Siêu máy tính dự đoán Lazio vs Parma, 1h45 ngày 29/4

Nhận định 2025-05-02 18:42:17 85513
êumáytínhdựđoánLaziovsParmahngàlich thi dau mu   Chiểu Sương - 28/04/2025 14:28  Máy tính dự đoán
本文地址:http://jp.tour-time.com/html/91d594217.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Buriram United vs Nongbua Pitchaya, 18h00 ngày 30/4: Sáng cửa dưới

truong-hai-ba-trung-3-8620.jpg
Hình ảnh giáo viên Ngô Đức Phong khoá tay, đuổi cô Tâm ra khỏi lớp từng gây xôn xao dư luận. Ảnh cắt từ clip

Theo kết luận, ngoài những mặt đã đạt được, Thanh tra Sở GD-ĐT tỉnh này cũng chỉ ra nhiều khuyết điểm, vi phạm tại Trường THPT Hai Bà Trưng trong công tác quản lý, thu chi và sử dụng tài chính.

Thời gian qua, dư luận xã hội và các phương tiện truyền thông liên tục phản ánh những dấu hiệu vi phạm trong công tác điều hành, quản lý, chỉ đạo, việc thực hiện chế độ chính sách, quản lý tài chính tại ngôi trường này.

Đặc biệt, vào tháng 10/2022, mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh nữ giáo viên bị một giáo viên nam “khóa tay’, đuổi ra khỏi phòng học trước sự chứng kiến của hàng chục học sinh; gây bức xúc dư luận.

Sự việc sau đó được xác định xảy ra trong tiết sinh hoạt lớp của giáo viên chủ nhiệm một lớp khối 10 Trường THPT Hai Bà Trưng vào sáng 22/10.

z3835178261887-6ea376f2b8b7ff0ca52cbbf5b5cded34.jpg
Thanh tra Sở GD-ĐT tỉnh TT-Huế chỉ ra nhiều sai phạm tại Trường THPT Hai Bà Trưng. Ảnh QT

Thời điểm xảy ra sự việc, trong phòng học có nhiều học sinh và 3 giáo viên, gồm thầy Nguyễn Đức Phong- giáo viên dạy Thể dục (người đẩy nữ giáo viên ra ngoài), cô Hồ Thị Tâm – giáo viên dạy Văn (người bị đẩy ra ngoài) và giáo viên chủ nhiệm tên D.

Cô giáo Hồ Thị Tâm, dù không phải trong tiết dạy của mình, đã yêu cầu học sinh nhận xét về tiết học của cô trước đó, đòi làm rõ em nào yêu cầu đổi giáo viên. Cô Tâm cũng đã dùng điện thoại quay từng học sinh. 

Thầy giáo Nguyễn Đức Phong đã yêu cầu cô Tâm ra ngoài và sau đó khóa tay, đẩy cô ra khỏi lớp trước sự chứng kiến của hàng chục học sinh.

Hơn một năm sau khi xảy ra vụ việc, căn cứ vào kết luận của Thanh tra Sở GD-ĐT tỉnh TT-Huế, ngày 2/11, Hội đồng kỷ luật Trường THPT Hai Bà Trưng đã tiến hành cuộc họp, xem xét kỷ luật những người liên quan.

Nguồn tin của PV, Hội đồng kỷ luật do bà Nguyễn Thị Hoa Phượng - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Hai Bà Trưng, chủ trì. 

Tại cuộc họp, thầy giáo Nguyễn Đức Phong – người từng lùm xùm liên quan đến việc khoá tay, đẩy nữ đồng nghiệp ra khỏi lớp, bị xác định có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, được Hội đồng kỷ luật bỏ phiếu, thống nhất mức kỷ luật khiển trách. 

Liên quan đến những sai phạm tại Trường THPT Hai Bà Trưng, Sở GD-ĐT tỉnh TT-Huế cũng đang xem xét, kỷ luật Ban giám hiệu nhà trường, trong đó có ông Ngô Đức Thức – Hiệu trưởng.

