Nhận định, soi kèo Monaco vs Marseille, 22h00 ngày 12/4: Bệ phóng Stade Louis II

Công nghệ 2025-04-18 03:55:55 4685
ậnđịnhsoikèoMonacovsMarseillehngàyBệphóthứ hạng của inter milan   Nguyễn Quang Hải - 12/04/2025 10:07  Pháp
本文地址:http://jp.tour-time.com/html/8d693472.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Shenzhen Peng City vs Changchun YaTai, 19h00 ngày 15/4: Nối tiếp niềm vui

Nhà máy gia công chip bán dẫn của Samsung tại PyeongTaek được đánh giá là có quy mô lớn nhất thế giới. Ảnh: Samsung.

Cơ hội bất ngờ của Samsung

Các dây chuyền của Samsung được công bố chỉ một tuần sau khi Bộ Thương mại Mỹ siết chặt các quy tắc kiểm soát xuất khẩu, yêu cầu bất kỳ công ty nào sử dụng công nghệ Mỹ sẽ phải xin giấy phép nếu muốn cung cấp chip bán dẫn cho Huawei.

Đây được xem như là một động thái mạnh tay với không chỉ Huawei mà còn là TSMC, nhà gia công chip bán dẫn chính cho Huawei.

My vua trao mot co hoi vang cho Samsung hinh anh 2 huawei_tsmc_nikkei.jpg

TSMC là đối tác gia công lớn nhất của Huawei. Ảnh: Nikkei.

TSMC dự kiến sẽ bỏ ra số tiền khoảng 12 tỷ USD từ năm 2021-2029 để đầu tư các cơ sở gia công chip bán dẫn sử dụng tiến trình 5 nm tại Mỹ. Kế hoạch xây dựng sẽ bắt đầu từ năm 2021 và đi vào sản xuất vào năm 2024.

Theo báo cáo của TSMC, các khoản đầu tư vào lĩnh vực chip bán dẫn tiến trình 5 nm của công ty đã chạm mốc 23 tỷ USD.

Về phía Samsung, công ty từ chối tiết lộ con số đầu tư vào dây chuyền ở Pyeongtaek, mặc dù vậy các nguồn thông tin trong ngành cho biết khoản đầu tư có thể đã lên tới 10 tỷ USD. Với mục tiêu cạnh tranh sòng phẳng với TSMC, Samsung dự định sẽ mạnh tay chi hơn 100 tỷ USD vào các lĩnh vực sản xuất gia công chip bán dẫn trong năm 2030.

Tham vọng của Samsung

Theo các dự báo của giới phân tích, thị trường kinh doanh và cung cấp các sản phẩm bán dẫn sẽ trở nên nóng hơn bao giờ hết nhờ sự cạnh tranh của hai ông lớn Samsung và TSMC. Tuy vậy, việc đầu tiên Samsung cần làm là hạn chế sự phụ thuộc của mình vào công ty đối thủ.

Trong tháng 4, Huawei cho biết sẽ cân nhắc việc hợp tác với Samsung trong sản xuất chip bán dẫn nếu Mỹ tiếp tục cản trở môi quan hệ của TSMC với công ty. Tuy nhiên, Samsung lại chính là đối thủ cạnh tranh với Huawei trên các sân chơi smartphone và thiết bị viễn thông.

My vua trao mot co hoi vang cho Samsung hinh anh 3 Nikkei3_1_.jpg

TSMC đang là công ty gia công bán dẫn hàng đầu thế giới với thị phần 50%. Ảnh: Nikkei.

“Samsung chắc chắn là một đối thủ đáng gờm của TSMC. Tuy nhiên, với vị trí là một đế chế sản xuất các thiết bị điện tử, Samsung nên giải quyết các vấn đề của mình, không công ty công nghệ hay nhà phát triển sản phẩm bán dẫn nào trên thế giới lại đặt hàng sản xuất các linh kiện quan trọng từ công ty đối thủ”, Eric Chen, nhà phân tích và đối tác quản lý bán dẫn kỳ cựu của Cornucopia Capital Partner cho biết.

Ngược lại, TSMC hiện chỉ là công ty chịu trách nhiệm gia công và sản xuất chip bán dẫn mà không tham gia vào bất cứ lĩnh vực kinh doanh ngoài lề. Đó là lý do công ty Đài Loan này được rất nhiều khách hàng quan trọng tin tưởng, có thể kể đến như Apple hay Qualcomm.

Theo Counterpoint Research, Samsung hiện là nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới với 20% thị phần tính đến quý đầu tiên năm 2020. Tiếp sau đó là Huawei với 17%, Apple với 14%, hai ông lớn này đang là hai đối thủ cạnh tranh sát nút cho vị trí thứ hai.

Việc bổ sung các dây chuyền sản xuất chip bán dẫn 5 nm sẽ giúp Samsung mở rộng sự hiện diện của mình trong lĩnh vực sản xuất vật liệu bán dẫn này. Theo thống kê của TrendForce, TSMC đang là người chi phối hầu hết lĩnh vực này khi chiếm đến 50% thị phần trong khi Samsung chỉ vỏn vẹn 15%.

My vua trao mot co hoi vang cho Samsung hinh anh 4 Nikkei_2.jpg

Tranh chấp Mỹ - Trung bất ngờ đẩy TSMC vào thế khó, trao cơ hội cho Samsung. Ảnh: Nikkei.

Trong khi TSMC đang mở rộng quy mô sản xuất ở Đài Loan nhằm đáp ứng các đơn hàng chuẩn bị cho mẫu iPhone 5G sắp ra mắt, Samsung cũng rục rịch đi vào sản xuất các lô hàng chip 5 nm vào cuối năm nay.

Samsung từ lâu đã nuôi dưỡng tham vọng thách thức TSMC trong lĩnh vực cung cấp linh kiện bán dẫn. Cho đến nay, Samsung đã thuyết phục được cả Qualcomm và Nvidia – hai khách hàng quan trọng của TSMC – chuyển một phần đơn hàng sang cho công ty Hàn Quốc. Tuy vậy, với vị thế của mình, tham vọng của Samsung có thể gặp khá nhiều khó khăn khi duy trì cả hai mảng kinh doanh và vật liệu bán dẫn

"Vì vậy, vấn đề quan trọng của Samsung là làm thế nào để có thể có một danh mục khách hàng ổn định", Lee Seung-woo, nhà phân tích tại Eugene Investment & Securities nhận định.

Theo Zing

Hãng sản xuất chip khổng lồ TSMC ngừng thực hiện các đơn hàng mới của Huawei

Hãng sản xuất chip khổng lồ TSMC ngừng thực hiện các đơn hàng mới của Huawei

Công ty sản xuất bán dẫn TSMC của Đài Loan (Trung Quốc) đã ngừng các đơn hàng mới của Huawei Technologies (Trung Quốc) sau khi Mỹ ban hành các hạn chế mới đối với hoạt động cung cấp chip cho Huawei.

">

Mỹ vừa trao một cơ hội vàng cho Samsung

Nhóm các nhà khoa học Ba Lan đã phát triển thành công thiết bị cầm tay có tên gọi là Pregnabit, cho phép phụ nữ mang thai có thể tự kiểm tra tình trạng sức khỏe của thai nhi, bao gồm đo nhịp tim thai, phát hiện sớm nguy cơ bong nhau thai, tình trạng thai nhi thiếu ôxy mô hoặc bị quấn dây rốn.

{keywords}

Thiết bị Pregnabit giúp ngăn chặn hiệu quả và phát hiện sớm các mối đe dọa tiềm ẩn trong quá trình thai nghén.

Tiến sỹ Patrycja Wizinska-Socha, một trong những nhà nghiên cứu phát triển thiết bị trên, cho rằng việc phát hiện sớm các nguy cơ sẽ giúp phụ nữ mang thai có các phản ứng nhanh hơn và tiến hành các biện pháp y tế phù hợp. Điều này có thể giúp kịp thời cứu sống thai nhi, ví dụ như trường hợp bác sĩ có thể tiến hành mổ để lấy em bé ra.

Thiết bị mới được phát triển này sử dụng đầu dò chuyên dụng khá giống với thiết bị công nghệ trợ tim truyền thống (CTG). Tuy nhiên, Pregnabit lại nhỏ hơn rất nhiều và tiện dụng, do đó cho phép các bà bầu dễ dàng mang theo bên mình và kiểm tra sức khỏe thai nhi bất kỳ thời điểm nào.

Các bà bầu cũng có thể đeo thiết bị này trên bụng bằng một đai thắt chuyên dụng để kiểm tra sức khỏe thai nhi trong vòng 30 phút. Sau đó thiết bị này sẽ gửi dữ liệu thu thập được tới một trung tâm y tế theo dõi từ xa, tại đây các nhân viên có chuyên môn cao sẽ tiến hành phân tích kết quả cụ thể.

Dự kiến, Pregnabit sẽ ra mắt thị trường ngay trong năm nay và nhắm tới các đối tượng khách hàng chủ yếu như bác sĩ, hộ lý và những bà bầu mang thai lần đầu. Với thiết bị mới này, tiến sỹ Wizinska-Socha cũng đã vinh dự nhận danh hiệu "Nhà sáng chế năm 2016" do Tạp chí công nghệ MIT trao tặng.

Hồi năm 2014, các nhà khoa học Nga cũng cho biết đang tiến hành nghiên cứu chế tạo thiết bị theo dõi liên tục sức khỏe của phôi thai, cho phép phát hiện những bất thường nhỏ nhất trong quá trình phát triển của thai nhi.

(Theo Vietnam+)


">

Thiết bị di động giúp bà bầu tự kiểm tra sức khỏe thai nhi

Nhận định, soi kèo Wuhan Three Towns vs Beijing Guoan, 18h35 ngày 15/4: Buồn cho chủ nhà


Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa rằng công sức bao đời của thế nhân đều đã phí công vô ích. Trong vạn loài, người là linh trưởng thông minh nhất, ngộ tính cao nhất; bằng vào tuệ căn của mình, con người dù chưa ai thực sự đạt đến cảnh giới trường sinh nhưng chí ít đã tìm ra được những con đường tiếp cận cánh cửa thần minh, sống đến một hai ngàn năm cũng là không hiếm.

Trải qua ngàn vạn năm tiền nhân dốc hết tinh lực truy cầu, đến nay phương pháp tu tiên luyện đạo đã tồn lưu vô số. Nắm giữ và truyền dạy, không đâu khác ngoài tông môn...

Thiên hạ ngày nay, môn phái tu tiên có ở khắp nơi, nhiều không kể xiết, nhưng tiếng tăm vang dội nhất thì phải kể đến sáu cái tên: Bái Nguyệt Giáo, Thiên Kiếm Môn, Âm Phong Cốc, Cửu Hoa Cung, Lam Yên Tự và Tam Tiên Đảo. Trong đó, Âm Phong Cốc và Bái Nguyệt Giáo bị xem là tà môn ngoại đạo.

Việc này xét âu chẳng lạ. Tư tưởng khác nhau, phương thức tu hành khác nhau, phân biệt vốn dĩ tất yếu. Âm Phong Cốc và Bái Nguyệt Giáo, môn hạ của hai phái này trước giờ hành sự đều thường bất chấp đạo nghĩa, lại hay dùng thủ đoạn hiểm độc đối phó người khác, bị gán cho hai chữ "tà đạo" kỳ thực không oan.

