Công ty đã nói với các nhà đầu tư rằng, mô hình kinh doanh nội bộ này sẽ cho phép Intel tiết kiệm "8 đến 10 tỷ USD khi kết thúc năm 2025". Song, động thái này hóa ra lại tốn kém hơn nhiều so với dự đoán của các nhà đầu tư, đơn khiếu nại cho biết.
"Tuy nhiên, các nhà đầu tư không biết rằng hoạt động kinh doanh đúc của Intel đang gặp khó khăn, gây thiệt hại hàng tỷ USD, nhiều hơn so với những gì các nhà đầu tư được biết, ngay cả khi tăng trưởng doanh thu của bộ phận kinh doanh đúc suy giảm suốt thời gian qua", đơn kiện cho biết, đề cập đến giai đoạn từ ngày 25/1 đến ngày 1/8/2024.
Vụ kiện cáo buộc Intel, cùng với CEO và CFO của công ty, đã đưa ra những tuyên bố sai sự thật và gây hiểu lầm, từ đó thổi phồng giá cổ phiếu công ty.
Cổ đông trong vụ kiện đã trích dẫn các tuyên bố từ bị đơn mà họ cho là đã “đếm cua trong lỗ” của các đơn vị kinh doanh thuộc Intel, bao gồm cả mô hình xưởng đúc.
Chẳng hạn, trong thông cáo báo chí tháng 1/2024 của Zinsner: "Chúng tôi đã tiếp tục thúc đẩy hiệu quả hoạt động trong quý 4 và dễ dàng đạt được cam kết tiết kiệm chi phí 3 tỷ USD của năm 2023. Công ty kỳ vọng sẽ tiếp tục hoạt động hiệu lực, hiệu quả vào năm 2024 và trở về sau, khi chúng tôi triển khai mô hình xưởng đúc nội bộ mới, được thiết kế để thúc đẩy tính minh bạch và trách nhiệm giải trình cũng như lợi nhuận cao hơn cho vốn của chủ sở hữu".
Không chỉ gây hiểu lầm, phía nguyên đơn còn cho rằng, Intel đã không tiết lộ việc "hoạt động kinh doanh xưởng đúc đang phải chịu chi phí tăng vọt và cần nhiều chi phí vốn hơn đáng kể so với những gì các nhà đầu tư đã tin tưởng và kết quả là đã phải chịu khoản lỗ 7 tỷ USD vào năm 2023".
James Park, một chuyên gia về quy định chứng khoán tại Đại học California, Los Angeles, nhận định những cáo buộc trong đơn kiện đối với Intel là “khá chuẩn xác”. Tuy nhiên, Intel có thể sẽ lập luận rằng “tuyên bố sẽ tiết kiệm chi phí” là một tuyên bố hướng tới tương lai - nội dung được bảo vệ bởi điều khoản an toàn trong Đạo luật cải cách tố tụng chứng khoán tư nhân.
(Theo BI, Yahoo)
Môi trường mạng đi nhanh hơn môi trường thực
Dẫn chứng vụ việc Formosa năm 2014 tại các tỉnh miền Trung hay các vụ biểu tình gây rối năm 2018 ở nhiều tỉnh, thành phố với lý do "phản đối Luật Đặc khu"…, PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn, Phó Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống, Trường Quản trị và Kinh doanh - Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng những vấn đề ANPTT nếu như không được ngăn chặn, xử lý, giải quyết kịp thời và đúng đắn thì sẽ tích tụ và đến lúc bùng phát mạnh. Điều này dẫn đến hậu quả rất lớn về trật tự xã hội, an ninh, đến sự phát triển của quốc gia.
“Nếu chúng ta chủ quan, không quan tâm đến vấn đề ANPTT, những thách thức của ANPTT thì tất yếu chúng chuyển hóa dần từng bước, đến lúc nào đó trở thành thách thức trực tiếp đến vấn đề quốc phòng, an ninh, sức mạnh của quốc gia. Đấy là điều mà chúng ta phải quan tâm”, PGS.TS. Đỗ Cảnh Thìn cảnh báo.
Phân tích về một trong những bài học thành công trong Quản trị ANPTT ở Việt Nam, ông Thìn nhìn nhận, Việt Nam đã thực hiện rất tốt phương châm quản trị "4 tại chỗ: Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ.
Theo đánh giá của PGS.TS. Đỗ Cảnh Thìn, trên thực tế, phương châm “4 tại chỗ” đã phát huy hiệu quả trong phòng chống dịch Covid-19 cũng như ứng phó một số thiên tai, hoạn nạn, hỏa hoạn…
Từ nền tảng 4 tại chỗ, thời gian qua, nhiều địa phương cũng có thêm các sáng kiến khác có thể giải quyết, ứng phó với thách thức ANPTT rất hiệu quả. Do đó, phương châm này cần tiếp tục tăng cường, sáng tạo hơn nữa bởi nó đem lại hiệu quả cao nhất là chúng ta giải quyết được nhiều vấn đề, mọi thứ ngay ở cơ sở.
