当前位置:首页 > Kinh doanh > Nhận định, soi kèo U17 Việt Nam vs U17 Nhật Bản, 22h00 ngày 7/4: Nhe nhóm giấc mơ World Cup 正文
标签:
责任编辑:Thế giới
Nhận định, soi kèo Mladost Lucani vs Vojvodina, 23h00 ngày 7/4: Mất tập trung
![]() |
Trong hành trình du xuân về vùng Bảy Núi, rừng Tràm Trà Sư đã đón gần 40.000 lượt du khách đổ về cùng thản bước trên cây cầu tre dài nhất Việt Nam |
Anh Andréy cùng đoàn du khách đến từ Anh Quốc đã thốt lên: “Khu rừng là một nơi rất yên bình, thật đẹp, khi tôi nhìn thấy được sự bảo tồn thiên nhiên cây cối được trồng mới. Các loài chim, cuộc sống hoang dã và tất cả mọi thứ khác cùng cuộc sống cộng đồng địa phương ở khu rừng này thật sự rất tốt. Ấn tượng nhất là cây cầu tre thân thiện và rất Việt Nam”.
“Lần đầu đi trên cây cầu tre trong rừng dài nhất Việt Nam rất thích, len qua tán tràm đẹp. Vừa ngắm cảnh rừng, vừa đi thể dục, thật tiện”, một du khách đến từ TP Châu Đốc thích thú chia sẻ.
Trong hành trình du xuân của rất nhiều người về vùng Bảy Núi, rừng Tràm Trà Sư đã đón gần 40.000 lượt du khách cùng có những trải nghiệm thú vị trên cây cầu tre dài nhất Việt Nam. Họ đến để thưởng lãm không gian xuân thật trong lành, mát mẻ và thi vị.
“Như một phép màu ”
Vào một ngày đẹp trời dưới cái nắng gió phương nam, rồng tre đã hiện nguyên hình đẹp ngỡ ngàng trên cánh rừng tràm đặc dụng. Có chiều dài gần 4.000 mét (ở giai đoạn I), cây cầu tre dài nhất Việt Nam đang chứng minh độ “hot” khi được báo giới săn lùng và du khách khắp nơi háo hức trải nghiệm trên nhịp cầu thân thiện.
![]() |
Nhìn từ trên cao, cây cầu tre vạn bước tựa như con rồng khổng lồ trườn mình uốn lượn quanh rừng tràm Trà Sư |
Đã từ rất lâu, cây tre gắn liền dân tộc ta trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, tre đi vào thi ca văn học nghệ thuật của đất nước, tre thường trực trong đời sống sinh hoạt của mọi gia đình. Và tre cũng đã được 1 số doanh nghiệp dùng trang trí làm du lịch nhưng cũng không phổ biến. Và cho đến khi có một nhà đầu tư sử dụng các loại tre làm vật liệu chính để xây dựng cây cầu “thế kỷ” thì mới làm nên chuyện. Vô hình chung, cây tre - biểu tượng của Việt Nam lại một lần nữa trở thành niềm tự hào trong trái tim của mọi người.
![]() |
Ngoài trải nghiệm cầu tre, du khách còn có thể lướt tắc ráng len lỏi vào rừng tràm để ngắm chim, cò |
Kiệt tác giữa rừng
Hành trình xuôi về An Giang thăm rừng tràm Trà Sư, nơi có hệ sinh thái điển hình nhất cho vùng ngập nước phía Tây sông Hậu sẽ tạo dấu ấn trong lòng du khách với những trải nghiệm thú vị như: Lướt tắc ráng băng rừng, tham gia hái sen, hái ấu, chài cá và thưởng thức các đặc sản bốn mùa. Đặc biệt, du khách sẽ được cận cảnh mục sở thị từng đàn chim bay về tổ ấm, tiếng côn trùng réo rắt, từng cánh hoa dần khép mi khi ngả bóng nắng chiều….trên sân ngắm chim trời độc nhất vô nhị.
