- Nhiều khán giả từng xem 'Làng vũ đại ngày ấy' đến giờ vẫn nhớ đến bà với vai diễn kinh điển Thị Nở. Cuộc sống hiện tại của NSƯT Đức Lưu ra sao?
Ở tuổi 83 tôi vẫn rất khỏe mạnh và giờ tôi có thêm một nghề mới là đi làm từ thiện. Sắp tới tôi lại đi làm từ thiện ở những nơi người dân nghèo đói ở Bắc Kạn. Tôi đi gom giày dép quần áo để đi làm từ thiện, tiền có khi không có nhiều nhưng có thể cho họ đồ dùng sinh hoạt hàng ngày. Đi như thế tôi được tiếp xúc với nhiều khán giả, nhận ra có nhiều người lao động nghèo khổ và thấy đất nước mình quá đẹp trong khi xưa nay mình cứ chỉ quanh quẩn ở Hà Nội. Trời cho mình khỏe mạnh thì tôi vẫn đi.
- Ở cái tuổi xưa nay hiếm, độ tuổi của bà nhiều người chỉ ngồi thở thôi còn mệt, động lực nào khiến bà có thể chăm chỉ đi làm từ thiện xa nhiệt tình đến như vậy?
Tôi lăn lộn nhiều với cuộc sống và thấy nhiều cái không công bằng, nhiều người quá giàu nhưng nhiều người quá nghèo. Tôi cũng rủ được một nhóm người cùng chung suy nghĩ tham gia làm từ thiện nên cũng thấy hào hứng. Thêm nữa tôi rất tin vào tâm linh, ai làm từ thiện có phúc phần, làm tốt trời thương và sẽ đền bù cho mình.
Nhiều khi đi từ thiện dù mệt nhưng tôi lại thấy mình khỏe ra. Ngày trước tôi phải chăm chồng bị tai biến nằm liệt giường tới 5 năm. Nhiều khi chăm ông ấy có lúc tôi nghĩ mình phải chết trước vì vất vả lắm mà hết nhẵn tiền của. Lúc ông ấy qua đời tôi tưởng mình cũng đi theo luôn mà đến giờ thoắt cái đã sắp đến cái giỗ thứ 10. Đúng là tôi được trời phú có sức khỏe, có niềm tin và sau đó lại có thêm nghề tích đức là làm từ thiện.
-Bà còn sắp đóng phim trở lại nữa phải không?
Đúng vậy, tôi sẽ tham gia một bộ phim về Hà Nội. Nhà biên kịch Hồng Ngát nói sẽ dành cho tôi cho một vai nên tôi hào hứng và mong vô cùng. Sau vai Thị Nở, gần nửa thế kỷ tôi không đóng phim. Trước đó, từ 'Cô gái công trường' năm 1962 tới 'Làng vũ đại ngày ấy' năm 1982 là 20 năm tôi không đóng phim. Tuy nhiên chính vai Thị Nở đã giúp tôi được nhiều người biết đến.
-Câu chuyện danh hiệu của bà đã được nhắc tới nhiều bởi bao năm bà mới được nhận danh hiệu nghệ sĩ ưu tú. Có ý kiến cho rằng bà xứng đáng là nghệ sĩ nhân dân từ lâu rồi, bà nghĩ sao?
Tôi thấy mình là nghệ sĩ ưu tú nhưng nhiều người còn biết đến tôi hơn cả nghệ sĩ nhân dân. Chính vì thế tôi cũng không băn khoăn gì chuyện danh hiệu bởi quan trọng là khán giả biết đến mình, còn danh hiệu chỉ là cái danh. Cũng có người bảo tôi sao không làm đơn để lên nghệ sĩ nhân dân nhưng tôi nói chẳng cần thiết. Trước tôi nhận danh hiệu nghệ sĩ ưu tú cũng rất chậm vì không làm đơn xin. Tôi nghĩ cái danh không quan trọng.
