáo Phùng Hồng Cổn, giáo viên bộ môn toán Trường THPT Phan ĐìnhPhùng (Hà Nội) vừa được các thành viên của Hội đồng nghiệm thu đánh giá là rất cầnthiết trong quá trình nâng cao chất lượng dạy, học ở các nhà trường.

Chấm điểm thầy là bình thường

Vì sao ông lại thực hiện đề tài nghiên cứu này, khi mà có thể nhìn nhận rằngđây là công việc mà người quản lý phải thực hiện, chứ không phải là trách nhiệm củamột giáo viên?

- Trong thời đại Internet hiện nay, thông tin về mọi lĩnh vực của cuộc sống đượccập nhật thường xuyên và lưu chuyển rộng rãi, nhanh chóng. Những thông tin nhận xét,đánh giá về các thầy cô giáo và nhà trường cũng không nằm ngoài trào lưu này. Tuynhiên, do tính chất tự phát nên những đánh giá của học sinh trên Internet về thầy côthường tản mạn, đôi khi lệch lạc, thậm chí cực đoan.

Là giáo viên dạy môn toán, chưa từng làm quản lý nhưng tôi thích tìm tòi, nghiêncứu. Qua thực tiễn nhiều năm dạy học tôi thấy chưa bằng lòng với cách lấy ý kiến họcsinh kiểu truyền thống mà nhiều trường vẫn làm: Cho học sinh trả lời vào giấy năm bảycâu hỏi kiểu như: Thầy (cô) dạy thế nào? a) Dễ hiểu; b) Bình thường; c) Khó hiểu.Hay: Kiến thức thu nhận được: a) Rất tốt; b) Tốt; c) Chưa tốt….

Rồi tôi “lang thang trên mạng”. Tôi thấy thế giới người ta làm việc này từ lâurồi, họ coi học sinh chấm điểm thầy cô giáo là việc rất bình thường. Tôi nghiên cứulý thuyết, biên soạn bộ câu hỏi, thực nghiệm… và đến nay Đề tài đã được nghiệm thu.

Khó khăn nhất khi thực hiện đề tài này là gì, thưa ông?

- Khó khăn và trăn trở nhất với tôi là làm sao lập ra được hệ thống câu hỏi vớinhững phương án trả lời phù hợp với tâm lý học sinh THPT, phù hợp với chương trìnhgiáo dục hiện nay. Tôi đã lập bộ câu hỏi, tham khảo ý kiến đồng nghiệp trong trường,rồi đưa lên mạng tham khảo ý kiến đồng nghiệp và cha mẹ học sinh cả nước. Sửa chữanhiều lần mới có được kết quả hôm nay.

Ông suy nghĩ gì khi đưa vào bộ câu hỏi những câu như “Thầy cô có hay trù úmhọc sinh không?”, “Thầy cô có lấy giờ học để làm việc khác không?”… Có phải đây lànhững hiện tượng vẫn gây nhức nhối trong giảng đường?

- “Gây nhức nhối trong giảng đường” thì không hẳn, nhưng đâu đó vẫn xảy ra nhữnghiện tượng như vậy. Trên báo chí của các bạn chẳng từng có những tít như “Phụ huynhkêu trời vì không thể không cho con học thêm” đó sao. Nhưng phải nói ngay với bạn, ởtrường THPT thì học sinh đã “lớn khôn”, ít có hiện tượng “bắt học thêm phải họcthêm”. Với câu hỏi này tôi phát hiện ra một số giáo viên bị oan. Đó là trường hợp cónhững cô giáo rất tốt, rất nghiêm khắc, nhưng chỉ vì cách ứng xử với học sinh chưaphù hợp nên bị học trò cho là cô trù úm. Còn “lấy giờ học để làm việc khác” thì khôngnhiều nhưng có đấy, chẳng hạn: Nhắn tin, lướt web...Những thông tin này “có giá” với hiệu trưởng lắm đấy(cười).

Sẽ có thầy cô không được học sinh mến

Ý kiến học sinh thường hay chủ quan, thường dựa trên cảm tính nên dễ dẫn đếnsai lệch. Ông có biện pháp nào để hạn chế điều này?

- Để hạn chế điều đó tôi đã nghiên cứu kĩ tâm lý học sinh THPT, đưa ra những câuhỏi và các phương án trả lời phù hợp độ tuổi và môi trường sinh hoạt, học tập. Câuhỏi mở là nơi học sinh bộc lộ những suy nghĩ, cảm nhận của các em về những mặt chưađược đề cập đến trong 20 câu đóng ở trên. Hơn nữa, ở trường THPT các thầy cô dạy ítlớp (môn Toán, Văn, Ngoại ngữ) thì cũng dạy khoảng 150 học sinh, các thầy cô dạynhiều lớp như môn Sử, Địa, Giáo dục công dân… có thể dạy tới 500 học sinh. Với sốđông như vậy thì “sai lệch” chắc chắn không đáng kể.

Với chia sẻ của một số lãnh đạo trường ĐH, THPT đã từng thu thập ý kiến phảnhồi của học sinh đối với giáo viên, thì “đau đầu” nhất chính là khi tập hợp được kếtquả phản hồi. Sử dụng kết quả thu được sao cho có hiệu quả và không gây căng thẳngtrong nhà trường là một việc không dễ dàng. Ý kiến của ông về vấn đề nhạy cảm này nhưthế nào, có nên công khai kết quả?

- Việc lấy ý kiến học sinh thì trước đây nhà trường đã từng làm nhưng chỉ ở mức độđơn giản với vài câu hỏi, chưa sử dụng phương pháp thống kê một cách khoa học. Lầnnày việc lấy ý kiến học sinh được thực hiện theo một qui trình khoa học, chặt chẽ, cósự chuẩn bị chu đáo một thời gian dài, vì vậy kết quả được sự mong đợi của nhiềungười. Qua tìm hiểu tôi nhận thấy một số biểu hiện của các thầy cô giáo khi nhận đượckết quả học sinh “chấm” mình, có nhiều thầy cô vui vẻ, phấn khởi khi được xếp thứ caovà được nhiều học sinh khen ngợi trong phần Góp ý.

Trong khi đó có lời tâm sự “Có người rất buồn, giá mà kết quả chỉ đưa riêng từngngười”. Có cô còn bộc lộ “Mấy ngày đầu em nghĩ khó còn có thể đủ nhiệt tâm và sự tựnhiên như trước”… Một giáo viên khác nhận định “Không nói ra nhưng mỗi người sẽ tìmra cho mình những chỗ phải điều chỉnh”.

Cảm xúc của một người trước một sự việc đương nhiên là chuyện rất riêng tư; cáchứng xử đối với học sinh cũng là chuyện riêng của mỗi thầy cô. Tuy nhiên, đây là mộtĐề tài khoa học, nên theo tôi cần nhìn nhận sự việc ở góc độ khoa học.

Trong quá trình làm trắc nghiệm không thể tránh khỏi tình trạng: Học sinh quí mếnthầy cô A thì có xu hướng tích vào phương án a, ngược lại nếu thầy cô B không đượchọc sinh quí mến thì thường bị tích vào phương án d hoặc c. Đề tài này chấp nhận mộttỉ lệ nhất định sự cảm tính như vậy.

Giáo viên được nhiều hơn mất

Theo ông, giáo viên được gì, mất gì khi nhận kết quả phản hồi?

- Theo tôi giáo viên không mất gì, mà chỉ có được. Được hiểu chính mình hơn, hiểura mặt mạnh, mặt yếu của mình; hiểu nhu cầu, nguyện vọng của học sinh, từ đó có độnglực để học tập, rèn luyện tay nghề. Có câu: “Ai chỉ ra đúng khuyết điểm của ta làthầy ta”. Học trò có thể làm thầy mình - Tại sao không?