Trà Sư là một bức tranh thiên nhiên với đầy đủ màu sắc, hoa lá, nhiều loại chim, côn trùng, loài bò sát như đang bừng tỉnh để cùng nhau chào đón ngày mới.
![]() |
Đặc biệt, tiếp nối sự thành công cây cầu tre vạn bước, tới đây, Sao Mai cho biết sẽ cho xây dựng thêm cầu gỗ dài nhất Việt Nam, hứa hẹn sẽ cho du khách những điểm check -in hấp dẫn ở Trà Sư
Nơi đây không có khói bụi của đô thành, không tiếng ồn ào của xe cộ, chỉ có những ngôi nhà gỗ, cầu tre. Chụp ảnh ngược sáng, màu xanh chuyển thành trắng bạc như băng tuyết Siberia độc đáo. Vừa ngồi xuồng, vừa chạm tay vào những đám bèo ngay sát mặt nước, mở toang lồng ngực, hít thở không khí trong lành, mắt no nê cùng đất trời hào phóng. Tận hưởng cảm giác sảng khoái ấy sẽ giúp cho mọi người lấy lại phong độ, “refresh” lá phổi để nạp năng lượng tích cực từ hàng triệu chùm hoa tràm thoang thoảng hương .
Sắp tới, công trình cây cầu gỗ đẹp nhất Việt Nam sẽ được xây dựng để đón đầu nhiều dịp lễ trong năm. Trà Sư đang vươn đến mục tiêu lập nhiều cú đúp kỷ lục quốc gia sau khi sở hữu danh hiệu “Rừng tràm đẹp nhất Việt Nam, cây cầu tre trong rừng dài nhất Việt Nam”.
Trà Sư một điểm đến lý tưởng cho mọi người để tận hưởng cảm xúc thật thiên nhiên. Từ chuỗi lâu đài bồ câu trắng tinh, đàn lễ tân bồ câu xinh xắn, công viên hoa ngập sắc màu, bè hoa dập dềnh trên sóng nước Trà Sư đến tiết trời trong lành thanh khiết….sẽ là những kiệt tác thú vị của khu “Vườn Tràm địa đàng” ở Miền Tây.
Nguyễn Nhung
" alt="‘Kiệt tác’ giữa khu rừng tràm đẹp nhất Việt Nam"/>MC Quốc Duy và bà xã hôn nhau ngọt ngào trong bộ hình cưới thực hiện tại Đà Lạt.
Khi được hỏi về lý do tại sao lại kết hôn sau khi vừa có cú trở lại đầy ngoạn mục trong sự nghiệp của mình. Quốc Duy cho biết: “Sau hơn 4 năm yêu nhau, Duy và bà xã đã quyết định về chung một nhà… Đó là một quyết định được lên kế hoạch và chuẩn bị từ rất lâu. Và cũng là điều mà Duy rất mong chờ”.
![]() |
Những hình ảnh cưới lãng mạn của cặp đôi nhận được nhiều sự khen ngợi. |
Quốc Duy đang ngập tràn trong hạnh phúc bởi vợ anh là một người phụ nữ tuyệt vời.
“Nhiều người thắc mắc vợ Duy có phải một nghệ sĩ không? Nhân đây, Duy xin được trả lời, cô ấy là người bình thường và không làm công việc liên quan đến showbiz. Vợ Duy tuyệt vời lắm. Là một người phụ nữ giàu tình cảm và duyên dáng. Cô ấy chiếm trọn tình cảm của gia đình Duy”, nam MC tâm sự.
![]() |
Quốc Duy cho biết: “Vợ tôi là người tuyệt vời nhất!” |
Nói về kỷ niệm đáng nhớ của hai vợ chồng, Quốc Duy hóm hỉnh: “4 năm bên nhau, vợ chồng Duy có rất nhiều kỷ niệm. Nhưng đáng nhớ nhất đó là khi mình tỏ tình… và địa điểm rất đặc biệt đó là hàng cháo sườn chợ đêm. Đến bây giờ Duy vẫn hay trêu rằng “may có bát cháo sườn mà lấy được vợ”.
