Giá mỗi m2 nhà phố tại phố cổ ngang ngửa căn chung cư cũ
Khu phố cổ Hà Nội được mệnh danh là "tuyến phố kim cương", bởi ngoài sức hút đối với các tiểu thương thì mức giá cao ngất ngưởng. Với tiềm năng cho thuê lớn nên trước kia gần như chủ nhà không có nhu cầu bán ra. Tuy nhiên, đến nay xuất hiện hàng loạt căn nhà phố tại tuyến phố cổ được rao bán với mức giá hàng tỷ đồng mỗi m2.
Theo khảo sát của phóng viênDân trí, nhà phố tại Tạ Hiện, Lương Ngọc Quyến (quận Hoàn Kiếm) đang được với mức giá dao động từ 800 triệu đến 1,2 tỷ đồng/m2. Ví dụ, một căn nhà tại mặt phố Tạ Hiện có diện tích hơn 180m2 đang được rao bán với giá 230 tỷ đồng, tương đương gần 1,3 tỷ đồng/m2.
Hay tại phố Lương Ngọc Quyến, một căn nhà nằm ở vị trí lô góc có diện tích 51m2 đã được xây 3 tầng đang được rao bán với giá gần 54 tỷ đồng, tương đương gần 1,1 tỷ đồng/m2.
Tại phố Tràng Thi, giá nhà phố đang được rao bán từ 900 triệu đến 1,4 tỷ đồng/m2, thậm chí những căn nhà có vị trí view hồ Gươm có giá lên tới 1,8 tỷ đồng/m2. Đơn cử, một căn nhà mặt phố tại phố Tràng Thi có diện tích 90m2, người bán cho biết, do nhà đã cũ nên chỉ tính tiền đất. Song, căn nhà này vẫn có giá 170 tỷ đồng, tương đương 1,88 tỷ đồng/m2.
Đáng chú ý, tại các phố Ấu Triệu, Hàng Bông, Hàng Đào xuất hiện những căn nhà phố có giá bán dao động từ 2-2,4 tỷ đồng/m2. Đơn cử, một căn nhà tại Hàng Đào có diện tích 29m2 đang được rao bán với giá 69,8 tỷ đồng, tương đương hơn 2,4 tỷ đồng/m2. Theo giới thiệu của người bán, căn nhà có view trọn không gian hồ Hoàn Kiếm. Căn nhà cho thuê có thể mang về cho chủ nhà dòng tiền hơn 120 triệu đồng/tháng.
Nhiều căn nhà phố tại phố cổ đang được rao bán mỗi m2 ngang ngửa căn chung cư cũ 2 phòng ngủ (ảnh chụp màn hình).
Hay một căn nhà khác trên phố Lý Thái Tổ có diện tích 30m2 đã xây dựng 4 tầng đang được rao bán với giá 75 tỷ đồng, tương đương 2,5 tỷ đồng/m2.
Mức giá 2-2,4 tỷ đồng chưa phải mức giá rao bán cao nhất tại khu vực phố cổ từ trước tới nay. Trước đó, cuối năm 2021, một căn nhà phố có diện tích trên phố Đinh Tiên Hoàng có diện tích 270m2 được rao bán với mức giá 1.000 tỷ đồng, tương đương 3,7 tỷ đồng/m2.
Tuy nhiên, với mức giá rao bán cao nhất hiện nay là 2,4 tỷ đồng đã ngang ngửa với một số căn chung cư 2 phòng ngủ trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm.
Giá cao nhưng khó thanh khoản vì giá trị lớn
Theo anh Vũ Thanh Tùng - chủ một sàn môi giới bất động sản tại Hà Nội, đa phần người sở hữu nhà tại khu vực phố cổ không phải để ở mà cho thuê kinh doanh khách sạn, cửa hàng. Đất tại khu vực phố cổ cực hạn chế và mang đậm nét đặc trưng về văn hóa, lịch sử nên mức giá luôn neo cao.
Song, anh Tùng tiết lộ, những căn nhà phố tại phố cổ có giá trị cao nên khả năng thanh khoản sẽ thấp. Bởi số tiền để sở hữu một căn nhà ở đây rất lớn. Bên cạnh đó, việc cho thuê kinh doanh hiện nay khó khăn hơn trước nên những nhà đầu tư dòng tiền cũng phải tính toán rất kỹ mới chốt mua.
