Bóng đá

Nhận định, soi kèo Slutsk vs Slavia Mozyr, 21h30 ngày 18/4: Chia điểm!

字号+ 作者:NEWS 来源:Bóng đá 2025-04-20 23:45:20 我要评论(0)

Nguyễn Quang Hải - 18/04/2025 08:04 Nhận định lich thi dau bong dalich thi dau bong da、、

ậnđịnhsoikèoSlutskvsSlaviaMozyrhngàyChiađiểlich thi dau bong da   Nguyễn Quang Hải - 18/04/2025 08:04  Nhận định bóng đá giải khác

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Trước giờ bắt đầu giao lưu 10 phút, Thượng úy Trần Thanh Luân xuất hiện nghiêm chỉnh trong bộ quân phục. Anh cho biết đã hơn 24 giờ không ngủ bởi bay suốt đêm qua, sáng tiếp tục huấn luyện và sau đó bay từ Biên Hòa ra Hà Nội để tham gia buổi giao lưu trực tuyến do báo Vietnamnet tổ chức.

Thượng úy Trần Thanh Luân tốt nghiệp thủ khoa hệ đào tạo phi công quân sự, trường Sĩ quan Không quân Nha Trang. Anh là một trong 6 phi công ra trường được về đơn vị chiến đấu ngay, được bay thẳng Su-30MK2 mà không phải chuyển loại qua vài máy bay như những người khác. Anh được lựa chọn tham gia bay bắn, ném bom thật tại trường bia TB-3 đạt loại Giỏi...

{keywords}

Có  tổng số giờ bay 450 giờ đảm bảo an toàn tuyệt đối, anh làm được điều mà rất ít phi công ở cùng độ tuổi trên thế giới làm được.

Trong suốt buổi giao lưu, Trần Thanh Luân hay nhắc đến hai chữ “đam mê” và “quyết tâm”.

"Khi ngồi trong buồng lái, tôi thấy yêu Tổ quốc mãnh liệt"

Chia sẻ lý do chọn vào quân đội và trở thành phi công chiến đấu, Thanh Luân cho biết anh sinh ra trong một gia đình có bố là bộ đội nên màu áo lính đã in sâu trong tâm trí anh từ nhỏ, và anh đã mong muốn sau này mình cũng sẽ trở thành một người lính như bố.

“Tuy nhiên, khi ngồi trên ghế nhà trường, được học về lịch sử của quân đội, của Quân chủng Phòng không không quân, với những tên tuổi như Anh hùng Phạm Tuân, Nguyễn Văn Cốc... đã khiến tôi có một đam mê cháy bỏng là được trở thành một người phi công quân sự, một phi công chiến đấu giỏi để bảo vệ Tổ quốc”.

{keywords}
Thượng úy Trần Thanh Luân

Để trở thành một phi công quân sự, và đặc biệt là phi công chiến đấu, Thanh Luân đã trải qua quá trình đào tạo và chọn lọc rất khắt khe. Công việc rất căng thẳng và áp lực. Tuy nhiên, với đam mê, với ước mơ, với bản lĩnh, trí tuệ của tuổi trẻ đã giúp anh và đồng đội vượt qua những khó khăn, thử thách để vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Trong quá trình đào tạo phi công có rất nhiều khoa mục và bài tập khó. Tuy nhiên, ấn tượng nhất với Luân là các khoa mục bay nhào lộn phức tạp, đòi hỏi tiền đình của người phi công luôn phải trong trạng thái tập trung cao độ nhất và khả năng chịu đựng bền bỉ.

“Những động tác này rất khó và rất nguy hiểm, chỉ cần sơ sẩy hay mất tập trung trong một khoảng thời gian rất ngắn tính bằng giây thì mình có thể phải trả giá rất đắt. Chính vì vậy đây là khoa mục khó nhất của người phi công chiến đấu” – Luân nhận xét.

“Kỷ niệm vui nhất của tôi trong quá trình tập luyện là chuyến bay đơn đầu tiên trong cuộc đời người lính. Chuyến bay này đánh dấu một bước ngoặt lớn trong sự nghiệp của tôi. Khi ngồi một mình trong buồng lái, tôi thấy rất vui sướng và tự hào, lòng yêu Tổ quốc dâng lên rất mãnh liệt.

