您现在的位置是:Thời sự >>正文
Chuyên gia Harvard chỉ 'bí kíp vàng' ứng xử với bố mẹ chồng khi có xung đột
Thời sự963人已围观
简介Ảnh minh hoạBan đầu khi về gia đình chồng, nhiều nàng dâu cảm thấy khó khăn khi tìm cách thiết lập m...

Ban đầu khi về gia đình chồng, nhiều nàng dâu cảm thấy khó khăn khi tìm cách thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với gia đình mới.
Việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình nhà chồng không phải là điều có thể làm ngay trong một sớm một chiều. Một nàng dâu thông minh, biết cách cư xử, chân thành sẽ chiếm được thiện cảm với bố mẹ chồng.
Sara Jane Ho, tốt nghiệp Đại học Harvard, chuyên gia về nghi thức cho biết các nàng dâu hãy luôn để ý đến cách ứng xử của mình.
Theo cô, học cách ứng xử để làm cho mình và mọi người xung quanh đều cảm thấy thoải mái. Đó còn là việc ứng xử duyên dáng ngay cả trong những tình huống khó xử nhất như xung đột với bố mẹ chồng.
Nếu bố mẹ chồng đưa ra đề nghị quá đáng hoặc lời nói xúc phạm khó chịu, với phận làm người con dâu, bạn nên nhận nhịn, "cười thật tươi", đồng ý và làm theo. Việc phản đáp lại hãy để chồng lên tiếng.
Cho dù bố mẹ chồng có hành động thô lỗ, cư xử quá đáng thì việc trách móc hay đối phó với họ không phải là việc của nàng dâu.
"Đó là việc của chồng bạn. Hãy kể mọi chuyện một cách chân thật với anh ấy. Nếu muốn thanh minh, giải thích hay phản đối bố mẹ chồng thì hãy để chồng của bạn làm, chứ không phải bạn. Việc duy nhất của bạn lúc đó là mỉm cười, nhẫn nhịn nghe theo", cô cho biết.
Tuy nhiên, nếu việc mỉm cười và nói lời đồng ý không có ý nghĩa thì nàng dâu nên im lặng.
"Thông thường, khi người ta chỉ trích hay nói lời quá đáng với bạn, điều tốt nhất là không cãi lại ngay, không nói gì cả. Hãy để họ tiếp tục trong suy nghĩ và hành động không đúng đắn của họ", Sara Jane Ho cho biết.
Quy tắc tương tự cũng được áp dụng khi bố mẹ bạn nói điều gì đó khiến chồng không thoải mái. "Bạn nên nói chuyện với bố mẹ mình và chồng cũng phải nói chuyện bố mẹ anh ấy", cô nói.
Tuy nhiên, không bố mẹ chồng nào muốn gây bất hòa với con dâu. Có lúc mâu thuẫn, có lúc yên bình nhưng gia đình nào cũng mong muốn duy trì hòa khí trong nhà.
Vì vậy mỗi khi có mâu thuẫn, nàng dâu mới hãy nhớ, điều đó xuất phát từ việc chưa hiểu nhau. Bạn cần bình tĩnh nói chuyện với chồng để tìm cách ứng xử với bố mẹ thật khéo léo và tìm ra lối thoát cho cả đôi bên.

Quyết định của bố mẹ chồng khiến nàng dâu tức nghẹn
Nhiều lần tôi nói với chị, bố mẹ chồng chị dù có giàu cũng không phải là nơi chị cầu cạnh, nhờ vả, nhăm nhe tài sản nhưng chị không nghe.Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo nữ Lyon vs nữ Arsenal, 23h00 ngày 27/4: Vé sớm cho Lyon
Thời sựPhạm Xuân Hải - 27/04/2025 05:25 Nhận định bó ...
【Thời sự】
阅读更多Chi 20 triệu để 'thẩm mỹ' mũi thành sưng tấy, tím
Thời sự- Tôi có sử dụng dịch vụ thẩm mỹ mũi tại một viện thẩm mỹ tại Hà Nội. Tuy nhiên, trước khi phẫu thuật, họ yêu cầu tôi kí vào tờ giấy có nội dung rằng viện thẩm mỹ không chịu trách nhiệm nếu có bất kì tác dụng phụ hoặc sơ suất nào.
TIN BÀI KHÁC:
Mẹ là người đàn bà hư, con gái sợ theo vết xe đổ.">...
【Thời sự】
阅读更多'Kinh phí đào tạo lớn nhưng không thể giữ chân được trí thức'
Thời sựĐây là diễn đàn do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức sáng 25/9 nhằm tiếp thu quan điểm và giải pháp để phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 2021-2030. Hầu hết các đại biểu đều cho rằng đội ngũ trí thức đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển đất nước. Tuy nhiên, nhiều cản trở liên quan đến việc phát triển đội ngũ trí thức cũng được đặt ra.
PGS.TS Nguyễn Huy Hoàng, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho rằng, trình độ tri thức của nước ta còn tụt hậu so với mặt bằng chung của khu vực và thế giới, ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo, thực hành, ứng dụng, giao tiếp bằng ngoại ngữ.
“Hiện nay cũng phải thừa nhận rằng có một bộ phận trí thức, kể cả những người có tuổi cao, còn thiếu tự tin, e ngại, sợ quy kết về quan điểm, né tránh những vấn đề có liên quan đến chính trị. Một số giảm đạo đức nghề nghiệp và thiếu ý thức trách nhiệm cũng như thiếu tự trọng trong nghiên cứu khoa học, thể hiện vai trò tri thức của mình; có biểu hiện chạy theo bằng cấp, thiếu trung thực, thiếu tinh thần hợp tác.
Những vấn đề này dẫn đến tình trạng một số trí thức không thường xuyên học hỏi, tìm tòi, trau dồi kiến thức cũng như thực hiện hoài bão đóng góp cho xã hội, đất nước. Đây là một trong những rào cản cho việc phát triển đội ngũ trí thức hiện nay”, ông Hoàng nói.
PGS.TS Nguyễn Huy Hoàng, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Ảnh: Thanh Hùng Một khó khăn khác tương đối lớn theo ông Hoàng là nước ta chưa đủ chủ trương chính sách nhằm thúc đẩy phát triển đội ngũ trí thức một cách hợp lý và hiệu quả, thiếu chính sách chủ động và đủ mạnh để thu hút tri thức người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giải quyết các vấn đề của đất nước và tạo điều kiện để trí thức trong nước giao lưu, hợp tác, làm việc với các trung tâm khoa học, văn hóa trên thế giới.
Ảnh: Thanh Hùng Ngoài ra, cơ chế chính sách tài chính hiện hành trong hoạt động khoa học và công nghệ, văn hóa và nghệ thuật còn nhiều bất cập, dẫn đến một số trường hợp trí thức phải tìm cách đối phó. “Không phải đối phó trong nghiên cứu mà trong việc vận dụng các chính sách, quy định về tài chính để làm sao cho phù hợp trong việc giải ngân, thanh toán các đề mục của công tác thực hiện đề tài. Do đó đã làm giảm chất lượng công trình sáng tạo, lãng phí thời gian, công sức, tiền của, ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của trí thức”, ông Hoàng nói.
Vì những điều này, theo ông Hoàng dẫn đến việc chúng ta đang đối mặt với tình trạng chảy máu chất xám, đội ngũ trí thức ưu tú được đào tạo ở nước ngoài thì không về và một số trí thức trong nước cũng tìm kiếm cơ hội ra làm việc ở nước ngoài.
PGS.TSKH Võ Đại Lược, Trung tâm Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương cho rằng, nếu so với yêu cầu phát triển đất nước trong thời đại cách mạng 4.0 thì sự phát triển của tầng lớp tinh hoa trong đội ngũ tri thức còn hạn chế. Những tinh hoa hàng đầu trong các lĩnh vực thiếu về số lượng, yếu về chất lượng.
“Trong khi, trong đội ngũ tri thức và tầng lớp tinh hoa, thì nhóm người làm trong các cơ quan nhà nước có vai trò quyết định, bởi các cơ chế, chính sách vận hành đất nước, tạo điều kiện cho cả đội ngũ tri thức và tầng lớp tinh hoa hoạt động có hiệu quả là do nhóm này xây dựng và điều hành”, ông Lược nói.
Cùng đó, những hiện tượng tiêu cực như chạy chức, chạy danh hiệu,... còn khá phổ biến đã làm cho việc tuyển chọn nhân tài vào các cơ quan bị nhiễu loạn.
Ảnh: Thanh Hùng Theo ông Lược, chế độ đãi ngộ cho giới tinh hoa còn bất cập khi lương của khu vực công thấp hơn rất nhiều so với khu vực tư.
Song, theo ông Lược, hiện nay chúng ta gần như chưa có một chính sách trọng dụng nhân tài phù hợp với thời đại hiện nay.
“Hiện nay, lao động trí tuệ cao “lượng lưu thông” tự do nhất trên thế giới. Do đó, chúng ta cần phải có chính sách phù hợp, phải cạnh tranh được với các quốc gia và không chỉ thu hút người tài của Việt Nam mà còn phải thu hút được người tài của thế giới về thì mới phát triển được. Tuy nhiên, cơ chế chính sách của chúng ta hiện còn nhiều bất cập”, ông Lược nói.
Dành kinh phí lớn đào tạo nhưng không thể giữ chân được trí thức
PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Ban Tuyên giáo Trung ương cho hay, sau hơn 10 năm triển khai Nghị quyết 27 về xây dựng đội ngũ trí thức, đến nay còn rất nhiều điểm nghẽn cần được tháo gỡ.
PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Ban Tuyên giáo Trung ương. Ảnh: Thanh Hùng Theo ông Linh, các bộ, ngành, nhất là các địa phương đều đã có chính sách thu hút đối với tri thức. Tuy nhiên trong thực tế, hiệu quả của các chính sách này không cao và vẫn mang tính hình thức. “Hình thức tuyển dụng trí thức cũng rất khác nhau, không thống nhất. Có nơi tổ chức xét tuyển, có nơi tổ chức thi. Quy định về tiêu chuẩn chưa phù hợp.
Đặc biệt, tình trạng khá phổ biến là việc bố trí những trí thức giỏi chuyên môn vào các vị trí lãnh đạo quản lý. Đây là một sự lãng phí trong sử dụng tri thức, khiến cho trí thức không phát huy được sở trường của mình, khó tập trung thời gian và trí tuệ trong công tác sáng tạo khoa học”, ông Linh nói.
Ngoài ra, môi trường làm việc ở một số nơi chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho trí thức chuyên tâm cống hiến phát triển. Do đó tình trạng chảy máu chất xám từ khu vực công sang tư, hay ra nước ngoài xảy ra khá phổ biến.
“Trong thực tế, nhiều cơ quan nhà nước đã dành một lượng lớn kinh phí để đào tạo được một trí thức, nhưng không thể giữ chân được trí thức do không bố trí được công việc phù hợp và chế độ đãi ngộ không thỏa đáng. Điều này gây lãng phí lớn về tài lực cũng như nhân lực”, ông Linh nói.
PGS.TS Bùi Nhật Quang, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho hay, các hạn chế khiến cho những đóng góp của đội ngũ trí thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng.
“Chúng ta đang rất cần các nhà trí thức lớn, các chuyên gia đầu ngành có thể đảm đương được các công trình, dự án có giá trị để đời”, ông Quang nói.
Thanh Hùng
Quán quân Olympia 2020: 'Dù ở đâu cũng có thể cống hiến cho đất nước'
Nữ sinh giành vòng nguyệt quế Olympia 2020 - Nguyễn Thị Thu Hằng (Trường THPT Kim Sơn A, Ninh Bình) cho hay chưa định hình được việc có trở về Việt Nam sau khi du học hay không, nhưng "ở đâu thì vẫn có thể cống hiến cho quê hương...".
