Nhận định, soi kèo Prostejov vs Trencin, 16h15 ngày 23/1: Điểm tựa sân nhà
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Hà Nội vs HAGL, 19h15 ngày 24/1: Bám đuổi đội đầu bảng -
Lão Trịnh kể, cách đây mấy năm, có người hàng xóm mời lão sang ăn cưới. Nể lắm, lão cũng ăn vài miếng bánh. Vừa về đến nhà, bụng lão bỗng đau quặn thắt. Lão nghỉ mất cả buổi làm mới khỏi. Khi đó lão chỉ nghĩ, thức ăn có vấn đề. Một hôm khác lão cũng được mời đi ăn giỗ. Cũng giống như lần trước lão lại lên cơn đau bụng dữ dội. Lúc này lão mới biết, do đã quen ăn một bữa nên giờ ăn hai bữa một ngày nên bụng dạ mới đau đến vậy. Từ đó, lão quyết định một ngày chỉ ăn một bữa, dù người ta có mời thì lão cũng không ăn. Lão bảo, có khi do lão bị “trời hành” nên một ngày chỉ được ăn một bữa.
Bữa cơm dọn ra, có mấy cái bát đã cũ mèm. Cơm trắng với su su chấm muối. Lão Trịnh ăn ngon lành. Khi lão hạ cái bát xuống cũng là lúc gà gáy canh hai. Lão giải thích việc ăn muộn này có hai lý do, thứ nhất có thể là do thói quen từ nhiều năm nay không bỏ được, thứ hai là ăn lúc nửa đêm, sáng mai dậy đi làm bụng vẫn còn no nên lão không có cảm giác đói. Và quan trọng nhất là lão cảm thấy cơ thể của lão chỉ có thể tiếp nhận thức ăn vào giờ đó.
Lão Trịnh kể, lão “tu luyện” thói quen ăn một bữa khi đêm xuống đã được chừng 5 năm. Thời gian đầu, cơ thể không quen, nhiều lần lão như chết lả. Lúc ấy, công việc thất thường, thu nhập bất bênh nên buộc lòng phải vậy. Sau vài tháng, cơ thể lão đã thích nghi dần với sự kham khổ ấy nên lão mới thôi bủn rủn chân tay bởi những cơn đói liên tiếp ập về. Bây giờ, đến bữa người ta ăn cơm, lão chỉ uống nước và hút thuốc lào vặt. “Cứ làm vài bi thuốc lào là thấy ấm bụng, chẳng thiết ăn gì nữa!”, rít một hơi thuốc dài, lão quả quyết.
Có một điều lạ là chỉ ăn một bữa nhưng sức khỏe của lão vẫn không suy giảm. Cơ thể thì có “mình hạc xương mai” đi đôi chút. Thế nhưng, lão không lo sợ điều đó. Lão lý sự: “Giờ thực phẩm bẩn tràn lan, ăn lắm có khi lại rước thêm bệnh vào người”.
Lão có tên đầy đủ là Hoàng Văn Trịnh (sinh năm 1953). Trước đây, nhà lão ở xã Mường So (Phong Thổ), nơi được coi là miền gái đẹp của đất Tây Bắc. Nơi xuất xứ của những điệu xòe Thái làm say đắm lòng người. Gia cảnh nhà lão trước thuộc diện khá giả ở đất Mường So. Bố mẹ sinh được 6 người con, 4 nữ và 2 nam. Nhà lão trước có rất nhiều ruộng, trâu, bò đầy gầm nhà sàn. Lợn, gà không đếm xuể. Có thể nói cuộc đời lão khi đó sống trong nhung lụa.
Thời trai trẻ lão cũng từng theo đám trai bản đi “chọc sàn”, một phong tục trai, gái người Thái tìm hiểu nhau. So với đám trai bản khác, lão luôn ở trên một bậc, thuộc dạng “xơ vin áo trắng cổ cồn, đèn pin sáng quắc”. Lão có tài ăn nói lại đẹp trai nên luôn được các cô gái bản để ý. Lão cũng từng trải qua mấy mối tình đẹp với những sơn nữ nơi đây. Chẳng hiểu tại sao, nhiều chuyện tình tưởng như sắp kết mối tơ hồng đến nơi rồi lại tan. Lão cũng buồn, chẳng hiểu sao duyên phận của lão lại hẩm hiu đến vậy.
