Người lớn có bị lây bệnh chân tay miệng không?ệnhtaychânmiệngởngườilớntriệuchứngkháctrẻnhỏkhôđội hình chelsea gặp aston villa
Bệnh tay chân miệng do virus gây ra, thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là nhóm dưới 5 tuổi. Bệnh khá hiếm gặp ở người lớn tuy nhiên nguy cơ nhiễm bệnh xảy ra nếu hệ miễn dịch không đủ mạnh để chống lại virus. Ví dụ, người lớn có thể lây bệnh khi chăm sóc trực tiếp trẻ đang bị tay chân miệng.
Tương tự như ở trẻ em, nguyên nhân gây tay chân miệng ở người lớn là các virus đường ruột. Thường gặp nhất là virus đường ruột type enterovirus 71 (EV71) và coxsackie A16.
Đặc biệt trong đó, EV71 có thể gây biến chứng nặng nề cho người bệnh tay chân miệng như viêm màng não, viêm não hoặc gây tổn thương cơ tim.
Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở người lớn khác trẻ nhỏ như thế nào?
Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM từng tiếp nhận những trường hợp 15 tuổi vẫn mắc tay chân miệng. Trong khi nhóm tuổi phổ biến mắc bệnh là ở trẻ trong tuổi đi mẫu giáo. Cá biệt hơn, một bác sĩ tại Bệnh viện Nhi đồng 2 được phát hiện mắc bệnh tay chân miệng khi bàn tay nổi các vết hồng ban.
Lý giải tình trạng trên, các bác sĩ cho rằng, khi số lượng ca bệnh càng lớn thì số ca nặng càng nhiều, độ tuổi mắc bệnh cũng mở rộng hơn. Do đó, người trưởng thành mắc tay chân miệng dù hiếm gặp nhưng vẫn xảy ra, thậm chí diễn tiến nguy hiểm.
Triệu chứng bệnh tay chân miệng ở người lớn cũng như ở trẻ em. Những ngày đầu, các dấu hiệu thường không rõ ràng. Người bệnh có thể sốt nhẹ, mệt mỏi, sau đó xuất hiện các hồng ban hoặc mụn nước trên cơ thể.
Các vết phỏng nước này không ngứa ngáy nhưng rất khó chịu, xuất hiện trong miệng, lòng bàn tay, cánh tay, lòng bàn chân, đùi, mông, đầu gối... Ngoài ra, người bệnh có thể bị sốt, ho, sổ mũi, nôn mửa, tiêu chảy, đau nhức cơ.
Các nốt phồng, lở trong lưỡi và họng sẽ khiến ăn uống rất khó khăn, mệt mỏi.
Tuy nhiên, một số người lớn mắc bệnh tay chân miệng chỉ có hồng ban ở lòng bàn tay, không sốt, không có dấu hiệu đặc trưng. Bệnh thường tự khỏi sau 1 tuần. Trong thời gian đó, người bệnh cần ý thức tự cách ly, hạn chế tiếp xúc, lây nhiễm cho người khác, đặc biệt là trẻ em.
Người lớn mắc tay chân miệng cũng có nguy cơ biến chứng như trẻ nhỏ. Nếu không giữ vệ sinh tốt, các nốt phỏng ban đầu dễ bị vỡ ra hình thành vết loét, dễ gây bội nhiễm. Nguy hiểm hơn, người bệnh có thể gặp biến chứng thần kinh (viêm màng não, viêm tủy sống...) hoặc trên hệ tim mạch, hô hấp.
Hiện nay, bệnh tay chân miệng ở người lớn chưa có vắc xin hoặc thuốc đặc trị mà chủ yếu là điều trị triệu chứng. Cách tốt nhất để phòng bệnh là thực hiện vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh tiếp xúc với nguồn bệnh.
Phú Sĩ