“Trước đây, các chủ đầu tư tự tính tiền sử dụng đất rồi mở bán. Nhưng sau đó, một số trường hợp giá đất do cơ quan Nhà nước xác định lại cao hơn giá dự kiến, dẫn đến chủ đầu tư không có lợi nhuận. Chưa kể, khâu định giá đất kéo dài nhiều năm khiến cho người mua nhà không được cấp sổ hồng, xảy ra tranh chấp”, vị này chia sẻ.
Theo tổng giám đốc này, khâu định giá đất phụ thuộc hoàn toàn vào cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp muốn nhanh cũng không được. Việc chậm tính tiền sử dụng đất gây thiệt hại cho cả chủ đầu tư lẫn người mua nhà, về lâu dài sẽ gián tiếp làm tăng giá nhà.
Nói về khó khăn khi định giá đất, đại diện đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá đất cho rằng các doanh nghiệp đăng ký thì nhiều nhưng hoạt động thực tế lại không bao nhiêu.
Như tại TP.HCM, gần 100 doanh nghiệp đăng ký hoạt động có chức năng thẩm định giá đất. Tuy nhiên, thực tế chưa đầy 10 đơn vị có thực hiện công việc này. Hay như thông báo mời thầu định giá đất của Sở TN-MT Bình Dương mới đây, thông tin thầu gửi đến hàng chục công ty thẩm định nhưng chỉ có 2 đơn vị đăng ký hoạt động tại Bình Dương.
Một lý do chính khiến cho các đơn vị thẩm định không mặn mà tham gia các gói thầu định giá đất là rủi ro pháp lý. Chi phí nhận được không bao nhiêu nhưng trách nhiệm lại nặng nề, nhất là những dự án có nguồn gốc đất công.
“Rủi ro pháp lý đến từ việc có nhiều phương án định giá đất nhưng thông tin giá đất giao dịch trên thị trường lại chưa minh bạch. Vì vậy, có tình trạng đơn vị thẩm định xong vẫn không biết mình làm đúng hay sai”, đại diện đơn vị thẩm định giá đất nói.
Nghị định số 12/2024 đã mở ra hướng giải quyết đối với những trường hợp không lựa chọn được đơn vị thẩm định giá đất. Sở TN-MT các tỉnh thành sẽ giao nhiệm vụ này cho đơn vị sự nghiệp công có chức năng tư vấn, thẩm định giá đất hoặc thành lập tổ công tác liên ngành để định giá đất.
Tuy nghị định trên đã có hiệu lực thi hành từ ngày 5/2/2024 nhưng đến nay công tác định giá đất tại các địa phương vẫn còn chậm trễ, chưa đáp ứng nhu cầu. Các chủ đầu tư và người mua nhà kỳ vọng cần sự vào cuộc quyết liệt hơn để thủ tục này được đẩy nhanh.
Trong 5 phiên giao dịch liên tiếp, mỗi đợt giao dịch VNZ chỉ dừng lại ở mức 100 cổ phiếu, trống ở bên bán ra, cho thấy 28,7 triệu mã VNZ đang được các nhà đầu tư nắm giữ, không có ý định bán ra.
Theo thông tin rò rỉ trước đây, công ty sở hữu Zalo và các sản phẩm Zing có ý định niêm yết trên sàn chứng khoán New York. Vẫn chưa có thông tin chính thức phủ nhận hay xác định việc VNG có tiếp tục nuôi giấc mơ phát hành cổ phiếu trên sàn Nasdaq hay không.
VNG được cho phép niêm yết mã VNZ trên sàn UpCom kể từ hôm 5/1/2023.
Hiện nay công ty có 3 cổ đông lớn cả cá nhân và doanh nghiệp. Bao gồm: VNG Limited (trụ sở tại Cayman Islands) nắm 49% vốn điều lệ (61,1% số cổ phiếu đang lưu hành), CTCP Công nghệ BigV sở hữu 4,6% vốn điều lệ (5,7% số cổ phiếu đang lưu hành). Riêng CEO Lê Hồng Minh nắm 9,8% vốn điều lệ (12,3% số cổ phiếu đang lưu hành).
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III được công bố, VNG đạt doanh thu thuần 2.100 tỷ đồng, giảm 3,7% so với cùng kỳ. Công ty chịu lỗ sau thuế 254,5 tỷ đồng, do chịu khoản lỗ 27,6 tỷ đồng từ công ty liên kết và lỗ khác 26,1 tỷ đồng.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm, VNG lỗ sau thuế 764 tỷ đồng. Doanh thu sau 9 tháng đạt 5.763 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2014, VNG được định giá 1 tỷ USD, trở thành kỳ lân đầu tiên tại Việt Nam.
