TheứchútcủangànhcôngnghiệpphầnmềmtạiViệlịch bóng đá tây ban nhao một báo cáo vừa được công bố mới đây, các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam từ những bước đi đầu tiên đã đạt mức tăng trưởng doanh thu đều đặn trên dưới 50%/năm. Chỉ riêng năm 2017 doanh thu của lĩnh vực này đã tăng gấp gần 6 lần doanh thu của năm 2007, đạt 58.500 tỷ đồng (tương đương khoảng 2,7 tỷ USD).
Chia sẻ với báo giới tại sự kiện Bình chọn Chương trình “50 doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam 2018” diễn ra mới đây, TS. Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông nhận định, Việt Nam có lợi thế về nguồn nhân lực trẻ năng động cũng như bắt kịp xu thế của thế giới trong Cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều doanh nghiệp CNTT Việt Nam đã tập trung đầu tư và phát triển các công nghệ mới, các ứng dụng phát triển trên nền công nghệ hiện đại, tạo nên những bước đột phá ấn tượng.
Đánh giá về sự phát triển của ngành phần mềm Việt Nam, tạp chí Forbes cho rằng, rất ít người nghĩ rằng Việt Nam có thể có được vị trí như Thung lũng Silicon (Silicon Valley) của Mỹ, thế nhưng Việt Nam có một tinh thần khát khao làm chủ công nghệ cũng như sở hữu lực lượng lao động có trình độ không khỏi khiến người ta nghĩ về nhiều câu chuyện khởi đầu trong ngành công nghệ giống như Mỹ trước đây.
Có thể nói, những nhận định trên đã cho thấy sự phát triển ấn tượng và vượt bậc của các doanh nghiệp CNTT nói chung và doanh nghiệp phần mềm nói riêng. Nhiều chuyên gia đánh giá, Việt Nam là điểm đến về gia công phần mềm cũng như phát triển phần mềm ở khu vực châu Á. Đây cũng chính là một trong những mục tiêu để doanh nghiệp toàn cầu chuyên về dịch vụ IT - Tek Experts lựa chọn hướng phát triển tại thị trường Việt Nam.