Những ngày tháng vui êm đềm cùng núi rừng bỗng tan biết khi đầu năm 1979, cả nhà lão phải chuyển về xóm nhỏ mà nay gọi là khu phố 1, phường Quyết Thắng. Cuộc đời lão cũng xảy ra nhiều biến cố từ đó. Về nơi ở mới, đất đai nhà lão cũng rộng ngút tầm mắt. Bố mẹ lão vốn là người biết buôn bán làm ăn nên gia đình luôn dư dả. Anh em lão được ăn học tử tế. Vài năm sau, bố mẹ mất, anh em lão phải tự lập.
Người em trai là Hoàng Văn Thịnh rơi vào cảnh nghiện ngập. Bao tài sản gia đình, Thịnh cho chui qua bàn đèn thuốc phiện hết. Gia cảnh sa sút, khi trong nhà không còn gì để bán, người em trai chuyển sang buôn ma túy để lấy tiền hút chích. Lão khuyên mãi không được, đành để người em trượt dài trong vòng tội lỗi. Rồi việc gì đến đã phải đến, người em bị bắt vì tôi buôn bán, tàng trữ trái phép chất ma túy. Thịnh bị xử 7 năm tù giam. Giờ Thịnh mới chịu án được 2 năm.
Mấy người chị gái đi lấy chồng cả, lão ở một mình bên ngôi nhà nhỏ. Hàng ngày lão sống lầm lũi một mình. Chuyện gia đình lão cũng không thiết nghĩ đến nữa. Đất đai nhà cửa trước đây rộng ngút tầm mắt, vậy mà giờ chỉ còn một thửa nhỏ. Lão bảo, em trai nghiện ngập cầm cố, người ta đến xiết nợ mấy miếng đất. Một phần lão cũng bán rẻ cho người khác để đổi lấy cái ăn.
Hai anh em xà xẻo dần gia tài của bố mẹ để lại. Giờ đây lão đi làm thuê, làm mướn, kiếm sao cho đủ một bữa ăn hàng ngày. Cũng bởi sự thay đổi lạ lùng ấy mà lão phải luyện cho mình thói quen ăn một bữa vào lúc người ta đã lên giường đi ngủ. Sau mấy năm, thói quen đó ngấm vào máu, lão không bỏ được kể cả khi đã dư dả.
Theo Gia Đình & Cuộc Sống "> Lão nông chỉ ăn một bữa duy nhất lúc nửa đêm -
Ngày 2/12, Amar Bhakta, làm tại bộ phận quảng cáo kỹ thuật số của Apple ở Mỹ, gửi đơn kiện công ty lên tòa án bang California, tố cáo hãng yêu cầu nhân viên cài phần mềm theo dõi trên thiết bị cá nhân mà họ sử dụng tại nơi làm việc. Apple bị kiện theo dõi trái phép nhân viên -
-Làng Then, thuộc xã Thái Đào – Lạng Giang - Bắc Giang, ngôi làng duy nhất tại Việt Nam có truyền thống chơi vĩ cầm suốt gần 60 năm nay Đây là ngôi làng đã sinh ra những người làm văn hóa – nghệ thuật, âm nhạc như: Trần Vinh, Bùi Đắc Sừ, Quốc Minh, Hà Huy Bái, Lê Văn Khách, Nguyễn Văn Đưa, là những nghệ sĩ, diễn viên, đạo diễn, nhạc công đã nổi danh trên làng văn hóa nghệ thuật.