Có tà tất phải có chính. Nếu Bái Nguyệt Giáo và Âm Phong Cốc là đại diện cho lối tư tưởng tu luyện cực đoan, thực dụng thì Thiên Kiếm Môn, Cửu Hoa Cung, Lam Yên Tự và Tam Tiên Đảo, bốn đại phái này lại đi theo hướng trái ngược, chú trọng đạo nghĩa, thuận theo tự nhiên. Nhất là Thiên Kiếm Môn...

Thiên Kiếm nằm ở phía nam nước Việt, toạ lạc trên núi Ngũ Đài, được hợp thành từ năm ngọn núi nhỏ là Kim Kiếm Phong, Trúc Kiếm Phong, Mặc Kiếm Phong, Liệt Kiếm Phong và Tương Kiếm Phong, lần lượt tương ứng với năm chi mạch. Trong đó, chủ mạch thì chính thị Kim Kiếm Phong.

Bàn về gốc gác, Thiên Kiếm từ khi thành lập, tính đến nay đã được ba ngàn năm có lẻ. Tổ sư khai phái danh gọi Lý Bất Tri, là một nhân vật truyền kỳ của giới tu tiên luyện đạo, hết sức thần bí. Thậm chí cho tới bây giờ, khi mà ông đã viên tịch từ hơn hai ngàn năm trước, những nghi hoặc về ông vẫn chưa có lời giải nào thoả đáng. Thế nhân chỉ biết Lý Bất Tri ông là người tộc Kinh, sáu mươi tuổi ngang trời xuất thế, một người một kiếm tung hoành Việt Quốc, trung nguyên ngoại vực, đầu nam cuối bắc không chỗ nào là chưa từng đi qua, chưa từng đánh qua.

Thiên hạ ngày ấy, bất kể là đại nhân vật nào, người thuộc tộc nào, hễ cứ nghe đến ba chữ "Lý Bất Tri" đều liền động dung, chẳng kính thì sợ.

"Tu tiên đệ nhất nhân" của hai ngàn năm trước, nếu không phải Lý Bất Tri thì không còn ai xứng.

Chuyện xưa là vậy, bằng xét ngày nay...

Lý Bất Trí thì tất nhiên đã mất. Ông dù đạo pháp thâm huyền, công tham tạo hoá, siêu phàm nhập thánh thì rốt cuộc vẫn chỉ là phàm nhân, ngàn năm dương thọ chung quy là hữu hạn, cái chết làm sao tránh khỏi? Hiện, tồn lưu có chăng là những gì ông để lại.

Thiên Kiếm Môn chính là một trong số đó.

Thời của Lý Bất Tri, với một thân đạo thuật thâm huyền của mình, việc ông khai tông lập phái, đem nó phát dương quang đại thì đã quá hiển nhiên, chả có gì đáng nói. Bằng tại hôm nay, sau khi ông đã mất được hai ngàn năm...



Cũng không rõ bởi do trời cao chiếu cố hay nhờ Lý Bất Tri thuở xưa tinh tế an bài hậu sự mà suốt hai ngàn năm qua, sau bao cuộc bể dâu, Thiên Kiếm Môn vẫn sừng sững toạ lạc trên đỉnh núi Ngũ Đài, hùng cứ một phương Việt Quốc. Năm chi mạch của nó là Kim Kiếm Phong, Trúc Kiếm Phong, Mặc Kiếm Phong, Liệt Kiếm Phong và Tương Kiếm Phong cũng ngày một hưng thịnh, môn nhân có tăng không giảm, anh tài thực chẳng hiếm...

...

...

Cách chân núi Ngũ Đài sáu mươi dặm về phía đông bắc...

">

Truyện Tiên Môn

"Bóng đè" là chữ dân gian dùng để chỉ hiện tượng một người nào đó trong khi ngủ bỗng nhiên cảm nhận rất rõ ràng là có ai đang đè chặt vào một bộ phận nào đó trên cơ thể mình - thường là ngực, chân, tay hoặc đầu, mặt…, khiến họ nghẹt thở hoặc tê dại nhưng lại không thể nào kêu cứu, vùng vẫy để thoát ra.

