Ngày 11/8/2023,ảngTrịnângcaochỉsốchuyểnđổisốkết quả quần vợt UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Kế hoạch số 170/KH-UBND về nâng cao chỉ số chuyển đổi sốtỉnh Quảng Trị (DTI).
Kế hoạch nhằm thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số của tỉnh, nâng cao chỉ số DTI hằng năm một cách bền vững; tạo sự chuyển biến trong nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, người dân và doanh nghiệp về ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của chuyển đổi số cũng như chỉ số DTI; nâng cao vai trò, trách nhiệm của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh trong việc cải thiện kết quả và thứ bậc xếp hạng chỉ số DTI của tỉnh, góp phần thực hiện hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số theo tinh thần Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 04/11/2021 của Tỉnh ủy, từng bước nâng thứ hạng chỉ số DTI của tỉnh vào nhóm khá của cả nước.
Có 8 giải pháp và nhiệm vụ được đặt ra trong Kế hoạch đó là: Về nhận thức số; thể chế số; hạ tầng số; nhân lực số; an toàn thông tin mạng; hoạt động chính quyền số; hoạt động kinh tế số; hoạt động xã hội số.
Để triển khai thực hiện Kế hoạch, UBND tỉnh giao Giám đốc các sở, thủ trưởng cơ quan thuộc UBND tỉnh; Công an tỉnh; Cục Thuế tỉnh; Cục Thống kê tỉnh; Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh; Báo Quảng Trị; Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố: Xây dựng, ban hành Kế hoạch thực hiện chi tiết, đề ra biện pháp cụ thể để nâng cao các chỉ số được phân công chủ trì, trong đó chỉ rõ những đơn vị cụ thể có liên quan cần phối hợp để cải thiện chỉ tiêu được giao trong Kế hoạch này.
Sở Thông tin và Truyền thông là đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch này.
Thực hiện thu thập, tổng hợp số liệu chung các chỉ số của Bộ chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh; định kỳ hằng năm báo cáo UBND tỉnh, Bộ Thông tin và Truyền thông tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch này.
Trước đó, ngày 19/7/2023, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 03 - NQ/BCSĐ về nâng cao chỉ số Chuyển đổi số (DTI) tỉnh Quảng Trị. Trong đó đặt ra các yêu cầu tiến hành thực hiện nhiệm vụ tạo nền móng chuyển đổi số, bao gồm:
Thứ nhất, về nhận thức số:Nâng cao trách nhiệm, sự tham gia trực tiếp trong việc chỉ đạo, điều hành của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc thực hiện chuyển đổi số và đối với việc nâng cao chỉ số DTI cấp tỉnh. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống đài truyền thanh cơ sở, chú trọng tuyên truyền thông qua các Tổ công nghệ số cộng đồng.
Thứ 2, về Thể chế số:Ban hành đầy đủ, cập nhật kịp thời các văn bản, chính sách về chuyển đổi số. Tổ chức hội nghị, bồi dưỡng, tập huấn định kỳ hàng năm phổ biến, quán triệt và giám sát tuân thủ kiến trúc chính quyền điện tử của tỉnh. Ưu tiên chi cho chuyển đổi số hàng năm.
Thứ 3, về hạ tầng số: Thực hiện phổ cập điện thoại thông minh giá rẻ cho người dân trên địa bàn tỉnh đảm bảo: 100% dân số trưởng thành có điện thoại thông minh; 100% hộ gia đình có điện thoại thông minh; 100% hộ gia đình có kết nối Internet băng rộng. Triển khai Trung tâm dữ liệu phục vụ chuyển đổi số theo hướng sử dụng công nghệ điện toán đám mây đạt tiêu chuẩn và kết nối với Nền tảng điện toán đám mây Chính phủ theo mô hình do Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn. Từng bước triển khai các nền tảng số dùng chung trên địa bàn tỉnh.
Thứ 4, về nhân lực số:Bố trí đủ cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin, chuyển đổi số, an toàn thông tin mạng trong các cơ quan nhà nước để phục vụ triển khai chuyển đổi số; tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh, đảm bảo tỷ lệ cán bộ được đào tạo là cao nhất; triển khai phổ cập kỹ năng số cơ bản cho người dân trên nền tảng OneTouch.
Thứ 5, về an toàn thông tin mạng:Xây dựng và phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ cho các hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước, đảm bảo các hệ thống thông tin đều được phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ; triển khai đầy đủ phương án bảo vệ theo Hồ sơ đề xuất cấp độ đã được phê duyệt cho các hệ thống thông tin; thực hiện cài đặt phòng, chống mã độc và chia sẻ thông tin với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia cho 100% máy chủ và máy trạm của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh; xây dựng các phương án ứng cứu xử lý sự cố tấn công mạng cho các hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước; tổ chức các cuộc diễn tập xử lý các sự cố tấn công mạng.
Thứ 6, về hoạt động chính quyền số:Tăng cường kết nối, chia sẻ các ứng dụng có dữ liệu dùng chung qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP). Đưa các dịch vụ dữ liệu có trên Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) vào sử dụng chính thức tại tỉnh. Nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp. Áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong hoạt động của chính quyền số.
Thứ 7, về hoạt động kinh tế số:Nâng cao tỷ trọng kinh tế số trong GRDP đảm bảo đạt tối thiểu 10% GRDP của tỉnh. Thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận, tham gia chương trình SMEdx đảm bảo đạt tối thiểu 10% số doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh. Thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt tối thiểu 50% số doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh. Thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt tối thiểu 80% và 100% doanh nghiệp nộp thuế điện tử, hóa đơn điện tử.
Thứ 8, về hoạt động xã hội số:Phổ cập danh tính số/tài khoản định danh điện tử cho người dân trên địa bàn tỉnh. Triển khai cấp tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác cho người dân từ 15 tuổi trở lên đảm bảo tối thiểu 80% người dân được cấp trên tổng số người dân từ 15 tuổi trở lên. Nâng cao tỷ lệ người dân, đặc biệt là cán bộ, công chức, viên chức đăng ký tài khoản định danh điện tử ở mức 2.
Thu Hằng và nhóm PV, BTV