Nhà phố tại phố cổ có giá trị cao nên không phải lúc nào cũng dễ thanh khoản (Ảnh minh họa: Dương Tâm)
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Lê Đình Chung - Thành viên Tổ công tác nghiên cứu thị trường Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) - cho rằng, sau dịch Covid-19 việc bán hàng qua thương mại điện tử bùng nổ mạnh mẽ. Bên cạnh đó tình hình kinh tế khó khăn kéo theo việc kinh doanh buôn bán không hiệu quả. Do đó, tình trạng cho thuê mặt bằng trở nên ảm đạm, nhiều chủ kinh doanh phải trả mặt bằng.
Theo ông, thói quen của người kinh doanh cũng đã thay đổi so với trước kia, họ còn phụ thuộc vào mặt bằng mà có thể bán hàng qua online. Giá thuê nhà phố thời gian qua đã giảm rất nhiều. Thực tế, cũng có rất nhiều căn nhà phố không thể cho thuê được khiến nhiều người bán ra nhiều hơn. Tuy nhiên, theo xu hướng chung của thị trường thì thời gian vừa rồi giá nhà phố vẫn tăng, thậm chí trong vòng 3 năm trở lại đây có những nơi đã tăng 50%.
Chỉ ra nguyên nhân giá nhà phố vẫn tăng trong thời gian qua, ông Chung cho rằng, do nguồn cung nhà phố tại Hà Nội hiện nay rất khan hiếm. Nhiều chủ nhà phố đã "mượn" lý do trên để tăng giá rao bán. Tuy nhiên, mức giá rao bán phải được thị trường chấp nhận mới có thể xác lập mức giá chung. Về lâu dài, ông cho rằng giá nhà phố sẽ tiếp tục tăng nhưng biên lợi nhuận sẽ không cao như trước.
Còn ông Nguyễn Thế Điệp - Phó chủ tịch thường trực Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội - cho rằng nhiều chủ nhà chào bán mức giá cao là do kỳ vọng. Tuy nhiên, nhà đầu tư trước khi xuống tiền cần tìm hiểu kỹ, bởi có thể mức giá giao dịch sẽ thấp hơn nhiều so với giá chủ nhà đưa ra.
"Việc tăng giá của các chủ nhà cũng bởi nhu cầu của phân khúc nhà phố, nhất là tại những tuyến phố đắc địa vẫn luôn tăng nhưng nguồn cung không có thêm", ông Điệp nói thêm.
" alt=""/>Ồ ạt rao bán nhà phố cổ Hà Nội, giá mỗi m2 ngang ngửa một căn chung cư cũGiá rao bán chung cư tiếp tục tăng
Theo số liệu từ đơn vị nghiên cứu thị trường, riêng 9 tháng qua, tổng nguồn cung mở bán mới căn hộ chung cư tại Hà Nội đạt hơn 19.000 căn, vượt tổng nguồn cung cả năm 2023. Với nguồn cung dồi dào này, năm nay có thể chấm dứt chu kỳ khan hiếm nguồn cung nhà ở tại Hà Nội trong suốt 4 năm qua. Dự kiến, năm nay, cả nước sẽ có nguồn cung chung cư khoảng gần 30.000 căn hộ.
Mặc dù nguồn cung căn hộ tăng lên, song mặt bằng giá bán tại Hà Nội vẫn tiếp tục ghi nhận xu hướng tăng ở cả 2 thị trường sơ cấp và thứ cấp. Tại thị trường sơ cấp, giá bán trung bình đạt 64 triệu đồng/m2 (chưa gồm VAT và phí bảo trì), thấp hơn 3% so với TPHCM.
Tại thị trường thứ cấp, giá bán trung bình vẫn duy trì đà tăng từ quý trước, đạt 46 triệu đồng/m2 (chưa gồm VAT và phí bảo trì), tăng 5,5% theo quý và gần 26% theo năm. Đà tăng giá bán thứ cấp chưa có dấu hiệu dừng lại và hiện chỉ cách mức giá thứ cấp chung cư của TPHCM khoảng 2 triệu đồng/m2.
Nhiều căn chung cư đã tăng giá rao bán cả trăm triệu đồng chỉ sau một tháng (Ảnh minh họa: Dương Tâm).
Theo khảo sát của phóng viên Dân trí, một tháng trở lại đây, giá rao bán chung cư tại Hà Nội vẫn tiếp tục duy trì xu hướng tăng và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Cụ thể, một căn nhà có diện tích 64m2, thiết kế 2 phòng ngủ tại dự án Vinhomes Smart City thời điểm giữa tháng 9 được rao bán với giá khoảng 4,2 tỷ đồng. Đến nay, cũng căn nhà tương tự đang được rao bán với giá dao động từ 4,5 tỷ đồng đến 4,7 tỷ đồng.
Hay tại dự án Thăng Long Number One, một căn chung cư có diện tích 87m2, thiết kế 2 phòng ngủ thời điểm cuối tháng 9 được rao bán với giá 5,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay căn chung cư này được tăng giá rao bán lên 6 tỷ đồng.
Có nhu cầu mua nhà, anh Nguyễn Văn Ngữ (quê Nam Định) cho biết, đã 3 tháng nay gia đình anh liên tục đi xem nhiều căn chung cư trên địa bàn quận Nam Từ Liêm và Hà Đông. Với tài chính khoảng 3 tỷ đồng, anh Ngữ dự tính sẽ mua một căn chung cư khoảng 65-70m2, thiết kế 2 phòng ngủ.
"Càng đi xem nhiều tôi thấy giá được chủ nhà đưa ra càng cao hơn. Ví dụ một căn nhà có diện tích 68m2 tại Mỹ Đình (Nam Từ Liêm, Hà Nội), thời điểm tháng 8 được rao bán với giá khoảng 3,3 tỷ đồng. Vẫn căn nhà này, chủ nhà đang chào bán với giá 3,7 tỷ đồng", anh nói.
Vì đâu giá chung cư khó giảm?
Chuyên gia bất động sản Trần Quang Trung cho rằng nhiều người vẫn đang chờ chung cư giảm giá nhưng việc chờ đợi này dường như không khả thi. Bởi vì tất cả yếu tố đầu vào của doanh nghiệp phát triển dự án như chi phí thuế đất theo biểu giá mới, chi phí xây dựng, đầu tư về thiết kế sản phẩm... đều đang đội lên không ít.
Trong bối cảnh quỹ đất ngày càng khan hiếm, để sở hữu một vị trí đẹp, đặc biệt tại trung tâm, doanh nghiệp phải bỏ ra số tiền lớn. Khi giá đất đã cao, chủ đầu tư lại làm một sản phẩm bình dân thì chắc chắn sẽ lỗ. Với những vị trí đẹp, đơn vị phát triển dự án phải làm ra các sản phẩm xứng tầm với vị trí đó, như vậy không có giá rẻ.
Một dự án chung cư tại Hà Nội (Ảnh: Dương Tâm).
Bà Nguyễn Hoài An - Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam - cho rằng, phần lớn dự án mở bán mới nằm trong đại đô thị hiện hữu với mặt bằng giá đã cao. Bên cạnh đó, giá bán ở ngưỡng cao một phần vì lực cầu đầu tư lớn, dòng tiền vẫn đổ về sản phẩm phục vụ nhu cầu ở thực ở trung tâm. Do đó, thanh khoản thị trường vẫn được duy trì tích cực.
Khi tung ra sản phẩm mới, chủ đầu tư sẽ tính toán kỹ tương quan giá bán với khu vực nên những tòa mới khó có giá thấp hơn giai đoạn trước hoặc dự án xung quanh. Điều này để đảm bảo lợi nhuận kỳ vọng của chủ đầu tư trong bối cảnh chi phí nguyên vật liệu gia tăng.
Theo TS. Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), nguồn cung chung cư tại Hà Nội đã tăng trong thời gian qua nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Bên cạnh đó, phần lớn nguồn cung mới tiếp tục được hoàn thiện ở mức tiêu chuẩn cao với chi phí đầu tư, chi phí đất đai tăng cao.
Với mức chi phí đầu tư cao như hiện nay, các chủ đầu tư cũng kỳ vọng lợi nhuận cao hơn trước. Do đó, mặt bằng giá chung cư sơ cấp rất khó giảm. Giá chung cư ở thị trường sơ cấp tăng cao đã kéo theo giá tại thị trường thứ cấp cũng tăng đột biến.
Lý giải về việc nguồn cung bất động sản tăng nhưng giá không giảm, tại họp báo mới đây của Bộ Xây dựng, ông Vương Duy Dũng - Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) - cho rằng, nguồn cung bất động sản chỉ là một trong các nguyên nhân làm tăng giá bất động sản tại một số khu vực, địa phương trong thời gian qua.
