Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, việc triển khai Chính phủ điện tử là xu hướng tất yếu nhằm nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của Chính phủ, đẩy lùi nạn tham nhũng, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng suất lao động và là tiền đề để xây dựng xã hội phát triển bền vững, tốt đẹp hơn. Hiểu rõ chủ trương, định hướng của Đảng và Chính phủ, Tập đoàn VNPT đã không ngừng phát triển và làm chủ được nhiều sản phẩm, dịch vụ công nghệ cốt lõi góp phần xây dựng chính phủ số và nền kinh tế số tại Việt Nam.
Ngay từ những năm 2000, Đảng và Chính phủ đã luôn coi trọng việc phát triển ứng dụng CNTT trong các hoạt động của cơ quan nhà nước. Ứng dụng CNTT còn là động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới để thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ đó cho đến nay, Bộ Chính trị đã ban hành một số Nghị quyết về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế với quan điểm “Ứng dụng, phát triển CNTT trong tất cả các lĩnh vực trọng điểm. Ưu tiên ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính, cung cấp dịch vụ công, trước hết là trong các lĩnh vực liên quan tới doanh nghiệp, người dân như giáo dục, y tế, giao thông, nông nghiệp…”
Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử còn góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn; nâng vị trí của Việt Nam về Chính phủ điện tử theo xếp hạng của LHQ; công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng. Chính phủ cũng đã đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2020, triển khai có hiệu quả chương trình cải cách hành chính, gắn kết chặt chẽ với việc xây dựng Chính phủ điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ cao nhất và trong nhiều lĩnh vực.
Là Tập đoàn Viễn thông và CNTT hàng đầu Việt Nam, VNPT đã đề ra những mục tiêu cụ thể và sớm có những bước chuẩn bị để tham gia vào cuộc cách mạng 4.0 bằng việc tập trung xây dựng và không ngừng nâng cấp hạ tầng băng rộng và siêu rộng trên cả mạng cố định cũng như di động. Trên nền tảng đó, VNPT đã thử nghiệm và vận hành các công nghệ mới, tạo ra các kết nối thông minh, cung cấp các dịch vụ tiện ích thông minh, các dịch vụ ứng dụng CNTT thông minh… đáp ứng tối đa các yêu cầu của khách hàng, trong đó VNPT luôn chú trọng các nhiệm vụ quan trọng mà Đảng và Chính phủ đã đặt ra.
Hiện tại, VNPT là Tập đoàn đi đầu với những sản phẩm dịch vụ chủ lực về tầng Viễn thông, chính quyền điện tử/chính quyền số, các giải pháp về Y tế, Giáo dục, An ninh trật tự, Du lịch, Nông nghiệp, Môi trường, An ninh thông tin… Nhiều tỉnh, thành phố trong quá trình hợp tác với VNPT đã có sự phát triển vượt bậc về chỉ số ICT Index của cả nước, đồng thời đang thực hiện những bước đi đầu tiên ứng dụng công nghệ 4.0 để xây dựng đô thị thông minh, hiện đại, bền vững.
" alt=""/>VNPT tập trung chiến lược xây dựng các giải pháp cho Chính phủ số và kinh tế số tại Việt NamOlympic Tokyo 2020 lần đầu tiên áp dụng nhận diện khuôn mặt
Galaxy S10 bỏ quét mống mắt, dùng Face ID nhận diện khuôn mặt?
Theo Reuters, mỗi chiếc mặt nạ như vậy có giá 2.650 USD (khoảng 61,8 triệu đồng). Chúng được làm ra bởi REAL-f, một công ty có trụ sở đặt tại thành phố Otsu (Nhật Bản).
Ông Osamu Kitagawa, người sáng lập REAL-f đã dành khoảng thời gian 2 năm để nghiên cứu trước khi cho ra đời phương pháp “dịch” dữ liệu khuôn mặt từ những bức ảnh chất lượng cao sang những chiếc mặt nạ 3D.