Cảm giác một mình điều khiển máy bay trên không trung vừa hơi hồi hộp, nhưng lòng cũng đầy quyết tâm để hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện để trở thành một người phi công. Bởi đó là mơ ước của bản thân, của gia đình, bạn bè và thầy cô đã gửi gắm và tin tưởng mình. Khi làm được điều đó, sau 4 năm kể từ khi bước chân vào trường, tôi cảm thấy đã bước đầu đền đáp được công ơn nuôi dưỡng, rèn luyện, dạy dỗ, chỉ bảo của thầy cô, của thủ trưởng đơn vị”.

Sẽ không bao giờ hối hận

Trước một băn khoăn của độc giả “Em thích làm phi công giống anh Luân, nhưng em không được cao và đẹp trai như anh. Vậy có ngoại lệ cho một phi công không được điển trai vào nghề không?”, Trần Thanh Luân khẳng định: “Lịch sử ít tôn vinh những người cao to và đẹp trai, mà lịch sử sẽ tôn vinh những chiến công của họ đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

{keywords}
Thượng úy Trần Thanh Luân

Động viên một nữ độc giả có bạn trai đang theo học tại trường Sĩ quan Không quân Nha Trang, trước những lo lắng về rủi ro trong công việc của một phi công chiến đấu, Trần Thanh Luân chia sẻ “Nghề nghiệp tuy có vất vả và chứa đựng nguy hiểm, nhưng bạn trai em đã chọn nghề đấy có nghĩa là bạn em đã có đam mê và quyết tâm thì em hãy ủng hộ. Bởi đây là một nghề cao quý, và em nên tự hào về bạn trai của em.

Anh vượt qua được tất cả những khó khăn và vất vả trong quá trình theo học là nhờ có ước mơ, và anh thấy ước mơ của mình rất đẹp, rất ý nghĩ, đáng để anh đánh đổi bằng những nỗ lực, cố gắng trong suốt thời gian qua”.

Trần Thanh Luân cũng cho biết anh luôn cống hiến hết mình trong công việc và cuộc sống nhưng chưa bao giờ nghĩ mình rằng cống hiến để nhận giải thưởng này hay danh hiệu khác. “Quan trọng là việc tôi làm có giúp ích gì được với đơn vị, với quân đội và với Tổ quốc”.

“Công việc đầy vất vả và nguy hiểm nhưng lại mang cho tôi niềm vui. Bởi mỗi lần cất cánh, được bay trên bầu trời Tổ quốc, khi nhìn về mặt đất thân yêu, tôi cảm thấy yêu đất nước mình vô cùng sẵn sàng cống hiến hết mình để bảo vệ được sự bình yên của bầu trời.

Trong mọi tình huống tôi luôn tâm niệm "Bình tĩnh mới làm được thủ lĩnh". Đây là điều mà thầy tôi đã dạy tôi, và cũng là chìa khóa vàng để giải quyết tất cả mọi tình huống”.

Luân được tin tưởng giao trọng trách điều khiển những chiến đấu cơ hiện đại như Su30MK2, một tài sản rất lớn của quốc gia, của quân đội. “Nhiệm vụ của đơn vị tôi hiện tại là bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển, và đặc biệt là quần đảo Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc. Tôi ý thức được đó là niềm vinh dự và tự hào rất lớn đối với những người phi công, nhưng cũng là một nhiệm vụ hết sức nặng nề đồi hỏi bản thân phải không ngừng học hỏi, nỗ lực và cố gắng. Phải rèn luyện về bản lĩnh, sức khỏe, trí tuệ, lòng dũng cảm, thường xuyên trau dồi kỹ thuật lái, chiến thuật tác chiến trên không để chắc tay súng, vững tay lái bay lên làm chủ bầu trời, giữ gìn sự bình yên cho bầu trời Tổ quốc”.

“Tôi chưa từng hối hận và sẽ không bao giờ hối hận về sự lựa chọn này” – Trần Thanh Luân khẳng định.

"Tôi thấy hiện tại trên thế giới có rất nhiều nước áp dụng Luật Nghĩa vụ quân sự đối với tất cả nam thanh niên trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự. Và sau khi kết thúc quá trình huấn luyện trong quân đội, bản thân họ đã trưởng thành hơn, sống có ích hơn cho xã hội. Họ ý thức được lòng yêu nước, sự tự hào để có thể đóng góp công sức của mình xây dựng đất nước.

Các bạn trẻ Việt Nam có thể làm việc ở bất cứ ngành nghề nào, nhưng cần có mục tiêu và lý tưởng cụ thể, sống phải có hoài bão và ước mơ, dám biến ước mơ đó thành hiện thực bằng những hành động và việc làm cụ thể".