Cơn "bóng đè" thường kéo dài trong khoảng 10 đến 30 giây và xuất hiện ở mọi độ tuổi, nhưng chiếm đa số là lứa tuổi từ dậy thì đến trưởng thành.

Theo các khảo sát của ngành Tâm thần học, 40% dân số thế giới ít nhất một lần đã từng bị "bóng đè". Nhiều người tin rằng "bóng đè" là do "người ở dưới" lên, "người cõi trên" xuống hoặc "yếu bóng vía". Từ đó dẫn đến tình trạng dán bùa đeo ngải, uống nước thải tàn nhang để "trục" bóng ra…

Cảm giác rõ rệt mình đang bị đè

1. Chiều hôm ấy, lúc đang trò chuyện với Thạc sĩ, bác sĩ Đào Trần Thái, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Tâm thần, Đại học Y dược TP HCM tại phòng khám tư của ông để lấy tư liệu cho bài báo nói về hiện tượng ngất xỉu tập thể trong giới học sinh thì một bà mẹ cùng cô con gái khoảng 17 tuổi bước vào.

{keywords}

Hầu hết những người bị "bóng đè" đều cảm nhận là có ai đó đang "đè" mình.

Sau khi trả lời những câu hỏi của BS Thái về tiền sử bệnh tật, chế độ học hành, ăn uống, nghỉ ngơi giải trí, cô gái kể: "Bữa đó con đang ngủ thì thấy có người ngồi trên mình con. Con thấy rõ ràng chứ hổng phải tưởng tượng. Một lát, con thở hết nổi, muốn kêu mà chẳng kêu được, muốn giơ tay đẩy họ ra mà giơ cũng không được. Tới hồi họ "đi" rồi thì con mới tỉnh nhưng rất mệt. Từ trước tới nay con bị như vậy lần đầu…".

Theo BS Thái, tất cả những hiện tượng mà cô gái trẻ vừa nêu là chuyện rất bình thường, không phải bệnh lý và cũng chẳng do tà ma ngạ quỷ. Ngành Tâm thần học gọi đó là "sleep paralysis" còn dân gian thì kêu là "bóng đè".

BS Thái nói: "Bóng đè thường xảy ra vào giai đoạn cuối của giấc ngủ, lúc sắp sửa thức. Khi ấy, một phần não bộ đã bắt đầu "tỉnh" nhưng chỉ "tỉnh" về mặt nhận thức còn phần vận động thì vẫn "mê". Điều đó lý giải tại sao người bị "bóng đè" có cảm giác rất rõ rệt là mình đang bị "đè" nhưng lại không vùng vẫy được".

Để giúp tôi có thể hiểu rõ hơn về chuyện "bóng đè", BS Thái lấy cho tôi xem một tập hồ sơ của những người mà ông đã từng điều trị: "Lê Thị Hải, 27 tuổi, buôn bán, tiền sử bệnh lý không có gì bất thường. Đêm ngủ thấy có người đi lại xung quanh phòng. Mặc dù rất sợ nhưng không kêu la, không cử động được… Trần Thành Phi, 40 tuổi, nhân viên văn phòng, tiền sử bệnh lý viêm xoang. Đêm ngủ thấy mình trôi nổi trên cao rồi rơi xuống một cái hố sâu không đáy. Muốn gọi người cứu nhưng không mở miệng nổi… Lý Thị Muối, 21 tuổi, làm bánh, tiền sử bệnh lý sỏi túi mật. Đêm ngủ bị "ma" đè lên ngực, tức thở, tỉnh dậy mồ hôi vã ra như tắm…".