">...
【Thời sự】
阅读更多
热门文章
- BlackBerry Q10 và Z10 giảm giá sốc: Thiết bị nào cho bạn?
- Không đăng kí, con mang họ mẹ, giờ còn đòi chu cấp?
- Máu trong tai tuôn ròng, tính mạng bé trai 1 tuổi gặp nguy hiểm
- Benzema tuyên bố chia tay tuyển Pháp vì không được gọi đá World Cup
- Nhận định, soi kèo Verona vs Cagliari, 1h45 ngày 29/4: Chia điểm
- Kết quả bóng đá Clermont 0
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Bournemouth vs MU, 20h00 ngày 27/4: Tiếp tục ôm hận
-
ILA trở thành đối tác độc quyền tại Việt Nam của TPR - Tổ chức giáo dục đến từ Mỹ.
Theo đại diện ILA, liên kết độc quyền tại Việt Nam với TPR (The Princeton Review), ILA-TPR cung cấp nền tảng luyện thi SAT hoàn chỉnh dành cho học sinh Việt Nam, với cam kết nâng cao điểm thi SAT - “Thời gian tối thiểu - Hiệu quả tối đa". Nhân dịp ra mắt tại Việt Nam, ILA-TPR tặng 10 triệu đồng khi ghi danh thi thử.
Với 40 năm kinh nghiệm luyện thi SAT toàn cầu, TPR là thương hiệu giáo dục đẳng cấp thế giới. TPR đã giúp 80% học sinh thẳng tiến vào các trường đại học hàng đầu thế giới, 96% học sinh nâng cao điểm số vượt bậc và đã xuất bản 35 triệu ấn phẩm sách toàn cầu. TPR cũng sở hữu hệ thống đánh giá và xếp hạng đại học uy tín, được đánh giá cao trong nhiều năm liền.
SAT(Scholastic Assessment Test) là một trong những bài thi chuẩn hóa cho việc đăng ký vào nhiều trường đại học tại Hoa Kỳ. SAT được quản lý bởi tổ chức phi lợi nhuận College Board và được các trường đại học dùng để kiểm tra trình độ tiếng Anh, đánh giá kiến thức tự nhiên, xã hội và kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề của học sinh.
Chương trình luyện thi được xây dựng hoàn chỉnh từ cấp độ SAT Excel 1100+ tới SAT Excel 1400+ và được thiết kế riêng để phù hợp với học sinh Việt Nam. Với hai lựa chọn học trực tiếp hoặc học trực tuyến, ILA-TPR mang đến 5 ưu điểm vượt trội.
Thứ nhất, đây là chương trình hợp tác độc quyền giữa TPR và ILA tại Việt Nam, ôn luyện SAT theo tiêu chuẩn cao cấp quốc tế cùng TPR tại Việt Nam. Thứ hai, đây là nền tảng học trực tuyến toàn diện, được thiết kế riêng biệt nhằm tối ưu hóa học tập, giúp học sinh có thể học và ôn luyện SAT tại bất kỳ đâu, bất cứ lúc nào.
Thứ ba là đội ngũ giáo viên tinh tuyển tại ILA được TPR đào tạo chuyên sâu. Thứ tư, chương trình đảm bảo kết quả đầu ra với điểm số được nâng cao vượt bậc. Và thứ năm, ngân hàng đề thi thật với hướng dẫn và nhận xét cụ thể: TPR sở hữu kho bài thi với 30 đề thi SAT nguyên bản, với nhận xét của chuyên gia cho từng câu hỏi.
“Với sứ mệnh trang bị hành trang vững chắc để học sinh hôm nay tự tin kiến tạo tương lai của mình và của thế giới, ILA luôn nỗ lực mang đến nền tảng giáo dục toàn diện để mỗi học sinh xuất sắc Anh ngữ, hoàn thiện kỹ năng. Chương trình luyện thi SAT với tên gọi ILA-TPR đóng vai trò quan trọng trên hành trình ILA cùng người trẻ kiến tạo thế giới”, đại diện ILA cho biết.