![]() |
Nếu không tâm sự, chẳng ai nghĩ nam MC lấy vợ nhờ… bát cháo sườn! |
Bộ ảnh cưới “chất như nước cất” của chàng MC VTV
Bộ ảnh cưới chính là một trong những nghi thức “cần phải có” đối với những cặp uyên ương trước khi về chung một nhà. Với ý nghĩa đó mà nhiều cặp đôi đã lên ý tưởng, kế hoạch cho bộ ảnh này trước đó cả tháng. Và MC Quốc Duy cũng không ngoại lệ. Vì đã lên kế hoạch từ trước, do đó, khi lựa chọn địa điểm chụp hình cưới, cả Quốc Duy và bà xã của anh đã tính toán cẩn thận.
![]() |
Bộ ảnh cưới của Quốc Duy và bà xã được thực hiện tại Đà Lạt theo phong cách trẻ trung, năng động. |
Ngắm nghía bộ ảnh cưới của MC Quốc Duy cùng bà xã theo phong cách trẻ trung, lãng mạn tại Đà Lạt, những fans cine (cinema) thấy đâu đó ý tưởng bộ hình hao hao với bộ phim “Taxi, em tên gì?”, nam MC trải lòng rằng: “Duy là một fans của phim Việt. Tuy nhiên, đây không phải bộ ảnh lấy cảm hứng từ phim đó.
Chỉ đơn giản là mình thích chụp tại Đà Lạt và muốn chụp một bộ ảnh thật tự nhiên, thoải mái nhất, hợp nhất với phong cách và cá tính của hai vợ chồng. Duy và vợ đều thích màu sắc và thích những bức ảnh nghịch ngợm nên nhiều khi bạn bè nhìn vào bộ ảnh còn không tin đấy là ảnh cưới”.
![]() |
Quốc Duy tâm sự bạn bè anh không tin đây là ảnh cưới vì sự “xì teen” của hai vợ chồng. |
Đám cưới nhỏ gọn với 100 khách mời
Tái hiện ước mơ từ thuở nhỏ, Quốc Duy cùng bà xã đã “cất công” lên kế hoạch chi tiết cho đám cưới nhỏ của mình. Không ồn ào, náo nhiệt, đám cưới của nam MC VTV cùng bà xã được tổ chức ngoài trời nhỏ gọn, nhẹ nhàng và ấm cúng với 100 khách mời. Đó hầu hết là người thân trong gia đình và một số bạn bè thân thiết của cả hai.
![]() |
Đám cưới nhỏ gọn của MC Quốc Duy với sự tham dự của 100 khách mời. |
Quốc Duy tâm sự rằng, đám cưới là minh chứng cho quả ngọt 4 năm mà hai vợ chồng anh vun đắp. Anh muốn bà xã sẽ có những kỷ niệm đẹp và vui vẻ nhất. Một đám cưới mà hai vợ chồng được thoải mái nhất, không tất bật và áp lực. Đó cũng là lý do anh không muốn làm đám cưới thật hoành tráng như bạn bè đồng nghiệp khác.
![]() |
MC gốc Hà Thành muốn bà xã có những kỷ niệm đẹp về ngày cưới. |
![]() |
Trải qua 4 năm bên nhau, cùng chia sẻ ngọt bùi… đám cưới chính là bến bờ của hạnh phúc mà cả hai đã cùng vun đắp. |
![]() |
Trong ánh mắt của bà xã Quốc Duy ánh lên niềm hạnh phúc ngập tràn. |
Từ hai người xa lạ, gặp gỡ, yêu nhau rồi lấy nhau là duyên phận nên MC Quốc Duy luôn trân trọng và yêu thương bà xã. Anh cho biết để cuộc sống vợ chồng được yên ấm, hai người cần tôn trọng và biết bỏ bớt cái tôi để lắng nghe, cảm nhận và quan trọng nhất là biết yêu thương nhau.