Những chiếc mặt nạ giống như thật với giá 2.650 USD của REAL-f. |
Mỗi chiếc mặt nạ này đều được sao chép theo từng chi tiết nhỏ nhất của khuôn mặt người, bao gồm cả các tia máu ở nhãn cầu hay các nếp nhăn trên khuôn mặt. Nhờ sản phẩm độc đáo của mình, mỗi năm REAL-f nhận được khoảng 100 đơn hàng từ khắp nơi trên thế giới.
Chia sẻ về sản phẩm của mình, đại diện REAL-f cho biết công ty muốn phát triển những chiếc mặt nạ để ứng dụng sâu hơn vào các lĩnh vực như y tế và robot trong tương lai. Ngoài ra, những chiếc mặt nạ của REAL-f còn được sử dụng như một phép thử nhằm test tính năng của các hệ thống nhận diện khuôn mặt, từ đó giúp các nhà sản xuất củng cố khả năng an ninh cho hệ thống.
Càng giống thật, những chiếc mặt nạ này sẽ càng giúp kiểm tra khả năng bảo mật của các hệ thống nhận diện khuôn mặt đang được các công ty công nghệ hàng đầu phát triển. |
Một công ty xe hơi của Nhật từng là khách hàng của REAL-f. Công ty này đặt mua những chiếc mặt nạ miêu tả trạng thái của người đang ngủ, từ đó training hệ thống nhằm củng cố khả năng cảnh báo ngủ gật cho các lái xe. Apple cũng từng dùng những chiếc mặt nạ siêu bảo mật này để đánh giá mức độ an toàn của Face ID khi ra mắt iPhone X.
Trao đổi với Reuters, ông Osamu Kitagawa cho biết bản thân ông cảm thấy tự hào khi sản phẩm của mình giúp đóng góp vào sự phát triển của công nghệ nhận diện khuôn mặt. Ông cũng hy vọng công nghệ nhận diện sẽ ngày càng tốt hơn nữa nhờ vào việc sử dụng những chiếc mặt nạ siêu thực này.
Tuấn Nghĩa (Theo TheVerge)
Một báo cáo mới từ nhà phân tích Ming-Chi Kuo cho thấy iPhone 2019 của Apple sẽ có hệ thống camera Face ID nâng cấp.
" alt=""/>Kỳ dị những chiếc mặt nạ giúp thử khả năng mở khóa bằng khuôn mặtĐộng thái này cũng được cho là để thực hiện một hợp đồng đặt mua màn hình OLED của Apple với Samsung.
Do các mẫu iPhone XS và XS Max bán chậm, không sử dụng đủ hết số lượng linh kiện màn hình OLED mà phía Samsung cung cấp theo hợp đồng, nên Apple chuyển sang tái sản xuất iPhone X như một giải pháp tiêu thụ số lượng linh kiện màn hình dư thừa.
iPhone X từng bị Apple ngừng sản xuất |
Apple đã ngừng bán iPhone X tại các cửa hàng khi iPhone XS phát hành lần đầu tiên.
Cũng theo Nhật báo phố Wall, iPhone X có chi phí sản xuất thấp hơn so với XS và XS Max nhờ vào các thành phần linh kiện và thiết bị sản xuất có chi phí rẻ hơn.
Tin tức trên xuất hiện trong bối cảnh Apple đang cắt giảm các đơn đặt hàng sản xuất cho cả ba mẫu iPhone mới của mình do nhu cầu thị trường thấp hơn dự kiến.
iPhone XR rẻ hơn được cho là đặc biệt khó khăn trong tiêu thụ, vì khách hàng có ngân sách chi tiêu hạn chế sẽ lựa chọn mẫu iPhone 8 năm ngoái, vẫn được Apple sản xuất và có giá thấp hơn.
Giới phân tích lo ngại iPhone XR có thể sẽ đi theo "vết xe đổ" của mẫu iPhone 5c trước đây.
Theo Vietnam+
Một nhóm đơn vị bán lẻ Hàn Quốc cáo buộc Apple ép họ trả các chi phí liên quan tới tiếp thị iPhone, trong đó có cả phí trưng bày (demo) iPhone tại cửa hàng.
" alt=""/>Apple 'hồi sinh' iPhone X trước doanh số thất vọng của iPhone XS