Ban Giáo dục

>> Giao lưu với Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu" alt="Phi công lái Su" width="90" height="59"/>

Phi công lái Su

anh 2 ngoai tinh.jpg
Tôi đã quá sốc khi chồng thú nhận có con riêng. Ảnh minh họa: Pexels

Nhưng vẻ mặt và ánh mắt của anh cho tôi biết, những điều tôi vừa nghe hoàn toàn là sự thật.

Anh nói anh không yêu người phụ nữ kia, nhưng anh quý mến và nể trọng cô ấy. Cô ấy bị mối tình đầu phụ bạc nên không còn hứng thú với chuyện tình yêu, chỉ muốn xin anh một đứa con, ngoài ra không muốn liên quan, không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của nhau sau này.

Anh nói với tôi, thời điểm đó, anh bị tác động về mặt tâm lý khi một mình cô đơn trong khách sạn, không có ai bên cạnh nên dễ bị mềm lòng với giọt nước mắt cầu xin của người phụ nữ yếu ớt trước mặt.

Từ sau buổi đó, họ chưa gặp lại nhau. Cô ấy giữ đúng lời hứa không liên hệ gì với anh, cả anh cũng thế.

Cứ ngỡ mọi chuyện sẽ trôi qua rồi trở thành quá khứ, anh tặc lưỡi tự an ủi rằng, đàn ông vốn dĩ cũng có những giây phút sai lầm, vả lại anh cũng chỉ vì lòng trắc ẩn mà giúp đỡ cô ấy.

Thực tế, anh không quên được, luôn cảm thấy hối hận vì quyết định thiếu tỉnh táo này. Anh bắt đầu để tâm, theo dõi cuộc sống của người phụ nữ kia.

Khi biết cô ấy đã sinh được một thằng cu kháu khỉnh, đặt tên theo họ mẹ, anh cảm thấy áy náy với đứa con. Anh đã góp phần tạo ra nó trên thế giới này, nhưng sau đó lại bỏ mặc con sống cuộc đời của nó, anh không đành lòng.

Lúc chồng nói, tôi không ngừng khóc. Tôi không biết phải nói gì với anh lúc đó.

Tôi tránh cái ôm của anh, quay về phòng đóng cửa, không muốn kiểm soát nỗi đau đang cuộn lên trong lòng. Tôi nghe thấy anh giải thích với các con rằng, mẹ bị ốm, không nên làm phiền mẹ.

Chính tôi cũng cảm thấy mình ốm, tôi gọi điện xin phép cơ quan nghỉ làm, tôi muốn dành thời gian để suy nghĩ về vấn đề chúng tôi đang phải đối mặt.

Dù đau đớn, tôi buộc phải mạnh mẽ để chấp nhận chuyện này, vẫn còn tốt hơn là anh im lặng giấu giếm tôi. Việc anh chủ động nói ra chứng tỏ anh vẫn tôn trọng và tin tưởng tôi có thể cùng anh giải quyết câu chuyện.

Về phía tôi, tôi cũng cần tìm ra giải pháp để lựa chọn phương án tốt nhất cho mình. Giữ lại gia đình hay phá vỡ đều là quyết định từ tôi. Ngay lúc này tôi chỉ có thể nghĩ ra được một vài giải pháp:

- Giải pháp một: Chúng tôi tạm thời chia tay nhau một thời gian. Trong khoảng thời gian đó, cả hai sẽ làm việc với bản thân, suy nghĩ thật kĩ xem có thể bỏ qua chuyện này để cùng nhau bước tiếp? Đây cũng là cách để chúng tôi xác định lại xem chúng tôi còn yêu nhau, cần nhau trong cuộc sống tương lai hay không.

- Giải pháp hai: Tôi sẽ cùng anh đi gặp chị ấy, nhận con và xin phép chu cấp cho thằng bé. Nếu lựa chọn phương án này, tôi cần thêm một chút thời gian để lấy lại sự tự tin và lòng bao dung. Tôi cũng là đàn bà, có nỗi đau và sự ích kỷ riêng.

Tôi không dám chắc mình sẽ làm được tốt nhất giải pháp do chính tôi đưa ra và lựa chọn. Liệu tôi có thể mỗi ngày tiếp tục yêu thương khi trong đầu chưa thực sự rũ bỏ được nỗi tủi thân vì bị chồng phản bội? Hôn nhân của tôi liệu còn êm đềm như trước hay không? Hiện tại, anh ấy nói thương yêu, trân trọng tôi, nhưng có chắc điều đó là mãi mãi?

