当前位置:首页 > Nhận định > Những mẫu bể cá treo mini đẹp hút hồn cho nhà nhỏ 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Kế hoạch của họ là xây một khu vực hợp để sống cùng và hỗ trợ nhau lúc tuổi cao, tránh phiền con cháu.
"Nhiều người nghĩ ý tưởng về chung nhà sẽ sớm tan vỡ nhưng chúng tôi sẽ chứng minh điều ngược lại", Guerra, 68 tuổi, nói.
Lanford, một y tá nghỉ hưu 68 tuổi, từng chứng kiến nhiều bệnh nhân lớn tuổi sống một mình nhập viện khi bị ngã do không có người thân ở bên. Điều này thôi thúc bà xây nhà cùng bạn thân.
Họ thuê kiến trúc sư và mất 12 tháng để hoàn thiện, bao gồm thời gian cấp phép. Tổng chi phí khoảng 1,2 triệu USD.
"Tôi vội đưa con đi cấp cứu ở Bệnh viện Quân đội 105. Thấy tôi cứ khóc ròng không dứt, các bác sĩ sợ tôi sốc, chỉ gặp riêng chồng tôi nói chuyện. Đến lúc chồng tôi bước ra khỏi phòng, mặt trầm ngâm, linh tính mách bảo điều gì đó không lành. Sau cùng, chồng tôi mới cho hay, con đang bị u não, tràn dịch ra ngoài, nếu không cấp cứu kịp thời sẽ tử vong ngay lập tức”, chị Quý rưng rưng kể lại.
Cậu bé bị u não, sau phẫu thuật để lại di chứng mắt lác |
Ngày 11/1, gia đình chị đưa con chuyển đến bệnh viện K Tân Triều (Hà Nội) làm thủ tục mổ cấp cứu. Ngồi trên xe cùng con, nước mắt chị rơi lã chã khi thấy con mất đi nhận thức, chỉ nói sảng.
Thoát khỏi cơn nguy kịch chưa đầy 1 tháng, cháu Hoàng Anh lại tiếp tục trải qua một ca mổ để lấy khối u trong não. Thế nhưng, di chứng ca mổ khiến mắt cháu bị lác, không còn nhìn rõ được như trước.
Phẫu thuật xong, cháu được chuyển xuống Khoa Nhi Bệnh viện K Tân Triều để truyền hoá chất. Trớ trêu thay, cháu rơi vào trạng thái hôn mê suốt 3 ngày trời. Quãng thời gian đó, chị Quý từng tuyệt vọng vô bờ bởi chị tưởng sẽ mất con vĩnh viễn. Ngày 3/3, các bác sĩ tiến hành mổ cấp cứu cho cháu Hoàng Anh lần thứ ba.
Vậy là chỉ trong chưa đầy 3 tháng, một đứa trẻ vô tư phải trải qua liên tiếp 3 ca mổ não khiến cơ thể cháu kiệt quệ hẳn đi. Những cơn đau cháu phải gánh chịu quá lớn, in hằn lên tuổi thơ những vết sẹo tâm hồn chẳng tài nào lên được da non.
Chị Quý lo lắng, sợ hãi khi con liên tiếp bị tử thần đe dọa |
Cả gia đình nguy cơ “ra đường”
Tạm giữ lại được mạng sống cho con, gia đình chị Quý đang phải đối mặt với nguy cơ mất hết nhà cửa. Do chuyển bảo hiểm vượt tuyến nên con chị chỉ được hưởng 40% chi phí do bảo hiểm chi trả.
Để có được tiền mổ não cho con qua 3 lần, chị Quý phải đi đặt sổ đỏ để đổi lấy 210 triệu đồng. Chưa hết, chị còn phải vay nặng lãi bên ngoài với số tiền lãi hàng tháng phải trả lên đến 2 triệu đồng.
Thời điểm hiện tại, con chị đang phải bước vào đợt hoá trị với số tiền thuốc ngoài danh mục bảo hiểm chi trả lên đến 10 triệu đồng/đợt, mỗi đợt chỉ kéo dài khoảng 1 tuần.