">

Kỷ luật nam giáo viên khoá tay nữ đồng nghiệp, đuổi ra khỏi lớp

trao-bang-tot-nghiep-1.jpeg
Đại diện Trường CĐ Kinh tế TPHCM trao bằng tốt nghiệp cho người thân của sinh viên qua đời vì tai nạn giao thông. Ba của nam sinh thay con nhận bằng. (Ảnh: Nhà trường cung cấp)

Ba của T. đã thay con trai mặc lễ phục tốt nghiệp nhận bằng và giấy khen từ đại diện Trường CĐ Kinh tế TP.HCM. Đại diện nhà trường cũng chia sẻ nỗi đau của gia đình vì đã mất đi một cậu con trai, một sinh viên xuất sắc.

Không kìm được xúc động, một giảng viên Trường CĐ Kinh tế TP.HCM bộc bạch: "Một bằng tốt nghiệp, một khung giấy khen, phần thưởng, lễ phục tốt nghiệp, hoa chúc mừng nhưng bên cạnh là một lẵng hoa trắng, một giỏ trái cây để đến nhà em. Gần 4 tiếng để đến nhà em, nghẹn ngào giây phút bố mẹ em thắp nhang khấn để thay em choàng lễ phục nhận bằng tốt nghiệp sau tai nạn thảm khốc đó.

Ngày em lên trường xét tốt nghiệp cũng là ngày định mệnh của em. Một người con ngoan, trò giỏi, học lực luôn xuất sắc. Nghe mẹ em nói em luôn suy nghĩ cho bố mẹ, tự tính toán cho con đường tương lai của em, lúc nào cũng sợ bố mẹ phiền lòng vì mình.

Rời nhà em về lại thành phố vẫn còn cảm giác đau lòng, thương tiếc cho em quá. Thôi thì mối nhân duyên với thế giới này của em đã hoàn thành, em nhé".

Người phụ nữ 75 tuổi tốt nghiệp đại học bằng Giỏi

Người phụ nữ 75 tuổi tốt nghiệp đại học bằng Giỏi

Bà Nguyễn Thị Hồng Lựu (ở TP Tân An, Long An) lấy bằng đại học loại Giỏi ở tuổi 75 và dự định học lên thạc sĩ.">

Nam sinh qua đời, ba mặc lễ phục thay con trai nhận bằng tốt nghiệp xuất sắc

387146034 711801197654037 6802088633096006797 n.jpg

Đám cháy được nhân viên thư viện của nhà trường phát hiện. 

Cụ thể, cháy bắt đầu từ hệ thống đường dây điện trên trần nhà, phát ra tia lửa rơi xuống chiếc bàn kê gần cửa ra vào của phòng thư viện. 

Ngay sau khi phát hiện đám cháy, nhân viên thư viện đã báo cáo hiệu trưởng nhà trường. 

Hiệu trưởng đã thông báo tới tất cả cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên để nhanh chóng tham gia chữa cháy, dập cầu dao điện và báo cho lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy. Đồng thời, một số giáo viên đã tổ chức hướng dẫn học sinh di chuyển xuống sân trường để đảm bảo an toàn. 

387122006 714161874090882 1810618426454175 n.jpg

Các giáo viên đã lấy toàn bộ bình bọt chữa cháy của nhà trường để dập đám cháy (tổng số đã huy động 68 bình chữa cháy) và sau 5 phút, đám cháy đã được dập tắt. 

Bà Hằng cho hay, rất may vụ cháy không gây thiệt hại về người. 

Sau đó, các học sinh và giáo viên của trường đã trở lại các phòng học tham gia học tập bình thường, nguồn điện trong nhà trường cũng được duy trì trở lại.

387165067 714162010757535 5983245294266924813 n.jpg

Bà Hằng cho hay, ngành giáo dục quận Hà Đông đang triển khai kế hoạch phối hợp cùng công an phòng cháy, chữa cháy quận tập huấn trực tiếp cho cán bộ, giáo viên và học sinh tại các nhà trường. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh của Trường Tiểu học Đồng Mai I vừa được tập huấn ngày 13/9 vừa qua. Các trường khác cũng đều xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy cụ thể.