BS Thái nói: "Tất cả những người ấy đều có một điểm chung là họ cảm nhận rất rõ ràng lúc họ bị bóng đè. Thậm chí họ mô tả sự tức ngực, ngạt thở giống y hệt như những triệu chứng lâm sàng của một cơn ngừng tim, suy hô hấp nhưng không ai vùng vẫy hay kêu là gì được. Đến lúc tỉnh, phần lớn đều ngồi dậy, bật đèn sáng, nhìn khắp bốn chung quanh xem những chuyện mình vừa trải qua có thật hay không. Nhiều người tỉnh rồi mà vẫn còn sợ, không dám ngủ tiếp nữa".

3 dạng 'bóng đè'

Theo BS Thái, ngành Tâm thần học chia "bóng đè" thành ba nhóm: Một là "ảo giác đột nhập". Người bị "bóng đè" dạng này thường thấy có người lạ vào phòng mình, đi lại xung quanh hoặc ngồi ngay lên giường ngủ. Cảm giác sợ hãi khiến cơ thể họ tê cứng, khó thở, lúc tỉnh dậy mình mẩy mỏi nhừ - là hậu quả của những cơn co cơ .

Anh Tốt, một thợ sơn ôtô, nhà ở đường 42, phường 10 quận 6 (TP.HCM) kể: "Vài lần khi ngủ, tôi thấy có người đứng ngay đầu giường tôi nhưng chưa bao giờ tôi nhìn được mặt họ. Những lúc ấy, người tôi như đông thành đá và mặc dù vợ tôi nằm ngay bên cạnh mà tôi vẫn không sao kêu bả được. Chẳng biết đó có phải là do tác dụng phụ của loại "xăng thơm" tôi thường dùng để pha sơn không vì nếu bữa nào sơn liên tiếp trong 3, 4 ngày thì tôi lại bị…".

Dạng "bóng đè" thứ hai, theo BS Thái là "ảo giác thăng bằng", có liên quan đến chứng rối loạn tiền đình. Người bị "bóng đè" dạng này thường thấy mình bị rơi xuống vực sâu, hoặc ngã từ trên những tòa nhà cao tầng xuống đất.

BS Thái nói: "Điều rất đặc biệt là khi rơi, khi ngã, họ không bao giờ thấy mình chạm đáy mà chỉ rơi lưng chừng là họ đã tỉnh giấc vì sợ! Lúc đó, người họ vã mồ hôi, tim đập nhanh, hồi hộp, chân tay co quắp, phải mất vài ba phút họ mới trấn tĩnh lại được".

Một người quen tôi là ông Quang, nhà ở đường Tên Lửa quận Bình Tân (TP.HCM), kể lại chuyện "ngã xuống vực sâu" với những cảm giác y như thật, chẳng khác gì đi máy bay trong những hôm thời tiết xấu, máy bay lọt vào một ổ trống không khí, ruột gan như muốn trào ra ngoài. Một cảm giác "thật" xuất hiện trong một thực tế "ảo".

Dạng "bóng đè" thứ ba và cũng là dạng phổ biến nhất, ngành Tâm thần học gọi là "ảo giác thực thể", phần lớn xuất hiện vào khoảng gần cuối giấc ngủ. Những người này bị "bóng đè" ở vùng ngực, bụng khiến họ như tê dại, không thở được. BS Thái nói: "Chỉ đến khi xuất hiện tình trạng thiếu oxy lên não thì họ mới tỉnh. Lúc ấy, họ thở hổn hển, ra nhiều mồ hôi. Có người do suy nhược thần kinh, một đêm bị "đè" 2, 3 lần khiến họ "sợ" ngủ. Lâu dài dẫn đến suy nhược cơ thể".

Giải mã

2. "Bóng đè" đã xuất hiện cách đây từ vài nghìn năm trước. Trong truyện Tam Quốc, có đoạn mô tả Tào Tháo bị "bóng đè" vì giết quá nhiều người. Một bức tranh của họa sĩ người Ý là Carousili vẽ từ cuối thế kỷ 14 cũng đã phác họa chi tiết cơ thể của một người bị "bóng đè" trong tư thế ưỡn cong người lên như muốn đẩy lùi một nhân vật vô hình nào đó. Thời đó, người ta tin rằng "bóng đè" là hiện tượng siêu nhiên, huyền bí, do thần thánh hoặc ma quỷ gây ra.