Theo ông, giá bán bất động sản tăng một phần do biến động tăng đối với chi phí liên quan đến đất đai gần đây cũng như tác động khi áp dụng phương pháp tính và bảng giá đất mới. Bên cạnh đó, có hiện tượng nhiều nhà đầu tư thành lập hội, nhóm tham gia đấu giá; trả giá đất cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm, rồi có thể "bỏ cọc" sau khi trúng đấu giá đất nhằm mục đích thiết lập mặt bằng giá ảo tại khu vực để kiếm lời…
"Việc đấu giá quyền sử dụng đất với kết quả trúng đấu giá cao gấp nhiều lần giá khởi điểm sẽ có tác động làm tăng mặt bằng giá đất, giá bất động sản, giá nhà ở của khu vực lân cận. Đồng thời, việc này còn làm tăng chi phí triển khai thực hiện dự án nhà ở, gây khó khăn cho doanh nghiệp, giảm nguồn cung, tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản", ông nói.
" alt=""/>Chung cư ở Hà Nội bớt khan hiếm nhưng giá rao bán vẫn cao chót vót do đâu?Kết quả những phiên đấu giá tại các huyện vùng ven Hà Nội như Đan Phượng, Thanh Oai, Hoài Đức gây "rúng động" dư luận những ngày qua. Điểm chung của những phiên này là số lượng hồ sơ đăng ký lớn, mức giá trúng đấu giá cao gấp hàng chục lần so với giá khởi điểm. Diễn biến và kết quả này đặt ra câu hỏi lớn về việc có hay không dấu hiệu đầu cơ trục lợi?
Trao đổi với phóng viên Dân trí, TS. Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) - nói, diễn biến và kết quả các phiên đấu giá đất này vừa bất thường, lại vừa bình thường.
Bình thường vì những yếu tố nào?
Theo ông, hiện tượng này không mới. Ngay trong 6 tháng qua, khi thị trường đất nền nói chung còn trầm lắng, một số phiên đấu giá đất tại vài địa phương vẫn thu hút hàng nghìn người tham gia, chủ yếu là nhà đầu tư. Kết quả trúng đấu giá tại một số nơi cũng ghi nhận mức giá trúng cao gấp 10 lần giá khởi điểm.
Ông Đính nói, nguyên nhân là đất đem đấu giá là đất "sạch", không dính đến tranh chấp kiện tụng, đã có sổ đỏ, hạ tầng, sẵn sàng xây nhà để kinh doanh, cho thuê, thu về dòng tiền hàng tháng. Ðặc biệt, trong bối cảnh vài năm gần đây, Hà Nội gần như không có dự án mới, nguồn cung đất nền được dự báo cũng sẽ ngày càng khan hiếm.
Bên cạnh đó, Luật Kinh doanh Bất động sản mới cấm phân lô, bán nền tại 105 thành phố và thị xã, buộc các doanh nghiệp phải xây dựng nhà trên đất để bán tại các khu vực này. Trong khi đó, nhu cầu mua bất động sản, bao gồm cả mua để ở và đầu tư trong dân rất mạnh và đang không ngừng tăng.
Phiên đấu giá 68 lô đất tại Thanh Oai ngày 10/8 đã thu hút hơn 4.600 hồ sơ tham gia (Ảnh: Dương Tâm).
Thứ hai, mức giá tăng hàng chục lần, nghe rất bất thường, thực tế là do mức giá khởi điểm đất đấu giá thấp.
Cụ thể, trước đây, quy định xác định giá đất cho phép thuê tư vấn. Ðất đấu giá tại phiên đấu giá ngày 10/8 tại huyện Thanh Oai cũng đã được thuê tư vấn, tư vấn xác định khởi điểm 40-45 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, Nghị định 12 đã bỏ quy định cho thuê tư vấn, chuyển sang xác định bằng hệ số K nhân với bảng giá đất của thành phố.
Trong khi đó, theo Quyết định số 46 của UBND TP Hà Nội, hệ số điều chỉnh giá đất của huyện Thanh Oai là 2,35. Bảng giá đất hiện còn hiệu lực được ban hành năm 2020 dao động trong khoảng 3,6-5,3 triệu đồng/m2. Do đó, khi nhân 2 hệ số này với nhau, chỉ cho ra mức giá từ 8,6 đến 12,5 triệu đồng/m2.