Khắc Huy
" alt="ILA ra mắt chương trình ôn luyện SAT chuẩn quốc tế">ILA ra mắt chương trình ôn luyện SAT chuẩn quốc tế
-
1. Vào tháng 9/2019, Đoàn Văn Hậu được Hà Nội FC cho đội bóng Hà Lan Heerenveen mượn với thời hạn một năm, trong đó kèm theo nhiều ràng buộc như nhận lương 22.000 USD hay được trở về đá SEA Games 30. Tuy nhiên, tính đến trước khi giải VĐQG Hà Lan phải tạm ngưng vì dịch cúm Covid-19, hậu vệ tuyển Việt Nam chỉ có đúng 4 phút ra sân tại cúp Quốc gia trong màu áo Heerenveen.
Đến nay, thời hạn hợp đồng với Văn Hậu cũng chỉ còn vài ngày ngày nữa là đáo hạn, tuy nhiên CLB Heerenveen vẫn chưa có bất cứ động thái nào tích cực. Vì lẽ đó, khả năng Văn Hậu đổ bể cơ hội trụ lại Hà Lan chơi bóng là cực cao.
Những ngày tháng mơ mông của Văn Hậu ở CLB Heerenveen sắp kết thúc Trên thực tế, một khi có ý định đàm phán hợp đồng, các đội bóng châu Âu luôn dành ít nhất nửa tháng để xúc tiến, thương thảo hợp đồng. Nhưng như đã nói, câu trả lời lúc này của CLB Heerenveen đối với Văn Hậu vẫn là một sự im lặng.
2. V-League 2020 với thể thức thi đấu mới đang khiến các đội bóng mệt mỏi vì phải đá liên tục cho kịp thời gian. Điều này đẩy nhiều đội bóng giống như bệnh viện, và Hà Nội FC cũng không nằm ngoài sự khốc liệt ấy.
Không tính Duy Mạnh hay Đình Trọng dính chấn thương trước khi mùa giải mới khởi tranh, hiện tại đội bóng Thủ đô không có sự phục vụ của Phí Minh Long, Omar, Moses và mới nhất là Tuấn Anh không thể ra sân vì chấn thương.
Sự thiếu hụt về lực lượng đẩy Hà Nội FC rơi vào khủng hoảng rất lớn, đặc biệt ở hàng phòng ngự. Cho nên, một khi Văn Hậu trở về vào lúc này là một sự cứu cánh dành cho đội bóng Thủ trong hành trình bảo vệ ngôi vô địch V-League.
Tất nhiên, nếu không có bất ngờ trong thương vụ với đội bóng Hà Lan, Văn Hậu trở về cũng chỉ ra sân được ở giai đoạn 2 của mùa giải, dự kiến mở cửa bổ sung nhân sự vào ngày 20/7.
3. Nhìn vào những diễn biến của Hà Nội FC, lẫn cả thái độ lừng khừng từ phía đội bóng Hà Lan xem ra Văn Hậu trở về Việt Nam vào lúc này là vô cùng hợp lý. Bởi điều này giải quyết được nhiều vấn đề chứ không chỉ đơn thuần là chi viện cho đội nhà.
để trở về ở thời điểm hiện tại là vô cùng hợp lý Thông tin mới nhất cho hay, Văn Hậu cùng đồng đội tại Heerenveen đã kết thúc buổi tập luyện cuối cùng cách đây vài ngày và được xả trại đến giữa tháng 7. Vì thế hậu vệ trái của tuyển Việt Nam tiếp tục mất đi cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn.
Đó là lý do cần Văn Hậu phải tự chốt tương lai của chính mình thật sớm, bởi nếu tiếp tục không ra sân, cùng lúc khả năng được tái ký rất thấp thì việc hậu vệ người Thái Bình đánh rơi phong độ hoàn toàn có thể xảy ra.
Mặt khác nếu chậm trễ trong việc tìm bến đỗ mới hay trở về chẳng dễ để Văn Hậu bắt nhịp với bóng đá sau thời gian quá dài không thi đấu đỉnh cao, kể cả đó là V-League, giải đấu mà khả năng chuyên môn của hậu vệ trái này đã vượt qua khá xa.