“Khi vấn đề đã giải quyết được ở cơ sở thì không lan tỏa, không bùng phát, không ảnh hưởng diện rộng. Và như vậy chúng ta sẽ đảm bảo được an ninh trật tự”, PGS.TS. Đỗ Cảnh Thìn phân tích.
Đồng quan điểm rằng “4 tại chỗ rất quan trọng và hiệu quả trong giải quyết từng nhiệm vụ”, Đại tá, GS.TS. Bùi Minh Thanh khuyến nghị cần nâng cao nhận thức của cán bộ chủ chốt ở địa phương thông qua việc tăng cường đào tạo, đặc biệt là môn quản trị an ninh truyền thống, an ninh phi truyền thống.
Phó Tổng Giám đốc VNPT VinaPhone Nguyễn Trọng Nghĩa cho hay, môi trường mạng đi nhanh hơn môi trường thực. Trong môi trường thực, nếu chúng ta bước nhầm có thể bước vào vũng nước, nhưng trong môi trường mạng nếu lướt nhầm ngón tay, chúng ta đã có rủi ro lớn.
Ông Nghĩa cho rằng, đã có nhiều báo cáo đánh giá năng lực mạng lưới, năng lực hạ tầng thông tin của Việt Nam sẽ sánh ngang với các nước phát triển nhưng ở phạm trù về an ninh an toàn mạng thì chúng ta cần đánh giá cặn kẽ hơn.
Hiện nay, với ứng dụng xác thực định danh điện tử, người dân giao tiếp trực tiếp với các cấp chính quyền thông qua môi trường mạng. Do đó, từng người chính là những nhân tố, thành tố tham gia vào quá trình bảo đảm an ninh, an toàn cho các giao dịch của Chính phủ, các giao dịch của chính mình, và cả hệ thống quốc gia.
Đầu tiên là phải có hệ thống chính sách pháp luật hoàn chỉnh
Trung tướng Nguyễn Xuân Yêm, Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống, Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, để phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống thì đầu tiên là phải có hệ thống chính sách pháp luật tương đối tốt, hoàn chỉnh, giúp cho các cơ quan chức năng của Nhà nước có thể kiểm soát được các mối đe dọa này.
Kế đến là tăng cường nâng cao năng lực về quản trị quốc gia, kiểm soát tốt được mối đe dọa nhỏ ban đầu để không phát triển thành khủng hoảng, thảm họa.
“Biện pháp rất quan trọng là chúng ta phải ngăn ngừa ngay từ đầu, ngay từ nhỏ để không phát triển thành vấn đề lớn”, GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm nhấn mạnh.
Nhấn mạnh vấn đề thứ ba là phải tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, GS.TS Nguyễn Xuân Yêm đề xuất đưa chương trình tập huấn về quản trị an ninh phi truyền thống thành chương trình bắt buộc trong giáo dục quốc phòng an ninh cho các cơ quan Đảng, chính quyền, địa phương.
Ngoài ra, ông Yêm cũng lưu ý, phải đầu tư nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này. Bởi cho đến thời điểm này, ở Việt Nam mới chỉ có 3 đề tài khoa học cấp Nhà nước nghiên cứu vấn đề mang tính quan điểm chung về an ninh phi truyền thống. Trong khi đó, có khoảng 20 vấn đề an ninh phi truyền thống rất cần nghiên cứu chuyên sâu ở Việt Nam như an ninh kinh tế, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh môi trường…
PGS.TS. Hoàng Đình Phi cũng nhấn mạnh, phải đào tạo được những con người đi trước, tiên phong đủ kiến thức, công cụ quản trị, đủ tầm nhìn, đủ tư duy chiến lược và đủ khát vọng đam mê cống hiến cho Tổ quốc.
Họ phải là những người sẵn sàng phấn đấu, cống hiến thời gian, tâm sức, trí tuệ của mình để đảm bảo an toàn cho từng đứa trẻ, từng người phụ nữ, từng người già và từng người công nhân, bảo đảm an toàn cho từng nhà máy, xí nghiệp phát triển bền vững, tức là an ninh cho từng doanh nghiệp, địa phương thì quốc gia chắc chắn sẽ phát triển bền vững.
Nguyễn Thị Thu Hằng
" alt=""/>Trong môi trường mạng nếu lướt nhầm ngón tay đã rủi ro lớnKhác với mọi người, Trappe, một kỹ sư công nghệ không bay bằng máy bay.
" alt=""/>Bí mật không ngờ sau những căn nhà 1 USD ở Italia