![]() |
Quốc Duy và bà xã chụp ảnh cùng hai người bà đáng kính. |
Dù bận rộn với công việc của nhà đài nhưng khi trở về nhà Quốc Duy lại trở thành người đàn ông của gia đình. “Nếu vợ rửa bát thì Duy tráng bát, còn vợ lau dọn nhà cửa thì mình sẽ phụ trách việc giặt và gấp quần áo… Hàng tuần, Duy cố gắng nhiều thời gian nhất để ăn tối cùng bố mẹ và bà xã”, nam MC chia sẻ.
![]() |
Hai vợ chồng chụp ảnh kỷ niệm cảm ơn những bạn bè đến dự đám cưới. |
Khi được hỏi về những dự định sắp tới của mình khi đã yên bề gia thất, nam MC hóm hỉnh đáp “Khi đã thực hiện được một đám cưới mơ ước thì điều tiếp theo đó chính là ngôi nhà và những đứa trẻ rồi. Duy và vợ sẽ tiếp tục phấn đấu để có được điều kiện tốt nhất cho em bé sau này. Nhưng có một dự định nữa là cố gắng trước khi có em bé 2 vợ chồng sẽ có một chuyến du lịch châu Âu”.
![]() |
Đám cưới rộn rã tiếng cười của vợ chồng Quốc Duy bên những người thân yêu. |
Cùng chúc cho những dự định của Quốc Duy và bã xã sẽ trở thành hiện thực. Câu chuyện tình yêu ngọt ngào và hôn lễ văn minh và ấm áp của Quốc Duy hứa hẹn sẽ truyền cảm hứng đến khán giả - những bạn trẻ đang trên hành trình chuẩn bị cho đám cưới thế kỷ cuộc đời. Đôi khi, không phải cứ hoành tráng sẽ mang lại hạnh phúc mà hạnh phúc đến từ những điều bình dị nhất.
Hiện tại, nam MC Daniel Shulyndin quay lại Việt Nam sống và rẽ ngang sang kinh doanh.
" alt="MC VTV lấy được vợ 'nhờ bát cháo sườn' và đám cưới 100 khách mời"/>MC VTV lấy được vợ 'nhờ bát cháo sườn' và đám cưới 100 khách mời
Thanh Hương chia sẻ, năm 2019 vừa qua, có một vài dấu mốc mà cô cảm thấy là bản thân đã rất cố gắng, thành quả cũng rất tốt, và đặc biệt là một bước chuyển mình mới trong nghề.
![]() |
Ngoài việc là diễn viên, Thanh Hương còn muốn thay đổi nhiều màu sắc hơn về cả âm nhạc. |
![]() |
Trong dịp xuống phố mới đây, Thanh Hương diện một số bộ trang phục giản dị nhưng không kém phần thời thượng. |
![]() |
Nhiều người thắc mắc không biết một chiếc áo lịch sự, sang trọng và trang nghiêm như vest diện đi dạo phố sẽ ra sao? Chị em có thể mix trang phục dạo phố với vest theo gợi ý: Áo vest lịch sự sang trọng kết hợp với quần xẻ gấu năng động và mũ nồi là set đồ dạo phố tuyệt vời trong tiết trời này. |
![]() |
Biến hóa phong cách với jumsuit - set đồ được các tín đồ thời trang săn lùng cho những buổi dạo phố của mình. |
![]() |
Màu ghi chì sang chảnh cùng thiết kế phá cách thắt đai là điểm nhấn hút mắt bất cứ ai khi bắt gặp. |
Minh Hoàng
" alt="Thanh Hương rạng rỡ xuống phố ngày xuân"/>Nhận định, soi kèo Sabah vs PDRM, 18h15 ngày 8/4: Niềm vui ngắn ngủi
Trong cuộc sống thường ngày, cụ bà Trần Thị Vân thường vấn khăn, mặc áo dài, nhuộm răng đen theo kiểu phụ nữ truyền thống thời phong kiến. Giáo sư Hàm mặc trang phục veston, đi giày da lịch lãm. Mặc dù, tác phong có khác nhau nhưng hai vợ chồng đều có chung tư tưởng tiến bộ trong việc giáo dục con.