Có khi nào anh ấy sẽ vì con trai riêng mà nhen nhóm tình yêu với người phụ nữ kia? Tôi quá bối rối khi đứng trước nhiều suy ngẫm và lựa chọn, đòi tôi phải quyết định lúc này.

Tôi thấy thương tất cả chúng tôi, những người trong cuộc. Tôi cảm thấy giận chồng, chỉ vì một phút yếu lòng mà đưa chúng tôi vào một chuỗi những dằn vặt, khổ đau trong suốt cuộc đời sắp tới.

Theo Dân Trí

Cô gái xinh lái xe tải 30 tấn: Một mình chạy xuyên đêm, xuôi ngược các cung đèo

Cô gái xinh lái xe tải 30 tấn: Một mình chạy xuyên đêm, xuôi ngược các cung đèo

Nhờ chung nghề, hai người hiểu, thông cảm cho công việc của nhau. Nếu không bận việc riêng, bạn trai thường đi cùng để đổi người lái, chăm sóc cho Mỹ Hạnh trên những chuyến hàng xa." alt="Chồng bất ngờ thú nhận chuyện người phụ nữ xin con và phút ngã lòng" width="90" height="59"/>

Chồng bất ngờ thú nhận chuyện người phụ nữ xin con và phút ngã lòng

{keywords}

1. Dòng tiêu đề rõ ràng, ngắn gọn

“Mọi người thường quyết định có mở một email không dựa vào dòng tiêu đề” – Pachter nói. “Hãy chọn một tiêu đề giúp người đọc biết rằng bạn đang đánh đúng vào mối quan tâm của họ”.

2. Dùng địa chỉ email chuyên nghiệp

{keywords}

Nếu bạn làm việc cho một doanh nghiệp, bạn nên dùng địa chỉ email của công ty. Nhưng nếu bạn sử dụng email cá nhân, bạn cũng nên thận trọng trong việc chọn địa chỉ, Pachter khuyên.

Bạn nên có địa chỉ email là tên mình để người nhận biết chính xác ai đang gửi thư. Đừng bao giờ dùng những địa chỉ (có lẽ là còn sót lại của thời đi học) không phù hợp với công sở như “cobethienthan” hay “changtrailangtu”…

3. Nghĩ kỹ trước khi nhấn nút “Trả lời tất cả”

{keywords}

Không ai muốn đọc thư từ 20 người mà không liên quan gì tới mình. Chỉ nên “trả lời tất cả” khi bạn thực sự nghĩ rằng mọi người trong danh sách nên nhận được thư.

4. Một đống chữ ký

{keywords}

Hãy cho người nhận biết một số thông tin về bạn – Pachter đề xuất. “Nhìn chung, cái này sẽ khẳng định tên đầy đủ của bạn, chức danh, tên công ty và thông tin liên hệ, trong đó có số điện thoại. Bạn cũng có thể “quảng cáo” thêm một chút cho bản thân, nhưng đừng làm quá với những câu trích dẫn hay tác phẩm nghệ thuật”.

Hãy sử dụng cùng một phông chữ, cỡ chữ và màu sắc cho phần chữ ký – bà nói.

5. Sử dụng lời chào chuyên nghiệp

Đừng sử dụng những từ thông tục như “Này”, “Ê…”

Đây là những lời chào thân mật, và nói chung không nên sử dụng trong môi trường công sở. Bà Pachter khuyên rằng không nên gọi ai đó bằng tên tắt. “Hãy nói ‘Chào Michael’ trừ khi bạn chắc rằng anh ta thích được gọi là Mike hơn”.

6. Sử dụng ít dấu chấm than

{keywords}

Nếu bạn quyết định sử dụng một dấu chấm than, chỉ nên sử dụng nó để truyền tải sự khuyến khích – Pachter nói.

“Đôi khi mọi người hay đặt quá nhiều dấu chấm than ở cuối câu. Bức thư có thể quá cảm xúc hoặc có vẻ như thiếu sự trưởng thành. Dấu chấm than chỉ nên sử dụng rất hạn chế trong văn viết”.

7. Thận trọng với khiếu hài hước

{keywords}

Khiếu hài hước rất dễ bị hiểu sai nếu không kèm giọng điệu và nét mặt. Trong một trao đổi nghiệp vụ, tốt nhất là nên loại bỏ yếu tố hài hước trừ khi bạn biết rõ người nhận. Ngoài ra, đôi khi cái mà bạn cho là hài hước lại không hài hước với người khác.

