Toàn cầu hóa là đẩy mình vào khó khăn và phải vượt qua
Tại tòa đàm Tại buổi Toạ đàm Doanh nghiệp ICT vươn ra thế giới diễn ra mới đây,đãtoàncầuhóanhưthếnàlịch thi đấu.com với tư cách là một trong số những doanh nghiệp ICT đầu tiên ra nước ngoài, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT cho biết, 19 năm trước khi quyết định toàn cầu hóa, FPT đã cùng CMC lập Hiệp hội phần mềm Việt Nam (VINASA) để cùng nhau đi ra nước ngoài. Tuy nhiên, khi đó mọi người do không có niềm tin và cho rằng chuyện đi ra nước ngoài chỉ là chuyện “chém gió”. Vì thế, các công ty đa phần đều tỏ ra quá cẩn trọng và có tâm lý chờ các công ty khác thử ra nước ngoài xem như thế nào, nếu thành công thì mình sẽ làm, còn nếu không thành công thì chỉ có công ty đó chết. Khi đó, phần lớn các công ty Việt Nam đều thiếu niềm tin và quyết tâm, nhưng đó là câu chuyện của 19-20 năm trước. “Khoảng 5-8 năm sau, các công ty khác mới thực sự bắt đầu toàn cầu hóa nhưng chúng ta đã bỏ lỡ một quãng thời gian rất phí”, ông Bình cho biết thêm.
Còn theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc Viettel, khi ra nước ngoài thực chất là đẩy mình vào chỗ chết, phải cạnh tranh với những doanh nghiệp giỏi nhất thế giới trong khi mình chưa có gì trong tay. Như với Viettel khi ra nước ngoài năm 2006, khi đó còn rất bé, doanh thu và lợi nhuận chỉ bằng 1/30 so với hiện nay. “Khi đó Viettel tư duy ra nước ngoài để cạnh tranh, học hỏi để về Việt Nam làm tốt hơn, sau đó mới là câu chuyện mở rộng thị trường, hợp tác quốc tế”, ông Hùng nói.
Ông Phạm Hoàng Hưng, Tổng Giám đốc Eway cho biết, năm 2014 khi lần đầu sang thị trường Indonesia, một thị trường mới của Eway thì cảm thấy rất sợ hãi khi tiếp cận khách hàng vì họ biết nhiều quá. Tuy nhiên sau đó, Eway suy nghĩ rằng biết nhiều có khi lại là cản trở vì thế đã gạt qua nỗi sợ hãi và cuối cùng cũng đã đạt được những thành công nhất định. “Thị trường châu Á lớn hơn và nhiều khoảng trống hơn so với thị trường Việt Nam để từ đó có thể mang lại nhiều doanh thu hơn. Vì thế, với Eway chúng tôi cho rằng cứ đặt ước mơ to đã rồi sẽ thực hiện sau”, ông Hưng cho biết thêm.
Một ứng dụng khác của Việt Nam là Zalo cũng ra nước ngoài với niềm tin rằng con người chỉ có thể phát triển được khi gặp những việc khó khăn, để từ đó những người trẻ ở công ty có cơ hội phát triển và tạo ra giá trị mới. “Zalo đã có 60 triệu người dùng và rất khó để ứng dụng tiếp tục phát triển về lượng người dùng như trong quãng thời gian qua nên đơn vị này buộc phải hướng ra nước ngoài để tìm kiếm những thị trường mới cũng như để có sự chuẩn bị dài hơi cho tương lai”, đại diện Zalo cho biết thêm.