Sản phẩm an toàn với mức giá khởi điểm thấp, số tiền cọc thấp đã tạo sức hấp dẫn rất lớn đối với người mua. Chính vì thế, không khó hiểu khi phiên đấu giá này thu hút hàng nghìn hồ sơ đăng ký. Số lượng người tham gia lớn đến như vậy là hoàn toàn bình thường, theo ông Đính
Giá trúng bất bình thường với mục đích tạo "sốt đất"
Về mức giá trúng tăng cao, TS. Nguyễn Văn Đính cho rằng có phản ánh thực tế bình thường về chênh lệch cung cầu, khi mà lượng hồ sơ tham gia gấp nhiều lần số lô đất trong phiên đấu giá.
Tuy nhiên, việc giá đất tại vị trí có cơ sở hạ tầng, tiện ích không nổi bật, ở một địa phương vùng ven sở hữu tiềm năng tăng giá ở mức bình thường, lên tới hơn 100 triệu đồng/m2, ngang bằng với giá đất nền tại các khu đô thị, khu vực đông dân cư là bất bình thường, vượt xa giá trị thực tế. Đây chính là kết quả của các mục đích không lành mạnh.
Nhiều nhà đầu tư tham gia các phiên đấu giá này là những người "có nghề" đấu giá đất, họ thường tham gia với mục đích đơn giản đó là "lướt sóng". Họ không quan tâm giá trị thật là bao nhiêu, cứ trúng đã rồi mua bán sang tay ngay để kiếm lời hoặc sẵn sàng bỏ cọc nếu thị trường không hưởng ứng.
Toàn cảnh vị trí 19 lô đất tại Hoài Đức được đưa ra đấu giá ngày 19/8 vừa qua (Ảnh: Dương Tâm).
Hay mục đích nguy hiểm hơn là tạo "sốt đất". Các cá nhân này lợi dụng việc đặt cọc đấu giá nhằm mục đích thổi giá các khu đất liên quan. Thậm chí bất chấp rủi ro, hợp thức hóa mức giá bằng cách thanh toán đầy đủ theo mức giá đấu trúng, để lấy mức giá này làm căn cứ kích giá đất ở các huyện vùng ven, kích giá đất nhiều nơi leo thang, thậm chí "sốt ảo".
Theo chuyên gia, hệ lụy của các tình trạng này là giá bất động sản vốn đã cao nay lại càng tăng, khiến giấc mơ về nhà ở ngày càng xa vời với người dân, đặc biệt là người trẻ. Mức giá đấu tăng cao vượt xa giá trị thật không chỉ gây khó khăn cho công tác thẩm định giá tài sản phục vụ các đợt đấu giá tiếp theo tại địa phương đấu giá mà còn tại nhiều nơi trên cả nước.
Khi thấy giá bất động sản được duy trì xu hướng tăng trong một thời gian đủ dài, thì tâm lý FOMO (sợ bị bỏ lại phía sau) sẽ trỗi dậy. Nhà đầu tư sẽ kỳ vọng giá tiếp tục tăng, rồi đưa ra quyết định mạo hiểm. Quyết định này hiện còn được thúc đẩy bởi nhận định cho rằng việc điều chỉnh bảng giá đất trong thời gian tới ở các địa phương sẽ gián tiếp đẩy giá đất tăng.
Hệ quả là không ít nhà đầu tư bị chôn vốn, tạo ra các khu đất bỏ hoang, ảnh hưởng xấu tới tiến trình phục hồi, phát triển theo hướng an toàn, lành mạnh, bền vững của thị trường bất động sản. Bên cạnh đó còn ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương nói riêng, cả nước nói chung khi dòng tiền bị ứ đọng ở đất đai, không đi vào hoạt động kinh tế khác.
Cần áp thuế để ngăn chặn đầu cơ, thổi giá
Theo ông Đính, có nhiều nghi ngờ về tình trạng đầu cơ, thổi giá. Tuy nhiên, trên thực tế, giống như diễn biến xảy ra với phân khúc căn hộ tại Hà Nội trong thời gian qua, ngay cả khi người mua bỏ cọc, vẫn rất khó có thể xác định và xử lý hành vi đầu cơ, thổi giá.
Ngay sau khi trúng, nhiều người lập tức rao bán chênh hàng trăm triệu đồng (Ảnh: Dương Tâm).
Bởi trong nền kinh tế thị trường, quyền xác định giá bán là của chủ sở hữu tài sản, các bên tham gia giao dịch mua bán theo nguyên tắc thuận mua, vừa bán. Họ hoàn toàn có thể bỏ cọc mà không cần chứng minh. Đồng thời, việc họ đẩy giá khi bất kỳ hàng hóa nào khan hiếm trên thị trường là điều không thể tránh khỏi.
Ngay cả khi các quy định mới có hiệu lực, sức nóng của các cuộc đấu giá đất kể trên vẫn sẽ tiếp tục tiếp diễn và trong thời gian đủ dài sẽ dần dần trở thành chuyện thường ngày. Bởi mặc dù nguồn cung sẽ tăng lên do các địa phương đẩy mạnh đấu giá đất nhưng mức giá khởi điểm vẫn sẽ ở mức thấp vì bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành theo quy định của Luật Ðất đai 2013 sẽ được tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31/12/2025.
Ðể hoạt động đấu giá diễn ra minh bạch, nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách, ông Đính cho rằng, Nhà nước cần sớm có thêm cơ chế kiểm soát hoạt động đầu cơ. Đồng thời, tư duy về nhà ở của người dân cần được thay đổi, để nhà ở là chỗ ở, giải quyết nhu cầu sinh sống không phải là một tài sản tích lũy.
Để giải quyết vấn đề này, ông cho rằng cần áp thuế với những đối tượng tích lũy, đầu cơ. Mức thuế có thể nâng cao dần với giao dịch bất động sản mà người bán có thời gian nắm giữ ngắn hay nếu chủ sở hữu bất động sản không đưa bất động sản tham gia hoạt động kinh doanh, không triển khai xây dựng sau khi nhận đất…
Việc đánh thuế bất động sản đúng hướng sẽ khiến người dân hạn chế hoặc không còn nhiều động lực đầu cơ bất động sản bởi cùng với chi phí lãi vay và các chi phí cơ hội khác, việc sở hữu bất động sản đầu cơ trở nên rủi ro hơn. Mua đi bán lại bất động sản để ăn chênh lệch, hay tạo cung cầu ảo để thổi giá bất động sản dần trở nên vô nghĩa.
Từ đó, nguồn tiền nhàn rỗi trong dân sẽ được nắn dòng chảy sang các mảng sản xuất kinh doanh, tạo sản phẩm, giá trị gia tăng cho xã hội. Ðiều này giúp thị trường bất động sản phát triển lành mạnh hơn, hiệu quả hơn về lâu dài, thay vì các cơn sốt đất, nhiễu loạn giá.
Ngày 10/8, huyện Thanh Oai đã tổ chức thành công phiên đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao (Thanh Oai, Hà Nội), có diện tích từ 60-85m2 với giá khởi điểm từ 8,6 triệu đồng/m2 đến 12,5 triệu đồng/m2. Phiên đấu giá đã thu hút được 4.600 hồ sơ nộp tham gia, nhưng chỉ có 4.201 hồ sơ đủ điều kiện của 1.545 người.
Ðáng chú ý, kết thúc phiên đấu giá, lô góc có giá trúng cao nhất là gần 100,5 triệu đồng/m2, gấp 8 lần so với giá khởi điểm. Các lô thường có giá trúng 63-80 triệu đồng/m2, gấp 5 đến 6,4 lần so với giá khởi điểm.
Gần đây nhất, ngày 19/8 phiên đấu giá 19 lô đất tại khu LK03 và LK04, thôn Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Ðức, Hà Nội tiếp tục thu hút sự quan tâm, tham gia của đông đảo người dân. 19 thửa đất được đưa ra đấu giá dao động khoảng 74-118m2. Giá khởi điểm đấu giá là 7,3 triệu/m2. Khoản tiền đặt cọc dao động từ 109 đến 172 triệu đồng/lô đất.
Sau cuộc đấu giá kéo dài 20 giờ, 19 lô đất được bán thành công. Mức giá trúng cao nhất lên tới 133,3 triệu đồng/m2, gấp hơn 18 lần so với giá khởi điểm, trong khi lô thấp nhất cũng tới 91,3 triệu đồng/m2, cao gấp 12,5 lần giá khởi điểm.
Cả hai phiên đấu giá trên đều gây xôn xao dư luận khi có giá trúng cao chót vót. Thậm chí, giá trúng cao hơn nhiều lần so với giá của thị trường khu vực.
" alt=""/>Nóng chuyện đấu giá đất: Chuyên gia nghi vấn có mục đích tạo "sốt đất"