{keywords}

“Bóng đè” khiến người ta thấy mình rơi xuống một vực sâu không đáy.

Theo thời gian, Y học phát triển và hiện tượng "bóng đè" lần lượt được các nhà Tâm thần học giải mã. Các khảo sát về hoạt động của hệ thần kinh đã đi đến kết luận rằng "bóng đè" là hệ quả của sự rối loạn gấc ngủ mà nguyên nhân là khả năng điều tiết vòng tuần hoàn "thức - ngủ" của não bộ bị đứt quãng.

BS Thái nói: "Hiểu một cách đơn giản là ở một người bình thường, giấc ngủ diễn ra theo từng chu kỳ - mỗi chu kỳ kéo dài từ 90 đến 110 phút, được chia thành hai giai đoạn là giai đoạn đầu và giai đoạn sau của giấc ngủ".

Giai đoạn đầu của giấc ngủ được não bộ chia thành 4 trạng thái.

Ở trạng thái 1, người ta thường chỉ lơ mơ và rất dễ tỉnh giấc - đôi khi do một tiếng động nhỏ. Nó kéo dài từ 5 đến 10 phút. Đến trạng thái 2 - gọi là "ngủ nhẹ", mắt ngưng chuyển động, tần số hô hấp và nhịp tim bắt đầu chậm lại, kéo dài khoảng 10 phút.

Ở trạng thái 3, gọi là "tiền ngủ sâu", nhịp thở và nhịp tim xuống đến mức thấp nhất rồi rất nhanh chóng, người ta rơi vào trạng thái 4, gọi là ngủ sâu, thở đều, tư thế nằm hầu như không thay đổi. Lúc này, nếu bị đánh thức đột ngột, người ta không điều chỉnh được cơ thể ngay lập tức mà thường cảm thấy mất thăng bằng, mất phương hướng trong vài chục giây. Những hiện tượng như mộng du, đái dầm xảy ra ở trạng thái này bởi lẽ khi ngủ say, não bộ sẽ để các cơ bắp thả lỏng, gần như tê liệt.

Chính điều đó đã giúp người ta được an toàn, tay chân không cử động, múa may lung tung gây tổn thương. Tuy nhiên, nếu người đó mắc phải chứng rối loạn hành vi thì não bộ không điều khiển được các cơ thả lỏng, dẫn đến việc họ đi lại nhiều nơi - kể cả những nơi nguy hiểm như trên mái nhà, trên lan can của những tầng lầu cao nhưng khi tỉnh giấc, họ lại không biết, không nhớ gì hết!

Sau khi đi vào "giai đoạn đầu" của giấc ngủ chừng 70 đến 90 phút, con người rơi vào "giai đoạn sau" của giấc ngủ, kéo dài từ 20 đến 40 phút rồi họ tỉnh nhưng vẫn ở trong trạng thái lơ mơ. Liền ngay sau đó, chu kỳ giấc ngủ lại được lặp lại.

BS Thái nói: "Tùy theo độ tuổi và thể lực, mỗi người có thể có từ 3 đến 5 "giai đoạn sau" của giấc ngủ mỗi đêm. Đây chính là lúc xảy ra hiện tượng "bóng đè" hoặc ác mộng".

Nói chung, hầu hết tâm lý của những người bị "bóng đè" đều giống như "vừa sống lại sau khi bị chết". Chị Phượng, một trong những người đến phòng khám của BS Thái để xin tư vấn và điều trị đã kể: "Lúc ấy, tuy thần trí tôi vô cùng tỉnh táo nhưng cơ thể thì không còn là của tôi nữa - giống như tôi đang bị mắc kẹt trong chính con người mình"; còn ông Quang thì cho rằng: "Nó rất đáng sợ. Tôi thấy tôi rơi tự do, không biết lúc nào mới chạm đáy. Nó ám ảnh tôi suốt cả tuần lễ liền đến mức tôi phải gặp một ông… thầy bói, hỏi xem đó có phải là "điềm xấu" hay không". Riêng cô thiếu nữ 17 tuổi thì cứ năn nỉ xin BS Thái thuốc an thần hoặc những loại thuốc nào đó để "đêm ngủ khỏi bị nó "đè" nữa!".