Ông nhận xét như thế nào về sự tiếp nhận của các nhà trường đối với việc lấy ýkiến phản hồi của học sinh? Ông có “dự đoán” thế nào về việc liệu đề tài nghiên cứunày sẽ được áp dụng rộng rãi?

- Ông hiệu trưởng ủng hộ tôi ngay từ khi làm đề cương đề tài. Khi thử nghiệm cảtrường chung tay cùng thực hiện. Về phía giáo viên, hầu hết giáo viên trường tôi bìnhthản đón nhận ý kiến phản hồi của học sinh. Mặc dù đâu đó có thể có giáo viên, cótrường còn e ngại với việc này, nhưng tôi hy vọng sự e ngại đó sẽ qua nhanh và đề tàinày sẽ được áp dụng rộng rãi.

Qua việc tổng hợp kết quả, ông nhận thấy học sinh bây giờ nhìn nhận về giáoviên như thế nào?

- Nói riêng về kết quả phản hồi của học sinh trường THPT Phan Đình Phùng, thì đốivới các em, đa số các thầy cô đều giỏi, hầu hết đều đạt từ 8/10 điểm trở lên.

Nhiều học sinh bây giờ rất chín chắn, có những nhận xét rất sâu sắc về thầy cô. Các em không còn quá trẻ con như chúng ta vẫn tưởng. 

Xin cảm ơn ông.

  • Chi MaiThực hiện

Thầy đừng dạy em thành...giáo sư

Dưới đây là một số "đánh giá" của học trò về thầy cô

“Thầy dạy giống như là dạy để dạy học sinh trở thành giáo sư vậy…Em nghĩ bây giờ chỉ cần tập trung học làm sao để thi đỗ đại học thôi”.

“Cô nên nhắc nhở nhẹ nhàng khi học sinh không làm được bài, đừng trừng mắt quát tháo”.

 “Cô thiên vị học sinh quá mức…”.

“Cô là giáo viên vô cùng sôi nổi, đáng yêu, hài ước, tuy nhiên bài kiểm tra cô cho điểm gần như nhau dẫn đến học sinh không biết rõ thực lực của mình”.

“Em thấy thật may mắn khi gặp được  thiên thần Toán học như thầy. Thầy đã đem đến cho em rất nhiều điều thú vị! Em cảm giác như được khai sáng, thật sự là magical (có ma lực). Em mong sẽ được đồng hành cùng thầy những năm tháng còn lại của học sinh cấp 3”...

Ông Kiều Trung Tiến, Hiệu trưởng trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội): “Thay vì chỉ có 2 mắt để bao quát đội ngũ giáo viên của mình, tôi có thể sử dụng hơn 2.000 đôi mắt của học sinh để nắm bắt mọi diễn biến trên lớp. Đấy là tác dụng trông thấy rõ của việc lấy ý kiến phản hồi của học sinh trường THPT Phan Đình Phùng”.

Ông Nguyễn Tùng Lâm,Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội): “Kênh thông tin này sẽ giúp hiệu trưởng hiểu giáo viên của mình đã dạy học trò tốt hay không. Đồng thời cũng khiến giáo viên phải có nhu cầu soi mình trong mắt học trò để tự hoàn thiện mình”.

Ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội:Việc xây dựng bộ công cụ thu thập ý kiến phản hồi của học sinh về các thầy cô là rất cần thiết. Đây cũng là một trong những minh chứng quan trọng để đánh giá chuẩn giáo viên. Mặc dù bộ câu hỏi còn nhiều điểm phải bổ sung và điều chỉnh nhưng đây là một trong những điểm khởi đầu cho các trường triển khai một cách hoàn chỉnh việc lấy ý kiến học sinh trong thời gian tới.

推荐内容