Không bắt nhịp kịp với bóng đá đỉnh cao rất rõ ràng cũng ảnh hưởng đến kế hoạch chuẩn bị cho tuyển Việt Nam của HLV Park Hang Seo với các giải đấu vào cuối năm.
Vậy nên, chần chừ gì nữa mà không về, Văn Hậu?
Xem clip Đoàn Văn Hậu được CLB Heerenveen vinh danh
M.A
" alt="Heerenveen chần chừ tái ký. Văn Hậu về nhà thôi">Heerenveen chần chừ tái ký. Văn Hậu về nhà thôi
-
Huyền thoại Kiatisuk vừa xác nhận khả năng trở lại băng ghế huấn luyện trong tương lai gần, nếu nhận được đề nghị từ CLB Thái Lan. "Nếu có một đề nghị phù hợp, tôi muốn trở lại làm công việc huấn luyện", Kiatisuk lên tiếng. "Tôi có thói quen ăn, uống và ngủ đều nghĩ về bóng đá".
Kiatisuk xem xét trở lại với bóng đá Kiatisuk bắt đầu huấn luyện từ 2006, với CLB Hoàng Anh Gia lai.
Năm 2017, ngay sau khi chia tay Port (Thai League), "Zico Thái" nghỉ ngơi cho đến hiện nay.
Kiatisuk từng dẫn U23 Thái Lan (2013-2016) và đội tuyển Thái Lan (2014-2017).
Trong sự nghiệp huấn luyện, Kiatisuk giành AFF Cup 2014 và 2016. Ông cũng giành HCV SEA Games 2013.
"Tôi luôn theo dõi đến sự phát triển của bóng đá Thái Lan", Kiatisuk tiếp tục.
"Tôi quan tâm đến cầu thủ, từ khi còn nhỏ đến lúc chơi chuyên nghiệp. Tôi muốn trở lại bóng đá, và giúp họ cải thiện trình độ cầu thủ".
Cao Dung
" alt="Thái Lan: Kiatisuk tái xuất sau 3 năm">Thái Lan: Kiatisuk tái xuất sau 3 năm
-
Nhận định, soi kèo Marseille vs Brest, 01h45 ngày 28/4: Giữ vững ngôi nhì
-
Tối hôm trước, sau khi nhận lại máy tính mà cậu con trai lớp 4 mượn để chat với bạn, chị Thu Trang (Ba Đình, Hà Nội) quát ầm lên, gọi con lại mắng xối xả.
“Tôi lập tài khoản Facebook cho con, nhưng dùng thông tin và email cá nhân nên vẫn truy cập được. Hôm đó, con nói chuyện với bạn xong thì tôi kiểm tra lại. Đọc những gì con với bạn chat mà máu nóng dồn lên mặt.
Tôi không thể ngờ các con còn ít tuổi mà nói nói tục, chửi thề ráo hoảnh như thế, cả một tràng chỉ toàn câu chửi qua lại. Con tôi ở nhà tôi chưa từng nghe thốt ra một từ chửi thề nào, đứa bạn của con tôi vẫn gặp, cũng thưa gửi nói năng lễ phép. Nếu không trực tiếp “bắt" được, tôi không thể tưởng tượng nổi những câu từ bậy bạ như vậy lại có thể xuất phát ra từ mấy đứa trẻ con chúng nó” – chị Trang kể lại mà vẫn còn cảm thấy tức giận.
Bữa ăn nhà anh Hoàng Nam (Quận 3, TP.HCM) hôm đó đang vui vẻ bỗng nặng như chì khi cô bé 10 tuổi buông một câu "Con đ** ăn cá đâu". Thấy bỗ mẹ nhìn sững người, cô bé vội vàng cúi mặt xuống.
"Khi tôi hỏi tại sao nói thế, con bảo là ở lớp các bạn đều nói vậy nên con về nhà con quen miệng. Gặng hỏi thêm, tôi mới té ngửa khi "kiến thức" về các câu từ chửi bậy của con hóa ra phong phú tới không ngờ" - anh Nam lo lắng nói.