Sau này, các con Giáo sư Hàm đều trở thành những trí thức. Trong đó có 3 người được phong hàm giáo sư. Có thể kể đến như: Giáo sư, Nhà giáo nhân dân, Anh hùng lao động Dương Trọng Bái - nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Giáo sư, Tiến sĩ Triết học Dương Thị Thoa (Lê Thi) - người kéo cờ đỏ sao vàng trong ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập năm 1945. Giáo sư, bác sĩ Dương Thị Cương - nguyên Viện trưởng Viện Bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh (Bệnh viện Phụ sản Trung ương). Các người con còn lại là bác sĩ, nhà giáo hoặc công tác trong các lĩnh vực khác.
Buổi học trên căn gác của 9 cha con
Ngay từ khi các con còn nhỏ, Giáo sư Hàm luôn ý thức sâu xa trách nhiệm dạy dỗ các con, xây dựng một tổ ấm vẹn tròn.
Giáo sư dạy con cách giữ vệ sinh. Buổi sáng dùng bàn chải đánh răng, khi rửa mặt mỗi con một khăn mặt riêng. Trước khi ăn cơm phải rửa tay sạch sẽ.
![]() |
Ông Dương Tự Minh. |
‘Gia đình tôi có một nguyên tắc, dù sớm hay muộn nhưng nhất định phải có đủ cha mẹ và các con ngồi vào bàn, mới bắt đầu bữa cơm. Thường chúng tôi phải ăn đủ 2 bát cơm, khi ăn phải từ tốn, nhường nhịn nhau, thấy miếng ngon đừng gắp liên hồi, chan canh thì không húp sùm sụp. Ăn xong, phải để bát đũa ngay ngắn, xin phép đứng lên. Những phép tắc đó, đứa bé bắt chước đứa lớn mà trở thành nếp nhà’, ông Tự Minh - con trai út của GS Dương Quảng Hàm nhớ lại.
Những đứa trẻ lễ phép, biết vâng lời cha mẹ, làm em nghe lời anh chị. Trong gia đình ai đi đâu, có việc gì đều thông báo cho người nhà biết.
Ông Tự Minh kể thêm: ‘Cha tôi nghiêm khắc nhưng không dùng roi vọt. Lúc nào cũng nhẹ nhàng, răn dạy con.
Tôi còn nhớ, lúc nhỏ, anh chị tôi trèo lên tầng thượng chơi, cha về, phát hiện ra. Anh chị sợ quá, chạy xuống sân, cúi gằm mặt nhưng cha không quát mắng to mà ôn tồn nói: 'Các con dại quá, mái không có lan can, nhảy nhót trên đó ngã thì nguy'. Từ đó, anh chị không bao giờ lên mái nhà nghịch nữa.
Ở nhà tôi, gia đình là một lớp học mà cha là thầy giáo. Sau bữa cơm tối, chúng tôi tập trung lên phòng làm việc. Dưới ngọn đèn bàn, cha say mê đọc và viết, các con ngồi quanh chiếc bàn lớn, kê sát với bàn của cha. Mỗi anh, chị lớn ngoài việc tự học còn có trách nhiệm kèm một em nhỏ học.
Bài khó lắm, chúng tôi mới nhờ đến cha giảng. Cụ truyền cho các con ngọn lửa đam mê đọc sách và nghiên cứu nên tám anh chị em tôi đều rất thích đọc sách'.
Theo lời ông Tự Minh, tháng nào các con Giáo sư Hàm cũng phải mang sổ học bạ của mình xin chữ ký của cha. Cả tám người con đều học giỏi, xếp thứ hạng cao trong lớp. Con nào bị xuống hạng, giáo sư đều hỏi lý do rồi liền động viên: Tháng sau con phải cố lên.
Trong một bản ghi chép, Giáo sư Lê Thi - con gái thứ hai của Giáo sư Hàm viết: ‘Tôi nghĩ nhà mình thuộc diện khá giả, tiền lương giáo viên của cha tôi cao, mẹ lại có sạp hàng ở chợ Đồng Xuân. Mùa hè mỗi năm, cha đưa cả gia đình đi nghỉ ở Đồ Sơn (Hải Phòng). Ngôi nhà này bảy chú bác tôi cùng chung tiền mua. Trong những ngày nghỉ mát, cha tôi nhận nhiệm vụ giúp tất cả bọn trẻ tại đó ôn tập trong dịp hè.