Cậu bé kháu khỉnh đang rất cần sự giúp đỡ từ phía bạn đọc |
Trong khi đó, chồng chị, anh Nguyễn Thành Duân (SN 1990) làm thợ sơn, lương ba cọc ba đồng. Chị cũng không thể làm được gì do phải chăm con. Quá bất lực trước hoàn cảnh bi đát hiện tại, chị Quý không cầm nổi nước mắt.
“Tôi phải tìm mọi cách để cứu con. Nhìn cảnh con liên tục cận kề cái chết, cha mẹ nào chịu đựng nổi. Số tiền vay mượn giờ đã vượt quá khả năng chi trả của gia đình rồi, chỉ sợ rằng có ngày con đi truyền hóa chất về, cháu không còn nhà để ở nữa thôi", chị Quý nấc lên.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Chị Lê Thị Quý, tổ 13 xã Dân Quyền, Tam Nông, Phú Thọ. SĐT 0985479873. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.099 (cháu Nguyễn Thành Hoàng Anh) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 08 3818 1436. |
Giữa thời điểm gia đình chị Xuyên lâm vào tình cảnh hết sức khó khăn, cậu con trai bất ngờ phát hiện mắc bệnh ung thư máu.
" alt="Con liên tiếp mổ não, cả nhà có nguy cơ 'ra đường'"/>Tháng 11 năm ngoái, Thanh Hùng đang học lớp 8. Một ngày đi học, con bị ngã gãy tay, vẫn đang bó bột còn chưa khỏi thì vài ngày sau con lại bị ngã, gãy thêm bả vai. Cha mẹ đưa con đến một cơ sở y tế gần nhà để bó bột rồi để con ở nhà, con bị nhức khắp cơ thể, chân bị sưng, không thể đi lại. Bác sĩ chẩn đoán con bị viêm khớp, tuy nhiên uống thuốc mãi không khỏi. Vợ chồng chị Thành đành đưa con lên bệnh viện lớn để khám mới phát hiện con bị ung thư máu.
“Bác sĩ khuyên vợ chồng tôi, nếu lo được 400 – 500 triệu thì đưa con sang Bệnh viện Huyết học, còn không thì chuyển không về Bệnh viện Ung bướu để chữa bệnh. Lúc ấy, để đưa con lên bệnh viện, gia đình cũng đã phải dùng hết số tiền tiết kiệm bấy lâu nay, lấy đâu ra số tiền lớn như vậy”, chị Thành lắc đầu nói.
Những đợt vô thuốc hóa trị khiến Thanh Hùng sốt, ói, chảy máu cam khiến chị Thành vô cùng chật vật |
Không còn tiền, vợ chồng chị bàn tính đưa con về. Anh chị cố gắng đi làm dành dụm và vay mượn thêm rồi mới đưa con đi chữa bệnh. Nghe tin Thanh Hùng bị bệnh, Trường THCS Bình Trị Đông đã giúp đỡ con được hơn 20 triệu đồng. Số tiền ấy đã giúp gia đình có tiền đóng tạm ứng viện phí để cho con nhập viện điều trị. Thế nhưng chỉ riêng toa thuốc đầu tiên, gia đình đã phải trả viện phí hơn 22 triệu đồng. Vì vậy, anh Thành nỗ lực làm việc, đồng thời nhờ anh em họ hàng vay mượn giúp.
Hơn một tháng con trai nhập viện điều trị, do làm việc quá sức, anh Thanh bị nhồi máu cơ tim, phải cấp cứu tại Bệnh viện Nhân dân 115. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán anh bị viêm cơ tim, viêm phổi, tăng huyết áp. Chị Thành lại chạy vạy, nhờ họ hàng vay mượn 35 triệu để đóng viện phí cho chồng. Ngày anh Thanh nhập viện, chị phải xin bác sĩ cho bé Thanh Hùng về nhà, nhờ bà ngoại lên chăm cháu, còn chị vào viện chăm chồng. Hằng ngày, chị Thành chạy vòng vòng từ viện về nhà vài lần để thăm con. Thương vợ con, vừa mổ tim chưa được 1 tuần, anh Thành xin bác sĩ cho về, từ chối đợt mổ thứ 2. Thanh Hùng ở nhà bị sốt, phải cầm cự bằng thuốc mua ở gần nhà.