Học sinh đu dây, thực hành thoát khỏi đám cháy ở chung cư

Học sinh đu dây, thực hành thoát khỏi đám cháy ở chung cư

Học sinh tại các trường tại Quảng Ninh được thực hành dập lửa, thoát nạn bằng đu dây, xe thang khi xảy ra cháy.">

Cháy ở trường tiểu học Đồng Mai I quận Hà Đông, Hà Nội

Nhận định, soi kèo Al Hilal vs Al

anh 1.jpg
 Thầy Huỳnh Lê Minh, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Bình Định)

Cũng theo thầy Minh, không giống nhiều ngôi trường khác, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn luôn muốn đưa hình ảnh tới gần hơn phụ huynh, học sinh, tận dụng internet để giới thiệu về môi trường giáo dục.

Từ đầu năm 2022 tới nay, trường bắt tay vào xây dựng, công khai hình ảnh của trường, trên các nền tảng mạng xã hội. Trước đó, website và tên miền của nhà trường vốn đã có từ lâu và do một cựu học trò sở hữu, quản lý. Thầy Minh liên lạc, thuyết phục cựu học sinh đồng ý chuyển quyền sở hữu lại cho nhà trường.

Cùng với đó, trường cho ra mắt fanpage trên mạng xã hội Facebook với lượng người theo dõi, tương tác đông. Thậm chí, có bài viết tiếp cận đến gần 150.000 lượt xem.

“Để thể hiện hình ảnh nhà trường trên mạng xã hội không khó nhưng cần trau chuốt, có lúc phải “chăm như con mọn”. Thông tin xuất hiện trên Internet phải chỉnh chu, các hoạt động được cập nhật liên tục, có tính thời sự, kịp thời và chính xác”, thầy nói.

Hoạt động của website và fanpage Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn giống như một toà soạn thu nhỏ, “phóng viên” là học sinh, thầy cô giáo. Sau khi có bài viết, chính thầy hiệu trưởng sẽ là người duy nhất và cuối cùng thực hiện thao tác chỉnh sửa, chịu trách nhiệm đăng tải bài viết.

anh 2.jpg
 Học sinh nhà trường tham gia trải nghiệm 

Để xây dựng được hình ảnh nhà trường cởi mở, đa chiều và đầy đủ thông tin trên mạng, ngoài đóng góp của thầy cô thì công rất lớn thuộc về các em học sinh. Chính những người trực tiếp có trải nghiệm hoạt động thực tế, mới mang đến những nội dung viết bài đủ sâu và đầy ắp thông tin, người thầy cho hay.

Các hoạt động của Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn được cập nhật và đăng tải hằng ngày trên mạng, được phụ huynh học sinh đánh giá cao, yên tâm với môi trường giáo dục công khai, cởi mở thông tin. Quá trình học tập, vui chơi và sinh hoạt của học trò được cập nhật liên tục, tạo sự kết nối giữa phụ huynh và nhà trường.

Ngoài ra, trước đây, việc công bố điểm thi của trường chỉ dán bảng giấy tại chỗ, khiến nhiều phụ huynh ở huyện xa phải trực tiếp tới TP. Quy Nhơn chen chúc để xem điểm, rất bất tiện và mất thời gian. 

anh 3.png
Học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn học viết thư pháp

Hiện nay, nhà trường đã thay đổi phương thức. Ngoài việc dán bảng điểm tại trường, phụ huynh dù đang ở bất cứ đâu, chỉ cần có smartphone, truy cập vào website nhà trường là có thể xem được điểm thi chính xác, nhanh chóng và kịp thời. Đây là cách làm đã “ghi điểm” của nhà trường đối với các bậc phụ huynh.

Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bình Định, ông Đào Đức Tuấn đánh giá, việc chuyển đổi số của ngành giáo dục trên toàn tỉnh, đang có chuyển biến tích cực. Trong đó, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn là một trong những trường đi đầu trong chuyển đổi số, với nhiều cách làm đổi mới, sáng tạo, hiệu quả, khiến phụ huynh yên tâm.

Nhiều năm qua, trường cũng luôn nằm trong top đầu của tỉnh về thành tích học tập. Tổng kết năm học 2022-2023, toàn Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn có 899 học sinh xếp hạnh kiểm tốt (chiếm tỷ lệ 100%). Về học lực: khối 11, 12 có 568 em trong đó có 560 học sinh học lực giỏi chiếm tỷ lệ 98,59%; 8 học sinh học lực khá, chiếm tỷ lệ 1,41%. Riêng khối 10 có 301 học sinh học lực tốt chiếm tỷ lệ 95,25% và 15 học sinh học lực khá chiếm tỷ lệ 4,75%.