Một lần kết quả học tập của tôi không tốt, sợ bị cha mắng, nhưng cuối cùng cụ nhẹ nhàng hỏi: Các anh chị học giỏi, tại sao con lại học kém? Chỉ cần có thế, tôi thấy xấu hổ, cố gắng vươn lên cho bằng anh em.
Một điểm tôi đặc biệt ấn tượng về cha mình là cụ không bao giờ làm hộ bài cho các con. Nếu có bài tập khó thì cụ lấy ví dụ giảng giải để các con hiểu, gợi ý để các con độc lập suy nghĩ.
Nghiêm khắc trong việc học hành, dạy dỗ nhưng cha luôn gần gũi, thân mật với các con.
Một hôm, tất cả anh chị em đang ngồi học cùng cha trong phòng, bỗng con chim bay vào, chúng tôi ùa ra đuổi bắt, tưởng rằng cha sẽ mắng, nhưng cha lại tham gia cùng và bắt được con chim cho các con chơi’.
Ông Tự Minh chia sẻ thêm, căn nhà ở Đồ Sơn là nơi gặp mặt của lớp trẻ trong đại gia đình họ Dương vào mùa hè. Đây cũng là thời gian chúng tôi học hát, học nhạc, tập đàn măng-đôlin..., nâng cao kiến thức toàn diện.
Những chuyến ra biển, không đơn thuần là nghỉ dưỡng mà còn là cơ hội để anh chị em, họ hàng gần gũi nhau.
![]() |
Ông Tự Minh đến thăm chị gái Lê Thi. |
Cho các con quyền tự do yêu
Vợ chồng Giáo sư Hàm luôn lấy mình làm tấm gương cho con cái noi theo. Dù cuộc hôn nhân mang tính chất sắp đặt nhưng hai người đã sống thật hạnh phúc.
Giáo sư Hàm là một người chồng mẫu mực, hết lòng vì gia đình. Tình yêu Giáo sư Hàm dành cho vợ con là tình yêu của một người đàn ông trụ cột, luôn che chở cho mái ấm gia đình. Cụ bà có tính nóng nảy nhưng Giáo sư Hàm lại rất điềm tĩnh.
Chưa bao giờ hai vợ chồng to tiếng với nhau. Có lẽ Giáo sư Hàm luôn thông cảm với vợ vì bà đã vất vả lo toan cơm áo và chu toàn việc gia đình. Vì vậy, trong nhà lúc nào cũng yên ấm, rộn tiếng cười.
Về vấn đề yêu đương, vợ chồng Giáo sư Hàm không ngăn cấm, mà cho các con quyền tự do tìm hiểu, đàng hoàng xin phép cha mẹ dẫn nhau đi chơi.
![]() |
Căn nhà trên phố cổ - nơi lưu giữ những kỷ niệm của gia đình Giáo sư Hàm. |
Với cả 8 người con, ông bà không hề có sự phân biệt đối xử, đứa yêu đứa ghét hoặc trọng nam khinh nữ. Vì vậy, cả 4 người con gái đều được vợ chồng giáo sư cho ăn học, vui chơi như 4 người con trai.
Đặc biệt, vào thời kỳ trước và sau Cách mạng tháng 8, cụ bà Trần Thị Vân còn ủng hộ các con gái cắt tóc ngắn và cho phép các con gái tuổi đôi mươi chưa chồng đi hoạt động cách mạng xa nhà. Đó cũng là những tư tưởng hết sức tiến bộ.
Đến với nhau nhờ mai mối nhưng vợ chồng giáo sư Dương Quảng Hàm đã có cuộc hôn nhân đầy hạnh phúc.
" alt="Chuyện dạy con trong gia đình người Hà Nội có 3 con là giáo sư"/>Chuyện dạy con trong gia đình người Hà Nội có 3 con là giáo sư
Buổi tập Yoga cho bệnh nhân tâm thần
Hình ảnh trên chúng tôi ghi nhận được tại phòng tập của khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 trên đường Nguyễn Ái Quốc (P. Tân Phong, TP Biên Hòa, Đồng Nai).