Nhiều người thân chẳng thể nhận ra Thanh Hùng bây giờ, bởi ảnh hưởng của thuốc, cả người con bị phù nề |
Chị Thành tâm sự: “Cha vừa được xuất viện về nhà thì con lại tiếp tục vào viện. Những ngày đó, tôi chạy như con thoi, cảm thấy khổ sở vô cùng. Cũng may con đã lớn, hiểu chuyện nên rất nghe lời và thường nén những cơn đau. Nhiều lúc mệt quá, lại thấy con gắng gượng, tôi cũng chỉ muốn òa khóc cho tan bớt áp lực đè nén”.
Cha bị bệnh tim vẫn đi làm kiếm tiền chữa bệnh cho con
Vợ chồng anh Thanh rời quê nghèo Đồng Tháp lên TP.HCM mướn phòng trọ, đi làm công nhân cũng đã hơn 20 năm. Gần đây, khi tuổi tác ngày càng tăng, sức khỏe kém dần, anh Thanh chuyển sang làm bảo vệ. Thấy lương thấp quá, anh lại chuyển sang chạy xe giao hàng. Khi con trai bị bệnh, anh làm tăng thời gian đến cao điểm, và rồi sau một tháng, chính anh cũng ngã quỵ. Sau khi phát bệnh tim, sức khỏe anh ngày càng yếu.
Mùa dịch Covid-19 khiến rất nhiều người lựa chọn nghỉ việc để đảm bảo an toàn, nhưng anh Thanh thì không. Hằng ngày, anh vẫn chạy xe đi giao hàng, công việc mùa dịch ít hàng hơn trước. Lúc nào mệt quá, anh dừng lại nghỉ chừng 1 giờ, sau đó lại lên xe đi tiếp. Thu nhập chỉ khoảng 4 triệu đồng nhưng với gia đình anh hiện tại, chỉ vài nghìn đồng cũng đáng quý. Bởi số tiền để trả cho mỗi đợt hóa trị là hơn 12 triệu đồng.
Trước đây, chị Thành cũng làm công nhân, nhưng từ ngày con bệnh, thời gian ở viện còn nhiều hơn ở nhà. Chị nghỉ việc ở công ty để chăm con. Biết một mình chồng đi làm kinh tế sẽ vô cùng vất vả, nhưng hoàn cảnh gia đình chị cũng chẳng còn cậy nhờ được vào ai. Bên ngoại có 6 anh chị em, nhưng đều làm mướn, bên nội cũng không khá giả gì. Đợt đầu tiên con bệnh, mỗi người cũng cho con được vài trăm nghìn, nhưng muốn vay mượn thêm thì cũng chẳng ai có. Ai có lòng thì giúp vợ chồng chị vay mượn giùm.
Chị Thành khẩn cầu các mạnh thường quân thương giúp hoàn cảnh gia đình |
“Trước đây, khi chưa có dịch, các mạnh thường quân lúc lúc còn tới bệnh viện cho được 100-200 nghìn đồng. Tuy nhiên, Thanh Hùng khá lớn so với các bệnh nhi khác nên thường ít được hơn. Dù vậy cũng vẫn còn những suất cơm từ thiện. Đến nay, dịch bệnh, nhiều mạnh thường quân ngại vào viện, ngay cả cơm từ thiện cũng hiếm hoi. Các bệnh nhi và người nhà như chúng tôi đều khổ”, chị Thành giải bày.
Sau 5 tháng, nhà có 2 người bệnh khiến số nợ của gia đình chị đã lên tới 100 triệu đồng. Số tiền mà trước đây chị chưa bao giờ nghĩ tới. Nghĩ về hoàn cảnh nhà mình, rồi chị Thành lại lẳng lặng nhìn con trai. Chẳng biết con chị sẽ còn được điều trị đến bao giờ! Và chẳng biết chồng chị hôm nay có phải dừng xe để nghỉ dọc đường nữa hay không!
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: |
Sau hơn 2 năm điều trị cho con gái út bị bướu tế bào mầm cùng cụt, cùng với 7 năm ròng chăm con trai bại não, vợ chồng chị Hằng đã bước vào đường cùng, không còn xoay sở vay mượn thêm được nữa.