Rối loạn giấc ngủ hay chấn thương tâm lý

3. Cho đến nay, Y học chưa hề ghi nhận có ai chết vì "bóng đè", nhưng tất cả những người đã từng bị "bóng đè" đều cảm thấy rùng mình sợ hãi mỗi khi nhớ lại những cảm giác mà mình đã trải qua. Bên cạnh nguyên nhân rối loạn vòng tuần hoàn "ngủ - thức", "bóng đè" còn là triệu chứng chung của một số bệnh tâm thần, đặc biệt là những trường hợp tâm thần sau chấn thương tâm lý hoặc người mắc chứng tâm thần hoảng loạn, hoặc trầm cảm, lo âu, căng thẳng, bế tắc trong cuộc sống. Ngay cả chất lượng giấc ngủ cũng có tác động không nhỏ đến hiện tượng "bóng đè".

{keywords}

Nhiều người bị bóng đè thường thấy có người đi quanh giường ngủ.

BS Thái nói: "Các nghiên cứu trên những người có giấc ngủ không ổn định, thường hay bị ngắt quãng đã cho thấy họ bị "bóng đè" cao hơn những người khác. Một khảo sát gần đây nhất cũng cho thấy những người nghiện ma túy - nhất là ma túy "đá" có tỉ lệ bị "bóng đè" cao nhất mỗi khi họ đói thuốc".

Và thật không may là đến nay, Y học vẫn chưa phát minh ra bất cứ một loại thuốc nào chữa "bóng đè" ngoại trừ trường hợp người bị "bóng đè" có những bệnh lý về tâm thần. BS Thái nói: "Trong dân gian, người ta thường để một con dao hoặc các tranh, tượng tôn giáo bên cạnh người hay bị "bóng đè" lúc đi ngủ nhằm trấn áp "ma quỷ". Nó có thể mang lại cảm giác yên ổn về mặt tâm lý nên có áp dụng cũng chẳng hại gì, miễn con dao ấy là con dao cùn, nhỏ, khó có khả năng gây sát thương. Khi người bị "bóng đè đã ngủ say, nên mang con dao ấy cất đi chỗ khác".

Để không xảy ra hiện tượng "bóng đè", theo BS Thái thì việc đầu tiên là cần ngủ cho đủ giấc, phòng ngủ thoáng, không khí lưu thông tốt, tư thế nằm thoải mái, quần áo ngủ đủ rộng để máu lưu thông điều hòa, tránh tình trạng "ngày ngủ, đêm thức".

Hạn chế uống trà pha đậm, cà phê từ 3 đến 5 tiếng đồng hồ trước khi ngủ vì chất cafein sẽ kích thích não bộ, ngăn chặn cơn buồn ngủ. Khi hàm lượng cafein giảm đi, người ta mới ngủ nhưng ngủ không sâu, nhất là ở "giai đoạn sau" của giấc ngủ.

Không nên ăn quá no hoặc uống quá nhiều rượu, bia trước khi ngủ vì giấc ngủ trong trường hợp này thường bị não bộ bỏ qua giai đoạn "ngủ nhẹ" và "tiền ngủ sâu" nên dễ bị "bóng đè". BS Thái nói: "Quan trọng nhất, bóng đè không phải do ma quỷ hay vong hồn gây ra. Mọi bùa ngải, cúng bái đều chỉ là vô ích…".

(Theo An ninh thế giới)">

'Bóng đè' nghẹt thở, tê dại: Vì sao có hiện tượng này?

友情链接