Cảnh phim 'Quỳnh búp bê': Tính dị, từng sống lang thang vô gia cư
Cường Đô La lên tiếng về chuyện kết hôn với Đàm Thu Trang
Hoài Lâm bất ngờ tuyên bố ngưng hát để ổn định sức khoẻ
Quỳnh Cool đã cùng soprano Hiền Nguyễn kể chuyện tình yêu thật đẹp trong MV:
![]() |
Lựa chọn cover lại bài hát "La Vie En Rose" với bản phối mới được pop hóa của nhạc sĩ Dương Cầm và được đạo diễn bởi ê kíp của Lê Hà Nguyên, MV “La Vie En Rose” cũng chính là lời “chào sân” chính thức sự nghiệp hát solo của giọng ca soprano Hiền Nguyễn. Trong MV, đạo diễn Lê Hà Nguyên để hai nhân vật chính (trong đó có Quỳnh Cool) vốn 2 tâm hồn đồng điệu với những bế tắc, bất hạnh trong cuộc sống tình cờ gặp nhau tại một quán bar rồi cùng nhau trải nghiệm những điều vượt xa khỏi định kiến của xã hội một cách lãng mạn. MV là thông điệp cho những bạn trẻ, hãy luôn lạc quan và nhớ rằng “cuộc sống luôn màu hồng” và mọi bế tắc đều có thể giải quyết, đều có những cơ hội mới mở ra, giống như bông hồng này tàn vẫn còn những bông hoa tươi đẹp khác. |
![]() |
Soprano Hiền Nguyễn tốt nghiệp loại giỏi Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam 2015. Tốt nghiệp loại ưu ÐH ngoại ngữ - Đại học quốc gia năm 2015. Năm 2012, Hiền Nguyễn nhận học bổng về ngôn ngữ và văn hoá tại trường đại học Perugia Universita Per Stranieri. Năm 2013, nhận học bổng của chính phủ Ý, học tập tại Nhạc viện Milan. |
![]() |
Sau khi trở về từ Ý, Hiền Nguyễn khởi xướng thành lập nhóm Mộc miên với bốn thành viên, từng tham gia VTV bài hát yêu thích, nghệ sỹ tháng… Sau 2 năm hoạt động, ngày 14/4/2018 live concert của nhóm Mộc miên tổ chức tại Galaxy, đánh dấu nhóm nhạc nữ hát bán cổ điển đầu tiên tại Hà Nội. |
![]() |
Trở về sau thời gian tu nghiệp ở Ý, Hiền Nguyễn nhận thấy nhạc cổ điển vẫn “kén” khán giả trong nước. Từ những nền tảng nhạc lý và kỹ thuật thanh nhạc được học, và âm sắc mềm mại, gợi cảm, Hiền Nguyễn đã nung nấu ý tưởng lội ngược dòng khi lựa chọn phong cách cổ điển giao thoa (Classical crossover hay Pop opera) để tìm được một lớp khán giả mới, một phong cách mới, hay nhằm tôn vinh vẻ đẹp của nhạc cổ điển giữa những điệu nhạc pop hiện đại. |
![]() |
Hiền Nguyễn tìm đến nhạc sĩ - nhà sản xuất Dương Cầm để pop hóa ca khúc “La Vie En Rose” để làm món quà đầu tiên cho khán giả, cũng là sản phẩm âm nhạc chính thức trình làng nghiệp hát solo. Thử nghiệm này đã chứng thực về việc Hiền Nguyễn muốn dấn thân vào “lãnh địa” nhiều bất ngờ của giao thoa cổ điển. Từ ca sĩ chuyên trị opera, Hiền Nguyễn mở rộng biên độ cách hát và phong cách nhạc, pop hóa đầy cá tính, gợi cảm. |
![]() |
Màu sắc âm nhạc hiện đại, nhiều bất ngờ và lãng mạn trong bản phối mới của Dương Cầm vừa khai thác điểm mạnh trong giọng hát soprano của Hiền Nguyễn, vừa tươi vui, nhấn nhá và bùng nổ về giai điệu khiến cho bài hát gây bất ngờ sau những lần nghe đầu tiên. Vẫn là những gì thuộc về bản sắc của một giọng soprano nhưng qua bản phối của Dương Cầm cùng tư duy hát khác khiến màn chào sân của Hiền Nguyễn "pop hơn" ở làn hơi, cách nhả chữ giống như một bài hát trẻ. |
![]() |
Chỉ với MV “La Vie En Rose” Hiền Nguyễn đã phác họa khá chắc chắn và triển vọng chân dung âm nhạc mới của mình. Trong ảnh nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Thụy Kha chúc mừng MV mới của Hiền Nguyễn ra mắt. |
![]() |
Hiền Nguyễn cho rằng MV lần này vẫn là "phép thử" chào sân, chứ chưa phải là một sản phẩm âm nhạc chính thức, đầu tư bản bản và tâm huyết nhất mà cô muốn giới thiệu tới công chúng. Cô vẫn chờ phản ứng của khán giả để hoạch định con đường đi sắp tới. Sau phép thử pop hóa “La Vie En Rose” Hiền Nguyễn đang ấp ủ thực hiện dự án đĩa thu âm hát tiếng Việt và song ca với một trong giọng nam đẹp nhất của Việt Nam hiện nay. |
Ngân An
Theo chia sẻ từ anh Khánh Hoàng - quản lý Hoài Lâm, nam ca sĩ sẽ ngưng ca hát trong hai năm để điều trị bệnh và học thêm các kỹ năng cần thiết phục vụ nghề nghiệp sau này.