Bài và ảnh:Quỳnh An
" alt=""/>Cuộc sống ở tuổi 83 của diễn viên Đức Lưu sau 40 năm đóng Thị NởXem thêm các đối thoại khác tại chuyên mục Góc nhìn thẳng
Ngày nay, nhiều bậc phụ huynh thường đăng tải ảnh con em mình lên Facebook như một sở thích, mà không cần biết các em có đồng tình với việc làm này hay không. Theo các nhà làm luật, hành vi này sẽ là hành vi vi phạm pháp luật kể từ ngày 1/6 tới, khi Luật Trẻ em 2016 có hiệu lực, nếu như việc tưởng bình thường đơn giản này chưa được sự đồng ý của chính các em.
Chuyên mục Góc nhìn thẳng có cuộc trao đổi với ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động thương binh và xã hội để làm rõ thêm về vấn đề này.
Xin mời theo dõi cuộc trò chuyện tại clip dưới đây:
![]() |
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu sáng 23/4. |
Sáng 23/4, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã chủ trì Hội thảo kỹ thuật về chuẩn bị “Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên (GV) và cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD)”.
Tham dự hội thảo có Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, đại diện Ngân hàng Thế giới, lãnh đạo các trường đại học sư phạm chủ chốt, các đơn vị thuộc Bộ GD-ĐT, một số nhà khoa học, chuyên gia giáo dục.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định: Giáo dục là vì sự phát triển của con người, đổi mới giáo dục phải bắt đầu từ người thầy và từ các CBQLGD.
Đội ngũ GV và CBQLGD là nhân tố quyết định thành công đổi mới giáo dục. Vì vậy, các trường sư phạm cần phải làm tốt công tác đào tạo và bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ GV và CBQLGD theo chuẩn nghề nghiệp.
Trong giai đoạn hiện nay, các trường sư phạm tập trung vào đào tạo mới nguồn nhân lực giáo dục chất lượng cao, đồng thời ưu tiên hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ GV và CBQLCSGD theo hướng chuẩn hóa, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Bộ trưởng nhấn mạnh việc đầu tư cho các trường sư phạm phải được thực hiện theo quy hoạch ngành, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đổi mới giáo dục phổ thông.
Đây là một nhiệm vụ khó khăn, vì giáo dục con người là một quá trình, phải vài năm mới có thể có sự thay đổi về chất, do vậy không thể nóng vội, kiên quyết không làm chắp vá, phải đầu tư “đến ngưỡng” và đạt hiệu quả cao.
Theo Bộ trưởng, trước mắt, cần phải xây dựng được quy hoạch tổng thể ngành, từ đó thu hút nhiều nguồn vốn để đầu tư phát triển giáo dục nói chung, phát triển các trường sư phạm nói riêng. Để đổi mới hệ thống sư phạm cần chú ý xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn trường sư phạm hiện đại, năng động, tự chủ cao;
Cùng với đó sử dụng các tiêu chuẩn này để kiểm định phân tầng xếp hạng các trường sư phạm và lấy kết quả này để sắp xếp lại mạng lưới các trường sư phạm một cách khoa học, công bằng, khách quan; cần phân cấp quản lý mạnh mẽ trong hệ thống sư phạm để tăng tính tự chủ và trách nhiệm giải trình của các trường, tạo cơ hội để các trường huy động tối đa các nguồn lực xã hội vào hoạt động đào tạo, bồi dưỡng GV và CBQLGD;
Đồng thời, hỗ trợ các trường sư phạm hình thành các dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng, suốt đời của xã hội, đáp ứng nhu cầu cung ứng nguồn nhân lực giáo dục chất lượng cao cho cả khu vực công và khu vực tư nhân.
Bên cạnh đó, các trường sư phạm cũng chủ động trong việc nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, năng lực NCKH sư phạm trong mối quan hệ với việc tăng cường hợp tác quốc tế.
Bộ trưởng giao nhiệm vụ cho các trường sư phạm phải xây dựng ngay một chương trình bồi dưỡng, tuyên truyền và phổ biến về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và hội nhập cho toàn thể giáo viên và CBQLGD.
Phát biểu tại hội thảo, hiệu trưởng các trường đại học sư phạm, Học viện Quản lý giáo dục khẳng định năng lực thực hiện và quyết tâm đổi mới. Chương trình ETEP được triển khai sẽ là một “cú hích” quan trọng tạo gia tốc cho đổi mới của hệ thống các trường sư phạm, góp phần thực hiện thắng lợi đổi mới căn bản, toàn diện GD.
Văn Chung(ghi)