Năm 2019, quỹ đầu tư Temasek định giá VNG ở mức 2,2 tỉ USD (tương đương 1,8 triệu đồng/CP). Năm 2021, Công ty quản lý quỹ Mirae Asset chi mua cổ phần VNG với giá 1,7 triệu đồng/CP.
Thời gian đó, Thành ra Hà Nội sinh sống và quen Trương Tuấn Dũng (Dũng “Bốp”). Thành và Tuấn bàn bạc, thống nhất việc mua ma túy. Theo đó, Thành phụ trách việc nhận ma túy từ người của Vừ và vận chuyển ma túy về Hà Nội, còn Dũng tìm người tiêu thụ.
Khoảng đầu năm 2019, Dũng nói với Thành mình có người em tên Nguyễn Thị Kim Hương (tức Hương “Mẩu”), có khả năng mua và tiêu thụ ma túy. Đặc biệt, Hương “Mẩu” quan hệ rất tốt với cán bộ công an, nếu bán ma túy cho Hương thì yên tâm. Sau đó “bộ ba” đã gặp nhau để bàn bạc việc mua bán ma túy.
Mối quan hệ của “bà trùm”
Quá trình thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy của các bị can, đã có sự tiếp tay, trực tiếp tham gia của 2 cựu cán bộ công an Hà Minh Đức và Nguyễn Văn Hưng.
Khoảng tháng 4/2019, Thành gọi cho Vừ đặt mua 30kg ma túy “đá” và 400 gói “hồng phiến”. Thành gọi điện báo cho Hương biết và Hương “Mẩu” đồng ý mua số ma túy trên.
Sau khi vận chuyển ma túy về Hà Nội, Hương gọi điện cho Nguyễn Văn Hưng để cựu cán bộ công an này dùng ô tô trật tự của Công an phường Đức Giang, quận Long Biên đến vận chuyển ma túy cho “bà trùm”, đưa đến điểm cất giấu tại nhà trọ của Hương ở quận Long Biên.
Thậm chí, ông Hưng còn cho Hương “Mẩu” để nhờ ma túy tại căn nhà cấp 4 phía sau nhà cựu cán bộ công an này một thời gian. Theo sự chỉ đạo của Hương, “đàn em” của “bà trùm” này đã nhiều lần đến nhà ông Hưng để lấy ma túy đem bán. Vì ông Hưng hay đi làm vắng nhà, mỗi lần đến lấy ma túy đem bán đều bất tiện nên sau đó Hương đã nhờ vợ của một cán bộ công an khác thuê hộ phòng trọ làm nơi cất giấu ma túy.
Tháng 6/2019, Hương giới thiệu cựu cán bộ công an Hà Minh Đức làm quen với Trương Tuấn Dũng và Nguyễn Thế Thành. Hương nói với 2 đồng phạm: “Đây là anh Đức, cán bộ Đội ma túy Công an quận Long Biên, giới thiệu để anh em biết mặt nhau”.
Đến ngày 23/9/2019, Lê Hồng Hải (người sống với Hương như vợ chồng) và Nguyễn Thành Đức bị Công an quận Long Biên bắt quả tang khi đang giao nhận ma túy.
Hương vội gọi điện cho Hà Minh Đức báo tin. Khi đó Hà Minh Đức đang ở trong Cần Thơ, nhưng đã thông qua người khác hướng dẫn Hương dọn dẹp, cất giấu ma túy và những vật dụng liên quan khỏi nhà trọ để tránh bị khám xét phát hiện. Quả nhiên, hôm sau nhà trọ của Hương bị khám xét và cơ quan công an không thu giữ được đồ vật, tài liệu gì liên quan đến ma túy.
Sau đó, Nguyễn Thành Đức được Công an quận Long Biên trả tự do và bàn giao cho Công an phường Đức Giang đưa người này đi cai nghiện. Chính Hà Minh Đức sau đó là người lái xe đưa Nguyễn Thành Đức đi cai nghiện. Cựu cán bộ công an đã ưu ái để Nguyễn Thành Đức được gặp Hương trước khi bị đưa vào cơ sở cai nghiện.
Theo cáo buộc, cựu cán bộ công an Nguyễn Văn Hưng đã giúp sức, bao che cho Hương “Mẩu” và đồng phạm thực hiện hành vi mua bán trái phép 37.360 gam ma túy, thu lợi bất chính 740 triệu đồng.
Trong khi đó, cựu cán bộ công an Hà Minh Đức bị cáo buộc đã bao che cho Nguyễn Thị Kim Hương và đồng phạm thực hiện hành vi mua bán trái phép 134.800 gam ma túy, thu lợi bất chính hơn 1,3 tỷ đồng.
" alt=""/>'Bà trùm’ ma túy có mối quan hệ đặc biệt với 2 cựu cán bộ công an