Một nam sinh ở Hà Nội đã từng "hỏi ý kiến" cộng đồng mạng rằng: “Chuyện là lớp mình nhiều con gái, bạn nào bạn ấy nhìn mặt mũi đều hiền lành, sáng sủa, cá nhân tớ thì thấy các bạn ấy rất xinh, nhưng khổ một nỗi là các bạn ấy hay nói tục chửi bậy, mở miệng ra là chửi. Hôm trước, mình vô tình va vào một bạn nữ, còn chưa kịp xin lỗi bạn ấy đã chửi…, phát âm rất sõi, rõ ràng mạch lạc. Và không chỉ riêng mình mà trên lớp các bạn nữ cũng nói chuyện với nhau kiểu như vậy. Không biết mọi người nghĩ sao về điều này”.
"Trước kia, tôi nghe mấy bà già chửi nhau có văng ra mấy từ "phụ khoa" bậy bạ là đã muốn bịt tai vì ghê. Vậy mà nay trẻ con nó nói trơn tru ráo hoảnh những thứ còn kinh khủng hơn nhiều" - chị Trang buồn bã nói.
Chửi bậy tung hoành mạng xã hội
Tuy nhiên, môi trường thuận tiện cho lớp trẻ tung hoành chửi bậy chính là mạng xã hội.
Mới đây, các phụ huynh lại được phen xôn xao khi một nhóm học sinh lớp 5 sử dụng những ngôn từ tục tĩu ‘không thể tưởng tượng nổi’ khi nói chuyện trong một nhóm học thêm trên mạng xã hội.
Xem các đoạn chat được phụ huynh truyền nhau, một phụ huynh cho hay "biết học sinh nói tục chửi bậy vô cùng nhiều, nhưng mới lớp 5 mà đã ăn nói như thế thì quá kinh khủng".
Hơn nữa, không ít bạn trẻ 'cào' phím không ngượng tay, sẵn sàng viết đầy đủ những từ ngữ bậy bạ mà người khác nhìn thấy chỉ muốn quay mặt đi.Những cụm từ như "v*", "đm*", "sm*", "tđ*" trở nên quá quen thuộc trên mạng xã hội, và xuất hiện với tần suất nhiều đến chóng mặt ở bất cứ hội, nhóm nào có đông thành viên ở lứa tuổi học sinh, sinh viên. Chửi bậy ở mỗi dòng trạng thái cá nhân, chửi bậy ở các trang mạng xã hội, chửi bậy ở nhóm chat của lớp mình đang theo học...
Các em có thể chửi vì bất kỳ lý do gì. Bị ghi sổ đầu bài: Chửi. Bị điểm kém: Chửi. Ghét bạn cùng lớp: Chửi. “Ngứa mắt” bạn cùng trường: Chửi. Bị bố mẹ mắng: Chửi: Không được đi chơi: Chửi. Thậm chí chỉ cảm thấy hơi chán cũng chửi...
"Chúng nó chửi còn hơn cả Chí Phèo" - anh Hoàng Nam kết luận sau khi thâm nhập vào thế giới chửi thề của học sinh để tìm cách chỉnh đốn lại cô con gái nhỏ.
Ngân Anh - Lê Huyền
Làm thế nào để giới trẻ, học sinh, sinh viên hạn chế nói tục, chửi bậy và có ứng xử văn minh trong môi trường học đường và xã hội. Hãy gửi cho chúng tôi ý kiến bằng cách viết vào phần bình luận phía cuối bài hoặc gửi về địa chỉ mail: bangiaoduc@vietnamnet.vn. Những ý kiến phù hợp sẽ được biên tập và đăng tải. Trân trọng cảm ơn." alt="Học sinh lớp 5 chửi thề 'văng mạng', phụ huynh ngỡ ngàng">Học sinh lớp 5 chửi thề 'văng mạng', phụ huynh ngỡ ngàng