Trần Chung - Diễm Phúc 

Cách Bình Định đón đầu phát triển công nghệ mới, chuyển đổi số

Cách Bình Định đón đầu phát triển công nghệ mới, chuyển đổi số

Nhu cầu nhân lực công nghệ cao, nhất là các ngành phục vụ chuyển đổi số đang tăng. Ước tính đến năm 2025, các công ty công nghệ ở Bình Định cần trên 3.000 nhân sự trong lĩnh vực công nghệ, nhất là các ngành khoa học dữ liệu, AI, công nghệ thông tin.">

Ngôi trường cấp III ‘ghi điểm’ đặc biệt với phụ huynh Bình Định

hinh 1.jpg
Các bé gái căng cơ trong lớp học múa ba lê ở tỉnh Hà Bắc vào năm 2018.

Cuộc sống ở trường còn khốc liệt hơn. Bà Yao đã nghe những câu chuyện về việc các học viên cạnh tranh với nhau để giảm cân vì tin rằng điều đó sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh. Vì lý do này, bà nhất quyết yêu cầu Ziqi chỉ nộp đơn vào các trường nghệ thuật ở Thâm Quyến, nơi gia đình có thể theo dõi sát sao con gái.

Trên thực tế, các bậc cha mẹ Trung Quốc đang ngày càng lo ngại về văn hóa giảm cân trong các trường dạy múa ở nước này. Khi sự cạnh tranh giành chỗ ngày càng khốc liệt, nữ sinh sẽ phải nỗ lực nhiều hơn để trở nên gầy hết mức có thể và kết quả thường là chứng lo âu, rối loạn ăn uống và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác.

Mặc dù vấn đề tương tự vẫn tồn tại ở các học viện múa trên toàn thế giới, nhưng tình hình ở Trung Quốc đặc biệt đáng lo ngại. Các giáo viên tập trung quá mức vào thể chất của người học, thậm chí một số còn thúc giục nữ sinh phải “gầy như tờ giấy”. 

Học viên chịu áp lực cảm thấy rằng cơ hội thành công cao nhất của họ không nằm ở việc cải thiện kỹ thuật múa mà nằm ở việc thu nhỏ vòng eo.

Mô hình “3 dài, 1 nhỏ, 1 cao, 2 lần 12”

Ở Trung Quốc, con đường phổ biến nhất để đến với sự nghiệp múa chuyên nghiệp là thông qua một trong vài chục trường nghệ thuật chuyên nghiệp. Các em tham gia kỳ thi tuyển sinh để được nhận vào trường ở tuổi 11 hoặc 12. 

Nếu thành công, các em sẽ phải trải qua 6-7 năm tiếp theo để được đào tạo múa chuyên nghiệp, trước khi tốt nghiệp với bằng tương đương bằng tốt nghiệp trung học. 

Các kỳ thi tuyển sinh nổi tiếng là căng thẳng. Tại các trường hàng đầu, hàng chục nghìn ứng viên cạnh tranh chỉ để giành 20-30 suất, được rút gọn qua 3 vòng kiểm tra kéo dài vài tháng. Những bài kiểm tra này không chỉ tập trung vào khả năng múa của trẻ mà còn đánh giá ngoại hình của chúng một cách chi tiết.

hinh 2.jpg
Bộ tiêu chí thể chất của các nữ sinh ngành múa.

 Những người trong ngành cho biết, ngay cả theo tiêu chuẩn của thế giới, các huấn luyện viên Trung Quốc vẫn cực kỳ chú trọng đến việc rèn luyện thể chất. 

Ở hầu hết các trường hàng đầu, giám khảo sẽ chỉ xem xét những học sinh có hình dáng cơ thể được gọi là “3 dài, 1 nhỏ, 1 cao, 2 lần 12” - cụ thể là tay-chân-cổ dài, đầu nhỏ, mu bàn chân cao, chân dưới dài hơn thân mình ít nhất 12 cm và sải tay dài hơn chiều cao ít nhất 12 cm.