Những động tác cơ bản. |
Trước mặt chị Toàn bây giờ đã đông đủ học viên. Già có, trẻ có. Nam có nữ có. Mặc trang phục bệnh viện, các bệnh nhân ngồi theo hàng ngay ngắn và trật tự. Trên gương mặt họ, người vui có người buồn cũng lắm. Trong nỗi vui buồn đó, họ đều có chung một nét ngây ngô đến ngờ nghệch...
'Hít vào thật sâu' - cô Toàn hô to. Các học viên cố hít cho sâu rồi dừng lại và thở ra từ từ khi tiếng hô của cô vang lên.
Tiếp theo đó, cả lớp ngồi xếp bằng trên tấm thảm. Hai tay ngửa ra đặt lên đầu gối. Đầu hơi cúi xuống, cả lớp bắt đầu ngồi thiền. Không gian dường như lắng đọng. Đôi mắt họ sụp xuống. Những ngổn ngang trong cuộc sống, những phiền muộn trong bệnh tật có lẽ đã tan biến để lại trong tâm chút an nhiên của cuộc đời.
Sau một động tác hơi nặng, cô giáo Toàn chỉ vào vòng bụng của mình rồi hỏi, 'Các anh chị có thấy nóng không?'. Cả lớp hô vang: 'Dạ có'. 'Tốt' - cô Toàn nói - có nóng như vậy vùng mỡ ở đây mới nhanh tan.
Cứ thế, hết động tác này đến động tác khác. Cô giáo Toàn hướng dẫn, tập luyện cho các học viên rất chân tình và đằm thắm. Học viên trong những giây phút như thế này đều trở nên hiền lành và ... ngoan ngoãn. Dường như Yoga đang có hiệu quả đối với những bệnh nhân tâm thần.
Chị Phan Thị Én, 42 tuổi ngụ ở Phan Thiết vào điều trị tại khoa đã hơn một năm. Chị kể lại, lúc đầu mới tập, chị thấy rất khó khăn nhưng đã 6 tháng trôi qua, giờ đây khi tập lại những động tác cũ chị thấy nhẹ nhàng hơn. Chị bày tỏ mong muốn được theo lớp tập luyện mỗi ngày để cơ thể được khỏe mạnh và tinh thần tỉnh táo hơn.
Cũng như chị Én, chị Lê Thị Thảo, 33 tuổi quê ở Tây Ninh, một bệnh nhân đã điều trị nhiều năm cho biết chị đã trải qua gần một năm theo lớp Yoga này. Đến nay chị cảm thấy khỏe hơn trước rất nhiều.
Sẽ phát triển Yoga để điều trị cho bệnh nhân
Lớp Yoga tại khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 được thành lập vào tháng 12 năm 2017. Ban đầu, có thể do tò mò nên số học viên là bệnh nhân nội trú tham dự rất đông.
![]() |
Cô Ái Toàn, huấn luyện viên Yoga |
Qua các buổi tập, nhiều bệnh nhân không tiếp thu được bởi Yoga đòi hỏi sự kiên trì. Một số đông không chịu nổi những động tác làm đau nhức cơ thể lúc ban đầu đã bỏ cuộc. Con số giảm dần chỉ còn lại 80 học viên.
Tết 2018, lượng học viên được đoàn tụ với gia đình nhiều, thêm một số khác không muốn học đã khiến cho số học viên giảm thêm một nửa. Đến nay, số học viên chính thức còn lại khoảng 20 người nhưng cũng không đều đặn lắm.
Hồi tưởng lại những ngày đầu bước chân vào bệnh viện, Ái Toàn cho biết, cô xuất thân là diễn viên múa của đoàn ca múa nhạc Đồng Nai. Do những khó khăn trong cuộc sống, năm 2004, gặp lúc giám đốc bệnh viện là bác sĩ - nhạc sĩ Nguyễn Thọ muốn dùng liệu pháp âm nhạc để trị liệu cho bệnh nhân bên cạnh trị liệu bằng thuốc nên đã tuyển dụng nhân sự mảng nghệ thuật để thành lập khoa Phục hồi chức năng.
