当前位置:首页 > Giải trí

ĐTDĐ sẽ “đè bẹp” cố định?

Tại Ấn Độ,ĐTDĐsẽđèbẹpcốđịtrực tiếp bóng đá hôm nay ngoại hạng anh tỷ lệ sử dụng ĐTDĐ tăng nhanh đã tác động xấu đến số lượng thuê bao cố định, Cơ quan quản lý Viễn thông Ấn Độ (Trai) cho biết. Theo thống kê của Trai, trong khi tỷ lệ thuê bao di động ở Ấn Độ vào tháng 9/2007 đạt mức 209,07 triệu thì chỉ sau 1 quý, tức vào tháng 12/2007, đã lên tới 233,62 triệu. Còn thuê bao cố định lại giảm từ 39,58 triệu xuống 39,25 triệu trong quý I/2008. Sự sụt giảm của điện thoại cố định thể hiện rõ ở những vùng nông thôn. Cụ thể, số nông dân Ấn Độ dùng điện thoại cố định đã giảm 2% trong tháng 12/2007, xuống còn 11,75 triệu; cùng thời điểm đó, số thuê bao di động ở nông thôn tăng 19,4% đạt mức 52,52 triệu.

Tại Mỹ, AT&T - hãng viễn thông hàng đầu - cho hay, công ty hiện có khoảng 60,4 triệu thuê bao cố định và 71,4 triệu thuê bao di động. Ngược dòng thời gian, vào quý II/2006, AT&T có 68,7 triệu thuê bao cố định. Kể từ năm 2006, cứ mỗi quý, AT&T lại mất đi một số lượng thuê bao cố định với tỷ lệ tăng dần. Năm 2007, mức sụt giảm là 7,4%. Các nhà phân tích cho rằng, kinh tế tụt dốc có thể tác động đến ngành kinh doanh điện thoại cố định; người tiêu dùng muốn cắt giảm chi phí sẽ bỏ điện thoại cố định - dịch vụ khiến họ mất đi khoảng 60 USD/tháng.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, xu hướng di động thay thế cố định vẫn chưa đáng kể, ông Nguyễn Lâm, Giám đốc hãng nghiên cứu thị trường IDC Việt Nam, nhận định.

Việt Nam đi ngược xu thế thế giới?

Theo ông Lâm, có một số nguyên nhân khiến xu hướng FMS chưa tác động mạnh đến Việt Nam. Trước hết, tỷ lệ thâm nhập của điện thoại cố định tại Việt Nam còn thấp, chưa đến 14%. Chính phủ vẫn khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông tiếp tục mở rộng dịch vụ điện thoại cố định, đảm bảo để những gia đình ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa được tiếp cận với điện thoại cố định.

Các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại cố định, chiếm hơn 75% thị phần, đã đầu tư nhiều vào phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới cố định, họ phải đảm bảo thu lợi nhuận từ khoản đầu tư đó. Hơn nữa, sự khác nhau cơ bản về cước phí cuộc gọi di động và cố định tại Việt Nam còn lớn. Giá thiết bị đầu cuối di động chưa hấp dẫn nên xu hướng FMS tại Việt Nam vẫn thấp.

Tuy vậy, ông Lâm cho rằng dù có những đặc thù riêng nhưng trên thị trường Việt Nam xu hướng FMS vẫn diễn ra. Ba năm gần đây, dịch vụ di động đã tăng trưởng gấp đôi mỗi năm, trong khi ï điện thoại cố định lại chưa bao giờ đạt mức tăng trưởng 40%. Tại vùng nông thôn, người dân có thể dùng ĐTDĐ để liên lạc với bạn bè, gia đình. Những người lái xe, nông dân, nội trợ, sinh viên thậm chí học sinh ở Việt Nam - chưa bao giờ là đối tượng nhắm tới của các hãng viễn thông – song hiện nay đã đóng góp một lượng người dùng ĐTDĐ đông đảo.

Được sự hỗ trợ của Chính phủ và các hãng viễn thông, tỷ lệ thâm nhập cố định tại Việt Nam được dự đoán đạt 20% trong 5 năm tới, sau đó giữ nguyên, không tăng nhiều, còn tỷ lệ thâm nhập di động sẽ tăng cho đến khi vượt qua 100%.

Nhiều lợi thế cho di động

分享到: