Nhận định, soi kèo Sông Lam Nghệ An vs Becamex Bình Dương, 18h00 ngày 23/1: Bất phân thắng bại
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Boca Juniors vs Argentino Monte Maiz, 07h10 ngày 23/1: Qúa dễ cho Boca -
Đào tạo nhiều nhưng vẫn “trắng” giáo viên Âm nhạc và Mỹ thuậtPGS.TS Trịnh Hoài Thu, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD-ĐT chia sẻ tại hội thảo. Đáng nói hơn, việc thừa thiếu giáo viên mang tính cục bộ, không đồng đều.
“Ở các thành phố lớn, chúng ta có đủ giáo viên, thậm chí thừa. Như một số trường tiểu học ở quận Đống Đa, Hà Nội có đến 7 giáo viên Âm nhạc. Có nghĩa rằng số giáo viên Âm nhạc và Mỹ thuật đang tập trung ở những nơi có điều kiện; còn ở vùng miền núi, khó khăn thiếu và thiếu rất nhiều”.
Chính vì vậy, đại diện Bộ GD-ĐT cho rằng nhu cầu đào tạo giáo viên Âm nhạc và Mỹ thuật của xã hội đối với trường phổ thông là hết sức cấp bách.
Song, theo bà Thu, qua số liệu mà Bộ GD-ĐT thống kê, trên thực tế, số lượng sinh viên sư phạm Âm nhạc và Mỹ thuật ở trình độ đại học được đào tạo khá nhiều trên toàn quốc.
“Thống kê số lượng sinh viên mà các cơ sở đào tạo ra trường là hơn 6.000 người, tính đến năm học vừa qua. Tuy nhiên, các em ra trường có làm nghề dạy học không - đó là một vấn đề”.
Vấn đề khác theo bà Thu cũng cần đặt ra là trình độ của giáo viên nghệ thuật hiện nay chưa đồng đều. “Nếu nhìn vào chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục hiện nay, có rất nhiều điểm khác nhau, nhiều môn học khác nhau và số tín chỉ cũng vênh nhau khá nhiều. Điều này đang dẫn đến một thực trạng là năng lực sư phạm và năng lực nghệ thuật khi ra trường của giáo viên được đào tạo ở các cơ sở khác nhau là không đồng đều”.
PGS.TS Hà Hoa, Trưởng khoa Nghệ thuật và Thiết kế của Trường ĐH Đại Nam cũng cho rằng, chương trình đào tạo giáo viên Âm nhạc ở một số trường đại học rất chênh lệch.
Bà Hoa nêu thực trạng: “Khảo sát nhanh, nhiều sinh viên sư phạm Âm nhạc ra trường dạy phổ thông nhưng không nhận diện được thế nào là ca trù, xẩm, chèo, quan họ. Sự nhầm lẫn xảy ra rất nhiều. Thế nhưng, một số trường cũng không cho các em học và không được học sẽ không biết. Như thế, khi ra dạy, nhận diện đã sai, giáo viên dạy sao được?”.
Theo bà Hoa, khi không được học trong quá trình đào tạo, các giáo viên tương lai dễ nói sai. Trong khi, nếu giáo viên ở trường phổ thông dạy Âm nhạc tốt có thể truyền cảm hứng, tâm thức dân tộc cho học sinh.
Ngoài ra, theo bà Hoa, khi các trường đào tạo dạy quá hàn lâm, các em cũng “bê” những điều hàn lâm đó ra dạy cho học sinh, gây khó hiểu. Bà Hoa cho rằng, việc người thầy biết truyền cảm hứng cho sinh viên. Những sinh viên khi trở thành giáo viên sau này cũng tương tự vậy, mới khơi dậy sáng tạo cho người học.
Bà Trịnh Hoài Thu cho rằng, cần có chương trình bồi dưỡng đào tạo cho các giáo viên để có thể đáp ứng, có khả năng dạy học phù hợp ở các trường phổ thông.
Nhiều chương trình đào tạo giáo viên của các cơ sở giáo dục còn nặng về tính hàn lâm, nặng về dạy theo kiểu đào tạo chuyên nghiệp, chưa thật sát với nhu cầu trường phổ thông. “Chúng tôi mong muốn giáo viên ra trường dạy phải thực hành được với những yêu cầu của chương trình phổ thông, chứ không phải để trở thành một nghệ sĩ biểu diễn. Chúng ta cần một giáo viên, có thể không phải là một nghệ sĩ biểu diễn xuất sắc, nhưng phải biết cách sử dụng các nhạc cụ, có khả năng truyền đạt kiến thức cho học sinh hiểu và làm được. Chúng tôi cũng đề nghị các nhà trường đừng chỉ dạy cái mình có, hãy dạy cái mà xã hội cần. Cụ thể, các trường và giảng viên hãy rà soát lại chương trình đào tạo của mình để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới”, bà Thu nói.
Bà Vũ Thị Thu Hà, Hiệu trưởng Trường THCS Tô Hoàng (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho rằng, cần nâng cao tầm quan trọng, vị trí của người thầy dạy bộ môn nghệ thuật. Có như vậy giáo viên mới nỗ lực, sáng tạo ở mức cao nhất để đáp ứng dạy và học trong điều kiện có nhiều thay đổi, mặc cho nhiều sự tác động ở bên ngoài như áp lực công việc, sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin, sự thay đổi của người học và thái độ xã hội đối với giáo viên.
Bà Hà cho rằng, để tạo động lực cho giáo viên dạy bộ môn nghệ thuật, cần tạo cho họ những cơ hội để khẳng định mình qua những cuộc thi, ví dụ thi giáo viên dạy giỏi các cấp, giúp họ có cơ hội phát triển bằng chính chuyên môn, tìm cách nâng cao thu nhập và giúp họ khẳng định chỗ đứng của mình...
Nói về môi trường dạy học của giáo viên bộ môn nghệ thuật, bà Hà cho hay, hầu hết được triển khai trong nhà trường mà không có hoạt động mở, do không có kinh phí, thời gian. Điều này cũng là nguyên nhân giảm hưng phấn cho người học.
“Việc học sinh chỉ được học trong sách vở mà ít có kiến thức thực tế, khiến định kiến môn học ngày càng lớn và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học môn nghệ thuật”, bà Hà nói.
‘Khó tuyển giáo viên do lương quá thấp’
Bà Trần Thị Diệu Thúy, Phó Chủ tịch UBND TPHCM cho hay, hiện nay nhóm giáo viên các môn Tin học, tiếng Anh, Mỹ thuật, Âm nhạc ở TPHCM rất khó tuyển dụng do lương quá thấp."> -
Nữ sinh bị ô tô của phụ huynh húc trong sân trường ở Móng CáiTrường THCS-THPT Chu Văn An, TP Móng Cái nơi xảy ra sự việc. Ảnh: Fanpage Trường THCS-THPT Chu Văn An. Nhiều học sinh đã hỗ trợ nhấc đầu ô tô lên, kéo nữ sinh ra ngoài. Sau đó, nạn nhân đã được đưa tới trung tâm y tế.
Về việc ô tô của phụ huynh đi vào sân trường, ông Hạnh cho biết, do thời điểm đó là lúc giao ca của lực lượng bảo vệ nên sơ ý để xe ô tô của phụ huynh đi vào sân trường.
"Học sinh chỉ bị thương nhẹ, vẫn có thể tiếp tục đi học. Gia đình hai bên đã giải quyết sự việc theo hướng tình cảm", ông Hạnh nói.
"> -
'Chưa bao giờ ngành Giáo dục có thách thức lớn như hiện nay'Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn. Năm học mới, toàn ngành Giáo dục sẽ phấn đấu hoàn thành tốt nhất các mục tiêu đề ra. Trong đó, tập trung triển khai nội dung Kết luận 91 của Bộ Chính trị, tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Hoàn thành chu trình đầu tiên tổ chức triển khai hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 và tổ chức đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện; Chuẩn bị các điều kiện để triển khai chương trình giáo dục mầm non mới.
Cùng đó, ngành Giáo dục tăng cường tự chủ đại học theo hướng ngày càng chất lượng, chiều sâu, thực tế, thực chất, thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước. Trong đó, ngành sẽ ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, kỹ thuật cao, bao gồm ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây.
Bộ GD-ĐT sẽ tham mưu và trình Chính phủ ban hành Chương trình hành động để triển khai Kết luận 91 của Bộ Chính trị, tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT. Trên cơ sở đó ban hành kế hoạch hành động của ngành Giáo dục nhằm triển khai Chương trình hành động của Chính phủ một cách bài bản, khoa học, phù hợp tinh thần thực tiễn, bảm đảm tính khả thi và hiệu quả.
Năm học 2024-2025, ngành Giáo dục cũng sẽ tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, trong đó lưu ý các vấn đề thực tiễn phát sinh cần điều chỉnh để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; tạo cơ chế, chính sách thuận lợi cho phát triển. Đặc biệt sẽ dành ưu tiên nguồn lực hoàn thành xây dựng Luật Nhà giáo - dự án Luật sẽ giải quyết được một trong những vấn đề mấu chốt nhất của giáo dục, đó là phát triển đội ngũ nhà giáo.
Bộ GD-ĐT sẽ sớm ban hành Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2045, bên cạnh đó xây dựng kế hoạch khắc phục những vấn đề còn tồn tại, hạn chế, cố gắng vượt qua những thách thức, hướng tới một năm học có kết quả tốt hơn nữa.
- Những từ khóa được xác định cho năm học mới 2024-2025 là gì, thưa Bộ trưởng?
Ngành Giáo dục xác định chủ đề năm học 2024-2025 là “Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, đoàn kết kỷ cương” với 12 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Tập dượt, triển khai phạm vi rộng thi tốt nghiệp THPT năm 2025 để tránh rủi ro
- Năm học 2024-2025 triển khai chương trình GDPT 2018 bước vào năm cuối hành trình đầu tiên; kỳ thi tốt nghiệp THPT đầu tiên theo chương trình mới. Bộ trưởng có thể cho biết chỉ đạo của Bộ GD-ĐT cho năm học quan trọng này?
Sau 4 năm học triển khai theo từng lớp, từng cấp học, năm học 2024-2025, quá trình triển khai Chương trình GDPT 2018 sẽ hoàn tất chu trình với các lớp cuối cùng của các cấp học. Đây cũng sẽ là năm học đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức theo phương án mới, đáp ứng yêu cầu của đổi mới Chương trình GDPT.
Chặng đường đổi mới GDPT vừa qua dù có nhiều khó khăn, song cũng cho thấy quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, chính quyền các cấp và toàn ngành Giáo dục để từng bước hình thành tư duy đổi mới trong chính những người thực hiện, thụ hưởng và thuyết phục xã hội về kết quả tích cực của đổi mới.
Xác định đây là năm học quan trọng, Bộ GD-ĐT đã có những chuẩn bị từ các năm học trước. Ví dụ, phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 đã được xây dựng, lấy ý kiến rộng rãi và nhận được sự đồng thuận rất cao từ xã hội. Ngay sau khi phương án được ban hành, Bộ GD-ĐT đã bắt tay vào chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Dự kiến quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ được ban hành vào tháng 11/2024. Tính ổn định lâu dài của quy chế thi cũng đã được tính đến trong quá trình dự thảo để thuận lợi cho học sinh, giáo viên, nhà trường và địa phương trong việc thực hiện.
Hiện, Bộ GD-ĐT đang rà soát, hoàn thiện dự thảo quy chế tuyển sinh mới cho năm 2025 với tinh thần chung là đơn giản hoá, tạo thuận lợi cho học sinh, xã hội, đảm bảo chất lượng tuyển sinh và công bằng về cơ hội cho thí sinh. Các cơ sở giáo dục đại học vẫn trên tinh thần tự chủ tuyển sinh nhưng sẽ phải đề cao hơn nữa trách nhiệm xã hội.
Ngoài ra, quá trình chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 cần triển khai thử trên phạm vi khá rộng để đánh giá, do đó các Sở GD-ĐT đã sẵn sàng phương án cho công tác này, đồng thời tập dượt, tránh những rủi ro khi triển khai kỳ thi chính thức.
Năm nay, kế hoạch thời gian và các hướng dẫn năm học mới của từng cấp học đã được Bộ GD-ĐT ban hành từ sớm, trong đó đề cập cụ thể tới từng nhiệm vụ, công việc cần làm và phải làm; bao gồm 2 nhiệm vụ quan trọng là chỉ đạo triển khai hiệu quả chương trình GDPT 2018 đối với các lớp cuối cùng của các cấp học, chuẩn bị các điều kiện tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Cùng với chỉ đạo, hướng dẫn, các đơn vị chuyên môn, Bộ GD-ĐT cũng đã và đang sát sao nắm bắt, có kế hoạch hỗ trợ, đồng hành với địa phương trong triển khai từng nhiệm vụ, công việc quan trọng của năm học mới 2024-2025.
Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, nâng cao vị thế của nhà giáo
- Giải pháp cho vấn đề đảm bảo đội ngũ giáo viên về số lượng, chất lượng, cơ cấu ra sao, thưa ông?
Cả nước hiện có khoảng 1,6 triệu nhà giáo. Năm học 2023-2024, toàn ngành đã tuyển dụng được 19.474 giáo viên, tuy nhiên số học sinh không ngừng tăng dẫn đến số lớp tăng, dẫn đến số giáo viên còn thiếu vẫn nhiều và ở hầu hết các địa phương.
Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các địa phương tuyển hết số chỉ tiêu, đặt hàng đào tạo giáo viên; các trường đại học tích cực tổ chức đào tạo gắn với các môn học mới...
Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, nâng cao vị thế của nhà giáo; trong đó có Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội, tạo hành lang pháp lý cho việc ban hành các chính sách đãi ngộ, tuyển dụng, sử dụng, quản lý, tôn vinh, khen thưởng... và trao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong việc tuyển dụng, điều động, bố trí giáo viên.