" alt="Cha viêm cơ tim từ chối điều trị vì lo đi làm cứu con mắc ung thư"/>Cha viêm cơ tim từ chối điều trị vì lo đi làm cứu con mắc ung thư
TIN BÀI KHÁC
Sau khi tranh thủ 1 ngày trọn vẹn bên gia đình, HLV Park Hang Seo trở lại Việt Nam vào tối 24/12 cùng U23 Việt Nam chuẩn bị cho VCK U23 châu Á tại Thái Lan từ 8-26/1/2020.
Trong buổi tập đầu tiên tại TPHCM kể từ lúc toàn đội trở về từ Hàn Quốc, chiến lược gia 60 tuổi của U23 Việt Nam tỏ ra khá ưu tư khi thời gian chuẩn bị cho giải đấu ở Thái Lan chẳng còn nhiều thời gian, cùng lúc đội nhà chưa ổn như mong muốn.
HLV Park Hang Seo còn rất nhiều việc phải làm... |
Vấn đề lo lắng nhất với ông Park xem ra vẫn nằm ở khoảng trống của Văn Hậu để lại, khi cầu thủ đang chơi bóng ở Hà Lan cho Heerenveen, chắc chắn không thể tham dự VCK U23 châu Á 2020.
Ông Park không lo vai trò trung vệ của Văn Hậu để lại khi Đình Trọng dư sức thay thế hoàn hảo, mà rơi vào vị trí hậu vệ cánh trái, bởi lúc này người được coi tốt nhất là Thanh Thịnh vẫn chưa lành hẳn chấn thương.
Nếu Thanh Thịnh không kịp trở lại, hoặc khó đảm bảo phong độ cao nhất xem ra không dễ để ông Park tìm ra nhân tố thay thế, bất chấp ở U23 Việt Nam lúc này có cả chục cái tên chơi ở hàng phòng ngự.
... khi Văn Hậu để lại khoảng trống không hề nhỏ |
Không chỉ có thế, thời gian cho các tân binh hoà nhập và thích nghi với các sơ đồ chiến thuật mà thuyền trưởng U23 Việt Nam đặt ra có vẻ như chưa đủ, bởi hơn 1 tuần trong chuyến tập huấn tại Hàn Quốc phần nhiều tập hồi phục là chủ yếu.
Chỉ bằng vào những điều nói ở trên cũng đủ để ông Park đáng phải lo chứ không đơn giản!
... và vì người
HLV Park Hang Seo không chỉ ưu tư và lo lắng với U23 Việt Nam, những gì đang thấy từ các đối thủ cũng là điều khiến chiến lược gia người Hàn Quốc phải dốc toàn lực cho VCK U23 châu Á tới đây.
Bởi rõ ràng dù cùng là VCK U23 châu Á nhưng so với giải đấu ở Thường Châu cách đây 2 năm thì cuộc chiến tại Thái Lan tới đây khốc liệt hơn rất nhiều.
Quang Hải trở lại có toả sáng như giải U23 châu Á cách nay 2 năm? |
Vào năm 2010, VCK U23 châu Á chỉ đơn thuần là một sân chơi dành cho cầu thủ trẻ, sự chuẩn bị về nhân sự cho đến chuyên môn của phần lớn các đội bóng không hẳn đã quyết tâm nhất.
Nhưng, giải đấu tới đây ở Thái Lan lại quyết định đến việc tham dự Olympic Tokyo 2020 nên chắc chắn những đội bóng có tham vọng giành vé giống như thầy trò HLV Park Hang Seo là không ít.
Thế nên đừng ngạc nhiên khi UAE, Jordan hay CHDCND Triều Tiên đều chuẩn bị một cách nghiêm túc nhất cho VCK U23 châu Á, cùng lúc U23 Việt Nam không còn bất ngờ hay ẩn số như 2 năm về trước để giải đấu tới đây sẽ là thách thức rất lớn cho thầy trò ông Park.
Tất nhiên, nói như thế không có nghĩa U23 Việt Nam ngán ngại các đối thủ. Nhưng để đảm bảo cho mục tiêu giành vé dự Olympic Tokyo 2020 xem ra chiến lược gia người Hàn Quốc còn phải chỉnh sửa rất nhiều trước khi bước vào trận đầu tiên gặp U23 UAE ngày 10/1.
Xuân Mơ
U23 Việt Nam: Kế nào cũng khó, HLV Park Hang Seo còn phép thuật?