" alt=""/>Quỳnh Cool kể chuyện tình cùng soprano Hiền NguyễnTôi đến nhà bác Sáu, một "lão nông tri điền" hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành làm lúa. Bên tách trà nóng trong cơn mưa chiều, bác Sáu nói dân vùng này bây giờ ít trồng lúa, đa số chuyển sang trồng hoa màu vì trồng lúa khá lắm cũng chỉ đủ ăn, chứ không thể giàu. Giá lúa không tăng suốt nhiều năm qua, trong khi các chi phí khác tăng vùn vụt. Một vụ lúa hơn ba tháng, sau khi thu hoạch, trừ chi phí, người trồng lúa không còn lời lãi được bao nhiêu.
Nông dân như bác Sáu đúc rút bằng kinh nghiệm, bằng sự loay hoay năm này sang năm nọ trên cánh đồng. Nhà nghiên cứu nói bằng số liệu, khảo cứu. Kết luận vẫn vậy. Nhiều năm trước, PGS.TS Nguyễn Văn Sánh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu ĐBSCL từng phân tích, hạt gạo bị "cắn làm tám phần", khiến cho nông dân không còn tích lũy. Bốn phần đầu chi cho các nhà: Nhà băng (do phải vay vốn, trả lãi); nhà vật tư (phân bón, thuốc trừ sâu); nhà mình (chi tiêu ăn uống, chữa bệnh, học hành cho con cái); nhà hàng xóm (giỗ chạp, hiếu hỉ đều trông chờ vào hạt lúa). Phần thứ năm dành cho các nhà xuất khẩu gạo - yếu tố sẽ gần như quyết định giá lúa hàng năm. Phần thứ sáu làm nhiệm vụ bình ổn giá tiêu dùng. Phần thứ bảy liên quan đến vai trò ngoại giao trong chiến lược an ninh lương thực. Phần thứ tám là đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Một đòn gánh nhiều mối đè nặng lên vai, người trồng lúa phải cố giữ thăng bằng trong khi những thứ đè trên vai thì luôn "nhảy múa".
Bác Sáu nói, làm nông giờ cũng nhàn, máy móc cơ giới hóa hết, không còn vất vả như trước. Mà kể cả thế, lớp trẻ vẫn không muốn trồng lúa nữa. Con cháu trong xóm lớn lên rồi đi Sài Gòn. Đứa học xong thì ở lại thành phố luôn, đứa học ít thì đi làm công nhân, vài đứa lái xe ôm công nghệ. Chỉ còn người già bám ruộng. Nhưng số ít này cũng nhả cây lúa, chuyển sang trồng hoa màu. Trồng màu thu nhập cao hơn, xoay vòng nhanh hơn, trồng được nhiều loại, thất cây này còn cây khác.
Tôi rẽ ngang, nói đến giá lúa đang tăng, bác hỏi lại: "Nhưng rồi tăng được bao lâu? Giá lúa tăng, nhưng các chi phí vật tư có chịu nằm yên hay cũng tăng theo, để rồi đâu lại vào đấy. Năm nay tăng, rồi sang năm thì sao?". Bác thấy người ta giải cứu cây này, trái nọ, sao không nghe ai nói giải cứu cây lúa bao giờ.
Giá lúa đang tăng từng ngày do nhiều quốc gia cấm xuất khẩu gạo để đảm bảo an ninh lương thực. Đó là hậu quả của những tác động tiêu cực từ El Nino. Nhưng Việt Nam cũng là nước chịu ảnh hưởng của El Nino. Các điều kiện thời tiết bất lợi đang xuất hiện nhiều hơn, mà việc trồng lúa bị ảnh hưởng rất nhiều từ thời tiết. Bên cạnh đó, sản xuất lúa ở Việt Nam hiện nay vẫn còn manh mún và sẽ càng manh mún nữa khi diện tích đất ngày càng chia nhỏ do dân số tăng; trong khi để đạt được lợi nhuận tối ưu từ cây lúa, phải cần diện tích canh tác lớn.
Các quốc gia cấm xuất khẩu lúa gạo, tạo lợi thế trước mắt cho gạo Việt Nam. Nhưng làm thế nào để tận dụng tốt cơ hội và duy trì lợi thế đó dài lâu?
Tôi thấy ngành nông nghiệp vẫn đang nợ cây lúa, và nợ những người nông dân. Xuất khẩu nhiều, giá trị tăng, lợi nhuận doanh nghiệp tăng, nhưng tôi ít thấy nói đến việc người nông dân hưởng lợi thế nào, bao nhiêu, và bao lâu. Bên cạnh niềm hân hoan vì giá lúa tăng, vẫn còn rất nhiều thứ để làm, trong đó có những vấn đề quan trọng như: tạo giá trị bền vững cho cây lúa, cho người nông dân; mở rộng quy mô sản xuất để tránh manh mún, tránh vòng luẩn quẩn chuyển từ cây lúa sang hoa màu, rồi lại từ hoa màu về cây lúa; phát triển liên kết doanh nghiệp với người nông dân để tạo chuỗi giá trị cũng như thương hiệu cho hạt gạo và sau hạt gạo.
Muốn đảm bảo an ninh lương thực, tăng trữ lượng xuất khẩu, vấn đề tiên quyết là giúp người trồng lúa bớt đi gánh nặng trên chiếc đòn gánh, để có thể sống và làm giàu từ cây lúa.
Lời than thở của bác Sáu dài như cơn mưa vẫn chưa dứt. "Mưa vầy là bất thường. Năm nay lại khó hơn năm trước một chút. Nhưng bao nhiêu khó khăn đã vượt qua nhờ cây lúa. Ai phụ cây lúa chứ tui thì không", cuối cùng bác Sáu vẫn nói vậy.
Minh Kha
" alt=""/>Hạt gạo cắn làm tám