Cách Hà Nội khoảng 70 km theo đường quốc lộ 1A, làng Then đơn sơ và bình dị, chắc không ai ngờ được đây là ngôi “làng vĩ cầm” độc nhất vô nhị tại Việt Nam, trải qua bao nhiêu thế hệ, đào tạo biết bao nghệ nhân vĩ cầm, nét chất phát của thôn quê và dòng máu nghệ thuật như hòa quyện vào nhau, tạo ra một nét đẹp rất riêng của vùng đất văn hóa này.Cổng làng Then. Đường làng quanh co và yên tĩnh, chúng tôi hỏi thăm về nhà một nghệ nhân chơi vĩ cầm lâu năm, người ta cười nói: “Làng này chơi vĩ cầm thì nhiều lắm”, rồi nhanh tay chỉ hướng đi. Ông Nguyễn Hữu Hùng, một trong những thế hệ vĩ cầm của làng, ông được làm quen với chiếc đàn từ khi còn trẻ, đến nay đã mấy chục năm, "tôi chơi đàn từ năm 13 tuổi, đến nay cũng vài chục năm rồi, trước trẻ thì ham, giờ có tuổi, cũng nhiều việc phải làm, thỉnh thoảng có thời gian mới tập hợp anh em ngồi chơi violon" -ông chia sẻ
. Ông Hùng say sưa chơi đàn và kể chuyện làng Then Rời khỏi nhà ông Hùng, với những câu chuyện về chiến tích của Làng Then về văn hóa nghệ thuật từ thời kháng chiến, ông Hùng nói: "Muốn tìm hiểu thật kĩ về truyền thống chơi vĩ cầm, cô sang gặp ông Nguyễn Hữu Đưa, ông ấy là người thầy đầu tiên dạy chúng tôi, ông học đàn từ những năm 1956, có công đào tạo biết bao thế hệ học trò vĩ cầm của ngôi làng này"
Nhà ông Đưa nằm sâu trong đồi, khi bước tới cổng, tôi bắt gặp một nụ cười rạng rỡ của một cụ bà: "các cháu tìm ai", một cụ ông đang gánh nước vào sân giếng. Biết chúng tôi tìm ông Đưa, bà mời vào nhà uống nước, "khổ, ông già rồi, tai nghe không còn rõ nữa, nhưng kéo đàn vẫn còn minh mẫn lắm" - bà cười nói.
Trong ngôi nhà nhỏ đơn sơ của ông bà, chắc không ai ngờ được cũng chính là lớp dạy violon của ông Đưa, tóc ông đã bạc, tay chân cũng nhăn nheo vì tuổi già, sức yếu, nhưng cứ hễ động đến cây đàn ông lại say sưa kéo đủ các bản nhạc. Trên tường, trong ngăn tủ, đầy những bức ảnh ông đi biểu diễn, những cuốn sách viết những bản nhạc ông yêu thích được lưu giữ cẩn thận mấy chục năm nay. Ông kể: "Ngày xưa, cứ mỗi lần dạy đàn cho mấy đứa trẻ, tôi sáng đạp xe ra Hà Nội chọn đàn, rồi tối lại đem về để hôm sau có đàn cho bọn trẻ học, nhưng giờ già rồi, không đi nổi nữa". Cây đàn ông đang giữ đã theo ông mấy chục năm nay, cứ hễ hỏng ông lại tự ngồi sửa, ông quý cây đàn đó, ví nó đã theo ông suốt cả cuộc đời.
Ông Nguyễn Hữu Đưa, đã 80 tuổi, nhưng hàng ngày vẫn mải mê với những bản nhạc Ngôi nhà bình dị, đơn sơ là nơi cất lên tiếng đàn của bao thế hệ học trò Những bản nhạc được ông lưu giữ mấy chục năm nay. Tiếng vĩ cầm vang dưới lũy tre làng, ông say sưa kể về một thời tuổi trẻ của mình, đến với vĩ cầm cũng là một cái duyên, một niềm đam mê lớn của đời ông, ông đã dành gần cả cuộc đời cống hiến cho nó. "Giờ ông già rồi, có thể quên nọ quên kia, nhưng vĩ cầm chắc không bao giờ quên được"- cụ bà chia sẻ.
Thế hệ violon đầu tiên của làng then Ba thế hệ cùng một niềm đam mê Ngôi làng nhỏ, nhưng lưu giữ một truyền thống lớn, về thăm làng Then, du khách có thể thưởng thức âm thanh violon vô cùng mộc mạc của những người dân giản dị nơi đây. Được chiêm ngưỡng những cây đàn lâu đời và được nghe về lịch sử hào hùng trong truyền thống nghệ thuật của làng Then.
Nguyễn Nhung
"> Độc đáo 'làng vĩ cầm' duy nhất tại Việt Nam