Các trường nghệ thuật của Trung Quốc đã trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây, khiến các kỳ thi càng trở nên cạnh tranh hơn. Khi tầng lớp trung lưu của Trung Quốc tăng lên, ngày càng nhiều phụ huynh sẵn sàng đầu tư cho con cái học múa, đồng nghĩa với việc giáo viên dạy múa có thể kiếm sống thoải mái. 

 “Với hy vọng một ngày nào đó, con cái sẽ trở thành ngôi sao truyền hình, các bậc cha mẹ thường bắt con học múa hoặc tham gia các kỳ thi ở trường nghệ thuật. Năm ngoái, số lượng người nộp đơn gần như tăng gấp đôi so với năm trước.” một giáo viên dạy múa ở Thâm Quyến cho biết.

Cũng theo giáo viên này, hầu hết các em đăng ký vào các trường nghệ thuật hiện nay cần phải có chân dài từ 17-19 cm. Các em cũng đang ăn kiêng khó khăn hơn bao giờ hết. Một số trẻ chỉ ăn thức ăn lỏng trước kỳ thi để trông “rất gầy”. 

Điều này càng trở nên phổ biến hơn trong thời kỳ đại dịch, khi các kỳ thi diễn ra trực tuyến và học sinh lo lắng rằng mình trông “nặng nề” hơn trước ống kính.

“Ăn khăn giấy, uống sữa tắm để nôn sau khi ăn”

Những video cho thấy các cô gái trẻ tập luyện với đầu được che bằng nhiều lớp bọc nhựa thu hút hàng chục triệu lượt xem trên Xiaohongshu một nền tảng xã hội giống như Instagram. 

Các video này gây ra phản ứng mạnh mẽ từ cộng đồng mạng Trung Quốc, với nhiều bình luận chỉ trích hành vi này là “khủng khiếp” và bày tỏ lo ngại về sức khỏe của các nữ sinh. 

Tuy nhiên, những người khác chỉ ra rằng bản chất của các kỳ thi ở trường nghệ thuật đã khuyến khích những phương pháp đào tạo như vậy.

hinh 3.png
Ảnh chụp màn hình từ một video đăng trên Xiaohongshu cho thấy các cô gái trẻ tập luyện với đầu được bọc nhiều lớp nhựa. 

Một số học viên tại các trường nghệ thuật Trung Quốc nói với Sixth Tone rằng họ cũng mắc chứng rối loạn ăn uống. Một số người đã dùng đến những phương pháp cực đoan để giảm cân như ăn khăn giấy hoặc uống sữa tắm để nôn sau khi ăn. Một số nữ sinh đã ngừng kinh nguyệt sau khi bị suy dinh dưỡng. Những người khác ăn uống vô độ vì bị lo lắng và trầm cảm.

Đối với một số sinh viên, cách tuyển sinh và đào tạo tại các trường nghệ thuật Trung Quốc đã ám ảnh họ trong nhiều năm sau đó. 

Ye Xiaolong, 20 tuổi, đã vượt qua kỳ thi tuyển sinh múa vào năm 2015, nhưng không nhận được nhiều sự chú ý từ giáo viên vì cổ và chân tay được cho là quá ngắn. Hiện Ye đang học múa tại một trường đại học hàng đầu ở Mỹ.

“Tôi cảm thấy bị đối xử bất công. Nếu đánh giá học viên các trường nghệ thuật Mỹ theo tiêu chuẩn thể chất được sử dụng ở Trung Quốc, thì 2/3 số bạn cùng lớp của tôi ở đây sẽ không đủ điều kiện”, Ye cho biết.

Tử Huy

Trung Quốc làm gì để ‘xóa sổ’ ngành công nghiệp tỷ đô dạy thêm, học thêm?Ngành công nghiệp dạy thêm ở Trung Quốc trị giá 2 nghìn tỷ NDT (310 tỷ USD) nhanh chóng bị đóng băng sau chính sách 'giảm kép'. Mới đây, Bộ Giáo dục nước này tiếp tục ban hành “Biện pháp xử lý hành chính đối với hoạt động dạy thêm”.">

Cuộc cạnh tranh ‘giảm cân’ khốc liệt trong các trường học Trung Quốc

友情链接