Được chấp nhận, Ái Toàn chuyển công tác về làm việc hẳn ở bệnh viện. Hàng ngày Toàn dựng múa cho nhân viên bệnh viện, dạy múa cho bệnh nhân. Cứ thế kéo dài đến năm 2017 trong một lần tình cờ, Toàn ghi tên theo học lớp huấn luyện viên Yoga.
Qua lớp học này, Toàn cảm nhận được tinh túy của môn học và ấp ủ sẽ truyền đạt lại cho các bệnh nhân của mình. Toàn nói: 'Trước đây mình theo nghiệp múa nhưng múa chỉ cần độ dẻo trong khi Yoga ngoài dẻo ra còn cần rất nhiều nội lực. Vì thế, theo Yoga sẽ giúp mình cải thiện được nhiều về sức khỏe'.
Một bệnh nhân, là học viên theo học với Toàn từ ngày đầu, anh Trương Phan Duyên, 49 tuổi bày tỏ, sau một thời gian tập Yoga, sức khỏe anh rất khả quan. Anh nhớ lại những ngày đầu, rất mỏi mệt. Dần dần sức khỏe của anh tăng lên. Sau mỗi lần tập, mồ hôi tuôn ra tạo cho anh cảm giác thoải mái và thích thú.
Bà Huỳnh Thị Ngọc Xuân, Điều dưỡng trưởng và là người trực tiếp quản lý lớp Yoga khoa Phục hồi chức năng xác nhận những thành quả mà các bệnh nhân có được sau một thời gian luyện tập. Bà nói: 'Nhiều bệnh nhân khi chưa tập rất chậm chạp nhưng sau một thời gian đến với Yoga đã tỏ ra yêu đời hơn, thần sắc thay đổi từng ngày'.
'Trong năm tới chương trình tập Yoga cho bệnh nhân sẽ được mở rộng. Có thể Khoa sẽ trình lên Ban Giám đốc đề tài nghiên cứu khoa học về chương trình này', bà Xuân cho biết thêm.
'Con muốn hỏi ông, có ông cha khùng nào mà thương con như ba con không?', câu hỏi quá bất ngờ của đứa trẻ lớp 2 làm chúng tôi nghẹn lòng.
" alt="Lớp học đặc biệt của nữ diễn viên múa trong bệnh viện tâm thần"/>Lớp học đặc biệt của nữ diễn viên múa trong bệnh viện tâm thần
Cậu con trai nghe vậy đã dìu bố xuống ghế rồi lấy thân mình làm gối tựa, tay xoa lưng cho bố ngủ. Mình nhìn được một lúc thì quay đi chỗ khác. Ngoảnh lại đã thấy hai bố con họ ngủ từ lúc nào. Mình cố đăng cái hình này xong thì cũng ngủ đây. Bình yên quá…’.
Anh Trung cho biết, mẹ anh cũng đang điều trị bệnh tại bệnh viện, nên ngày nào anh cũng vào chăm mẹ. Phòng ông bố trong bức ảnh gần phòng mẹ anh. ‘Mọi người ở trong khoa thường là giai đoạn cuối nên ai cũng đau. Mình đang chăm mẹ nên rất hiểu’, anh Trung nói.
Anh cũng cho biết, vì máy điện thoại hết pin nên chỉ chụp được một tấm. Anh chia sẻ lên mạng xã hội là muốn gửi thông điệp, dù ở đâu, trong hoàn cảnh nào vẫn có một tình yêu rất đặc biệt.
Nhìn thấy người phụ nữ chở xe cá bị đổ giữa ngã tư, cặp đôi người nước ngoài dừng lại nhặt giúp.
" alt="Con trai ôm người cha đau ốm vào lòng, thiếp đi trên giường bệnh"/>Con trai ôm người cha đau ốm vào lòng, thiếp đi trên giường bệnh