Pachter nói: “Một điều gì đó rất buồn cười khi nói có thể lại rất khác khi viết. Khi bạn nghi ngờ điều đó, hãy bỏ nó đi”.

8. Hiểu rằng văn hóa khác nhau có thể nói và viết khác nhau

{keywords}

Hiểu nhầm có thể dễ dàng xảy ra do khác biệt văn hóa, đặc biệt là trong văn viết khi bạn không thể nhìn thấy ngôn ngữ cơ thể của người kia. Hãy điều chỉnh thông điệp của bạn phù hợp với nền tảng văn hóa của người nhận.

Một nguyên tắc bạn luôn phải nhớ là ở những nền văn hóa như Ả Rập, Nhật Bản, Trung Quốc, người ta luôn muốn hiểu về bạn trước khi làm ăn với bạn. Ngược lại, những người Đức, Mỹ hay Scandinavian đưa ra quyết định rất nhanh.

9. Trả lời email – ngay cả khi email không chủ ý gửi cho bạn

Khi email vô tình gửi nhầm cho bạn, đặc biệt là nếu người gửi đang mong hồi đáp thì bạn nên trả lời lại. Việc trả lời không cần thiết nhưng đó là một hành xử tốt, đặc biệt là nếu người này làm việc cùng công ty hay cùng lĩnh vực với bạn.

Ví dụ, bạn có thể trả lời: “Tôi biết là anh đang rất bận, nhưng tôi không nghĩ rằng anh định gửi email này cho tôi. Và tôi muốn cho anh biết điều đó để anh có thể gửi lại đúng người”.

10. Soát lỗi sai chính tả

Có thể người nhận sẽ không chú ý những lỗi này, nhưng bạn vẫn nên đọc đi đọc lại email vài lần. Cũng đừng phụ thuộc vào phần mềm kiểm tra chính tả vì đôi lúc nó sai.

11. Hãy gõ địa chỉ email cuối cùng

{keywords}

“Bạn sẽ không muốn vô tình gửi thư đi khi chưa hoàn thành. Ngay cả khi bạn đang trả lời thư, tốt nhất là bạn nên xóa địa chỉ người nhận, sau đó chèn vào khi chắc chắn rằng đã hoàn thành tin nhắn” – Pachter nói.

12. Gửi đúng địa chỉ người nhận

Pachter nói rằng hãy thận trọng khi gõ địa chỉ người nhận vào dòng “To”. “Rất dễ chọn sai tên. Nó có thể khiến bạn và người nhận email nhầm đều xấu hổ”.

13. Giữ phông chữ cổ điển

Một nguyên tắc bất di bất dịch là email của bạn nên để phông chữ mà người khác có thể đọc dễ dàng nhất. “Nhìn chung, tốt nhất là bạn nên chọn cỡ chữ 10-12 và chọn phông dễ đọc như Arial, Calibri hay Times New Roman. Còn với màu sắc, màu đen luôn là lựa chọn an toàn nhất” - Pachter khuyên.

14. Thận trọng với giọng điệu

Cũng giống như khiếu hài hước trong văn viết, khi không có biểu hiện khuôn mặt và giọng nói, giọng điệu cũng có thể dễ bị hiểu sai. Ý bạn nói là “thẳng thắn” thì họ sẽ hiểu thành “tức giận và cộc lốc”.

Để tránh điều này, Pachter đề xuất bạn nên đọc to thư của mình lên trước khi gửi. Nếu bạn thấy không ổn thì người nhận cũng cảm thấy như vậy.

15. Không có gì bí mật

{keywords}

Mọi tin nhắn điện tử đều để lại dấu vết. Hãy luôn nhớ điều đó.

Hãy luôn giả sử rằng người khác sẽ nhìn thấy những gì bạn viết, vì thế đừng viết bất cứ điều gì mà bạn sẽ không muốn mọi người nhìn thấy. Đừng viết bất cứ điều gì không có lợi cho bạn hay khiến người khác tổn thương. Sau cùng, email rất dễ “forward”, nên tốt nhất là an toàn, hơn là phải nói lời xin lỗi.

  • Nguyễn Thảo(Theo Business Insider)
" alt="15 quy cách gửi email văn minh mọi nhân viên công sở nên biết" width="90" height="59"/>

15 quy cách gửi email văn minh mọi nhân viên công sở nên biết