Cùng đó, phối hợp với Bộ Nội vụ tham mưu cấp có thẩm quyền phân bổ số chỉ tiêu biên chế còn lại theo Quyết định 72 của T.Ư; quyết liệt đôn đốc các địa phương tuyển hết số biên chế được giao từ các năm trước và giao bổ sung. Đồng thời, chỉ đạo các địa phương trong phạm vi thẩm quyền và điều kiện cụ thể về kinh tế - xã hội, có các chính sách hỗ trợ phù hợp đối với đội ngũ giáo viên của địa phương, tạo niềm tin và sự an tâm cho giáo viên trong quá trình công tác.
Thời gian qua, các chính sách ưu tiên dành cho sinh viên sư phạm, các thay đổi về tiền lương cơ bản… đã tác động tích cực đến việc lựa chọn theo học ngành sư phạm của học sinh; nhiều địa phương đã ban hành và thực hiện được các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm tạo động lực để thu hút, “giữ chân” giáo viên; Luật Nhà giáo đang được xây dựng xuất phát từ yêu cầu thực tiễn... Tất cả cho thấy đã có những chuyển động quan trọng để giải quyết được những khó khăn đặt ra đối với vấn đề đội ngũ.
- Bộ trưởng có thể chia sẻ thêm về tiến độ xây dựng dự án Luật Nhà giáo?
Nhà giáo có vai trò quan trọng, quyết định chất lượng giáo dục. Thực tế đã chứng minh, sự phát triển của nền giáo dục phụ thuộc vào sự phát triển của đội ngũ nhà giáo. Kết quả của đổi mới giáo dục đạt được như thế nào phụ thuộc vào sự đổi mới của từng nhà giáo. Chất lượng của nhà giáo lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ngoài sự nỗ lực của cá nhân, tinh thần học tập không ngừng nghỉ của mỗi nhà giáo, các chính sách, môi trường làm việc, các cách thức lựa chọn, tuyển dụng và phát triển nhà giáo ra sao cũng đóng vai trò quan trọng.
Từ nhận thức đó, trong thời gian dài qua, Bộ GD-ĐT tích cực chuẩn bị cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất với Đảng, Nhà nước, Quốc hội cho phép xây dựng một Luật điều chỉnh riêng về nhà giáo. Đến tháng 4/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí trình Quốc hội đưa việc xây dựng Luật Nhà giáo vào Chương trình xây dựng luật năm 2024 của Quốc hội khóa XV. Đây là tin vui, đáp ứng sự mong đợi của 1,6 triệu nhà giáo đang công tác trong các cơ sở giáo dục trên cả nước.
Được giao trọng trách chủ trì xây dựng dự án Luật Nhà giáo, sau một thời gian tiến hành soạn thảo với nhiều công việc, quy trình phức tạp, nội dung mới khó, ngày 13/5, Bộ GD-ĐT đã công bố dự thảo Luật Nhà giáo để lấy ý kiến rộng rãi dư luận.
Ngày 27/8 vừa qua, hồ sơ dự án Luật Nhà giáo đã được Chính phủ cho ý kiến tại Phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật để hoàn thiện, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định. Theo kế hoạch, dự án Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến lần đầu vào kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) và xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025).
- Nhân dịp khai giảng năm học mới 2024-2025, Bộ trưởng muốn nhắn nhủ, chia sẻ gì tới đội ngũ giáo viên, học sinh trên cả nước?
Kinh tế - xã hội của đất nước càng phát triển, càng đặt ra yêu cầu cao với GD-ĐT. Chưa bao giờ ngành Giáo dục được giao trọng trách, niềm vinh dự lớn và thách thức cũng lớn như hiện nay. Năm học vừa qua, toàn ngành đã nỗ lực rất lớn để vượt qua nhiều khó khăn, thử thách.
Năm học 2023-2024 đã kết thúc với nhiều kết quả tốt đẹp, năm học mới sắp bắt đầu. Thay mặt lãnh đạo Bộ GD-ĐT, tôi ghi nhận, biểu dương và cảm ơn sự nỗ lực vượt bậc của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong toàn ngành, của các em học sinh, sinh viên trong năm học vừa qua.
Trước thềm năm học mới, tôi mong mỗi cán bộ quản lý, mỗi thầy cô giáo và nhân viên toàn ngành tiếp tục nỗ lực với cố gắng mới, quyết tâm mới, giải pháp mới, phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành Giáo dục để đưa giáo dục Việt Nam tiếp tục phát triển, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao phó. Chúc các thầy cô thêm niềm vui, động lực để công tác và cống hiến. Chúc cho các em học sinh, sinh viên có một năm học mới với nhiều sáng tạo và tiến bộ.
- Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Bộ GD-ĐT sẽ xây đề án đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học
Bộ GD-ĐT vừa ban hành kế hoạch nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024-2025 của ngành giáo dục. Trong đó xác định sẽ xây dựng đề án đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.">